Cây cà chua, đặc tính thực vật và sinh thái - GS Đường Hồng Dật

Đăng lúc: , Cập nhật

Trong bài viết này, Giáo sư Tiến sỹ nông nghiệp Đường Hồng Dật sẽ giới thiệu với các bạn đặc tính thực vật và đặc tính sinh thái của cây cà chua lycopersicum esculentum mill và những người biên tập ở Công Cụ Tốt có bổ xung các hình minh họa mầu một cách chi tiết. Tài liệu này có thể dùng cho sinh viên hoặc những người đang có nhu cầu tìm hiều canh tác cây cà chua

Bài viết trong sách chuyên sâu về đặc tính thực vật và đặc tính sinh thái của cây cà chua lycopersicum esculentum mill bởi Giáo sư Nông học Đường Hồng Dật

Cây cà chua (loài thực vật Lycopersicum esculentum được Mill. mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1768, nên có tên khoa học là Lycopersicum esculentum Miller, danh pháp hai phần là Solanum lycopersicum L). Cây cà chua thuộc họ Cà (Solanaceae)

Cây cà chua

Quả cà chua có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong quả cà chua có các loại vitamin A, B, C, D. Vitamin C trong quả cà chua khi nấu chín vẫn giữ được phần lớn khối lượng mà chỉ bị bay hơi tương đối ít, bởi vì trong quả cà chua có các axít xitric và axít táo, là những loại axít có tác dụng bảo vệ vitamin C. Các loại axít này còn có tác dụng tiêu được các chất béo.

Vitamin A thúc đẩy sự phát triển của cơ thể khi còn nhỏ và làm tăng sức chống đỡ bệnh tật. Vitamin B giúp cho tiêu hoá. Trong quả cà chua các loại vitamin A và C có nhiều hơn vitamin B. Trong quả cà chua có chất khoáng, chủ yếu là lân (P) và sắt (Fe).

Quả cà chua có thể ăn tươi. Nhất là các giống cà chua hồng, quả ăn vừa ngọt, vừa dôn dốt chua thanh. Cà chua có thể nấu canh với thịt, đánh nước "sốt" với cá. Quả cà chua còn dùng làm nguyên liệu để chế biến đồ hộp, làm nước quả cà chua, phơi khô và làm mứt.

Cà chua có thể ăn sống

Cà chua có thể ăn sống Ảnh của furkanfdemir

Cây cà chua có thể cho năng suất cao, sinh trưởng nhanh, bảo quản được tương đối dài hơn so với các loại rau khác, quả có khả năng vận chuyển được tiện lợi và đi xa.
 
Cà chua là cây sai quả

Nguồn gốc cây cà chua ở Việt Nam

Cà chua có nguồn gốc từ Peru, một nước ở Nam Mỹ. Người Mêhicô trồng cà chua lâu đời nhất so với các nước khác trên thế giới. Bằng chứng di truyền cho thấy cà chua tiến hóa từ loài cây nhỏ quả mầu xanh phổ biến ở vùng cao nguyên Peru.

Ở Việt Nam, lịch sử trồng cà chua chỉ từ giữa thế kỷ 19 mặc dù nó đã được dùng ở châu Âu từ thế kỷ 17 (có mặt ở châu Âu sớm hơn nữa nhưng do thuộc họ Cà , người châu Âu liên tưởng đến cà độc dược). Trong những năm gần đây ở nước ta, diện tích trồng cà chua ngày một tăng. Điều kiện thiên nhiên, khí hậu và đất đai nước ta rất thích hợp cho cà chua sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, khắp các tỉnh từ Nam chí Bắc, ở đâu cũng trồng được cà chua.
 
