Chăm sóc cây trồng bonsai - Phạm Cao Hoàn
Đăng lúc: Thứ năm - 26/10/2023 14:13, Cập nhật 26/10/2023 14:13
Chăm sóc cây trồng bonsai là một nghệ thuật cần sự tâm huyết và kiên nhẫn. Để nuôi dưỡng một cây bonsai khỏe mạnh và đẹp, bạn cần phải bỏ ra rất nhiều công sức, Vậy nên hãy tham khảo những điều cần lưu ý khi chăm sóc cây bonsai dưới đây nhé
Chăm sóc cây trồng bonsai không chỉ giúp cho không gian sống của bạn thêm xanh mát và tươi mới, mà còn giúp bạn thư giãn và tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống.
Trồng chỗ nào ?
Ba nhân tố chính để xác định nơi trồng là :- Có tầm nhìn thuận tiện.
- Cây có điều kiện tốt để phát triển mạnh những hình thái đặc thù (ánh nắng hay bóng mát, độ ẩm).
- Phải có điều kiện tốt để chăm sóc cây cối như (tưới nước, cắt tỉa và uốn).
Tưới nước hằng ngày.
Đây là yếu tố quan trọng nhất dẫn tới thành công trong việc trồng kiểng. Trừ những trường hợp đặc biệt, nước cần được tưới hàng ngày trong mùa xuân, hạ và thu. Theo dõi cẩn thận trong mùa đông và luôn giữ độ ẩm cho cây.Khi nào tưới
Giờ tốt nhất để tưới là buổi tối sau khi mặt trời lặn. Độ ẩm sẽ còn lại dưới đất suốt đêm. Nếu bạn tưới ban ngày, đất có thể khô sau vài giờ, và nước tưới xuống có thể khiến lá bị héo.Tưới thế nào ?
Cách tốt nhất là rải từ trên xuống, dùng bình tưới nước hay một cái vòi. Những cây trồng trong nhà thì mang ra ngoài tưới, và để khô ráo trước khi đem về chỗ cũ.Bình tưới nước cần có cổ dài để tạo lực phun nước thích hợp. Cái vòi cần có miệng nhỏ để tránh hư hại cây.
Dùng đất trộn gì?
Yêu cầu thiết yếu cho việc trộn đất trồng cây cảnh là phải đảm bảo khả năng hút nước thoải mái. Cây trồng khác nhau cần đất trồng khác nhau, nhưng thông thường một hỗn hợp đất tiêu chuẩn bao gồm một phần đất mùn, hai phần than bùn, V hat a hai phần cát thô.Tỉa rễ
Công việc này sẽ cho cây một cơ hội phát triển mạnh hơn nữa, vì nhánh rễ mới phát triển mạnh dưới đất trồng. Hàng năm bạn trồng lại những cây có sức mọc mạnh, chẳng hạn như cây thông. Thời điểm thường làm việc này là mùa xuân, nhưng bạn có thể tỉa rễ những cây khỏe mạnh từ giữa đến cuối mùa đồng miễn là đất trồng không bị lạnh cứng. Cắt tỉa rễ ngắn đi khoảng 1/3 để diện tích trong chậu rộng thêm, châm đất trồng tơi xốp vào nhằm đảm bảo cho cây mọc mạnh.Bón cây kiểng
Để cây kiểng phát triển mạnh, bạn cần bón phân cho nó. Dùng phân lỏng (dạng nước) có tác động nhanh, nhưng khó mà biết chính xác lượng phân được hấp thụ cỡ nào. Dùng phân dạng bột, phân cục, hột và phân bánh thì tốt hơn vì bạn có thể thấy rõ lượng phân khi bón vào.Sang chậu
Mục đích của việc đổi chậu kiểng là tạo một khối đất lớn hơn đảm bảo cho bộ rễ sau khi cắt tỉa mọc tốt hơn. Chậu kiểng là một phần của việc thiết kế tổng thể. Vì vậy, bạn thường phải đặt cây vào chậu ngay sau khi đã cắt tỉa rễ. Trước khi bắt đầu việc này, bạn phải chuẩn bị dây kẽm và một vuông lưới nhựa.Tỉa bằng kéo
