Sáng tạo cây cảnh bonsai bằng cách nào? - Phạm Cao Hoàn
Đăng lúc: Thứ tư - 25/10/2023 15:53, Cập nhật 25/10/2023 15:53
Trong nghệ thuật chơi kiểng bonsai thì sáng tạo là một yếu tố rất quan trọng. Vậy sáng tạo cây cảnh bonsai bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu qua phần dịch của dịch giả Phạm Cao Hoàn dưới đây nhé!
Sáng tạo cây cảnh bonsai bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu qua phần dịch của dịch giả Phạm Cao Hoàn dưới đây nhé!
Chọn chậu
Chỉ chọn chậu sau khi đã định thiết kế cây theo kiểu nào. Yêu cầu là chậu phải thích hợp với cây về kích thước, hình thù, màu sắc và sau hết là những điểm thiết thực như :- Chậu phải thoát nước dễ dàng, nhưng cũng phải giữ được đủ độ ẩm để cây mạnh khỏe.
- Chậu phải chứa được đủ lượng đất cho rễ phát triển. Chậu phải đúng tiêu chuẩn thoáng mát cho cây.
Kiểu mẫu chậu
Mọi vườn ươm chuyên về các loại cây cảnh đều cần có sự hấp dẫn các loại chậu cây với kích thước, hình thù và đề tài đa dạng.Loại chậu tốt nhất, được sản xuất hàng loạt hay thủ công, nhập khẩu từ Tokoname Nhật Bản.
Chậu đựng cảnh thường mang màu đất, tráng men hoặc không men bên ngoài, lòng và đáy không tráng men.
Chuẩn bị chậu
Chậu tốt phải có những lỗ lớn để thoát nước. Để giữ đất không bị thoát ra khi tới, nên gắn mạng lưới plastic hình chữ nhật che những lỗ này và cột lại bằng dây kẽm. Dùng đoạn dây kẽm có thắt vòng ở phía cuối, luồn qua mắt lưới, căng cho mạng plastic bằng phẳng với lỗ thoát nước rồi cột chặt lại.Cắt tỉa để tạo hình
Cách đơn giản và nhanh nhất là mua một cây cảnh rậm rạp về rồi cắt tỉa nó.Chọn cây khỏe mạnh, thân đầy đặn, có đường nét đẹp nhiều cành, nhánh con và tàn lá cân đối. Loại cây bụi bêri hoặc cây có dạng kim tự tháp là mẫu lý tưởng.
1. Với loại cây có rễ móc, gỡ nhẹ đất ra khỏi mớ rễ rồi chải sạch rễ. Tiếp theo gỡ những rễ bị rối thật cẩn thận rồi cắt tỉa những rễ dài, loại bỏ bất cứ rễ nào yếu. Sau đó xoay vòng cây và quan sát để tìm góc cạnh đẹp nhất ở phía chính diện của cây.
2. Cắt bỏ những cành che khuất để thân cây lộ ra. Cắt ngắn mọi nhánh nhưng chừa lại những cấu trúc đẹp của tàn lá mới mọc sát thân cây
Chuyển cây đã cắt tỉa vào chậu thích hợp đã được chuẩn bị sẵn. Cuối cùng điều chỉnh cho hoàn tất việc thiết kế cây cảnh.
Xén tỉa và tạo dáng
Có hai giai đoạn tiến hành mà bạn phải làm để triển khai cây cảnh, đem lại ấn tượng mạnh trong việc thiết kế, đồng thời cũng để thúc đẩy sự nảy nở của một cây đã có tuổi và cằn cỗi. Phải dứt khoát tỉa cây trước giai đoạn chúng mọc lại. Điều này sẽ mang đến kết quả tốt cho mùa sau.Bao giờ cũng phải chọn một cây có thân khỏe mạnh, và đang tăng trưởng mạnh mẽ. Ngắm nó giáp vòng và nghiên cứu kỹ trước khi quyết định góc nhà đẹp hơn cả để trưng bày.
Cây anh đào mùa thu bày ở đây đã được gần một năm sau lần cắt tỉa đầu tiên. Khi mua nó còn là một cây rậm rạp.
Cắt tỉa và cột kẽm.
Người ta sẽ dễ tạo hình một cây cảnh từ loại cây tùng bách thấp hoặc loại cây rậm rạp. Nhưng với loại tăng trưởng cao hơn, bạn cần trồng từ đầu với hạt giống hoặc nhánh chiết. Khi tạo hình cây, bạn có thể cần dùng đến dây kẽm để kiểm soát cấu tạo và sự phát triển của cây. Thí dụ như với loại thông trắng Nhật Bản.Tạo hình bằng dây kẽm
Với kỹ thuật này bạn có thể tạo cây cảnh bằng cách thay đổi hướng của thân và nhánh cây.Những cành mọc chĩa lên có thể uốn ngang hay vuốt xuống để tạo ấn tượng già dặn, trưởng thành.