Cà chua ở Việt Nam

Một người nông dân xã Quỳnh Hương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Thái Bình đang thu hoạch cà chua vào tháng 4/2021. Ảnh Nhật Minh, nguồn VOV.VN
 

Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các nhóm đặc tính cây cà chua theo các mục dưới đây nhé:

Đặc tính thực vật học của cà chua

Vòng đời cây cà chua

Vòng đời của cây cà chua. Nguồn Let's Talk Science

Rễ cây cà chua

Bộ rễ cà chua phát triển rất khoẻ. Sau khi hạt nảy mầm rễ bắt đầu phát triển và chỉ sau khoảng 3 tuần lễ rễ cái đã có thể ăn sâu vào đất 65 cm. khi đưa cây cà chua con từ vườn ươm ra trồng rễ cái thường bị đứt, cho nên rễ phụ thường phát triển nhiều. Rễ cà chua có sức tái sinh rất khoẻ, nên sau khi trồng rễ phụ và rễ tơ mọc ra nhiều.

Rễ cây cà chua

Rễ cây cà chua. Ảnh Lobo - nguồn Dengarden

Sau khi trồng 2 tháng, rễ phân bố nhiều ở tầng đất mặt dày khoảng 60 cm, tập trung nhiều nhất ở lớp đất cách mặt đất 30 cm. Có một số ít rễ ăn sâu xuống đến 1,0 - 1,3 m. Rễ lan ra theo chiều ngang cách gốc cây 1.0m, nhưng tập trung nhiều phạm vi bán kính 60-65cm. 

Thân cây cà chua:

Có 2 loại hình thân. Các giống cà chua thân lùn chỉ cao 35-70cm, có thân cứng mọc thăng, không cần dùng cọc để chống đỡ. Các giống cà chua thân mềm, khi cây cao khoảng 1,5-2,0m thì có khuynh hướng bò ra, cho nên cần dùng cọc tre để chống đỡ. 

Cà chua thân lùn

Giống cà chua thân lùn

Giống cà chua thân đứng

Trên thân cây, ở gốc cuống lá thường ra nhiều mầm non, về sau phát triển lên thành nhánh, do đó cành lá cà chua rất sum suê. Ở gần gốc thân, thường mọc ra nhiều rễ,đó là các rễ bất định (rễ chân kiềng). Vì vậy nếu cắt một đoạn cành đem ra giâm có thể phát triển thành cây cà chua hoàn chỉnh.

Lá cà chua

Cà chua có nhiều loại hình lá khác nhau. Có giống lá bé ít khía, có giống lá có hình dáng giống lá khoai tây, có giống lá nhiều khía, có giống lá xoăn lại. Nhìn chung, các giống cà chua ngắn ngày có lá tương đối bé, màu sắc tương đối nhạt. Thân và lá có lông tơ, có mùi hãng đặc biệt.

Là cây cà chua

Lá cây cà chua. Ảnh Blog Word Tomatoes

Hoa cây cà chua

Hoa cây cà chua là cơ quan sinh sản của cây cà chua. Hoa cà chua mọc thành chùm. Hoa thường do mầm ở đầu thân cây phân hoá thành. Khi mầm ở đầu thân hình thành hoa, thì mầm ở các nách lá phát triển thành nhánh thay thế. Cứ như thế càng tiếp tục phát triển lên.

Cây cà chua phát triển được 7-9 lá thì xuất hiện chùm hoa đầu tiên. Về sau cứ cách 2-3 lá lại mọc ra 1 chùm hoa. có những dạng cà chua, trên ngọn cây, cách một lá mọc ra 1 chùm hoa, hoặc mọc liên tục 2-3 chùm hoa, do đó cây không thể sinh trưởng lên cao được. Dạng cà chua này thường có chiều cao cây tương đối thấp.
Hoa cà chua

Các bộ phận của hoa cà chua, hoa cà chua cánh đơn và cánh kép  Đồ họa: NGuyễn Thái Hà

Do có những đặc điểm ra hoa và sinh trưởng của thân cây có khác nhau nên người ta phân biệt các dạng cà chua thành 2 loại hình:

Loại hình sinh trưởng vô hạn

Các dạng cà chua thuộc loại hình này có cây sinh trưởng được 7-9 lá thì mầm ở đầu thần phát triển thành chùm hoa đầu tiên. Nhánh ở thân phát triển và thay thế. Khi có 2-3 lá thì mầm đầu nhánh phát triển thành chùm hoa. Giữa các lá lại mọc ra nhánh thay thế, cây cứ tiếp tục sinh trưởng. Dạng cà chua này thường sinh trưởng và phát triển mạnh, thời gian sinh trưởng dài, cây cho nhiều quả.
 

