Kỹ thuật trồng cây súp lơ - Giáo sư Đường Hồng Dật

Đăng lúc: , Cập nhật

Kỹ thuật trồng cây súp lơ đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.

Kỹ thuật trồng cây súp lơ đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.

Đặc tính sinh học

Súp lơ có nguồn gốc từ vùng biển Địa Trung Hải ấm áp và tương đối ẩm. Bộ phận được dùng làm rau ăn là toàn bộ phần hoa chưa nở. Bộ phận này mềm, xốp, không chịu được mưa náng
Súp lơ có bộ phận lá rất phát triển so với su hào, nhưng bộ rễ phát triển kém hơn nhiều. Rễ súp lơ ăn nông, phần lớn phân bố ở lớp đất 10 - 15cm. Rễ ít lan rộng, bán kính lan toả của bộ rễ chỉ 30 - 35 cm. Vì thế cây này có tính chịu nước, chịu hạn kém. Súp lợ thuộc loại cây 2 năm, chịu được lạnh. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng và phát triển là 15 - 18°C. Từ 25°C trở lên cây mọc kém, chậm, mau hoá già, hoa lơ bé và dễ nở. Trái lại ở giai đoạn su lơ đang ra hoa, nếu nhiệt độ xuống dưới 10°C, hoa lơ cũng bé, phẩm chất kém. Vì thế, vào giai đoạn này nếu gặp gió mùa đông bắc cần có biện pháp che phủ, chống rét cho hoa lo.
Ở thời kỳ cây con súp lơ cần nhiều ánh sáng. Sau khi bộ l phát triển đầy đủ rồi thì yêu cầu đối với ánh sáng có giảm đi. Chế độ ngày dài, sự sinh trưởng và phát triển của súp lơ bị rút ngắn lại. Khi ra hoa, yêu cầu ánh sáng nhẹ, su lơ mới đạt năng suất và phẩm chất cao.
Súp lơ được xếp vào loại rau ưa ẩm. Nếu độ ẩm không khí thấp, nhiệt độ không khí cao, đất lại không đủ ẩm (dưới 50 - 60% độ ẩm đồng ruộng) thì hoa lơ bé, chóng già, năng suất thấp. Trái lại nếu độ ẩm không khí cao (trên 90%) kết hợp với nhiệt độ cao thì hoa dễ thối. Độ ẩm đất trên 90% súp lơ đễ bị các loại bệnh do vi khuẩn làm hại bộ rễ. Độ ẩm đất thích hợp là 60 - 80% độ ẩm đồng ruộng.
Súp lơ ưa đất thịt nhẹ, nhiều mùn, có độ pH = 6,0. Súp lơ yêu cầu lượng phân bón gấp đôi so với cây cải bắp. Có đến 70 - 75% lượng chất dinh dưỡng được yêu cầu tập trung vào thời kỳ làm hoa. Vì thế bón thúc rất có hiệu quả.
Đặc tính sinh học của súp lơ
Đặc tính sinh học của súp lơ

Kỹ thuật gieo trồng

Giống súp lơ

Ở nước ta được trồng phổ biến 2 loại:
- Súp lơ đơn (hay là súp lơ sớm). Thường được dùng để trồng trong vụ sớm. Giống này lá nhỏ, dài, trên mặt phiến lá có lớp phấn trắng, mỏng. Ngũ hoa trắng, gạo nhỏ, mặt mịn, mỏng, ăn ngon. Mỗi hoa lơ nặng 1 – 2 kg.
- Súp lơ kép (hay là súp lơ đoạn). Được dùng để trồng trong vụ chính và muộn. Cây lùn, hoa to. Hoa lơ nặng 1,5 - 3,0 kg. Hoa lơ có màu trắng ngà (trắng sữa), lá cây mỏng và bầu, hơi nghiêng về một phía, nõn màu tía.
Gần đây ta có nhập và trồng thử loại su lơ xanh từ Nhật Bản. Khác với các loại súp lơ thông thường, hoa có màu trắng hoặc trắng ngà, loại súp lơ này cả cuống lẫn ngù hoa đều có màu xanh đậm như màu lá. Gạo hoa nhỏ, mặt hoa thưa, không mịn, nhưng ăn ngọt và ngon. Loại này chịu nhiệt và ẩm tốt hơn loại su lơ hoa trắng. Súp lơ xanh có thể trồng dày vì tàu lá đứng và hoa nhỏ.