Uốn kẽm loại cây xanh quanh năm ở thời điểm nào cũng được (nhưng với các loại như tùng bách thì thời điểm tốt nhất là cuối mùa thu đến đầu xuân).
Nên uốn cây rụng lá theo mùa vào cuối xuân (trước khi cây đâm chồi) hay cuối thu (trước khi ngủ đông).
Thực tế, chúng ta nên dựa vào dạng cây để chọn những cây mềm, dẻo, dễ uốn và không bị tách nhánh.
* Trước khi quấn dây :
Những cành cây mọc hướng lên mạnh mẽ và có tán lá sum xuê.
Cách quấn thân cây
Bạn cần buộc dây một lần cho gọn, chính xác. Vì vậy bạn phải mất một thời gian để nắm vững kỹ thuật quấn. Bạn nên có kìm cắt kẽm và các cỡ dây cần dùng. Cắt một sợi có chiều dài gấp ba lần nhánh hay thân mà bạn định quấn. Bạn có thể quấn dây lượn quanh thân một góc 45°, đó là cách quấn hiệu quả nhất.Cách quấn nhánh
Bắt đầu quấn từ dưới. Đồng thời quấn dây xen kẽ theo chiều dài của nhánh đến khi bạn làm xong nguyên cây (trở lại quấn trên những cành con thật tỉ mỉ).Hoặc chúng ta quấn cùng một lúc cả nhánh chính và nhánh phụ trước khi quấn tiếp. Sử dụng dây mảnh hơn cho bề dày của nhánh thon.
Quấn một cành điển hình.
Cành này (mọc từ lưng thân) được quấn với những nhánh con đang phát triển rẽ về bên phải của nhánh chính.
Bao lâu thì gỡ dây quấn?
Điều này tùy thuộc độ dày của thân, cành, loài cây, chất lượng và tuổi cây. Bạn nên thường xuyên kiểm tra dây quấn để đảm bảo dây không hằn vào vỏ khi cây phát triển. Một cành non mềm, dẻo sẽ tạo được hình uốn nhanh hơn những cây già.Tháo dây quấn trong khoảng ba đến sáu tháng với những cây rụng lá theo mùa, sáu đến mười hai tháng với cây xanh quanh năm.
Thay cỡ dây quấn
Phải cẩn thận khi chọn cỡ dây phù hợp với độ lớn và sự phát triển của cây. Bạn nên thay đổi cỡ dây quấn theo độ dày của thân nhánh. Từ chân ra đến đầu nhánh thì cỡ dây phải nhỏ dần. Dây quấn có nhiều độ dày khác nhau. Bạn nên chọn cỡ dây tương ứng bằng 1/6 đến 1/3 đường kính của cành hoặc thân chọn quấn. Thêm vào đó, bạn cũng nên xem tuổi và độ dẻo của cây.Tháo dây quấn
Để tháo dây quấn, tốt hơn hết bạn nên cắt dây thành những đoạn nhỏ, nhằm giảm bớt sự rủi ro, hư hại cho cây. Dây quấn trên cây để lâu ngày quá sẽ ăn sâu vào vỏ cây. Nếu vết hằn đã xuất hiện, ta phải tháo thật thận trọng theo lằn cây, quét sạch vết cắt. Sau khi tháo dây, bạn phải chăm sóc thật kỹ lưỡng, để đảm bảo cho cây không trở lại hình dáng cũ.Cách tạo sẹo cây
Trong thiên nhiên cây thường có những chỗ bị gãy, trông xấu xí. Trong nghệ thuật bonsai, đó là chỗ cây gãy, mục hay vết thương trên thân gọi là “shari - sẹo cây. Sẹo cây tạo cho ta cảm tưởng cây lâu năm và giống như cây bị thương tật ngẫu nhiên. Để làm sẹo cây, ta bóc vỏ và tỉa cành khu vực đó.Trồng cây trên đá
Bạn có thể nâng nghệ thuật trồng bonsai của mình lên cao nữa bằng việc dùng đá. Chìa khóa để thành công là phải biết kết hợp một viên đá xinh xắn với sắp xếp thích hợp các cây trồng để chỉ dùng một hòn đá lớn mà tạo thành hòn núi, vách đá hiểm trở, thạch đảo. Hay một vài hòn đá nhỏ có thể tạo một vườn đá tảng. Một phiến đá hay một miếng đá màu xám đen thay thế cho cái chậu sẽ tạo ra một cấu trúc hoàn toàn thiên nhiên.Cách chọn đá
Có nhiều loại đá, nhưng chỉ có một số phù hợp trong việc trồng cây kiểng. Tránh dùng đá thạch anh và cẩm thạch (có kết cấu rực rỡ, long lanh), sa thạch, các thứ đá mềm khác và đá cặn (trời lạnh chúng sẽ bị nứt ra). Loại đá tốt nhất cho cây kiểng là loại đá cứng không dễ vỡ. Hãy chọn những tảng đá có hình dạng, cấu tạo và màu sắc thu hút, thú vị.Những vật liệu để trồng cây trên đá