Loại hình sinh trưởng có hạn

Chùm hoa đầu tiên của các dạng cà chua thuộc loại hình này thường được hình thành sớm hơn các dạng cà chua sinh trưởng vô hạn. Các nhánh thay thế mọc ra sau chỉ ra 1-2 lá thì mầm đầu cành đã phát triển thành hoa. Trên thân cây các dạng cà chua này thường mọc ra 3-4 tầng chùm hoa. Những mầm ở phía dưới chùm hoa không tiếp tục phát triển thành nhánh thay thế. Những nhánh mọc ra ở giữa lá, chỉ tạo thành 1-2 tầng chùm hoa và không phát triển lên nữa.

Các cây cà chua thuộc loại hình này có thân phát triển không cao, sản lượng quả thấp, thời gian ra quả tương ngắn. đối

Chùm hoa và loại hoa đực hoa cái

Cà chua ra hoa thành từng chùm, mỗi chùm có 5-8 hoa hoặc nhiều hơn. Giữa các hoa có những khoảng trống. Khi gặp những diều kiện không thuận lợi như: quá lạnh, quá nóng, quá khô hạn, quá ẩm ướt, thức ăn, nước bị thiếu, sâu bệnh gây hại v.v... các khoảng trống này phình to lên do tích tụ vào đó một loại men làm ảnh hưởng đến sự liên kết giữa các tế bào gây ra hiện tượng hoa, quả bị rụng. Có thể sử dụng chất kích thích sinh trưởng 2,4-D để hạn chế hoạt động của men này, ngăn cản hiện tượng rụng hoa, rụng quá.

Cà chua có cả hoa đực và hoa cái. Nhị đực có từ 5 cái trở lên, phấn hoa màu vàng, tụ tập thành một ống hình thoi tròn, bên ngoài nhị cái. Hoa cái có đầu nhụy vươn ra ngoài hơn hẳn phải nhờ phấn hoa đực khác đến thụ phấn.

Hoa cà chua thụ phấn bởi ong

Thông thường hóa tự thụ phấn. Nhưng có trường hợp đầu nhuỵ phát triển tương đối nhanh, cho nên trước khi nhị đực tung phấn vào thì đầu nhuỵ đã vươn cao ra ngoài, do đó phải nhờ phấn của nhị đực hoa khác đến thụ phấn. Nếu thụ phấn không đầy đủ thì hình thành quả bé hoặc quả dị dạng.

Quả cà chua

Quả cà chua hình tròn hoặc hơi dẹt. Cũng có giống quả hình trứng, hình quả tim, quả đào, quả lễ v.v... khi quả chín tuỳ thuộc vào đặc điểm của giống mà có màu sắc khác nhau: đỏ, vàng hồng, hồng v.v...

Quả cà chua có nhiều hình dạng

Cấu tạo quả cà chua: Quả cà chua gồm có vỏ, thịt quả, dịch quả và hạt.

Cắt ngang quả cà chua, ta thấy: Sát vỏ quả là thành ngoài. Bên trong quả chia thành nhiều buồng hạt (2-20 buồng hạt). Các buồng hạt được các thành trong ngăn cách ra. Giữa buồng hạt là khoảng trống chứa đầy dịch quả và hạt. Thành quả càng dày thì thịt quả càng nhiều và càng ít hạt. Thành quả, nhất là thành trong, có hàm lượng chất khô cao.

Trong thịt quả cà chua có 3.1% chất đường (chủ yếu là glucô), 0,1% chúa nito. chất 0,84% xenlulô, 0,5% axits hữu cơ (chủ yếu là axít xitric), 0,13% chất prôtêin, 0,6% tro. Phần còn lại là nước.