Việc này được thực hiện suốt mùa sinh trưởng của cây để tạo dáng tao nhã hơn, đồng thời tạo điều kiện tốt cho cây phát triển. Bạn phải luôn luôn cắt tỉa cả nhánh cây, chứ không riêng tán lá. Việc này sẽ làm lá chuyển sang màu nâu ở mép lá và nhìn không được gọn gàng. Nếu muốn tỉa những cành non, mềm dẻo, bạn nên lấy tay ngắt tốt hơn dùng kéo.Cắt lá
Một vài loại cây có thể rụng hết lá vào mùa hạ, thúc đẩy mầm lá mới mọc ra nhỏ và xanh tươi hơn. Chồi sẽ trở thành lá non cho năm sau. Hãy tỉa lá ngay khi lộc lá xuất hiện, nhờ vậy, lá mới có thể cứng cáp trước mùa thu.Tỉa bằng tay
Tỉa bằng tay và cắt tỉa những cành lá gần gốc nhằm gây sự phát triển phụ mạnh hơn sau này, cả ở nhánh con và cành cây. Việc này sẽ làm tăng độ rậm và sự phát triển đầy đặn của bộ lá, đồng thời tạo cho cây dáng vẻ trưởng thành hơn. Bạn luôn phải tỉa bằng tay những cành phía trên để tránh sự phát triển mạnh ở ngọn cây.Bệnh tật và sâu rầy
Cũng như bao cây khác, đôi khi cây kiểng cũng là mồi ngon của các loại sâu bệnh. Để ngăn ngừa, hàng tháng bạn phải phun thuốc trừ sâu và trừ nấm. Nên phun thuốc khi lá đang còn là mầm, hay sau khi lá trưởng thành đầy đủ. Không nên phun thuốc khi lá đang tăng trưởng vì bạn có thể làm hỏng những lá non mượt mà.
Tác giả bài viết
Phạm Cao Hoàn
Bài viết liên quan
-
Tìm hiểu thêm tại 📂 chuyên đề làm bonsai để biết rộng hơn ◕‿◕
Có lẽ ít người biết từ bonsai trong tiếng Nhật - 盆栽 - có nghĩa là Bồn-Tài, tức là trồng cây trong chậu - dù tên gọi giản dị nhưng tác phẩm bonsai là những cây con nhưng thường mang dáng một cây cổ thụ trong một chiếc chậu. Trồng và chăm sóc cây cảnh bonsai đòi hỏi những phương pháp rất đặc biệt. Trong chuyên đề bonsai này chúng tôi giới thiệu từ kỹ thuật trồng, kỹ thuật tạo giáng, các thế cây bonsai và cả những sản phẩm bonsai nổi tiếng.
-
Dụng cụ hữu ích dùng trong bonsai - Phạm Cao Hoàn
Người chơi bonsai chắc hẳn sẽ hiểu rằng để tạo ra một chậu bonsai là không hề dễ dàng. Và trong quá trình đó không thể thiếu được dụng cụ hỗ trợ hữu ích khi chơi kiểng bonsai. Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
-
Sáng tạo cây cảnh bonsai bằng cách nào? - Phạm Cao Hoàn
Trong nghệ thuật chơi kiểng bonsai thì sáng tạo là một yếu tố rất quan trọng. Vậy sáng tạo cây cảnh bonsai bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu qua phần dịch của dịch giả Phạm Cao Hoàn dưới đây nhé!
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về làm cây cảnh các loại ❤️❤️❤️
Cung cấp đồ nghề làm cây cảnh chuyên nghiệp, các dụng cụ đặc thù để cắt uốn buộc tạo thế chuyên dụng
-
Nhân giống bonsai - Phạm Cao Hoàn
Nhân giống bonsai là một quá trình tạo ra các cây bonsai mới từ cây mẹ. Nếu bạn muốn nhân giống bonsai, hãy tìm hiểu kỹ về phương pháp mà bạn muốn sử dụng và tuân thủ các quy trình chăm sóc cây cụ thể để đảm bảo sự thành công nhé
-
Vài giống cây bonsai thích hợp - Phạm Cao Hoàn
Hầu như tất cả các loại cây đều có thể được sáng tạo thành một chậu cảnh bonsai đẹp mắt. Dưới đây là một vài giống bonsai thích hợp mà bạn có thể tham khảo.