Khám phá những món ngon được làm từ khoai tây

Đăng lúc: , Cập nhật

Với hàm lượng dinh dưỡng có trong khoai tây, loại thực phẩm này luôn là lựa chọn hàng đầu cho những người nội trợ sử dụng để nấu các món ăn bổ dưỡng cho gia đình của mình. Không chỉ là một nguyên liệu đơn giản, dễ tìm với giá thành vừa phải mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho những món ăn ngon và độc đáo. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Công Cụ Tốt để hiểu rõ hơn về thế mạnh không tưởng cùng công thức nấu nướng để thỏa sức sáng tạo cho căn bếp những hương vị mới mẻ nhé!

Cùng tìm hiểu công thức chế biến các món ăn ngon được làm từ khoai tây để bổ sung dinh dưỡng và cải thiện món ăn cho gia đình bạn nhé!

Giới thiệu về sự đa dạng và phong phú của khoai tây

Khoai tây không chỉ là một nguyên liệu đơn giản, dễ tìm mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho những món ăn ngon và bổ dưỡng. Và khoai tây chính là một loại thực phẩm không còn xa lạ đối với các gia đình, đặc biệt là các bà và các mẹ. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết khoai tây còn có một tên khoa học là Solanum tuberosum, thuộc họ cà (Solanaceae). Chúng là một loại cây nông nghiệp ngắn ngày với hàm lượng tinh bột trong củ khá cao, thường được dùng để chế biến ra các món ăn ngon trong bữa cơm gia đình, cung cấp năng lượng cho cơ thể con người. Khoai tây có tương đối nhiều loại cùng màu sắc khác nhau, có thể là màu trắng, màu vàng hay màu nâu,... và phụ thuộc vào độ lớn chúng có trọng lượng và kích thước riêng. Chính sự đa dạng ấy đã đem lại cho các món ăn màu sắc phong phú và bắt mắt, khơi dậy hứng thú ăn uống, khẩu vị bữa cơm cũng được cải thiện hơn. Là một loại thực phẩm thanh đạm, khoai tây mang vị ngọt nên rất dễ ăn và có thể ăn thường xuyên, thậm chí chúng có thể trở thành một món ăn thay cho bữa chính trong ngày. Vì khi được nấu chín khoai tây thường có độ mềm mịn như tan trong miệng, nên phụ huynh thường nghiện nhừ chúng sau khi đã được nấu để cho em bé tập ăn dặm. Không những là một loại thực phẩm phổ biến, khoai tây còn chứa nguồn dinh dưỡng quan trọng như chất xơ, vitamin và khoáng chất. Nhưng chưa dừng lại ở đấy, trong thành phần của khoai tây gồm có chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại xấu. Do đó mà khoai tây được ưa chuộng tại thị trường và có sức hút siêu lớn đối với những nhà bếp, những người có niềm đam mê với ăn uống và ẩm thực phong phú.

Giới thiệu về sự đa dạng và phong phú của khoai tây
Giới thiệu về sự đa dạng và phong phú của khoai tây
 

Bởi sự khác nhau giữa khí hậu các vùng miền nên khoai tây cũng được phân ra nhiều loại thích hợp với thời tiết của từng nơi, song chủ yếu chúng được trồng ở vùng có khí hậu mát mẻ. Hiện nay, có năm loại chính là khoai tây đỏ, khoai tây trắng, khoai tây vàng, khoai tây russet, khoai tây ngọt. Bằng vị ngọt vốn có và kết cấu mềm, khoai tây được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn mà bạn không thể ngờ đến. Đối với từng loại, chúng ta sẽ có những món riêng biệt từ món hấp luộc đến các món chiên nấu, từ các món xào sang các món canh hay là các món khai vị thanh thanh, dịu nhẹ như salad, bánh ngọt,... Để tạo ra các món ăn đặc sắc như vậy cần có bàn tay khéo léo của người nội trợ và khả năng dung hòa các gia vị lại với nhau tạo thành một tuyệt tác. Cuối cùng, khoai tây chính là một loại thực phẩm đa dạng, chính hương vị và đặc trưng của loại củ này đã đánh thức vị giác, khơi dậy sự hứng thú cho cách nhà sáng tạo ẩm thực. Các món ăn ngon được làm từ khoai tây chắc chắn sẽ giúp bữa ăn trong các gia đình trở nên dinh dưỡng và phong phú hơn. Hãy để Công Cụ Tốt đưa bạn đi tìm hiểu và khám phá những điều mới mẻ mà khoai tây có thể mang đến trong bữa ăn của bạn.

Tìm hiểu về khoai tây

Giá trị dinh dưỡng có trong khoai tây

Khoai tây vừa là lương thực, vừa là thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng, chúng được coi là mặt hàng xuất khẩu có giá trị và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngày nay, khoai tây được biết đến không chỉ là thực phẩm sạch được ưa chuộng nhất mà còn mang trong mình hàm lượng dưỡng chất tuyệt vời. Bên cạnh thành phần chính là tinh bột (chiếm 70-80%), khoai tây cũng là nguồn cung cấp chất xơ tốt giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch; Vitamin và khoáng chất điển hình như vitamin C, vitamin B6, kali,... cùng một số chất chống oxy hóa. Là loại củ được mọc từ rễ cây, khoai tây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sau đó du nhập đến Châu Âu và lan ra khắp thế giới. Hiện tại, loại thực phẩm này đã được trồng tại Việt Nam, ở một số nơi có nhiệt độ mát mẻ quanh năm.

Hàm lượng dinh dưỡng có trong khoai tây
Hàm lượng dinh dưỡng có trong khoai tây
 

Về giá trị dinh dưỡng trong khoai tây, theo như nghiên cứu trung bình trong 100g củ khoai tây cung cấp khoảng:

- 77% là nước với 1,9g protein
- 87 calo và hàng loạt các axit amin cần thiết cho cơ thể.
- 10mg canxi
- 1,2mg sắt
- 32mg magie
- 20,1g carbs
- 396mg kali
- 1,8g chất xơ
- 0,1g chất béo
- 0,9g đường

Có thể thấy, khoai tây chứa rất ít chất béo nhưng lại có nhiều vitamin khoáng chất cần thiết cho cơ thể như kali, phospho, vitamin C,... và chất cơ có ích cho sức khỏe của con người. Đây là một lựa chọn lý tưởng cho thực đơn bữa cơm gia đình mà vẫn đảm bảo tiêu chí ngon miệng và bổ dưỡng.

Lợi ích quan trọng bạn nên biết

Từ trước đến nay, các loại rau củ đều đem đến những công dụng to đối với sự phát triển và an toàn sức khỏe của mỗi người. Hơn hết, với nhiều hàm lượng dinh dưỡng có trong khoai tây, chúng hiển nhiên trở thành một loạt thực phẩm tốt được nhiều người yêu thích và tin dùng. Để góp mặt chế độ ăn uống lành mạnh và tốt cho sức khỏe, khoai tây có một tầm quan trọng và lợi ích mà ít người biết đến.

Lợi ích quan trọng bạn nên biết

Đầu tiên, hàm lượng tinh bột có trong khoai tây sẽ cung cấp cho cho cơ thể một nguồn năng lượng để có thể hoạt động một ngày dài không mệt mỏi. Kết hợp với thành phần kali giúp cân bằng nước và điện giải, hỗ trợ chứng năng tim và tăng cường cơ bắp. Bên cạnh đó, một số loại vitamin như C, B6, A,... có vai trò điều hòa, tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể hấp thụ sắt từ thực phẩm hay duy trì làn da căng mịn. Và các chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do tác động của các gốc tự do trong cơ thể, ngăn chặn quá trình lão hóa và ngăn ngừa ung thư. Cuối cùng, với thành phần chất xơ khá nhiều, khoai tây giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như đột quỵ, tiểu đường loại 2.

Ngoài ra, khoai tây còn được mọi người chế biến thành các món ăn đơn giản với mục đích giảm cân, cải thiện vóc dáng và kiểm soát lượng đường trong máu do khoai tây có tỷ lệ đường không cao. Khoai tây chính là chân ái của các gia đình, một loại thực phẩm lành mạnh mà chúng ta không thể nào bỏ lỡ.

Cách sơ chế khoai tây đơn giản bạn có thể thử!

Cách sơ chế khoai tây đơn giản có thể bạn chưa biết
Cách sơ chế khoai tây đơn giản có thể bạn chưa biết

Để có một món ăn hấp dẫn và bắt mắt có lẽ chúng ta không thể nào bỏ qua được bước quan trọng nhất là sơ chế thực phẩm, chỉ khi nguyên liệu được rửa sạch sẽ thì mới có thể hào hứng nấu ăn và tự tin thưởng thức thành quả được. Bước thứ nhất, chúng ta cần chọn khoai tây tươi, lựa kỹ càng những củ có màu sắc sáng, không có vết thâm hoặc mốc, tránh tuyệt đối những củ mọc mầm (khoai mọc mầm có chứa solanine – một chất gây ngộ độc). Tiếp theo rửa sạch bụi bẩn và đất cát có dính trên vỏ của của khoai để tiến hành bước vọt vỏ.

Các bạn đã biết cách gọt khoai tây chưa, nếu cảm thấy bước này khó khăn các bạn có thể tham khảo cách sơ chế mà Công Cụ Tốt giới thiệu nhé. Với hình dạng khá tròn hay có hình Oval, loại thực phẩm này sẽ là một vấn đề nan giải với những người mới tập tành nấu nướng hoặc một số người chưa quen dùng dao. Vì vậy, hãy chuẩn bị cho mình một chiếc nạo để dễ dàng loại bỏ lớp vỏ bên ngoài của củ khoai tây một cách nhanh chóng và tiện lợi. Nạo dọc theo chiều từ trên xuống, từ trái qua phải đến khi đã loại bỏ hết, tiếp tục dùng dao tách những khóe đen trên củ khoai đi. Bởi vỏ khoai tây tuy chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng có thể gây ra khó tiêu cho một số người. Sau khi đã xong, bỏ khoai tâm vào ngâm trong nước muối pha loãng từ 20-25 phút để loại bỏ nhựa và độc tố, lưu ý không nên ngâm quá lâu làm mất đi các chất dinh dưỡng vốn có. Kết thúc, chúng ta vớt khoai ra và rửa sạch lại một lần nữa để loại bỏ muối.