Trong quả xanh có 0,1 - 0,3% tinh bột, khi quả chín hầu hết tinh bột chuyển thành đường
Quả cà chua bổ ngang
Cấu tạo quả cà chua: Hình quả cà chua bổ ngang 1-Vỏ, 2- Thành ngoài, 3- Khoảng trắng, 4- Hạt, 5- Thành trong. Minh họa: NGuyễn Thái Hà


Vị đắng của quả cà chua là do solarnin. Lượng chất này trong cà chua xanh là 4mg% và tăng lên 8mg% khi cà chua chín. Cà chua giàu vitamin C (18-35mg%) và caroten (1,2mg%). Chất màu chủ yếu của cà chua là carôtinoit, clorophin. Theo mức độ chín, lượng clorophin giảm, lượng carôtinoit tăng.

Ở độ chín hoàn toàn lượng vitamin C và crotinoit đạt tỷ lệ cao nhất, lượng axít giảm, lượng đường tăng, thịt quả có vị ngọt hơn lúc còn xanh. Lượng protopectin giảm làm cho vỏ dễ tách ra và quả bị mềm.

Cà chua chín cây có chất lượng tốt hơn so với cà chua chín trong thời gian bảo quản.

Chúng tôi đã nghiên cứu và thấy rằng Lớp thịt càng dày buồng đựng hạt càng bé, chất lượng quả càng cao.

Đặc điểm sinh thái cây cà chua

Thời điểm có khí hậu phù hợp trồng cây cà chua ở Việt Nam

Cà chua là loại cây thích khí hậu ấm áp. Vì vậy, ở vùng đồng bằng Bắc bộ thường trồng cà chua vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân để cho cây sinh trưởng và phát triển vào thời kỳ trời ấm dần lên. Còn ở các tỉnh miền núi phía Bắc cà chua trồng vào cuối vụ xuân, vì nhiệt độ ở đó thường thấp hơn ở đồng bằng.
 
Cà chua sợ rét và cũng rất sợ nóng. Vì vậy, ở các tỉnh đồng bằng, vào tháng 7,8 cà chua rất hiểm vì thời tiết quá nóng. Trong khi đó ở các tỉnh miền núi vào các tháng 11-12 không có cà chua, vì nhiệt độ quá thấp.

Yếu tố ánh sáng

Cà chua yêu cầu có ánh sáng đầy đủ. Có đủ ánh sáng cây mới phát triển tốt, quả to, màu sắc lá tươi, phẩm chất quả ngon.

Cà chua là loại cây ưa ánh sáng. Sinh trưởng ở vùng ít ánh sáng, cây gầy, cao ra hoa ít, hoa dễ rụng, quả bé, màu sắc không tươi, phẩm chất quả kém.

Cà chua trắng mùa hè ở các tỉnh miền núi có năng suất cao hơn ở các tỉnh đồng bằng phía Bắc, bởi vì vào mùa hè ở các tỉnh miền núi trời ít mây, ánh sáng đầy đủ, khí hậu không quá nóng bức như ở đồng bằng phù hợp với yêu cầu của cây cà chua.

Yếu tố nhiệt độ đất và không khí

Cà chua sinh trưởng và phát triển thích hợp trong điều kiện nhiệt độ trung bình 22-26"C. Quá trình đồng hoá các chất dinh dưỡng của cà chua diễn ra mạnh mẽ ở 20-22"C. Khi nhiệt độ lên cao đến 30"C quá trình đồng hoá giảm rõ rệt. Trên 35"C cà chua ngừng sinh trưởng. Nhiệt độ thay đổi, trong phạm vi 15-35"C, cà chua có thể ra quả. Khi  nhiệt độ xuống dưới 10"C cà chua không ra quả.

Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều gây trở ngại cho sự nẩy mầm của phấn hoa. Nhiệt độ quá thấp làm cho mầm hoa sau này chuyển hoá thành túi nhị hoa có nhiều ngăn, cho nên hình thành quả dị dạng, bên trong có nhiều ngăn. Cà chua là cây chịu rét tương đối khá. Tuy vậy, khi nhiệt độ xuống dưới 15"C, cây không ra hoa được, dưới 10C cây ngừng sinh trưởng và khi nhiệt độ xuống thấp hơn 0°C cây cà chua chết.

Nhiệt độ đất cũng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của cà chua. Khi nhiệt độ đất trong khoảng 24- 31"C, cây cà chua sinh trưởng nhanh, nhưng khi nhiệt độ lên đến 33"C thì sinh trưởng của cà chua chậm lại, lên đến 35°C thì cây ngừng sinh trưởng. Nhiệt độ trong đất thấp gây ra những ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cà chua.

Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến chất lượng quả cà chua. Lúc quả đã lớn và sắp chín, nếu gặp nhiệt độ 22- 25°C, quả có màu sắc rất đẹp, màu đỏ tươi. Nếu gặp nhiệt độ dưới 20°C hoặc cao hơn 25"C thì quả có màu sắc kém tươi. Cho nên ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ thu hoạch cà chua vào cuối tháng 3, sang tháng 4 và vào cuối mùa thu thì quả có màu sắc tươi, đẹp hơn các tháng khác. Ở các tỉnh miền núi phía Bắc cà chua thu vào tháng 7 và đầu tháng 8, thì quả tương đối to, màu đỏ tươi trông rất đẹp.

Yếu tố độ ẩm 

Cà chua phát triển tốt ở những nơi độ ẩm trong đất tương đối cao, trong khi độ ẩm không khí tương đối thấp. Trong thời gian ươm cây con, độ ẩm đất trong vườn ươm 60-70% là tốt nhất. Từ thời kỳ ra quả về sau, yêu cầu độ ẩm đất cao hơn, vào khoảng 85-95%. Thời gian quả lớn là lúc yêu cầu lượng nước có đầy đủ. Nước lúc này là yếu tố trọng để đảm bảo cho năng suất cà chua cao. quan

Cần chú ý là đối với cà chua phải tưới nước đều. Nếu để cây lúc thừa, lúc thiếu nước sẽ làm cho quả dễ bị nứt. Vào thời gian ra hoa, nếu đất bị khô hoa hình thành ít, dễ bị rung. Độ ẩm trong đất thấp, quả cà chua thường bị bệnh “thổi rốn quả, một loại bệnh sinh lý do thiếu nước.

Trống cà chua ở các chân đất không thoát nước, cây dễ bị úng và trên lá xuất hiện nhiều loại bệnh. Đặc biệt là các bệnh héo lá do vi khuẩn Bacterium solanacearum EF Smith. Nếu gặp thời tiết nóng bức và ẩm ướt dễ phát sinh các bệnh "đốm xám" trên lá do nấm Septoria lycopersici Spreg., bệnh "đốm vòng" lá do nấm Macroporium Solani Ell. et Mart.

Trong thời gian ra hoa, nếu gặp mưa nhiều quá trình thụ phấn gặp trở ngại làm cho hoa rụng. Bị hạn lâu ngày, khi gặp mưa rào, quả dễ bị nứt. Ở vùng đồng bằng sông Hồng, trồng cà chua vào mùa hè thường gặp nhiều khó khăn do mưa nhiều, trời nắng nóng dễ làm rụng hoa, rụng quả, một số quả bị nứt nẻ, mặt khác trong điều kiện khí hậu như vậy nhiều loại sâu bệnh phát sinh và gây hại nặng.

Độ PH của đất

Cà chua phát triển thích hợp ở các chân đất nhẹ, pH đất thích hợp là 6,0-6,5.