Thời vụ

Có 2 vụ:
• Vụ sớm: gieo vào các tháng 7 - 8. Trồng trong các tháng 8-9.
• Vụ chính: gieo vào các tháng 10 - 12. Trồng trong các tháng 11 - 12.
Trước khi đem gieo, hạt giống cần được ngâm vào nước nóng 50°C, trong 25 - 30 phút, để tiêu diệt các mầm mống bệnh bám trên vỏ hạt, đồng thời kích thích tăng tỷ lệ mọc mầm của hạt khi gieo.
Lượng hạt giống gieo trên 1m là 3,5 - 4 g. Một hecta để đảm bảo mật độ trồng cần gieo 400 - 600g hạt giống.
Sau khi gieo hạt cần tưới giữ ẩm độ đất 65 - 70% độ ẩm đồng ruộng. Chú ý che mưa nắng cho cây con.
Riêng đối với su lơ vụ sớm, sau khi cây con mọc được 15 - 18 ngày thì phải đem giâm. Đất giam su lơ vụ sớm cũng cần làm luống như lúc gieo hạt. Giảm các cây cách nhau 5 - 6 cm theo hình nanh sấu. Chú ý nên giảm vào buổi sáng để cây đỡ héo, mau bén rễ. Giam xong, tưới nước giữ ẩm ngay. Cây giống giảm được 20 - 25 ngày thì nhổ đem trồng.

Làm đất, bón lót

Đất cần được cày bừa kỹ, làm luống rộng 0,9 - 1,0 m. Vụ sớm làm luống cao, hình mui rùa. Vụ muộn và vụ chính làm luống thấp và phẳng.
Lượng phân bón lót cho 1 ha là: phân chuồng hoai mục 40 tấn; phân đạm urê 50 kg; phân lân supe 25 kg; phân kali sunphát 70 kg. Phân chuồng, phân lân, phân kali trộn đều với nhau rồi bón vào hốc trồng cây. Mỗi hốc bón 800 - 1000g. Bón xong đảo trộn với đất trong hốc cho thật đều.

Trồng và chăm sóc

Súp lơ được trồng hàng kép trên luống. Các cây được bố trí theo hình nanh sấu với khoảng cách 60 × 50 cm, hoặc 40 × 50 cm. Mật độ cây là 21.000 - 23.000 cây trên 1 ha. Tuổi cây giống là 40 - 50 ngày, khi cây có 5 - 6 lá. Cây giống cần chọn những cây to, mập, lá xanh, gốc đỏ, không bị dị hình, không bị sâu bệnh gây hại.
Sau khi trồng súp lơ cần tưới nước mỗi ngày 2 lần vào bổi sáng sớm và buổi chiều mát, trong 7 - 8 ngày liên tục. Nên dùng thùng tưới lỗ nhỏ tưới nhẹ và đều. Sau đó cứ 2 ngày 1 lần tưới để giữ ẩm điều hoà vào khoảng 70 - 80% độ ẩm đồng ruộng.
Khi thấy cây đã chéo nõn, có nghĩa là các lá nõn đã cụp lại thì không tưới bằng thùng tưới nữa mà tưới vào gốc để tránh làm hỏng hoa. Cần tưới đẫm, 1 - 2 ngày một lần. Gặp tiết trời nồm không được tưới nước.
Khi xới, cần xới thật tơi đất rồi mới vun gốc cây. Đối với các giống sớm chỉ cần vun cao một lần sau khi trồng 12 - 15 ngày. Đối với giống muộn cần vun thêm lần thứ 2 sau đó 10 - 12 ngày.
Để bón thúc cho súp lơ, người ta thường dùng nước giải, phân bắc, phân nước và phân đạm pha loãng để thúc 2 - 3 lần.
Lượng phân để bón thúc cho súp lơ trên 1 ha là: 20 tấn phân bắc hoặc phân nước; 80 - 100 kg đạm urê. Cách bón như sau:
• Kỳ 1: sau khi trồng 15 ngày. Dùng phân bắc pha 1/10 với nước cùng với phân đạm urê hoà tan trong nước để tưới (20 kg urê tưới cho 1 ha).
• Kỳ 2: sau kỳ 1 khoảng 10 - 12 ngày. Lượng phân bón cũng giống như ở kỳ 1.
• Kỳ 3: bón thúc khi cây đã chéo nõn. Dùng số phân còn lại tập trung bón nốt cho su lơ để thúc cây ra ngù nhanh, chắc. Ở kỳ bón phân này, có thể rắc phân đạm và rải phân bắc, phân hoai mục vào giữa luống. Sau đó cho nước vào rãnh, lấy gáo té nước lên mặt luống.
- Sau khi trồng được 45 ngày đối với su lơ vụ sớm và 60 - 70 ngày đối với su lơ vụ chính và vụ muộn, khi thấy có ngù hoa ở trong lá nõn, cần tiến hành che đậy ngay. Việc che đậy này phải làm cho tới khi thu hoạch hoa lơ. Lúc đầu, hoa lơ còn bé, có thể bẻ gập 1 - 2 lá trong lại để đậy. Chú ý không bẻ rời hẳn lá mà chỉ bẻ gãy gân chính của lá để đậy. Khi hoa đã lớn thì ngắt bỏ các lá ngoài lấy khoảng 1/3 phiến lá ở phần đầu lá để dậy cho hoa. Cứ thấy lá đậy hơi héo là phải thay lá đậy khác ngay để nước không rơi vào ngù làm thối rữa hoa.
Trồng và chăm sóc cây súp lơ
Trồng và chăm sóc cây súp lơ