Vậy là quá trình sơ chế đã hoàn thành, tùy thuộc vào mục đích sử dụng sẽ có những cách sơ chế khác nhau, tuy nhiên trên cơ bản đây là cách phổ biến nhất. Hãy sơ chế cẩn thận trước khi chế biến để đảm bảo loại bỏ hết chất độc và mang lại an toàn cho bữa ăn của bạn nhé!

Những món ăn làm từ khoai tây

1, Khoai tây chiên

Có lẽ khoai tây là một món ăn vặt khoái khẩu của tất cả các tín đồ nghiện khoai tây hay đơn giản hơn là những người có niềm yêu thích với đồ chiên rán, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Đối với thời tiết đang lạnh thì món khoai tây chiên càng trở nên hấp dẫn hơn cùng hương vị khó có thể cưỡng lại, mùi thơm khi khoai vừa rán xong, vàng giòn, nóng hổi, lan tỏa trong không gian giá rét tựa như một thứ gì đó mạnh mẽ đánh thức vị giác của mỗi người. Không chỉ mang lại sự mắt mắt về màu sắc bắt mắt mà mùi vị của món ăn cũng dễ dàng ghi điểm trong lòng người thưởng thức. Bởi vị ngọt tự nhiên có trong khoai tây làm chúng ta ấn tượng từ miếng cắn đầu tiên, vị bùi bùi từ tinh bột và vỏ giòn, ruột mềm, hòa quyện với gia vị được ướp một cách kỹ lưỡng cứ thế tan ra trong miệng. Do đó, khoai tây chiên trở thành món ăn ưa thích của đa số trẻ nhỏ và thanh thiếu niên hiện nay. Ngoài là các món ăn chính được bán tại các cửa hàng hay quán ăn, khoai tây chiên còn được đưa vào làm món khai vị của các bữa tiệc, bữa ăn tại nhà hàng, khách sạn,… Đây có thể được coi là một món ăn phổ biến và dễ làm, với hàng loạt những nguyên liệu dễ tìm, đảm bảo chất lượng và độ an toàn thực phẩm mà thứ người ta có thể đạt được lại là thành quả trên cả mong đợi. Tôi nghĩ món ăn này sẽ gây nghiện nếu như bạn có một tâm hồn phong phú về ẩm thực và đam mê bất tận các món ngon từ rau củ.

Khoai tây chiên
Khoai tây chiên
 

Nguyên liệu chính bạn cần chuẩn bị gồm có:

- 3 củ khoai tây (rửa sạch, sơ chế và ngâm muối)
- 1 muỗng cà phê muối
- ½ muỗng cà phê tiêu xay
- 1 hộp nhỏ bơ thực vật (có thể dùng bơ Tường An)
- Dầu ăn
- Tương ớt

Sơ chế nguyên liệu:

- Sau khi đã làm sạch khoai tây, cắt chúng thành các thanh dài to bằng ngón tay út và ngâm trong nước muối pha loãng để ra hết nhựa, tránh thâm.
- Vớt ra và rửa sạch, cho khoai vào xoong cùng 1 thìa cà phê muối, bật bếp trần khoai trong vòng từ 3-5 phút, để lửa vừa.
- Cho khoai tây ra cho ráo nước, rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút.

Quy trình chế biến:

- Chiên sơ khoai: Cho nóng chảo rồi đổ dầu ăn ngập mặt chảo, để lửa vừa đợi khi dầu nóng già mới bắt đầu cho khoai tây đã cắt thanh dài vào chiên.
- Làm ráo dầu: Chiên khoai tây hơi vàng thì vớt ra ra đĩa có lót giấy thấm dầu ở dưới đợi cho ráo và nguội.
- Chuẩn bị cho lần chiên thứ 2: Khoai tây đã nguội, tiếp tục cho khoai tây vào ngăn mát tủ lạnh khoảng tầm 25-30 phút một lần nữa. Đặt hẹn giờ để bỏ ra chiên lại.
- Chiên lần 2: Sau khi bỏ khoài từ tủ lạnh ra, chúng ta tiếp tục chiên thêm một lần nữa. Không nên để lửa quá to, chỉ để lửa ở mức vừa phải cho sôi dầu rồi cho khoai tây vào chiên chín vàng và giòn thì vớt ra để trên giấy thấm cho ráo dầu.
- Chiên bơ thực vật: Để khoai tây thơm và béo hơn có thể cho thêm 3 đến 4 muỗng vơ vào chảo, đảo đều cho bơ tan ra hoàn toàn thì tắt bếp đi. Tiếp đó bạn cho bơ đã chiên từ trước vào chảo bơ, xóc đều tay cho bơ thấm đều vào khoai tây chiên.
- Sử dụng: Sau khi đã chiên xong 2 lần, bạn có thể ăn trực tiếp hoặc có thể chấm thêm với tương ớt hơi tê tê cay cay.

Mẹo nhỏ:

Trong quá trình chiên khoai tây, chúng ta có thể cho vài hạt muối vào dầu ăn, để giảm thiểu dầu ăn bị bắn ra ngoài bởi muối sẽ hút hết nước có trong khoai và dầu.

Khi thưởng thức món ăn này, bạn hãy chấm cùng tương ớt hoặc trộn khoai với một ít muối tiêu xay sẽ tăng thêm hương vị rất ngon.

Nên chiến hai lần vì điều ấy sẽ làm cho món khoai tây chiên của bạn trở nên giòn và vàng hơn.

2, Bánh khoai tây sữa

Nếu như bạn chưa sáng ra nên ăn gì hay nấu món gì có thể ăn vặt được thì Công Cụ Tốt xin giới thiệu cho bạn một món cực kỳ bắt lưỡi, món “bánh khoai tây sữa”. Đây là món ăn nhẹ có thể ăn lót dạ vào lúc đói hoặc cũng có thể cói là món tráng miệng được dùng thưởng thức cho các buổi trà chiều hoặc làm tặng bạn bè. Với nguyên liệu chính gồm có khoai tây, trứng, sữa, bột bắp,… và cách chế biến cẩn thận, công phu món ăn mang đến sự mới mẻ, lạ miệng. vì được chiên ngập dầu nên bên ngoài vỏ giòn rụm, bên trong mềm dẻo tạo cho người ăn sự cuốn hút và sự phức tạp trong cảm nhận về hương vị, cấu trúc của bánh. Có lẽ, thứ mà mọi người thích ở bánh khoai tây sữa là hương vị đặc trưng mà nó mang lại, đó là vị ngọt ngọt bùi bùi có trong khoai tây và sự mềm mịn, một chút béo ngậy khi được kết hợp với sữa đặc tạo nên sự hấp dẫn và độc đáo. Không chỉ vậy, để tăng thêm ngậy và mùi thơm cho bánh người ta thường cho thêm một chút sữa tươi không đường, bơ tươi hoặc sữa đặc nhằm đem đến cho người ăn sự lôi cuốn. Chính vị ngọt tự nhiên hòa quyện với vị béo ngậy mà những miếng bánh ấy thường khiến cho người ăn lưu luyến muốn ăn thêm miếng tiếp theo. Bởi sự kết hợp giữa khoai tây và sữa đặc cùng các nguyên liệu khác đã để lại một hậu vị béo nhẹ, đọng lại vị ngon ngọt trong miệng, tạo ra một sự hấp dẫn cho món bánh khoai tây này. Không biết khi bản thưởng thức món ăn này như thế nào, nhưng mỗi khi ăn tôi thường kèm với nhiều loại nước sốt như mayonnaise, tương ớt,… việc ăn như vậy sẽ kích thích vị giác mà bạn luôn tìm kiếm. Chỉ cần cắn một miếng đầu tiên thôi, bạn sẽ cảm nhận được vị cay từ tương ớt, vị ngọt, cay, mặn mặn, hòa hợp với nhau tạo nên một trải nghiệm ẩm thực độc đáo.

Bánh khoai tây sữa có vị tương đối dễ ăn và được giới trẻ yêu thích ăn mỗi khi cảm thấy đói hay muốn thay đổi khẩu vị ăn uống. Vì vậy, trong các quán ăn vặt, quán ăn dành cho học sinh, sinh viên thường có món bánh này trong thực đơn bày bán của quán và có thể khẳng đây là món ăn đắt khách đây. Bên cạnh đấy, đối với những đứa trẻ biếng ăn để bổ sung tinh bột và dinh dưỡng cho chúng, các bà mẹ thường chế biến thành món bánh cho chúng ăn. Tuy rằng quy trình làm món bánh khoai tây sữa hơi cầu kỳ và phải bỏ thời gian, thế nhưng thành quả mà chúng ta có được là một món bánh bổ dưỡng và ngon tuyệt.