Vai trò của cây cà chua ở nước ta

Nhân bài viết mang tính học thuật của Giáo sư Đường Hồng Dật, chúng tôi đã biên soạn ở trên. Dưới đây chúng tôi cũng tổng hợp một số nguồn tài liệu về vai trò của cây cà chua

Vai trò cây cà chua đối với sức khỏe

Vitamin A và C trong Cà chua giúp cải thiện thị lực

Nghiên cứu cho thấy hàm lượng vitamin A cao của cà chua có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng

Lycopene trong cà chua giúp phòng chống ung thư:

Lượng lycopene có trong cà chua giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, dạ dày, cổ tử cung, đại tràng. ác dụng phòng chống ung thư của cà chua hốt hơn nhiều khi nấu loại quả này với dầu ô liu.

Làm sáng da:

Chất lycopene trong cà chua có tác dụng chống oxi hóa mạnh và bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời

Cà chua giúp giảm lượng đường trong máu:

Cà chua chứa rất ít carbonhydrate nên giúp bảo vệ thận và thành mạch, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Ăn cà chua thúc đẩy ngủ ngon:

Hàm lượng vitamin C và lycopene có tác dụng giúp ngủ ngon hơn

Vitamin K trong cà chua giúp xương chắc khỏe

Cà chua chứa vitamin K và canxi, giúp xương chắc khỏe

Cà chua giúp giảm đau mãn tính:

Cà chua có chứa carotenoid và bioflavonoid, có tác dụng chống viêm rất tốt.uống một ly nước ép cà chua mỗi ngày có thể làm giảm nồng độ TNF - alpha trong máu, một sát thủ gây viêm. Cà chua rất tốt cho những người bị bệnh tim mạch và Alzheimer.

Cà chua ít chất béo. giúp giảm cân:

Cà chua chứa ít chất béo, không chứa cholesterol, và chứa nhiều chất xơ, giúp giảm cân hiệu quả. 

Vai trò cây cà chua trong nông nghiệp Việt Nam

Tại kết quả nghiên cứu chọn tạo và khảo nhiệp giống cà chua lai VT15 của các tác giả Đoàn Xuân Cảnh, Nguyễn Đình Thiều, Đoàn Thị Thanh Thúy, Nguyễn Thị Thanh Hà năm 2020 ( tải về tại đây) thì diện tích sản xuất cà chua cả nước năm 2019 là 23,791 nghìn ha, sản lượng 673.194,5 tấn, giảm 6,9% so với năm 2015 (25,48 nghìn ha). Trong đó, các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng và Lâm Đồng có diện tích sản xuất chiếm 60,5% trong tổng diện tích sản xuất cả nước.

Theo thống kê năm 2022, Tại Việt Nam, cà chua được trồng và tiêu thụ phổ biến cả nước với iện tích cà chua dao động trong khoảng 23 – 25 ngàn ha, ước tính 40% ở phía Nam với diện tích khoảng 9.000 ha, trong đó Lâm Đồng có diện tích lớn nhất khoảng 7.000 ha/năm. 

Năng suất cà chua tùy theo giống, đạt từ 40 – 60 tấn/ha, thậm chí có giống năng suất đạt 80 – 90 tấn/ha. Giống cà chua Anna và Kim Cương là hai giống được trồng phổ biến.

Cây cà chua cherry ở Đà Lạt

Cây cà chua cherry ở Đà Lạt trong một trang trại chuyên canh cà chua năm 2023

Các tỉnh Nghệ An, Lạng Sơn, Thái Bình là những nơi trồng cà chua chuyên canh nhiều, nông dân có hiệu quả kinh tế tùy năm. Cũng có những năm được mùa thì rớt giá. Những năm được giá như 2020 có thể thu lãi 25 triệu đến 300 triệu đồng mỗi ha.

Nguồn tham khảo

Trong quá trình tìm hiểu thông tin để hoàn thiện bài viết này, chúng tôi có tham khảo một số dữ tiệu theo đường link dưới đây. Chúng tôi xin chân thành cám ơn các tác giả (tên được in đậm ngay sau tên tư liệu). Chúng tôi cũng không chịu bất cứ trách nhiệm gì nếu nội dung tham khảo bị thay đổi bởi bên thứ ba sau khi chúng tôi đăng bài viết này.

 
gọi Miễn Phí