Kỹ thuật trồng cà phê - Minh Ngọc

Đăng lúc: , Cập nhật

Bài viết sau đây sẽ cho bạn thông tin về cách trồng cà phê

Kỹ thuật trồng cà phê

1. Điều kiện chung của cây cà phê

+ Về sinh thái: Cà phê Chè thích hợp ở vùng á nhiệt đới và vùng núi cao, những nơi có khí hậu mát mẻ và hơi lạnh, nhiệt độ thích hợp để phát triển là khoảng 18 - 24 độ C sự phát triển của cây sẽ suy yếu khi nhiệt độ môi trường trên 25°C. Để cây cà phê Chè phát triển tốt, thông thường độ cao phải trên 1.000 m, dưới độ cao này cây phát triển rất èo uột. Lượng mưa thích hợp cho sự phát triển của cây là 1200 1500 mm/năm, nếu lượng mưa cao trên 2500 mm/năm sẽ gây bất lợi cho cây. Cây cà phê phát triển được trên đất có pH từ 4 – 8, tối ưu 5.2 - 6.2. Cà phê Vối và cà phê Mít thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ 24- 26°C; lượng mưa trên 2000 mm/năm. Cây cà phê ra ánh sáng tán xạ, những nơi có ánh sáng cường độ mạnh cần trồng cây che bóng. Gió lạnh, nóng, khô đều có hại đến sinh trưởng của cây cả phê. Gió mạnh làm lá bị rách, rụng, các lá non bị khô. Gió nóng làm tăng quá trình thoát hơi nước của cây vì vậy cần có cây che bóng, đai rừng chắn gió.

+ Về đất đai: Cà phê là cây không đòi hỏi khắt khe về đất nhưng để có năng suất cao và ổn định thì đất trồng cà phê cần phải được cây bừa kỹ, dọn sạch cỏ dại trước khi trồng và phải là đất dễ thoát nước. tầng đất dày trên 70 cm, mực nước ngầm sâu hơn 100 cm, hàm lượng chất hữu cơ và dinh dưỡng khá. Các loại đất phong hóa từ Pooc-phia, đá vôi, sa phiến thạch, granit... nếu có đủ điều kiện nêu trên đều có thể trồng được cà phê, song đất bazan là loại đất thích hợp nhất.

Đất từ các vườn cà phê già cỗi hay phải hủy vì bị sâu, bệnh bại rẻ không được trồng lại cà phê ít nhất là trong 3 năm. Trong thời gian này cần phải áp dụng các biện pháp cải tạo (trồng cây hòa thảo như rau đậu...) và xử lý đất để diệt trừ mầm bệnh. Trước khi trồng lại cần kiểm tra đất, nếu hết mầm bệnh thì mới tiến hành trồng mới vườn cà phê

2. Xây dựng vườn ươm giống

+ Thiết kế vườn ươm: Chọn nơi tưới tiêu thuận lợi, gần đường và dễ vận chuyển cây giống, tương đối kín gió. Giàn che có chiều cao cột từ 1.8 - 2 m, luống rộng từ 12 - 1.5 m, dài từ 20 - 25 m, theo hướng Bắc - Nam, lối đi giữa các luống rộng từ 30 - 40 cm, xung quanh vườn được che kín gió.


Cà phê trồng trong vườn ươm
 

+ Chọn loại giống: Sử dụng các giống đã được công nhận, chọn quả đã chín hoàn toàn từ vườn sản xuất giống có 5-6 năm tuổi, hải và chế biến để lấy hạt giống trong vòng 24 giờ. Sau khi xát vỏ thịt đem ủ từ 18-20 giờ rồi đãi thật sạch nhớt, phơi nơi thoáng gió, nắng nhẹ với độ dày từ 2 - 3 cm, khi độ ẩm trong hạt còn 20-30% là đủ độ ẩm để làm giống. Hạt giống không nên để quá 2 tháng, càng để lâu càng mất sức nảy mầm.