Bánh khoai tây sữa
Bánh khoai tây sữa
 

Nguyên liệu cần có để làm bánh khoai tây sữa:

- 500g khoai tây (sơ chế sơ qua, cắt thành miếng vừa ăn)
- 200g bột mì đa dụng
- 100g bột bắp
- 1/2 muỗng cà phê muối
- 1/4 muỗng cà phê tiêu
- 1 quả trứng gà
- 80 ml sữa tươi không đường
- 20 ml sữa đặc
- 30gr đường
- Dầu ăn để chiên
- Có thể chuẩn bị thêm ớt bột hoặc tương ớt ( nếu thích)

Quy trình thực hiện:

- Sơ chế khoai tây: Đem khoai tây đi rửa sạch, sơ chế qua các bước cơ bản rồi cắt miếng vừa bằng hai ngón tay và ngâm nước muối pha loãng khoảng 20 phút.
- Hấp cách thủy: Sau khi vớt khoai tây ra thì rửa lại bằng nước cho sạch muối. Tiếp đó, đun sôi 1 xoong nước, xếp khoai lên lồng hấp và tiến hành hấp đến khi khoai chín mềm trong khoảng 20-30 phút. Nếu nhà bạn không có lồng hấp thì có thể hấp khoai bằng nồi cơm điện cũng sẽ làm khoai mềm mịn, thơm ngon.
- Làm nhừ khoai: Khi khoai chín, bỏ ra tô lớn và dùng nĩa tán cho nhuyễn mịn.
- Trộn hỗn hợp khoai tây: đổ từ từ bột mì, bột bắp, vừa đổ vừa trộn sao cho hỗn hợp đặc sánh. Tiếp tục, thêm trứng gà, 20ml sữa đặc và sữa tươi không đường vào tô bột, trộn đều cho đến khi hỗn hòa quyện hoàn toàn, tránh để bị khô quá.
- Gia vị: Nêm gia vị đã chuẩn bị từ trước vào tô khoai tây, ½ muỗng cà phê muối, ¼ muỗng cà phê tiêu, một ít bột ớt, 30gr đường vào tô khoai tây, trộn đều.Thêm trứng gà và sữa tươi không đường vào tô bột, đảo đều tay đến khi gia vị ngấm đều.
- Nhào bột: Cho 1 muỗng dầu ăn vào tô khoai tây, đeo găng và dùng tay nhào bột liên tiếp trong vòng 15 phút đến khi hỗn hợp tạo thành khối mềm mịn.
- Ủ bột: Để hỗn hợp nghỉ 30 phút trước khi tạo hình bánh.
- Nặn hình bánh: Chia hỗn hợp bột thành các phần bằng nhau và nặn thành hình tròn hoặc hình thù tùy thích.
- Chiên bánh: Đun nóng dầu ăn trong chảo, khi dầu bắt đầu sôi lăn tăn, cho bánh khoai tây vào chiên vàng đều hai mặt là có thể ăn được.
- Thành phẩm: Vớt bánh khoai tây ra khỏi chảo, để ráo dầu và thưởng thức với sốt chấm hoặc tương ớt là ngon tuyệt.

Mẹo nhỏ: Để khoai tây vàng giòn hơn, khi khoai gần chín bật to lửa để tăng độ nóng của dầu, khiến cho miếng khoai chiên giòn hơn và nhân bên trong cũng mềm hơn rất nhiều.

3, Khoai tây nghiền

Bạn biết không, khoai tây nghiền là món ăn có nguồn gốc từ Châu Âu và cho đến hiện này đã được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Một nguồn tin tìm kiếm cho thấy dường như món ăn này đã được sáng tạo ra từ thế kỷ thứ XVII khi mà khoai tây lần đầu tiên được du nhập vào châu Âu. Trải qua nhiều thế kỷ, món khoai tây nghiền vẫn được mọi người săn đón và ưa chuộng bởi hương vị độc đáo và cách chế biến tương đối dễ dàng. Khoai tây nghiền là một món ăn đơn giản nhưng lại vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng. Với một chút khéo léo, bạn có thể biến tấu món khoai tây nghiền trở nên hấp dẫn và mới lạ hơn, cùng màu sắc vô cùng mắt mắt, thu hút người thưởng thức. Tùy thuộc vào cách ăn của mỗi người sẽ có cách chế biến để làm ra món ăn có hương vị khác nhau, thông thường khoai tây nghiền sẽ đem đến cho người dùng sự cảm nhận về vị ngọt, có chút bùi bui, béo ngậy và ngấm gia vị. Vì khoai tây là một loại thực phẩm dễ hấp thụ gia vị và ngấm gia vị một cách nhanh chóng, đặc biệt là vị mặn. Sự kết hợp giữa các nguyên liệu từ khoai tây, bơ, sữa mang theo vị béo ngậy, ngọt ngào tạo nên sự phong phú và hấp dẫn cho hương vị của món khoai tây nghiền.

Món ăn này có thể được ăn vào các bữa sáng hoặc dùng làm món ăn nhẹ hay khai vị cho các buổi tiệc. Khoai tây nghiền là một món ăn được làm từ khoai tây luộc và nghiền nhuyễn, thường được dùng kèm với các món ăn khác như thịt nướng, gà nướng, cá nướng,... Đôi khi, bạn cảm thấy đã chán ngán với các món ăn thường ngày thì đừng ngần ngại gì mà bắt tay vào thử làm ngay món khoai tây nghiền này, vì có thể đây sẽ trở thành món tủ của bạn đó. Mặt khác, do làm từ khoai tây nghiền hòa quyện với bơ sữa nên món ăn này có thể trở thành bữa ăn phụ cho trẻ em trong thời kỳ ăn dặm (cần lưu ý về hàm lượng ăn). Vào những ngày mưa gió hay trở trời lạnh giá, thì lựa chọn món ăn này là hoàn toàn hợp lý, với tô khoai tây nghiền nóng hổi, béo ngậy và thơm ngát rắc thêm một ít hành lá, rau mùi lên trên tạo sự bắt mắt, nó sẽ là món ăn làm bạn thấy ấm người. Tôi nghĩ, bạn nên thử chế biến món ăn mới lạ này để làm phòng phú thêm thực đơn bữa ăn của gia đinh, đem đến sự phong phú cho căn bếp nhỏ.

Khoai tây nghiền
Khoai tây nghiền
 

Nguyên liệu cần có cho món khoai tây nghiền bao gồm:

- 500g khoai tây
- 100g bơ
- 1/2 muỗng cà phê muối
- 1/4 muỗng cà phê tiêu
- 100ml sữa tươi không đường
- 30ml sữa đặc
- 3-4 tép tỏi (bóc vẻ và băm nhuyễn)
- Rau mùi, thì là ( trang trí và thêm hương vị)

Quy trình thực hiện:

- Sơ chế khoai tây: Rửa sạch lớp đất cát, gọt vỏ, cắt miếng và ngâm khoai tây trong nước muối pha loãng khoảng 15-20 phút.
- Luộc khoai tây: Vớt khoai tây ra thì rửa lại bằng nước cho sạch muối rồi đem khoai tây đi luộc chín mềm. Bạn có thể cho thêm một vài hạt muối để tăng mùi vị cho món ăn của mình.
- Nghiền khoai tây: Khoai chín thì vớt ra để ráo và bỏ vào tô lớn và dùng dụng cụ nghiền cho nhuyễn mịn (nên sử dụng nĩa).
- Trộn gia vị: Xong xuôi, cho 100g bơ, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/4 muỗng cà phê tiêu, 100ml sữa tươi không đường, 20ml sữa đặc vào tô khoai nghiền. Trộn đều tay, đảo từ ngoài vào trong cho đến khi hỗn hợp trở nên mềm mịn.
- Thưởng thức: Nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn và lấy khoai tây ra đĩa rồi bắt đầu trang trí.

Mẹo nhỏ:

Khoai tây nghiền có thể ăn vào bữa sáng hay cũng có thể ăn kèm với những món mặn như: gà rán, gà quay, gà nướng, súp,… Và món ăn sẽ ngon hơn khi được ăn ngay sau khi vừa làm xong hoặc ăn với một số gia vị kích thích ví dụ là bơ, tiêu và muối.

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp thêm với nguyên liệu khác hay rau thơm là: mùi tàu, mùi ta và thì là, tỏi băm,… tùy vào khẩu vị người ăn hãy nêm nếm sao cho vừa ăn nhé.

4, Khoai tây xào thịt bò

Từ trước đến nay, món ăn khoai tây xào thịt bò dần được đưa vào danh sách thực đơn của các gia đình trong dịp lễ tết, cỗ bàn hay tiệc tùng. Không chỉ vì nguyên liệu dễ tìm mà món ăn này còn thể hiện sự cầu kỳ, độ dinh dưỡng và hương vị thơm ngon không kén người ăn. Có thể nói, khoai tây xào thịt bò là món ăn phổ biến tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, nguồn gốc từ châu Âu và du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Từ thời xưa, thịt bò đã là một món ăn xa xỉ đối với người Việt và chỉ dịp quan trọng mới được mua về ăn, cho đến hiện nay, dù thịt bò đã ngày càng được sử dụng nhiều hơn thế nhưng đây vẫn là món ăn được đánh giá cao bởi hàm lượng dinh dưỡng có trong chúng. Khi kết hợp thịt bò với khoai tây, món ăn này được coi là món ăn dân dã, quen thuộc và được nhiều người ưa thích trong các dịp lễ.

Giống với cái tên món ăn “khoai tây xào thịt bò” nguyên liệu chính của món ăn bao gồm có thịt bò và khoai tây, cùng với các nguyên liệu, gia vị khác. Vị ngọt ngọt, bùi bùi của khoai tây được cân bằng bởi vị đậm đà của thịt bò và gia vị tạo nên một món ăn đậm đà, hấp dẫn. Nếu nếm thử, bạn sẽ cảm nhận được ngay vị ngọt của thịt bò và khoai tây mềm thấm đượm vị từ thịt bò cùng gia vị cho thêm trong quá trình nấu. Món khoai tây xào thịt bò thường được ăn kèm với cơm trắng, tương ớt hoặc nước tương kèm với một ít rau thơm nữa thì sẽ là một món ăn khiến bạn cảm thấy ngon miệng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món khoai tây xào thịt bò có:

- 500g khoai tây (sơ chế qua, thái lát vừa, tương đối mỏng, ngâm muối)
- 200g thịt bò (rửa sạch, thái thành từng miếng mỏng)
- 1 củ hành tây (bóc vỏ, thái múi cau)
- 1 củ tỏi (bóc vỏ và băm nhuyễn ra để phi thơm lên xào)
- 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, bột ngọt
- 1/4 muỗng cà phê tiêu đen
- 1 muỗi cà phê dầu hào
- Dầu ăn
- Hành lá, rau mùi hoặc thì là (để trang trí và tăng hương vị)

Khoai tây xào thịt bò

Sơ chế nguyên liệu:

- Đem khoai tây đi sơ chế và để chúng ráo nước khoảng nửa tiếng.
- Ngâm thịt bò qua nước muối loãng khoảng 15 phút để khử mùi hôi.
- Thái khoai tây thành những miếng vừa ăn, chiều ngang mỏng để xào nhanh mềm hơn.
- Thái hành lá và rau mùi ra thành từng đoạn 2cm để gọn ra đĩa nhỏ.