Phòng trừ sâu bệnh

Súp lơ cũng thường bị các loại sâu bệnh gây hại như đối với các loài cây họ hoa chữ thập khác.
Riêng đối với súp lơ cần chú ý phòng trừ bệnh thối cổ rễ và bệnh gối đen. Nguồn lây bệnh chủ yếu là hạt giống có mang mầm bệnh. Bệnh này thường phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm của đất quá cao (trên 90%).
Vì vậy, các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho su lơ cần đặc biệt chú ý:
• Xử lý hạt giống trước khi gieo.
• Tránh tưới nước quá ẩm.
• Đảm bảo độ thông thoáng trong ruộng su lơ.
* Chú ý thực hiện tổng hợp bảo vệ cây như đối với các loại cây rau ăn lá khác.

Thu hoạch và để giống súp lơ

Hoa súp lơ cần được thu hoạch đúng lúc mới đảm bảo được năng suất và chất lượng. Sau khi ngù hoa xuất hiện 15 - 20 ngày tiến hành thu hoạch là vừa. Lúc này mặt hoa lơ bắt đầu gồ ghề. Khi có hiện tượng rão ở xung quanh hoa thì phải thu hoạch ngay.
Dùng dao sắc chặt một nhát sát gốc. Tỉa bỏ 1 - 2 lá chân. Xếp đứng cuống hoa hoặc xếp chụm cuống hoa vào với nhau để giảm bớt xây xát khi vận chuyển.
Năng suất súp lơ của nước ta hiện nay là 18 - 22 tấn/ha. Để giống súp lơ ở miền núi cũng như ở đồng bằng cần tính toán thời vụ sao cho khi su lơ ra hoa, kết quả không gặp mưa nhiều, lúc thu hoạch về có thể hong phơi được ngay.
- Ở đồng bằng dùng những cây gieo sớm trong tháng 8 để làm giống. Khi súp lơ ra hoa gần đầy sức thì đi kiểm tra ruộng, đánh dấu các cây tốt, có hoa đẹp, chắc giữ lại để làm giống. Các cây để làm giống không cần phải che đậy, cứ để cho ngù hoa phát triển tự nhiên.
Khi các nhánh hoa đã nhô cao thì tiến hành tỉa bỏ những nhánh hoa phát triển kém, mọc chen chúc v.v... để cho ngồng hoa được thoáng và có thể tập trung chất dinh dưỡng nuôi các nhánh chính. Ở những nhánh hoa này, khi thấy chùm quả ra sau nhô cao dần lên (hiện tượng đuôi chồn) thì nên bấm ngọn đi.
Khi thấy quả chín vàng thì thu hoạch. Cắt toàn bộ ngồng hoa, mang về treo 2 - 3 hôm rồi đem phơi để tách hạt. Hạt thu được đem phơi khô ở nắng nhẹ. Sàng sẩy kỹ, đem cất giữ làm giống cho vụ sau.
Ở những vùng núi cao như Sapa, Bắc Hà (Lao Cai) để giống súp lơ, nông dân thường bố trí cho quả chín vào các tháng 4-5. Để đạt được điều này, người ta gieo hạt vào hạ tuần tháng 9, đến thượng tuần tháng 10, ra ngôi vào tháng 11 và 12. Tính bình quân 1 cây súp lơ giống cho 5 - 7g hạt. Trong điều kiện thâm canh và chăm sóc chu đáo có thể đạt 12 - 15g hạt giống mỗi cây, tức là vào khoảng 3 - 5 tạ/ha hạt giống.
Thu hoạch và để giống súp lơ
Thu hoạch và để giống súp lơ

 
gọi Miễn Phí