+ Xử lý hạt giống: Đem hạt giống hong dưới nắng khi vỏ thóc hơi giòn, chà nhẹ cho bong lớp vỏ thóc, loại bỏ những hạt sâu, dị dạng, ngâm hạt giống từ 20 - 24 giờ trong nước ẩm 50-60°C (nước vôi 1 kg v hat oi + 50 lít nước), sau đó đãi thật kỹ bằng nước sạch. Để đảm bảo nhiệt độ giữ trong khoảng
30-32°C có thể dùng rơm, rạ, lá chuối khô, bao đay lót vào đáy và thành thúng, phủ 1 lớp bao tải, đưa hạt giống vào ủ, trên mặt cũng đậy kín bằng lớp bao tải sạch. Để cho hạt này mầm nhanh, hàng ngày tưới nước ấm (30-40°C) hai lần vào khoảng 6- 7 giờ sáng và 6-7 giờ tối. Không nên dỡ lớp bao tài nhiều làm mắt nhiệt. Sau ủ 5 ngày kiểm tra, lựa hạt đã nứt nanh (nhú mầm) đem gieo, không để mầm dài quá 3 mm.


Cây con củagiống cà phê Vối lailai TRS

+ Đất đóng bầu và túi rơm cây: Đất dùng đông bầu ươm phải tây ở tầng đất mặt tơi xốp, có độ phì nhiêu cao, hàm lượng hữu cơ đạt 30% trở lên. Đất phải hong khô, đập vụn, qua sàng 5 nun loại bỏ hết tàng dư hữu cơ, sỏi đá sau đó trộn đều với phân chuồng hoai và phân lân nấu chảy với tỷ lệ như sau: Đất 1,000 kg + phân chuồng hoai 200 kg+ lân 20kg

Túi bầu có kích thước 12-13 cm x 20-23 cm, phần dưới đáy bầu đục 6-8 lỗ nhỏ đường kính 5 mm để thoát nước. Bầu đất phải chặt, cân đối, thẳng đứng (hai góc đáy bầu phải nén chặt đất, lung bầu không có chổ gãy khúc). Xếp bầu đất xít nhau, thẳng đứng, thành từng luống rộng 1- 1.2 m theo hướng Bắc-Nam, luống cách luống khoảng 50- 60 cm, quanh luống gạt lấp 1/3-1/4 chiều cao bầu để giữ ẩm và ổn định luống bầu.

Cây con phát triển trong túi ươm

+ Cho hạt nhú mầm rễ vào bầu: Tưới nước cho đất bầu đủ ẩm, dùng que tròn, nhọn có đường kính 1 cm chọc 1 lỗ ở giữa mặt đất để đưa hạt vào, đầu mầm rễ hướng xuống đất, độ sâu đặt hạt 0.5-1 cm sau đó lấp đất. Dùng trấu rắc lên mặt bầu. Hàng bầu ở mép ngoài luống nên gieo 2 hạt để lấy cây con trồng dặm vào các bầu có cây bị chết (khoảng 5% số bầu gieo hai hạt). Gieo xong dùng vòi sen tưới đề  ổn định hạt, hàng ngày tưới nước để đất đủ ẩm cho mầm mọc đều khỏe.

+ Chăm sóc cây con tại vườn ươm:

Trồng dặm: Từ khi cây đội mũ đến khi ra hai lá đầu, dùng cây ở túi bầu dự phòng dặm vào những bầu cây không mọc.