Quy trình chế biến:

- Chế biến thịt bò xào: Đặt đúng thớ và thái thịt bò thành các miếng mỏng.
- Bóc vỏ tỏi và băm nhuyễn, tiếp tục bóc vỏ hành tây thái hình cau.
- Ướp thịt bò: Để thịt bò vào trong một cái tô, ướp thịt với một ít tỏi băm, hạt nêm, 1/2 muỗng dầu hào và một ít tiêu đen. Để khoảng tầm 20 phút cho thịt thấm đều gia vị đã ướp.
- Xào thịt thịt bò: Sau khi thịt đã xong, đổ dầu vào chảo, phi tỏi lên đến khi thêm tỏi phi thơm thì thêm thịt bò đã ướp vào và xào đều khi thịt bò chín tái thì gắp ra đĩa ngay lập tức.
- Ướp khoai tây: Khoai tây đã được cắt lát bỏ vào tô, ướp 1 muỗng bột ngọt và 1/3 muỗng bột canh để khoai ngấm vị và mềm hơn khi xào.
- Xào khoai tây: Cho chảo nóng rồi tiếp tục đổ dầu ăn vào, phi tỏi và cho khoai tây vào chảo. Đảo liên tục, đều tay và khi thấy khoai đã ngấm dầu cho thêm một ít nước, đậy vung, bật nhỏ lửa đến khi khoai gần chín.
- Nêm gia vị: Cho hạt nêm, dầu hào vào chảo khoai tây theo khẩu vị cá nhân và đảo đều.
- Khi khoai gần chín, đổ hành tây vào đảo cùng xào đến khi mùi thơm tỏa lên thì cho thịt bò vào khoai xào. Đảo qua lại đến khi chín vừa thì tắt bếp.
- Hoàn thành: Trước khi cho khoai tây ra đĩa, rắc một ít tiêu đen và hành lá, rau mùi đã chuẩn bị từ trước vào chảo khoai tây xào. Đổ khoai tây ra đĩa và bắt đầu thưởng thức thôi.

Mẹo nhỏ:

Để khoai tây xào không bị nát, bạn nên xào khoai tây và thịt bò riêng, sau đó mới cho khoai tây vào xào cùng thịt bò.

Ngoài ra, bạn có thể thêm các nguyên liệu khác vào khoai tây xào thịt bò như cà rốt, ngô ngọt,... để món ăn thêm hấp dẫn.

Món ăn này sẽ ngon hơn khi ăn nóng, có thể ăn cùng với cơm trắng. Vị cơm trắng dẻo thơm quyện vào với vị bùi bùi của khoai tây, thịt bò đượm vị, nước cốt ngọt thanh là một sự lựa chọn hoàn hảo cho bữa cơm gia đình. Vậy còn chờ gì mà không lăn vào bếp chế biến ngay thôi, việc gì khó cứ để Công Cụ Tốt lo.

5, Canh khoai tây hầm xương

Trong mỗi bữa cơm trong gia đình, món canh là một món không thể thiếu được và đóng một vai trò vô cùng quan trọng tạo nên khẩu vị ẩm thực. Không chỉ bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể, món canh khoai hầm xương còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe mỗi người. Trong canh khoai tây có nhiều chất dinh dưỡng từ khoai tây, cà rốt và xương hầm giúp tăng cường sức khỏe và đổ dẻo dai xương khớp, giảm nguy cơ tim mạch và cung cấp năng lượng cho một ngày dài hoạt động. Đây là món ăn bổ dưỡng, phù hợp với mọi lứa tuổi với hương vị thơm ngon và dễ ăn.

Canh khoai tây hầm xương là món ăn truyền thống phổ biến trong nhiều nền văn hóa khác nhau thường được mọi người yêu thích nấu trong dịp lễ tết, giỗ chạp hoặc những ngày thời tiết lạnh giá. Món ăn này chế biến từ các nguyên liệu đơn giản và dễ tìm như khoai tây, xương heo, cà rốt, hành tây, rau thơm và các loại gia vị. Thế nhưng, không vì vậy mà tinh thần và chất lượng của món ăn bị giảm sút. Canh khoai tây mang theo một hương vị đậm đà, ngon ngọt từ xương heo hầm và vị ngọt tự nhiên của khoai tây, cà rốt. Khi thưởng thức, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được vị ngọt thanh của nước dùng, vị bùi bùi của khoai tây và đậm đà của các loại gia vị kết hợp hài hòa với nhau. Đừng lo nếu như bạn chưa biết nấu món canh bổ dưỡng này, bởi vì, bằng một chút khéo léo, bạn sẽ có thể chế biến món canh khoai tây hầm xương thơm ngon và hấp dẫn ngay tại nhà.Và Công Cụ Tốt sẽ giúp bạn là điều ấy.

Nguyên liệu để nấu canh khoai tây hầm xương:

- 500g xương sườn heo hoặc xương ống (đã sơ chế, rửa sạch)
- 500g khoai tây (ngâm muối, sơ chế và thái miếng vừa ăn)
- 01 củ cà rốt (thái hoa hoặc thái miếng vừa ăn)
- 1 củ hành tây (cắt cuống, bóc vỏ và thái nhỏ)
- 1 muỗng cà phê bột canh
- Một ít hạt tiêu đen
- Nước mắm
- 2 muỗng cà phê hạt nêm
- 1 muỗng cà phê mì chính (hay gọi là bột ngọt)
- Dầu ăn
- Hành tây, ớt, rau mùi (để trang trí và gia tăng hương vị)

Canh khoai tây hầm xương
Canh khoai tây hầm xương
 

Sơ chế nguyên liệu:

- Mang khoai tây đi sơ chế và để chúng ráo nước khoảng nửa tiếng.
- Sơ chế xương bằng muối và chanh sao cho giảm mùi hôi của thịt.
- Thái khoai tây thành những miếng vừa ăn, kích thước tầm 2 đốt ngón tay.
- Thái hành lá và rau mùi ra đĩa nhỏ.

Quy trình chế biến:

- Chuẩn bị xương: Đun sôi nước rồi bỏ xương vào luộc, cho vài hạt muối trong vòng 5-10 phút để loại bỏ hết bã nhờn. Chần thịt xong, chúng ta vớt ra rửa sạch lại và để riêng.
- Hầm xương: Cho xương vào nồi cùng một ít hạt nêm, bột ngọt, bột canh và 1 nhánh hành khô, đổ nước vừa đủ để hầm (khoảng 2-2,5 lít nước), bật lửa nhỏ cho đến khi xương chín mềm, nước sôi và có mùi thơm.
- Chế biến nước dùng: Khi nước dùng xương đã sôi, Lọc nước để loại bỏ vụn xương và phần váng thừa.
- Thêm rau củ: Cho khoai tây, cà rốt và hành tây vào nước dùng đã lọc. Nêm gia vị với muối, tiêu đen, nước mắm và hạt nêm theo khẩu vị vừa ăn.
- Điều chỉnh lửa: Đun sôi nước dùng và hạ lửa nhỏ, hầm khoai tây với lửa liu riu cho đến khi các nguyên liệu đều thấm gia vị và chín mềm.
- Hoàn thiện: Trước khi tắt bếp, kiểm tra lại hương vị của canh và điều chỉnh thêm gia vị, nên thêm một ít dầu ăn trước khi tắt bếp để làm tăng hương vị.
- Thưởng thức: Cho canh vào tô canh, rắc thêm một ít tiêu xay và hành lá, rau mùi để tăng hương vị và màu sắc cho món ăn.

Mẹo nhỏ:

Nước xương hầm sẽ tạo nên vị ngọt từ thịt, đậm đà và dinh dưỡng cho canh.

Bạn có thể thay thế xương heo bằng xương ống, xương gà,… tùy theo sở thích ăn uống.

Canh khoai tây hầm xương là món ăn bổ dưỡng, giàu chất dinh dưỡng. Món canh này có vị ngọt thanh của xương hầm, vị bùi của khoai tây, cà rốt, ăn kèm với cơm nóng thì rất tuyệt vời.

6, Salad khoai tây

Tiếp tục với các món ăn làm từ khoai tây, tôi sẽ mí cho bạn một món ăn nữa mang theo vị thanh mát và giúp thanh lọc cơ thể. Món ăn đó là “Salad khoai tây”. Món ăn là sự dung hòa giữa khoai tây với các loại rau củ khác và sốt chua ngọt. Món ăn này có nguồn gốc từ văn hóa phương Tây và đã được du nhập vào Việt Nam từ khá lâu. Salad khoai tây có vị thơm ngon và màu sắc bắt mắt, phù hợp với mọi lứa tuổi, chúng thường được dùng làm món ăn khai vị hoặc món ăn phụ trong bữa ăn chính.

Salad khoai tây có thể được chế biến với nhiều loại rau củ khác nhau, tùy theo sở thích của mỗi người. Món ăn này sẽ ngon hơn khi ăn lạnh, tạo cho người ăn cảm giác mát lạnh, sảng khoái, nó sẽ là lựa chọn thích hợp cho những ngày oi nóng và khó chịu. Đồng thời, salad khoai tây là món khá phổ biến cho các buổi tiệc ngoài trời, buổi picnic hay các buổi thịt nướng, BBQ. Chính hương vị thanh mát, ngọt dịu của món ăn sẽ làm dịu đi sự béo ngậy của đồ chiên rán và khiến cho bữa ăn trở nên hấp dẫn và ngon hơn.

