Hướng dẫn chi tiết cách gieo trồng Bắp (ngô) hiệu quả.
Đăng lúc: Thứ năm - 25/11/2021 11:58, Cập nhật 09/12/2021 08:24
Bắp (ngô) là một loại ngũ cốc rất quen thuộc trong đời sống của mỗi chúng ta, đặc biệt là đối với những người nông dân đã sản xuất ra nó với nhiều mục đích khác nhau như dùng để chăn nuôi, dùng để nấu ăn.... Việc trồng bắp (ngô) có lẽ là công việc rất quen thuộc đối với mỗi người nông dân. Tuy nhiên, để có thể trồng, sản xuất được những trái bắp (ngô) thật ngon và đạt năng xuất tối ưu thì có lẽ bạn không nên bỏ qua bài viết này.
Ngô (bắp) là một loại cây trồng từ hạt. Ngô rất dễ trồng nhưng để có thể năng suất cao và đỡ công chăm sóc thì bạn cần phải trồng đúng kỹ thuật.
1. Tầm quan trọng của việc gieo trồng đúng cách.
Để có được mùa vụ thật năng suất và chất lượng thì ngay từ ban đầu chúng ta cần gieo trồng có hiệu quả trước. Hiệu quả của việc gieo hạt giống được đánh giá qua tỷ lên nảy mầm/số lượng gieo trồng. Tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ việc gieo trồng từ ban đầu có hiệu quả. Nếu diện tích canh tác nhỏ và số lượng hạt giống được gieo xuống ít thì việc gieo trồng không hiệu quả có thể sẽ không tác động lớn đến người nông dân. Nhưng nếu diện tích đất canh tác là lớn hoặc rất lớn thì gieo trồng hiệu quả ngay ban đầu sẽ giúp ích cho người nông dân như sau:+ Tiết kiệm chi phí nhân công.
+ Toàn bộ các cây bắp (ngô) sẽ lên đều nhau và có cùng chu kì sinh trưởng.
+ Tiết kiệm được chi phí mua hạt giống.
+ Sử dụng hiệu quả đất canh tác.
Ruộng ngô được trồng thẳng hàng và đúng khoảng cách (Ảnh sưu tầm)
2. Tác hại của việc gieo trồng không đúng cách
Như đã nói ở trên, nếu diện tích trồng trọt lớn thì việc gieo trồng không hiệu quả từ ban đầu sẽ có tác hại rất lớn cho người trồng ví dụ như:+ Lãng phí công sức: Người xưa có câu: “Làm đi không bằng làm lại”. Khi nhiều hạt giống được gieo trồng mà không nảy mầm thì sẽ được trồng lại bằng những hạt giống khác. Việc này vừa làm mất thời gian, công sức vừa mất thêm chi phí mua hạt giống mới. Hoặc nếu không trồng lại hạt giống mới vài những lỗ hổng này thì cây cỏ sẽ mọc vào những vùng trống này. Khi chăm sóc cho bắp (ngô) thì sẽ tốn công dọn cỏ nhiều hơn. Đặc biệt khi bón phân thì sẽ bị những cây cỏ này tranh dành dinh dưỡng với bắp (ngô). Tuy nhiên thì việc này là không thể tránh khỏi nhưng nếu gieo trồng tốt thì sẽ giảm được tối đa việc lãng phí như thế này.