Tưới nước: Cần tưới nước đầy đủ cho cây theo liều lượng cây còn nhỏ thì tưới lượng nước ít nhiều lần, cây lớn tưới lượng nước nhiều và ít lần. Cụ thể như sau:

Tháng tuổi Giai đoạn sinh trưởng của cây con Số ngày/lần tưới Lượng nước tưới (lít/m²/lần)
Tháng thứ 1 Nấy mầm, đội mũ 1-2 6
Tháng thứ 2 Lá sò 2-3 9
Tháng thứ 3-4 1-3 cặp lá 3-4 12-15
Tháng thứ 5-6 4 cặp lá trở lên 4-5 18-20

Bón phân: Khi cây có cặp lá thứ nhất bắt đầu bón thúc. Phân vô cơ gồm Urê và kali với tỷ lệ 200 gr urê + 100 gr KCl hòa tan trong 100 lít nước, tưới đều và tăng dần lượng theo thời gian phát triển của cây. Tưới phân vào buổi sáng, khoảng 15 - 20 ngày tưới một lần.
 
Phân hữu cơ gồm phân chuồng ngâm kỹ trước khi tưới một tháng. Khi tưới cần pha loãng theo tỷ lệ 1 nước phân + 5 nước lã và tăng dần nồng độ. Lượng phân thúc cho 1 ha vườn ươm: Phân chuồng 20-30 tấn, phân hữu cơ sinh học 2 tấn, urê 500 kg, lân 1.000 kg, kali 300 kg.

+ Phòng trừ sâu bệnh và làm có: Chú ý phòng bệnh lở cổ rễ, đưa cây bị bệnh ra khỏi vườn để đốt, phun cho các cây còn lại dung dịch boocđô 0.5%; Vicarben 0.25% hoặc Till 0.1%. Từ 10-15 ngày phun 1 lần (1 lít dung dịch thuốc/ 1m ^ 2 luống). Khi có hiện tượng lá đọt và 1-2 cặp lá tiếp theo bị bạc, có màu trắng chuyển sang màu hơi vàng thì phun dung dịch ZnSO4 nồng độ 1%, phun đều lên luống bầu, 1 lít dung dịch/m² luống, phun 2-3 lần, 15-20 ngày phun một lần. Thường xuyên nhổ cỏ, phá vỡ lớp váng trên mặt bầu.

+ Dỡ giàn điều chỉnh ánh sáng, huấn luyện cây: Khi cây có một cặp lá thật, giàn che để 15-20% ánh sáng lọt qua. Khi cây có 3 cặp là thật, dỡ liếp để hở khoảng cách rộng 20 cm dọc theo rãnh luống, để - 30-40% ánh sáng lọt qua. Khi cây có từ 4 cặp lá để hở giàn che cho 50-70% ánh sáng lọt qua, sau đó cứ 17- 20 ngày một lần dỡ tiếp cho khoảng trống trên giàn rộng ra, trước khi đem trồng ra vườn 20 ngày thì dỡ giàn che hoàn toàn để cây quen với điều kiện tự nhiên.

+ Phân loại và tuyển lựa cây để trồng: Trước khi trồng cần tiền hành phân loại, chỉ trồng các cây con đủ các tiêu chuẩn: Tuổi cây xuất vườn 5- 7 tháng, chiều cao cây tính từ mặt bầu 20-25 cm, đường kính cổ rễ 2-3 mm, số cặp lá thật 5-7, cây phát triển bình thường, không bị sâu bệnh, không bị dị hình và được huấn luyện ngoài ánh sáng hoàn toàn từ 10-15 ngày. Những cây không trồng hết phải lưu lại vườn ươm để trồng vụ sau cần xử lý cắt bỏ phần ngọn: Dùng dao hoặc kẻo sắc cắt vát thân ở độ cao 8- 10 cm trên đôi là thật thứ nhất, Bồn bồ sung bằng phân hữu cơ hoai 20gr + 3gr urê 2 gr kali/bầu. Các chế độ chăm sóc tiến hành tương tự như đối với cây con vụ ươm mới. Xử lý từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau.

3. Kỹ thuật trồng cà phê

+ Đất trồng: Đất trồng cà phê phải ở trong vùng trồng thích hợp và phải là đất tốt, tầng đất dày, tơi xốp, dễ thoát nước, giàu dinh dưỡng. Đất trước đó đã trồng các cây lâm nghiệp, cây ăn quả phải cày bừa rà rễ, trồng cải tạo đất 3- 4 vụ liên tục bằng cây họ đậu, xử lý sâu bệnh rồi mới trồng cà phê.