Salad khoai tây
Salad khoai tây
 

Để làm món salad khoai tây mới mẻ và ngon miệng, chúng ta cần có nguyên liệu:

- 500g khoai tây (luộc chín và cắt thành miếng vuông nhỏ)
- 1 củ hành tây (rửa sạch, bóc vỏ, thái hạt lựu)
- 1 quả dưa chuột (thái miếng vừa ăn)
- 1/4 cốc dầu ô liu hoặc dầu hạt lanh
- 2-3 muỗng canh nước cốt chanh hoặc nước cốt chanh và cam
- 1/2 cà rốt (sơ chế qua và thái sợi)
- Rau sống (rau xà lách, cà chua bi)
- 1 ít mè rang hoặc hạnh nhân
- 1 ít mayonnaise
- Gia vị: Đường, giấm, muối và hạt tiêu theo khẩu vị

Sơ chế nguyên liệu:

- Sơ chế sạch rồi đem luộc chín khoai tây và cắt thành miếng vuông nhỏ.
- Bóc vỏ hành tây và nạo cà rốt thành sợi hoặc thái nhỏ.
- Cà chua bi cắt đôi, rau xà lách rửa sạch để ráo nước và đem cắt khúc
- Rửa sạch dưa chuột, ngâm nước muối loãng 15 phút và thái miếng vừa ăn.

Quy trình làm salad:

- Tạo sốt: Trong một tô nhỏ, cho 2 muỗng dầu ô liu, 1 muỗng nước cốt chanh, đường, 1 muỗng muối và ½ muỗng tiêu, ½ muỗng giấm. Nêm nếm gia vị vừa phải và điều chỉnh lại theo khẩu vị cá nhân.
- Trộn salad: Bỏ cà chua, dưa chuột, khoai tây, hành tây, cà rốt vào một tô lớn, trộn đều sốt vừa tạo. Để yên từ 8-12 phút cho các nguyên liệu thấm đều gia vị là có thể ăn được.
- Thêm rau xà lách: Để salad thêm phần tươi mới và màu sắc, bạn có thể thêm rau sống như rau xanh hoặc các loại rau khác mà bạn thích trang trí ở phía dưới hay cũng có thể trộn cùng salad.
- Trang trí: Trang trí salad với một ít hạt hạnh nhân hoặc mè rang rắc lên trên để tăng thêm vẻ đẹp cho món ăn. Bên cạnh đó, bạn có thể thêm vào một chút mayonnaise vào để salad trở nên béo ngây và tạo cho món ăn một mùi vị mới mẻ hơn.
- Thưởng thức: Bạn có thể ăn salad ngay lập tức hoặc để trong tủ lạnh mát trước khi dùng.

Mẹo nhỏ:

Nếu bạn muốn thêm độ giòn và hương vị đặc biệt, thì có thể thêm hạt hạnh nhân hoặc hạt dẻ cười trang trí ở bên trên món ăn.

Salad là món ăn nhẹ nhàng, thanh mát, phù hợp cho mọi bữa ăn, có thể ăn kèm với gà rán, khoai tây chiên, thịt nướng,…

7, Cá kho khoai tây

Nhắc đến cá kho, chúng ta chắc chắn sẽ nghĩ ngay đến một món ăn truyền thống của Việt Nam từ bao đời nay. Có thể nói, cá kho là một món ăn phổ biến ở nhiều vùng miền của Việt Nam, được làm từ nhiều loại cá khác nhau, nhưng phổ biến nhất là cá chép, cá trắm, cá rô phi,... Tuy nhiên, một điều bất ngờ là món cá kho khoai tây không phải là một món ăn truyền thống trong văn hóa cụ thể nào, mà là sự kết hợp sáng tạo giữa các nguyên liệu khác nhau từ nhiều nền ẩm thực, là sự giao thoa và sáng tạo giữa nét hiện đại và nét truyền thống. Mỗi khi ăn cá kho, chúng ta lại bất giác nhớ về những miền quá khứ đã qua đi, có ai đi xa mà không nhớ hương vị nồi cá kho của mẹ, vị cay cay từ ngôi cá kho của bà những ngày gió đông về. Có lẽ, món cá kho chính là nét đẹp truyền thống trong lòng mỗi người con Việt Nam, vì thế, món ăn này không chỉ đặc biệt bởi hương vị mà còn vì nét đẹp văn hóa mà nó tạo lên.

Một câu nói vui rằng “cá kho ăn là nghiện, rất tốn cơm” và món cá kho khoai tây là sự kết hợp hài hòa giữa hương vị thơm ngon của cá kho và vị bùi của khoai tây. Món ăn này thường được dùng làm món chính trong bữa ăn và được nhiều người yêu thích. Món ăn này nấu tương đối cầu kỳ và nếu như nấu không đúng cách sẽ không ra đúng mùi vị mong muốn, thế nhưng các nguyên liệu đều đơn giản, dễ tìm gồm có cá và khoai tây, cùng các gia vị khác. Cá là một thực phẩm giàu dinh dưỡng và có giá thành không quá cao, còn khoai tây là loại củ bổ dưỡng. Khi kết hợp với nhau, miếng cá mềm nhừ ngấm gia vị ăn cùng với khoai thấm đẫm vị từ cá ăn cùng với cơm nóng. Tôi khẳng định với bạn, món ăn này thực sự rất ngon.

Dưới đây là một công thức đã được Công Cụ Tốt chọn lọc và thử nghiệm để làm món cá kho khoai tây, một món ăn ngon và đầy dinh dưỡng, bạn hãy tham khảo thử xem.

Nguyên liệu để làm món cá kho khoai tây:

- 500g cá (cá chuối, cá chép hoặc cá nục) làm sạch và cắt thành miếng vừa ăn
- 500g khoai tây (sơ chế và cắt thành lát vừa ăn)
- 3-4 muỗng canh nước mắm
- 1 muỗng canh giấm gạo (hoặc giấm trắng)
- 1 muỗng canh đường
- 2-3 tép tỏi, 2 củ hành tím (băm nhuyễn)
- 1 củ gừng (thái sợi)
- 1 ớt (cắt sợi mạnh)
- 1 muỗng cà phê tiêu
- 1 muỗng cà phê hạt nêm
- Dầu ăn

Cá kho khoai tây
Cá kho khoai tây
 

Sơ chế nguyên liệu:

- Rửa sạch cá, bóp cá với muối hoặc dấm để khử tanh và nhớt, rồi cắt khúc vừa ăn.
- Sơ chế khoai tây, cắt thành miếng vuông vừa ăn, thường một củ vừa sẽ cắt làm 12 miếng.
- Gừng và ớt thái sợi, băm nhuyễn hành tím và tỏi.
Quy trình chế biến:
- Ướp cá: Cho cá vào tô, trộn cá với nước mắm, giấm, đường, hành tím băm, tỏi băm, tiêu đen, hạt nêm và ngâm trong vòng 30 phút để cá thấm gia vị.
- Xào khoai tây: Cho dầu vào chảo, phi thơm hành tím băm lên và cho khoai tây vào xào cho đến khi khoai tây chín mềm và có màu vàng đẹp.

- Kho cá:

  + Nước lửa đầu tiên:
  • Chuẩn bị một cái nồi khác, cho một muỗng dầu ăn vào nồi, đun nóng, đặt nhẹ cá vào nồi, đảo đều đến khi cá săn lại, chuyển sang màu vàng. Chú ý khi lật cho cá vàng đều, cần thật nhẹ tay để tránh cá bị nát.

  • Đổ thêm nước lọc vào nồi sao cho nước đủ để ngập hết cá. Đun sôi rồi giảm lửa nhỏ, liu riu cho cá đượm vị.

- Cho khoai vào nồi: Khi nước sôi, thêm khoai tây đã xào vào nồi cá. Đậy nắp cho khoai tây ngấm gia vị từ cá khoảng 30-35 phút cho đến khi nước sôi lại.
- Gia vị: Nêm nếm gia vị theo khẩu vị cá nhân, bạn có thể thêm đường, nước mắm, giấm để điều chỉnh hương vị.
- Hoàn thiện: Khi cá đã chín mềm và khoai đã chín nhừ, bật sang lửa to đun khoảng 5 phút nữa để gia vị thấm đều và nước keo lại là món cá kho khoai tây hoàn thiện.

- Thưởng thức:

  • Đậy nắp nồi và để món ăn nguội một chút trước khi đưa ra bàn ăn.

  • Múc cá kho khoai tây nóng ra đĩa và ăn kèm với cơm trắng nóng là một lựa chọn lý tưởng cho thời tiết se lạnh.

Mẹo nhỏ:

Để cá kho được ngon hơn, bạn nên chọn cá tươi, có thịt chắc thường nuôi ở sông.

Bạn có thể cho thêm các nguyên liệu khác vào cá kho như cà chua, hành lá, rau răm, củ cải,... tùy theo sở thích của cá nhân.

Nếu không có ớt thì có thể thay thế bằng sa tế hoặc tương ớt cũng rất ngon.

