Công Cụ Tốt

Nội dung

Những câu hỏi thường gặp về dàn giáo gấp

Đăng lúc: , Cập nhật

Công Cụ Tốt là một trong những nhà nhập khẩu và sản xuất dàn giáo gấp gọn thông minh lớn ở Việt Nam. Chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của khách hàng về dàn giáo gấp xoay quanh các chủ đề chế tạo, sử dụng, cải tiến dàn giáo gấp. Nhằm tiện lợi hơn cho quý khách, chúng tôi xin tổng hợp lại thành tài liệu này.

Khung và chân dàn giáo thông minh được sản xuất với thép hộp dày bao nhiêu ?

Khung và chân dàn giáo thông minh thường được sản xuất với độ dày từ 0.6 đến 1.0mm là đủ cứng.

Chỉ số quan trọng khi mua dàn giáo gấp thông minh ?

Phần lớn dàn giáo gấp được làm từ sắt hoặc nhôm, chỉ số quan trọng nhất để so sánh chính là cân nặng của sản phẩm vì nó chiếm phần lớn giá thành sản xuất.

Dàn giáo gấp có thể cao bao nhiêu ?

Dàn giáo gấp dân dụng có thể cao tối đa là 2m40 khi sản xuất để an toàn khi sửa chữa trong nhà. Tuy nhiên, giàn giáo gấp lớn nhất được biết đến cao tới 12m


Giàn giáo gấp cao nhất có thể lên đến 12 mét

Trọng tải tối đa của dàn giáo gấp ?

Tải trọng tĩnh của dàn giáo gấp thường được thiết kế chịu nặng mức trung bình 250kg trở lên nhưng chỉ dành cho một người lao động trên mặt đứng cùng vữa trát, có thể đi lại phát sinh xung lực

Có thể cưa ngắn chân dàn giáo gấp được không ?

Chân dàn giáo gấp làm bằng thép hộp vuông là chính, bạn có thể cưa, nhưng việc đó chỉ làm giảm trọng lượng dàn giáo, bạn nên rút ngắn chân lại bằng các ốc chốt

Những nguy hiểm nào có thể gặp phải khi sử dụng dàn giáo gấp ?

Theo các tài liệu về an toàn lao động, có tới 27 mối nguy hiểm có thể xảy ra như lắp không vững, đặt quá tải, điện giật...

Việc xác định các mối nguy hiểm khi sử dụng dàn giáo được các tổ chức về an toàn lao động liệt kê và thông kê chi tiết gồm có
  1. Dàn giáo được lắp không ổn định do lắp sai, có thể dẫn đến thương tật do sập dàn giáo
  2. Quá tải cấu kiện của dàn giáo : Mỗi dàn dáo chỉ có khả năng chịu tải nhất định, leo lên quá đông người hoặc đặt quá nhiều vật nặng có thể gây đổ dàn giáo
  3. Lắp dàn giáo quá gần đường dây điện: Có thể bị phóng điện, điện giật do dàn giáo làm từ vật liệu dẫn điện
  4. Mặt đế đặt  khung chân không chắc chắn : Chân dàn giáo phải được đặt vào các chỗ chắc chắn, được giằng lại với nhau theo thiết kế
  5. Leo lên khung trong lúc lắp đặt: Dàn giáo gấp cần phải được chốt, khóa rồi mới được leo lên
  6. Không khóa bánh xe trong lúc sử dụng dàn giáo di động: 
  7. Để dụng cụ không an toàn trên mặt đứng, mặt làm việc: mặt đứng làm việc chỉ được đặt các vật liệu và dụng cụ cần thiết, các vật liệu không an toàn như dao, búa có thể rơi gây thương tích cho người đứng dưới
  8. Xe cộ tông phải dàn giáo : 
  9. Thực hiện công việc nóng như hàn xì trên dàn giáo
  10. Chế lại dàn giáo nhưng không đảm bảo an toàn
  11. Trèo lên không đúng cách: Giàn dáo có chỗ để trèo lên, chèo lên không đúng cách có thể khiến dàn giáo đổ đè vào người
  12. Ngã do ánh sáng làm chói mắt, do giật mình trong lúc làm việc
  13. Ngã do không đủ ánh sáng khi đi trên dàn giáo
  14. Trượt chân do đi dép lê, đi dày trơn trên dàn giáo
  15. vân vân...

Có nên hàn nối dài thêm chân đôn giáo không ?

Bạn không nên hàn nối dài chân đôn giáo để nâng độ cao vì có thể làm mất độ ổn định của dàn giáo, làm đứt dây giằng chân dàn giáo khi chịu tải nặng

Có nên đứng 2 người trở lên trên dàn giáo gấp hay không ?

Mặc dù các ảnh quảng cáo có thể chụp ảnh nhiều người nhưng dàn giáo gấp được thiết kế cho 1 người đứng làm việc. Tuyệt đối không nên nhiều người cùng đứng

Tải trọng dàn giáo được quy định theo các mức nào ?

Theo Tiêu chuẩn xây dựng 296-2004, taiur trọng dàn giáo chia ra các mức: nhẹ 125kg/m² cho người đứng, trung bình 250kg/m² cho người xây và vữa, nặng 375kg/m² cho cả người và vật liệu

Theo khoản 4.3.2 của TCXDVN 296-2004 thì các tải trọng của dàn giáo chia như sau:
  • Tải trọng nặng: áp dụng cho dàn giáo mang tải trọng công tác 375Kg/m² dùng cho xây gạch, đá, cùng vật liệu đặt trên sàn công tác.
  • Tải trọng trung bình: áp dụng cho dàn giáo mang tải trọng công tác 250Kg/m² dùng cho ng­ời và vữa xây trát.
  • Tải trọng nhẹ: áp dụng cho dàn giáo mang tải trọng công tác 125Kg/m² dùng cho ng­ời và dụng cụ lao động.
  • Tải trọng đặc biệt: áp dụng cho dàn giáo mang tải trọng đặc biệt cùng vật liệu kèm theo.

Ai là người phát minh ra dàn giáo ?

Những người Hy Lạp và Ai Cập cổ đại đã sử dụng dàn giáo đầu tiên, các công ty cũng thiết kế riêng nhưng Daniel Palmer Jones và David Henry Jones được coi là người cách mạng hóa sử dụng và chuẩn hóa dàn giáo

Tìm hiểu thêm