+ Thiết kế vườn cây trồng: Nếu khu đất có diện tích lớn, địa hình ít phân cắt cần thiết kế thành từng khoảnh 10- 15 ha, chiều dài theo đường đồng mức. Trong khoảnh chia ra từng lô khoảng 1 ha (50 x 200 m). Nếu diện tích đất hẹp thì chia lô theo đường phân cách của địa hình, giữa các lô theo địa hình xây dựng các đường phân lô rộng 2-3 m theo đường đồng mức.

Thiết kế hàng cà phê theo đường đồng mức nếu trồng trên đất dốc. Mật độ trồng phụ thuộc vào giống và độ dốc. Tùy theo địa hình bằng phẳng hoặc dốc mà thiết kế vườn cây thành từng lô, mỗi lô 16-20 ha. Chiều dài của lô song song với đường đồng mức. Mỗi lô được phân thành từng lô nhỏ 1 ha (50 x 100 m) để tiện quản lý. Chiều dài hàng cà phê trong lô là 50 m, chiều dài hàng cà phê trong 1 lô là 400-500 m.

Xung quanh mỗi lô có các đai rừng và đường vận chuyển chính đồng thời là đường quay máy vuông góc với hàng cà phê, rộng 7- 7.5 m (tính từ gốc cà phê đến chân đai rừng). Nếu bề rộng của khoảnh là 400 m thì có một đường trục chính giữa song song với hàng cà phê rộng 6 m. Các đường phụ giữa các lô rộng 5 m (tỉnh từ gốc cà phê lô này sang gốc cà phê lô kia). Nếu địa hình có độ dốc trên 80 phải chủ y thiết kế đảm bảo cho cơ giới chăm sóc và vận chuyển, bảo đảm các biện pháp chống xói mòn như thiết kế hàng cây theo hình vành nón, trồng cả phê theo kiểu nanh sấu, trồng băng cây chống xói mòn.


Khu đất trồng cà phê Chè Atimor

+ Đào hố và ủ phân trong hố: Đào hố phải hoàn thành trước khi trồng mới ít nhất là 2 tháng. Đối với cà phê Chè kích thước hố thích - hợp 40 cm x 40 cm x 50 cm.

+ Ủ trộn phân: Sau đào hố khoảng một tháng, lấy phân hữu cơ và phân lân trộn đều với đất mặt và lấp xuống hố, lấp đến đâu dùng chân nén chặt đến đấy. Hỗn hợp đất lân cao hơn miệng hố khoảng 10-15 cm. Liều lượng phân cho một hố: Phân hữu cơ 10-20 kg + 0.3 kg lân nung chảy. Nếu không đủ phân chuồng thì dùng cây phân hữu cơ đóng bao.

+ Thời vụ trồng: Bắt đầu từ đầu mùa mưa và kết thúc trước mùa khô 2-3 tháng. Thời vụ trồng ở khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ từ 15/5 đến 15/8, khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ từ 15/8 đến hết tháng 10 hằng năm.

+ Mật độ và khoảng cách: Mật độ trồng thích hợp từ 1000-1300 cây/ha với cà phê Vối, 700-800 cây/ha với cà phê Mít và 4000-5000 cây/ha với cà phê Chè. Trên đất tốt, bằng phẳng trồng cà phê theo khoảng cách 3 x 3 m. Đối với đất xấu hay có độ dốc cao hàng cà phê nên bố trí theo đường đồng mức với khoảng cách 3 m, cây cách cây trên hàng là 2.5 m.