Bạn cần chọn lựa cây, đá, dây neo, rêu (ngâm trong nước vài giờ trước khi sử dụng), keo dán có tính kết dính mạnh, không thấm nước và than bùn. Đối với loại cây có rễ bám trên đá bạn cũng sẽ cần đến keo ghép cây trên đá.Kiểu trồng bám trên đá
Đá là phần quan trọng nhất trong việc thiết kế, tạo dáng và sự cân đối của cây trồng sẽ bổ sung những đặc điểm của nó. Bạn phải nghiên cứu cẩn thận về loại và dáng đá. Chọn một tảng đá có đường nét thú vị và tự nhiên Sau đó chọn cây trồng cho phù hợp. Đối với đá gồ ghề, nên trồng những cây mọc quanh sườn núi như thông, bulô, hay vân sam. Một phiến đá tròn bằng phẳng, nên dùng để tạo cảnh hồ và trồng những cây mọc ven bờ nước như cây liễu.Trồng rễ trên đá
Kiểu này hoàn toàn tập trung ở bộ rễ. Rễ cần ăn sâu vào đất để lấy chất dinh dưỡng nuôi cây. Nên chọn cây có bộ rễ khỏe mạnh tự nhiên như cây du Trung Quốc (Chinese Elin), cây thích đinh ba (Trident Maple). Việc chọn đá rất quan trọng vì rễ hợp với đá sẽ tạo cho nó một chỗ cố định để bám. Bạn cần chọn đá gồ ghề, cứng và chịu được sương gió với hình dáng và kết cấu hài hòa.Trồng thành nhóm
Với kiểu này thì điều quan trọng là tạo một ảo giác về khoảng cách và không gian. Ta nên chọn những cây cùng loại (xanh quanh năm hay rụng lá theo mùa). Đối với nhóm cây từ nhỏ tới vừa, chọn những cây, có lá nhỏ, nhưng dùng những ca có lá lớn và thô cho nhóm cây lớn hơn.Trồng kiểu SAIKEI
Saikei (phong cảnh sống) là sự kết hợp những cây xanh và những vật liệu như đá, đất, cát và rong rêu. Bạn có thể tạo bất kỳ phong cảnh nào miễn là những cây bạn chọn cùng sống hài hòa trong môi trường đó.
Tác giả bài viết
David Rideout
Bài viết liên quan
-
Tìm hiểu thêm tại 📂 chuyên đề làm bonsai để biết rộng hơn ◕‿◕
Có lẽ ít người biết từ bonsai trong tiếng Nhật - 盆栽 - có nghĩa là Bồn-Tài, tức là trồng cây trong chậu - dù tên gọi giản dị nhưng tác phẩm bonsai là những cây con nhưng thường mang dáng một cây cổ thụ trong một chiếc chậu. Trồng và chăm sóc cây cảnh bonsai đòi hỏi những phương pháp rất đặc biệt. Trong chuyên đề bonsai này chúng tôi giới thiệu từ kỹ thuật trồng, kỹ thuật tạo giáng, các thế cây bonsai và cả những sản phẩm bonsai nổi tiếng.
-
Cây màu sắc quanh năm (bonsai) - Phạm Cao Hoàn
Cây bonsai chúng ta có thể trồng và chơi kiểng được quanh năm, tuy nhiên mỗi mùa thì mỗi cây bonsai lại mang một ý nghĩa, một màu sắc khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu màu sắc của cây bonsai qua 4 mùa trong năm nhé.
-
Dụng cụ hữu ích dùng trong bonsai - Phạm Cao Hoàn
Người chơi bonsai chắc hẳn sẽ hiểu rằng để tạo ra một chậu bonsai là không hề dễ dàng. Và trong quá trình đó không thể thiếu được dụng cụ hỗ trợ hữu ích khi chơi kiểng bonsai. Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về làm cây cảnh các loại ❤️❤️❤️
Cung cấp đồ nghề làm cây cảnh chuyên nghiệp, các dụng cụ đặc thù để cắt uốn buộc tạo thế chuyên dụng
-
Chăm sóc cây trồng bonsai - Phạm Cao Hoàn
Chăm sóc cây trồng bonsai là một nghệ thuật cần sự tâm huyết và kiên nhẫn. Để nuôi dưỡng một cây bonsai khỏe mạnh và đẹp, bạn cần phải bỏ ra rất nhiều công sức, Vậy nên hãy tham khảo những điều cần lưu ý khi chăm sóc cây bonsai dưới đây nhé
-
Nhân giống bonsai - Phạm Cao Hoàn
Nhân giống bonsai là một quá trình tạo ra các cây bonsai mới từ cây mẹ. Nếu bạn muốn nhân giống bonsai, hãy tìm hiểu kỹ về phương pháp mà bạn muốn sử dụng và tuân thủ các quy trình chăm sóc cây cụ thể để đảm bảo sự thành công nhé