3. Chuẩn bị
Sau khi nắm rõ tầm quan trọng của việc gieo hạt giống thì chúng ta cùng bắt tay vào thực hiện thôi nào.3.1 Chuẩn bị đất
Trước khi bắt đầu mùa vụ mới, bà con cần phải dọn sạch tàn dư nông nghiệp của mùa vụ trước để hạn chế việc mầm bệnh từ mùa vụ trước sẽ lây sang mùa vụ sau. Đất cần được cày sâu 15-20cm (tùy thuộc vào độ tơi xốp của đất) tạo độ thoáng phù hợp cho vi sinh vật hoạt động, giúp cây con phát triển bộ rễ. Sau đó tiến hành làm rãnh, tạo luống. Rãnh rộng khoảng 30cm (1 gang tay rưỡi) và cứ cách khoảng 5 mét thì sẽ tạo một rãnh như thế. Nếu đất canh tác có độ PH < 7 thì cần bỏ vôi khi cày để cân bằng độ PH của đất. Liều lượng thích hợp khoảng 0,5 – 1 tấn vôi/hecta. Khoảng thời gian tốt nhất để trồng bắp (ngô) là khoảng tháng 4, tháng 5 và thu hoạch vào khoảng tháng 7, tháng 8. Khoảng thời gian này thường gặp hạn đầu vụ (chủ động tưới tiêu, chăm sóc cây con tốt hơn) và giữa vụ lượng mưa và nắng cân bằng (giảm công chăm sóc, tưới tiêu) rất thuận tiện cho cây ngô phát triển.Tạo luống trước khi gieo trồng (Ảnh sưu tầm)
3.2 Chuẩn bị hạt giống
Trước kia khi khoa học công nghệ chưa được phát triển thì hạt giống thường được lấy từ mùa vụ trước để gieo trồng cho mùa vụ sau. Nhưng hiện nay, khoa học đã nghiên cứu ra rất nhiều loại hạt giống có chất lượng tốt, kháng sâu, bệnh tốt và khả năng chống chịu cao. Tuy nhiên, khi mua hạt giống về thì bà con vẫn nên thử tỷ lệ nảy mầm để xác định được chất lượng hạt giống mà mình đã mua trước khi tiến hành gieo đại trà. Tỷ lệ nảy mầm trên 90% là mức tốt nhất để quyết định sử dụng hạt giống. Lượng giống cho 1 hecta đất khoảng 15-20kg. Hạt giống nên chọn mua những loại đã được tẩm sẵn thuốc chống mọt, côn trùng ăn để tránh hư hại khi gieo vào đất, tăng tỷ lệ nảy mầm. Trước khi gieo hạt giống nên ngâm vào nước ấm với tỷ lên 2 sôi + 3 lạnh trong khoảng thời gian 2-4 tiếng. Sau đó vớt ra và cột vào túi vải ủ khoảng 10 tiếng.3.3 Chuẩn bị dinh dưỡng
Trước khi gieo trồng, bà con cần chuẩn bị phân bón cho bắp: Bón lót nên dùng phân hữu cơ hoặc phân hữu cơ vi sinh. Liều lượng bón lót trước khi xuống giống khoảng 3-4 tấn/hecta đối với phân hữu cơ và 0,5-1 tấn/hecta đối với phân hữu cơ vi sinh. Tùy thuộc vào chất lượng đất, độ dinh dưỡng của đất mà bà con linh hoạt liều lượng phân bón cho phù hợp.4. Gieo trồng
Đất đã tạo luống, hạt giống đã ủ gần nảy mầm rồi thì bà con tiến hàng gieo hạt giống.Hạt giống ngô nảy mầm (Ảnh nguồn: gapy_campo)
Gieo hạt giống trồng ngô (Ảnh sưu tầm)
Cách gieo hạt giống thủ công
Có rất nhiều cách gieo hạt từ thủ công, công cụ gieo hạt đến các máy móc gieo hạt hiện đại. Nếu diện tích trồng cây ít, bà con có thể gieo hạt bằng phương pháp thủ công bởi. Nhưng nếu diện tích cây trồng lớn, bà con cần tối ưu thời gian gieo trồng bằng cách sử dụng các công cụ gieo trồng như dụng cụ gieo hạt, ống tra hạt hoặc các máy loại móc gieo trồng.
Ống tra hạt phân phối tại Công Cụ Tốt giúp cải thiện năng suất cho người nống dân (Ảnh gốc: Công Cụ Tốt)
Máy gieo hạt giống hiện đại (Ảnh sưu tầm)
4. Chăm sóc sau gieo trồng
4.1 Bón thúc
Bón thúc lần 1: Sau khi hạt giống ngô (bắp) bắt đầu lên cây non (cây đạt khoảng 2 đến 3 lá) thì bón cách gốc cây 10cm với đạm u rê và kali clorua. Sau đó tưới nước đầy đủ cho cây.Bón thúc lần 2: Sau khi ngô (bắp) được 5 đến 6 lá thì tiếp túc bón đạm u rê và kali như cách cũ. Lúc này tưới đẫm nước cho cây và tiến hành vun cao đất lên gốc.
Bón thúc cho cây giúp cây nhanh phát triển (Ảnh sưu tâm)
Bón thúc lần 3: Sau khi ngô (bắp) được 10 đến 11 lá thì tiếp tục bón theo phương pháp cũ và tiếp xúc tưới nước, vun đất cho cây không đổ ngã.