8, Mì sốt khoai tây

Nếu hỏi tôi về món ăn tôi nghĩ đến đầu tiên khi chán cơm và phở, tôi có thể gợi ý ngay cho bạn món ‘mì sốt khoai tây’. Món ăn này phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây là món ăn thơm ngon, béo ngậy, thích hợp cho bữa sáng hoặc bữa tối với cách chế biến và quy trình nấu vô cùng đơn giản, dễ làm. Mì sốt khoai tây có vị bùi của khoai tây quyện vị béo của kem tươi, sữa tươi, phô mai, ăn kèm với mì trứng dai dai thì rất tuyệt vời. Khi nếm thử miếng đầu tiên, vị béo ngậy lan trong miệng, vị thịt băm xào ngọt thơm cùng vị hành băm, tỏi băm kết hợp tinh tế tạo nên sự ấn tượng về mùi vị, là nét đặc biệt trong cách sáng tạo về hương vị. Không chỉ là món ăn hấp dẫn mà mì sốt khoai tây còn phù hợp với mọi lứa tuổi, là món tủ với những đứa trẻ nhỏ biếng ăn. Và món ăn sẽ ngon hơn khi ăn kèm với các loại rau thơm như ngò, rau mùi và các gia vị được nêm nếm một cách vừa ăn.

Nguyên liệu cần có để làm món mì sốt khoai tây:

- 250g mì ý hoặc mì trứng (có thể sử dụng loại mì ưa thích của bạn)
- 2 củ khoai tây (sơ chế và cắt thành miếng nhỏ)
- 100g thịt băm
- 1 củ hành tây (bóc vẻ và thái hạt lựu)
- 2-3 tép tỏi (băm nhuyễn)
- 1/2 cốc kem tươi
- 1/4 cốc sữa tươi không đường
- 2-3 muỗng canh bơ hoặc dầu ăn
- 1/4 chén phô mai bào
- 2 quả cà chua
- Gia vị: Muối, tiêu, hạt nêm
- Rau mùi, mùi tàu (để trang trí và tăng vị)

Mì sốt khoai tây thịt băm
Mì sốt khoai tây thịt băm
 

Sơ chế nguyên liệu:

- Đem khoai tây đi sơ chế và để chúng ráo nước khoảng nửa tiếng.
- Thái khoai tây thành những miếng nhỏ, mang đi luộc chín.
- Băm nhuyễn tỏi và hành tây thái hạt lựu.
- Cà chua rửa sạch và bổ miếng cau.
- Thái nhỏ hành lá và rau mùi để gọn ra đĩa để trang trí. 

Quy trình chế biến:

- Nấu mì: Đun sôi nước trong nồi, cho vài hạt muối rồi thả mì vào nước đang sôi, nấu theo hướng dẫn trên bao bì hoặc cho đến khi mì chín mềm. Sau đó, vớt mì ra ngâm với nước lạnh để mì không dính vào nhau.
- Xay cà chua: Sau khi chế biến cà chua xong thì đem vào máy xay nhuyễn và trưng cà chua từ 5-10 phút cho cà chua mềm thì dầm nhuyễn.
- Ướp thịt: Cho thịt băm vào một cái tô, ướp 1/2 muỗng cà phê muối, 1/4 muỗng cà phê tiêu, 1/2 muỗng dầu ăn, 1 ít tỏi băm, trộn đều và đề trong vòng 15 phút.
- Phi tỏi xào hành tây: Bắc chảo dầu nóng, phi tỏi xào hành tây với bơ cho đến khi thơm.
- Xào thịt và khoai tây: Khi xào hành tây thơm, cho thịt đã ướp và khoai tây vào chảo nóng xào đến khi chúng mềm và chuyển sang màu vàng.
- Làm nhừ khoai tây: Vớt khoai tây ra tô, dùng nĩa miết để khoai tây nhừ ra thì đổ lại vào chảo cùng với sốt cà chua đã trưng.
- Thêm nước dùng và sữa: Đổ từ từ sữa tươi vào chảo, sau đó cho thêm kem tươi, phomai bào vào, khuấy đều đến khi hỗn hợp sôi. Nếu muốn có mì sốt sánh hơn, bạn có thể tăng lượng kem tươi và giảm sữa đi.
- Nêm gia vị: Nêm muối và tiêu, hạt nêm theo khẩu vị cá nhân, kiểm tra liên tục tránh để cho quá đậm vị.
- Trộn mì và sốt: Nước sốt trong chảo đã sôi, lấy mì đã nấu chín để ra đĩa và chan sốt khoai tây lên trên.
- Trang trí: thái một ít rau ngò, rau mùi tàu rắc lên trên món ăn vừa nấu xong để tạo thêm màu sắc và tăng hương thơm.
- Thưởng thức: Khi ăn mới bắt đầu trộn đều mì với sốt khoai tây để mì hấp thụ hương vị từ sốt khoai tây.

Mẹo nhỏ:

Mì sốt khoai tây có thể ăn kèm với một ít tiêu, gia vị hoặc sốt yêu thích của bạn.

Để khoai tây nhanh nhừ có thể đậy vung và để lửa nhỏ trong khoảng từ 8-12 phút, mở vung ra lấy đũa chọc vào khoai nếu có thể xuyên qua là khoai đã mềm rồi.

Khi sơ chế mì, nếu muốn mì nhanh chín thì hãy ngâm nước khoảng 15 phút trước khi bỏ vào nấu và nên cho vài một ít muối vào nước trần mì để cho sợi mì không bị nhạt nhẽo.

9, Cà ri gà với khoai tây

Cà ri gà với khoai tây là một món ăn ngon chứa nhiều chất dinh dưỡng và khá lạ miệng trong bữa ăn. Món ăn này có nguồn gốc từ Ấn Độ và đã được du nhập vào nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cà ri gà được nấu từ nhiều nguyên liệu và gia vị khác nhau, cần ướp và chế biến một cách cầu kỳ, tỉ mỉ để ra được thành phẩm thơm ngon và hấp dẫn. Bởi thế, nguyên liệu là yếu tố quan trọng nhất quyết định hương vị của món ăn và khâu chế biến, nêm nếm gia vị giúp gia tăng mùi vị đậm đà cho cà ri gà với khoai tây.

Cà ri gà với khoai tây là món ăn hích hợp mang đến sự mới mẻ cho bữa cơm gia đình mà vẫn bổ sung đầy đủ dưỡng chất, dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Món ăn này có vị thơm của các loại gia vị trong cà ri, vị ngọt của thịt gà, vị bùi của khoai tây, vị cay của ớt hòa quyện với nhau tạo nên một hương vị vô cùng hấp dẫn. Ngoài ra, có vị béo ngậy của nước cốt dừa, vị cay nồng của bột cà ri, vị đặc trưng của thịt gà, khoai tây, cà rốt, ăn kèm với cơm nóng hay chấm với bánh mì thì còn gì hấp dẫn hơn nữa. Do đó, nếu còn đang nghĩ ngợi chưa biết nấu gì để đổi khẩu vị cho gia đình bạn hãy thử ngay món cà rì gà với khoai tây đi, chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng đâu.

Nguyên liệu cần chuẩn bị khi chế biến món cà ri gà:

- 500g khoai tây (gọt vỏ và cắt thành miếng vừa ăn)
- 1 củ khoai lang (rửa sạch đất cát, thái miếng nhỏ)
- 1 củ hành tây (được rửa sạch, lột vỏ và thái hạt lựu)
- 1 củ toi (băm nhuyễn)
- 1 nhánh sả (thái vát)
- 1 củ cà rốt (cắt thành đốt vừa)
- 500g thịt gà (rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ)
- 400ml nước cốt dừa hoặc nước dùng
- 200ml sữa dừa
- 2 muỗng canh bột cà ri
- 1 muỗng cà phê ớt tiêu xanh
- 2 muỗng canh dầu ăn
- Gia vị: một ít hạt tiêu xay, 2 thìa nước mắm, muối, đường,…

Cà ri cà với khoai tây
Cà ri cà với khoai tây
 

Sơ chế nguyên liệu:

- Rửa sạch khoai tây và khoai lang, cắt miếng vuông vắn, vừa ăn và mang ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút.
- Gà làm sạch, nên lọc xương và chặt thành những miếng vừa ăn.
Thái cà rốt thành những miếng khoảng bằng 1 đốt ngón tay.
- Băm nhuyễn tỏi và hành tây thái múi cau.
- Sả bóc vỏ, đập dập và cắt khúc hoặc cắt vát.
- Thái nhỏ hành lá và rau mùi để gọn ra đĩa để trang trí. 

Quy trình chế biến món ăn:

- Uớp gà: Cho gà vào tô, ướp với sả, bột cà ri, nước cốt dừa, đường, hạt nêm, muối trong khoảng 30 phút cho gà thấm gia vị.
- Xào hành và tỏi: Đun nóng dầu ăn trong một nồi, cho sả vào phi đến khi có mùi thơm, tiếp tục cho tỏi vào rồi mới thêm 1/2 chỗ hành tây vào xào.
- Xào thịt gà: Cho gà đã ướp vào nồi, đảo đều tay đến khi thịt gà săn lại, có mùi thơm và chuyển sang màu vàng nghệ.
- Xào khoai tây và cà rốt: Tiếp tục cho khoai tây, khoai lang, cà rốt vào nồi xào đến khi cảm thấy nguyên liệu đã thấm đều gia vị.
- Thêm bột cà ri: Khi thịt đã chín, thêm bột cà ri vào nồi đảo đều để nguyên liệu thấm đều mùi và màu của bột cà ri.
- Thêm nước cốt dừa: Sau khi xào đến khi khô nước, đổ nước cốt dừa hoặc nước dùng vào nồi, đun nhỏ lửa cho đến khi thịt mềm.
- Thêm sữa dừa: Hầm gà trên lửa nhỏ tầm 20 phút, đổ sữa dừa vào nồi, khuấy đều và đun sôi thêm 20 phút nữa.
- Nêm gia vị: Nêm lại gia vị muối, đường, tiêu, và nước mắm sao cho vừa ăn. Cần kiểm tra và điều chỉnh gia vị để đảm bảo hương vị đúng ý.
- Thêm ớt tiêu xanh: Nếu bạn thích hương vị cay nhẹ có thể thêm ớt tiêu xanh vào nồi hoặc một chút bột ngũ vị hương.
- Hoàn thiện món ăn: Cho nốt số hành tây còn lại vào nồi đun thêm 5 phút, kiểm tra và điều chỉnh hương vị lần cuối cùng. Sau đó, tắt bếp và rắc rau thơm đã thái vào nồi cà ri gà để tăng thêm vị, tạo màu cho món ăn.
- Thường thức: Cho cà ri ra tô, trang trí thêm rau thơm.

Mẹo nhỏ:

Món ăn này thường được ăn chung với cơm trắng hoặc cũng có thể ăn kèm với bánh mì hoặc bánh bao chay chiên.

Để cà ri gà được ngon, bạn nên chọn gà có thịt chắc, ngọt thịt không nên chọn gà quá dai sẽ tốn thời gian nấu quá lâu để miếng gà mềm.

Không nên cho quá nhiều sữa tươi và nước cốt dừa, điều này sẽ khiến cho món cà ri gà bị mất mùi thơm đặc trưng hay át mất mùi cà ri.

10, Bò sốt vang

Có lẽ món ăn bò sốt vang không còn quá xa lạ đối với mọi người, mọi nhà, mọi gia đình phải không? Món bò sốt vang có nguồn gốc từ Pháp (có tên là Boeuf bourguignon). Món ăn này đã ra đời vào thế kỷ thứ XVI, tại vùng Burgundy của Pháp. Burgundy là một vùng trồng nho nổi tiếng của Pháp, và rượu vang là một nguyên liệu không thể thiếu trong món bò sốt vang. Món ăn là sự kết hợp giữa thịt bò, rượu vang đỏ cùng các loại rau củ bảo gồm có khoai tây,… cùng hầm nhừ trong vòng từ 2-3 tiếng đồng hồ. Chính vì vậy, bò sốt vang có hương vị thơm ngon, đậm đà, thích hợp cho bữa cơm gia đình. Ngay từ lần chạm đầu tiên, vị đọng trong đầu lưỡi là vị bùi của khoai tây lan dần trong khoang miệng, dần dần sẽ cảm nhận được vị ngọt từ thịt bò và vị độc lạ của rượu vang. Ba vị ngọt, bùi và một chút mùi rượu vang đỏ như đối lập nhau mà lại hòa hợp không thể ngờ, tạo nên sự độc đáo và thú vị cho món ăn này.

Vì được nấu cùng với khoai tây nên món ăn càng trở nên đậm đà và sánh hơn, khi ăn dễ dàng cảm nhận được vị ngọt của thịt bò, vị chua nhẹ của cà chua, vị cay nồng của rượu vang và vị bùi của khoai tây tạo nên một mỹ vị ẩm thực. Món ăn bò sốt vang đã được du nhập sớm vào Việt Nam và nhanh chóng thành món ăn phổ biến, thu hút nhiều người chế biến và ăn thử. Tại các cửa hàng, khách sạn món ăn này được đưa lên làm món ăn chính với giá thành phải chăng và được đánh giá là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, phù hợp với tất cả các lứa tuổi.

Bò sốt vang
Bò sốt vang
 

Nguyên liệu nấu món bò sốt vang:

- 500g thịt bò nạm (có thể sử dụng nạc vai hoặc bắp chân bò), cắt thành miếng vừa ăn
- 1 củ hành tây (lột vỏ và thái theo lát nhỏ)
- 1 củ cà rốt (nạo vỏ, cắt bằng đốt)
- 2 củ khoai tây (sơ chế sạch và cắt miếng vuông vừa ăn)
- 1 đến 2 củ tỏi (bóc vỏ và băm nhuyễn)
- 1 nhánh sả (tách vỏ và cắt khúc)
- 2-3 quả cà chua (sơ chế và thái múi cau)
- 1 gói sốt bò kho
- 2 muỗng canh dầu ăn
- 2 muỗng canh bơ hoặc hạt dầu
- 1 muỗng canh bột mỡ (hoặc bơ)
- 1 muỗng canh bột mì (để làm đặc sốt)
- Thảo mộc như thyme, húng quế (tùy chọn)
- Gia vị cần thiết: Bột canh, đường, hạt nêm, hạt tiêu đen,…

Sơ chế nguyên liệu:

- Rửa sạch khoai tây, cắt miếng vuông vắn, vừa ăn và mang ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút.
- Đem thịt bò rửa sạch với nước muối rồi thái miếng vuông vừa ăn.
- Thái cà rốt thành những miếng khoảng bằng 1 đốt ngón tay.
- Bóc vỏ, băm nhuyễn tỏi và hành tây thái múi cau.
- Sả bóc vỏ, đập dập và cắt khúc hoặc cắt vát.
- Cà chua rửa sạch rồi thái múi cau, dùng dao lọc bỏ một phần ruột tránh để món ăn bị chua quá.
- Rửa sạch húng quế và rau thơm để trang trí.

Quy trình chế biến:

- Xay cà chua: chế biến cà chua xong thì đem vào máy xay nhuyễn, nếu không có máy xay chúng ta có thể trưng cà chua từ 5-10 phút cho cà chua mề rồi dầm nhuyễn.
- Chế biến thịt: Cho thịt bò vào tô, ướp thịt bò với một ít dầu ăn, tỏi băm, muối, tiêu đen và cho một gói sốt bò kho cùng rượu vang đỏ vào rồi trộn đều lên. Để vào tủ lạnh tầm 30 phút cho đến khi thịt ngấm đều gia vị thì bỏ ra ngoài chuẩn bị nấu.
- Xào hành tây: Đặt chảo lên bếp, cho bơ lạt vào rồi đợi đến khi bơ chảy cho hành tây vào phi thơm, vàng đều thì đổ sốt cà chua vừa xay xong vào khuấy đến khi sôi nhẹ thì tắt bếp.
- Xào thịt bò: Lấy một chảo lớn, làm nóng dầu ăn và phi tỏi cho đến khi hương thơm thoang thoảng, thêm thịt bò vào chảo và xào khoảng 7 phút để thịt săn lại. Tiếp đó, cho một tô nước đầy vào nồi sao cho nước ngập mặt thịt bò nhé.
- Sau khi đã nấu khoảng 15 phút, nồi thịt bò đã sôi lên thì lấy muôi vớtt hết bọt trắng nổi lên trên mặt nước đun. Cho phần sốt cà đã được đun trước đấy vào nồi, bật bếp nhỏ lửa và hầm sốt vang sôi trong 60 phút để giảm cảm giác rượu và thịt mềm.
- Thêm thảo mộc: Để tăng hương vị cho món ăn thêm một số thảo mộc như thyme và húng quế (nếu sử dụng), rồi đun nhỏ lửa.
- Thêm khoai tây và cà rốt: Sau 60 phút hầm trên bếp, thêm khoai tây và cà tốt vào hầm đến khi khoai tây mềm mịn và tương đối nhừ. Cà rốt lâu chín hơn nên hãy cho cà rốt vào trước khoai tây tầm 10-15 phút.
- Hầm thịt bò: Hầm bò sốt vang trên lửa nhỏ, liu riu cho đến khi thịt mềm, khoai nhừ khoảng 1 tiếng đến 1 tiếng rưỡi. Thi thoảng, thêm nước dùng để giữ cho sốt không quá sệt.
- Làm sánh sốt: Pha bột năng với nước lọc lạnh, khuấy đều để tạo thành hỗn hợp nhão, rồi thêm từ từ vào nồi và đun sôi, khuấy đều tay để phần sôt này sánh lại.
- Kiểm tra và điều chỉnh hương vị: Nếm thử hương vị món ăn và điều chỉnh lại gia vị sao cho vừa với khẩu vị ăn. Nếu cần, thêm thêm nước sốt vang hoặc nước dùng để làm cho hương vị cân bằng hơn.
- Hoàn thành món ăn: Tắt bếp và cho rau thơm vào để thích thích vị giác và làm tăng màu sắc cho món ăn.
- Thưởng thức: Cho món bò sốt vang ra bát, ăn kèm với cơm trắng hoặc chấm với bánh mì hay bánh bao chiên.

Mẹo nhỏ:

Để bò sốt vang được ngon, bạn nên chọn thịt bò nạm có thịt chắc và tươi ngon.

Nếu không có rượu vang đỏ, bạn có thể thay thế bằng rượu vang trắng hoặc không dùng rượu vang cũng được.

Bí kíp để chọn khoai tây ngon

Khoai tây là một loại thực phẩm phổ biến và được mọi người ưa chuộng mua về chế biến các món ăn ngon khác nhau cho gia đình. Với đặc điểm và mùi vị dễ phối hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau, khoai tây đã đem lại những món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng cho người thưởng thức. Vậy một câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để chọn được khoai tây ngon ngọt và chất lượng? Bạn đừng lo lắng, vì Công Cụ Tốt có mặt ở đây để bật mí với bạn trong việc lựa được những củ khoai tây vừa ý.

Bí quyết chọn khoai tây ngon
Bí quyết chọn khoai tây ngon
 

- Đầu tiên, bạn nên chọn những củ có kích thước vừa phải, không bị to quá cũng không nhỏ quá.

- Tiếp theo, bạn nên chọn củ có màu vàng nhạt, vỏ nhẵn, ít vết thâm hay đốm đen và tránh những củ mềm nhũn.

- Bạn nên mua khoai tây theo mùa, khoai tây hợp với thời tiết lạnh, do đó ngon nhất vào vụ đông hay thời gian chuyển mùa lạnh.

- Cuối cùng, bạn cần lưu ý tránh tuyệt đối những củ khoai tây bị mọc mầm, thối rữa hoặc có mùi lạ.

Với những chia sẻ trên, tôi tin rằng bạn sẽ dễ dàng lựa được khoai tây ngon để chế biến các món ăn phong phú và thơm ngon cho gia đình của mình nhé.