Độ ẩm thích hợp cho đất khi trồng ngô là khoảng 70-80%. Vì rễ ngô dễ bị thối rễ và héo vàng nên không được tưới quá nhiều. Cách tốt nhất là hãy tưới theo rãnh luống để qua đêm, nước sẽ tự ngấm xuống dưới. Giai đoạn ngô rất cần tưới nước nhiều là 3-4 lá và 7-10 lá.
4.2 Phòng trừ sâu bệnh
- Cần chú ý giữ ẩm cho đất và phải bón phân đúng thời điểm, nhất là bón lân và kaly giúp cho cây khỏe mạnh, chống chịu thời tiết tốt, hạn chế được các bệnh như huyết dụ, vàng lá, ...
- Đối với sâu keo mùa thu: Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, nếu nhiều sâu bệnh, bà con nên dùng một trong các loại thuốc như: Lufen extra 100 EC, Enasin 32WP, Ratoin 5WG, Karuba WP, Bitadin WP.... để phun trừ, phun theo hàng, ướt đều cả hai mặt lá và nách lá
- Đối với sâu đục thân: Gieo trồng theo vụ, không trồng rải rác tránh sâu bệnh nhiễm vụ này sang vụ khác. Tăng cường bắt sâu và ngắt ổ trứng rồi đem tiêu hủy. Nếu sâu bệnh quá nhiều, bà con nên dùng một trong các loại thuốc như: Voliam Targo 063SC, Patox 95SP, Enasin 32WP hoặc thuốc dạng hạt Vibam 5H... để phun hoặc rắc vào gốc cây ngô.
- Đối với bệnh đốm lá: Chú ý ngắt bỏ lá bệnh khi mới xuất hiện, khi tỷ bệnh hại cao có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Anvil 5SC, Tilt 250ND, Aliette 800WG, Amistar Top 325EC....
Tác giả bài viết
Tiến Đạt
Bài viết liên quan
-
Hướng dẫn cách gieo hạt và chăm sóc rau muống hiệu quả.
Đối với mỗi gia đình tại nông thôn thì việc có một mảnh đất để trồng hoa, trồng cây cảnh, trồng cây ăn trái và phổ biến nhất là trồng rau là một điều rất bình thường và dường như gia đình nào cũng có. Hơn nữa, nhu cầu sử dụng rau sạch, không có thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng ngày càng được nhiều người chú trọng hơn. Chính vì thế nên các gia đình ở nông thôn hay thậm chí ở thành phố chật chội không có đất để trồng cũng sử dụng thùng sốp hay ban công, tầng thượng để trồng các loại rau thay phiên nhau trên không gian mà mình có. Có nhiều gia đình trồng rau nhưng không sử dụng hết lại mang ra hàng quán, chợ để bán kiếm thêm thu nhập cho gia đình, có người thì xem việc trồng rau như là một niềm vui mỗi ngày vậy. Trong các loại rau mà chúng ta thường hay ăn thì rau muống là loại rau được trồng nhiều nhất. Rau muống là loại rau có thể nói chưa ai ở Việt Nam mà không dùng qua. Tại các quán cơm hay thậm chí là quán nhậu, quán lẩu thì rau muống cũng là một loại rau không thể thiếu trong thực đơn được. Chính vì sự phổ biến đó nên hôm nay mình sẽ hướng dẫn mọi người trồng rau muống tại nhà cho những ai muốn sử dụng thực phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe cũng như tiết kiệm chi phí sinh hoạt nhé.
-
Những câu hỏi thường gặp khi gieo trồng hạt mầm
Gieo hạt giống là một phương pháp trồng cây rất phổ biến và thuận với tự nhiên nhất, ngoài ra nó cũng đem lại cho chúng ta một cảm giác rất thú vị trong quá trình chờ các hạt nảy mầm, hãy cùng tìm hiểu thêm về phương pháp này trong bài viết dưới đây nhé.
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về dụng cụ gieo hạt các loại ❤️❤️❤️
Cung cấp dụng cụ gieo hạt, máy gieo hạt tự động cầm tay hoặc chạy xăng, gieo nhanh, chính các , không tắc hạt, nâng cao năng suất lao động