Nguy hiểm tiềm tàng của khoai tây mà bạn nên chú ý

Tác hại của khoai tây
Tác hại của khoai tây

Bên cạnh là một loại thực phẩm bổ dưỡng chứa nhiều dinh dưỡng thì khoai tây cũng sẽ mang đến một số những tác hại xấu đến sức khỏe nếu như ăn quá nhiều, sử dụng sai cách hoặc chế biến không đúng quy trình, tiêu biểu như:

- Làm tăng cân: Do khoai tây chứa nhiều tinh bột, hàm lượng calo cao nên ăn quá nhiều có thể gây ra béo phì hay thừa cân.

- Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Khoai tây có lượng đường khá cao, nếu ăn nhiều có thể dẫn đến làm tăng lượng đường trong máu và gây nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

- Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư: Khoai tây được nấu ở nhiệt độ cao có thể sinh ra một chất độc có tên acrylamide có thể làm gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như: ung thư vú, ung thư phổi, ung thư bàng quang.

- Gây khó tiêu: Trong khoai tây có nhiều chất gây khó tiêu vì vậy nếu như ăn nhiều có thể gây đầy bụng, chướng bụng, đặc biệt là những người có hệ tiêu hóa kém.

Có thể thấy, khoai tây là một loại thực phẩm được ưa chuộng và có số lượng bán tương đối cao trong các loại thực phẩm tươi sạch nhưng nếu không được sử dụng đúng cách có thể gây ra các chất độc hại và gây tổn hại đến sức khỏe.

Đối tượng không ăn được khoai tây, vì sao?

Nếu bạn vẫn còn đang phân vân về việc bản thân mình có ăn được khoai tây hay không hay là chúng có ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bạn hay không? Hãy cùng với Công Cụ Tốt làm rõ vấn đề trên nhé!

Đối tượng không ăn được khoai tây
Đối tượng không ăn được khoai tây
 

Khoai tây là một loại thực phẩm xanh dễ ăn thế nhưng với những người dị ứng,  một số chất trong khoai tây thì đây chính là nỗi sợ hãi, bởi dị ứng có thể gây ra các triệu chứng ngứa, đau rát hoặc nổi mẩn, khó thở. Nếu bạn bị dị ứng khoai tây nên tránh ăn khoai tây và nếu có lỡ ăn phải cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám. Bên cạnh đấy, những đối tượng nên hạn chế ăn khoai tây là người mắc bệnh tiểu đường, người bị cao huyết áp, người bệnh gút và người bị rối loạn tiêu hóa. Vì người bị bệnh tiểu đường có chỉ số đường huyết cao, khi ăn khoai tây sẽ kích thích làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn, do đó họ không nên ăn các món từ khoai tây, điển hình là khoai tây chiên. Song, trong khoai tây có chứa nhiều kali có thể làm tăng huyết áp ở những người cao huyết áp và chúng chứa nhiều purine có thể làm tăng axit uric trong máu làm ảnh hưởng xấu đến người có bệnh gút. Và khoai tây còn gây rối loạn tiêu hóa cho người bị dạ dày hay người có vấn đề về đường tiêu hóa, khiến họ bị khó chịu, đầy hơi vì khó khăn trong việc tiêu hóa hết khoai tây. Chưa dừng lại ở đấy, khoai tây còn là nhân tố tác động trực tiếp đến quá trình giảm cân của bạn. Bạn thực hiện ăn kiêng với rau củ quả bảo gồm cả khoai tây và thắc mắc tại sao cân khó giảm? Đáp án chính là do khoai tây, bởi trong khoai có hàm lượng chất béo và calo cao, chúng ta nên ăn khoai tây hấp, luộc với hàm lượng vừa phải để bổ sung tinh bột cho bữa ăn. Tuy nhiên, đa số mọi người thường chế biến khoai tây bằng cách chiên hoặc nướng với nhiều dầu, chúng có thể làm tăng rất nhiều chất béo và nặng calo dẫn đến khó kiểm soát cân nặng, thậm có thể phản tác dụng ngược gây tăng cân. Sau tất cả, khi nấu khoai tây, chúng ta cần cẩn thận và lựa chọn tỉ mỉ cách chế biến phù hợp để giảm thiểu rủi ro ngộ độc, cũng như khả năng thích ứng với các chất của cơ thể. Hãy bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình bằng cách sử dụng khoai tây một cách an toàn và có hiệu quả.

Làm thế nào để giảm thiểu tác hại khi chế biến khoai tây?

Làm thế nào để giảm thiểu tác hại khi chế biến khoai tây
Làm thế nào để giảm thiểu tác hại khi chế biến khoai tây

Khoai tây là một loại thực phẩm lành mạnh và được coi là “trợ thủ đắc lực” của căn bếp gia đình. Tuy nhiên, bạn vẫn cần lưu ý một số điều khi chế biến khoai tây thành các món ăn cho gia đình yêu thương của mình. Trong khoai tây có hàm lượng dinh dưỡng và tinh bột khá cao, do đó không nên ăn quá nhiều trong một lần mà nên ăn khoai tây với một số lượng vừa phải (khoảng 200-300g một ngày). Việc duy trì ăn khoai tây trong một thời gian dài tưởng chừng như có nhiều lợi ích nhưng lại là nguyên nhân chính đem đến sự thừa cân và béo phì. Vì vậy, bạn nên hạn chế hàm lượng ăn trong ngày và khi ăn nên kết hợp chúng với các loại rau củ quả khác để giúp cân bằng dinh dưỡng lại và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Đồng thời, một điều bạn cũng cần nhớ khi lựa chọn khoai tây là tránh tuyệt đối những củ mọc mầm, có vết thâm đen hoặc mốc bởi trong khoai mọc mầm có chứa solanine, một chất độc có thể gây ngộ độc, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng. Không chỉ vậy, bên trong khoai có chứa các chất độc và nhựa, chính vì thế nên bạn cần có bước sơ chế cơ bản để làm sạch khoai tây trước khi chế biến. Để loại bỏ độc tố, chúng ta cần rửa sạch khoai tây, nạo vỏ và khoét hết các mắt đen trên củ khoai đi, sau đó ngâm nước muối loãng khoải 15 đến 20 phút. Ngoài ra, khoai tây thường được ưa thích bởi chúng có thể nấu được nhiều món bao gồm: hấp, luộc, xào, chiên, rán, nướng,… thế nhưng không phải ai cũng biết rằng ở nhiệt độ quá cao trong khoai tây sẽ hình thành acrylamide – một chất độc gây ung thư. Và để giảm thiểu lượng acrylamide bạn cần chế biến thực phẩm ở nhiệt độ thấp hơn, không nấu khoai tây quá chín, hơn thế, hạn chế ăn khoai tây chiên thường xuyên. Tóm lại, bạn hãy nhớ rằng khoai tây là một loại thực phẩm ngon – bổ - rẻ, được ưa thích ở Việt Nam nhưng bên trong Khoai tây vẫn ẩn chứa độc tố và một chất độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và gia đình bạn. Với những lưu ý và phương pháp trên, bạn có thể lựa chọn cho mình cách chế biến các món làm từ khoai tây một cách lành mạnh và an toàn nhé.

Tổng quan tất cả những điều cần nhớ khi chế biến các món ăn từ khoai tây

Chuyên mục cẩm nang vào bếp đến từ Công Cụ Tốt chắc hẳn đã cung cấp cho bạn một số món ăn ngon và bổ dưỡng được chế biến từ khoai tây rồi phải không. Sau khi, có trong tay đầy đủ các phương pháp làm phong phú và cải thiện bữa ăn gia đình thì bạn đã phần nào giải quyết được nỗi lo lắng về việc “hôm nay nấu món gì đây?”. Công Cụ Tốt mong những thồng tin và kiến thức trên sẽ phần nào giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm kiếm và cải thiện căn bếp của mình.

Tổng quan về món ăn làm từ khoai tây

Tổng quan về món ăn làm từ khoai tây

Khi đọc thông tin trên, nếu như các bạn cảm thấy có vấn đề chưa hợp lý hoặc có cách chế biến khác hãy phản hồi và đóng góp tới chúng tôi để chúng tôi kịp thời sửa chữa và bổ sung thêm nhanh chóng, kịp thời, hợp lý. Một loại siêu thực phẩm như khoai tây, với nhiều lợi ích và tác dụng tốt đến cho sức khỏe của bạn và góp phần cung cấp cho bữa ăn một loại rau củ chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn loại khác. Tuy nhiên, cũng cần cẩn thận khi chế biến vì bên trong khoai tây có chứa chất gây ngộ độc và để ý hạn chế nấu khoai tây với các đối tượng có bệnh lý không phù hợp để không xảy ra chuyện ngoài tầm kiểm soát. Công Cụ Tốt chúc các bạn sẽ có những trải nghiệm độc đáo và tuyệt vời với trọn bộ công thức về khoai tây nhé. Bằng sự sáng tạo và tỉ mỉ Công Cụ Tốt tin rằng bạn sẽ làm chủ được căn bếp của chính mình, biến đấu khoai tây thành những món ăn độc đáo, đẹp mắt và đầu dinh dưỡng. Hãy bắt tay vào công việc sáng tạo món ăn mới từ khoai tây bằng sự sáng tạo và khéo léo của bạn, Công Cụ Tốt sẽ luôn ở đây dõi theo hành trình khám phá thế giới ẩm thực đầy thú vị. Đừng quên chia sẻ những trải nghiệm tuyệt vời của bạn nhé!

Nguồn tham khảo

Trong quá trình tìm hiểu thông tin để hoàn thiện bài viết này, chúng tôi có tham khảo một số dữ tiệu theo đường link dưới đây. Chúng tôi xin chân thành cám ơn các tác giả (tên được in đậm ngay sau tên tư liệu). Chúng tôi cũng không chịu bất cứ trách nhiệm gì nếu nội dung tham khảo bị thay đổi bởi bên thứ ba sau khi chúng tôi đăng bài viết này.

 
gọi Miễn Phí