Khoảng cách giữa hai hành cà phe Vối

+ Cách trồng: Đất trong hố trồng cà phê cần đảo trộn đều, dùng cuốc móc một lỗ nhỏ giữa hố. Dùng dao rạch và bóc bầu ni lông, cắt xén đáy bầu, nhẹ nhàng đặt cây vào giữa hố, điều chỉnh cây đứng thẳng, lấp đất, nén chặt, mặt bầu cách mặt đất 10-15 cm, mỗi hố trồng một cây.

+ Làm bồn: Tiến hành đào bồn xung quanh gốc cà phê để hạn chế xói mòn rửa trôi trong mùa mưa và chứa nước tưới trong mùa khô. Công việc đào bồn phải được tiến hành trước mùa khô từ 1- 2 tháng, trong năm đầu bồn được đào theo hình vuông với kích thước rộng 1 m, sâu từ 0.15 – 0.2 m, các năm sau mở rộng bồn theo tán cây cho đến khi bồn đạt được kích thước ổn định rộng 1-1,5 m và sâu từ 0.15 – 02 m Khi vết đất tạo bồn cần hạn chế tối đa gây thương tổn cho rễ cà Phê

+ Tủ gốc: Khi làm bồn xong, dùng rơm rạ hay có để tủ gốc, có thể tủ quanh gốc hoặc tủ theo băng với độ dày từ 10-20 cm, tủ cách xa gốc khoảng 5-10 cm để tránh mối làm hại cây.

+ Trồng cây đai rừng, cây che bóng và cây trồng xen:

Cây đai rừng: Trồng đai rừng chắn gió thẳng góc hoặc lệch 600 so với hướng gió chính, rộng 6-9 m. Khoảng cách tùy theo kích thước của khoảnh. Có thể trồng hai hàng cây muồng đen hàng cách hàng 2 m, cây cách cây 2 m hoặc 3 hàng cây bạch đàn, cây tràm hoa vàng, cây keo tai tượng hàng cách hàng 1 m, cây cách cây 1-2 m trồng nanh sấu, ngoài đai rừng chính còn có các đai rừng phụ trồng thẳng góc với đai rừng chính, một hàng cây keo tai tượng, tràm hoa vàng hoặc cây ăn quả.


TTrồng cây chắn gió chàm hoa vàng trong vườn cà phê

Cây che bóng: Cà phê rất cần cây che bóng, cây che bóng lâu dài thích hợp đối với cà phê là cây muồng đen với khoảng cách trồng 20x 20 m/cây hay keo dậu với khoảng cách 10 x 10m /cây . Các loại cây này phải được gieo trồng vào bầu và chăm sóc cẩn thận, khi đạt độ cao 30 - 40 cm mới đem ra trồng. Vị trí trồng cây che bóng là ở trên hàng giữa hai cây cà phê.

Cây che bóng được trồng đồng thời với lúc trồng cà phê nhằm tạo ánh sáng tán xạ và che chắn sương muối vào mùa đông cho cà phê. Khi cây che bóng phát triển tốt, phải thường xuyên rong tia bớt cành ngang, tán cây che bóng cách tán cà phê ít nhất 2-3 m ở thời kỳ đầu và 4 m trở lên ở thời kỳ kinh doanh. Khi vườn cà phê đã ổn định (khoảng năm thứ 4) tại những vùng có khí hậu thích hợp và có khả năng thâm canh có thể giảm dần từ 30-50% số lượng cây che bóng để nâng cao năng suất cây cà phê. Cà phê trong vườn hộ gia đình, sử dụng cây bơ, sầu riêng, hồng, tiêu, hoa hòe... trồng xen hoặc trồng xung quanh vườn, khoảng cách trồng 20x 15 m/cây để tăng thu nhập kết hợp với làm cây che bóng, nhưng phải bón phân đầy đủ và tỉa cành ngang, tạo hình thích hợp theo từng loại cây.

Cây trồng xen: Vườn cà phê ba năm đầu, cây chưa giao tán nên trồng xen cây đậu đỗ ăn hạt và cây phân xanh họ đậu giữa hai hàng cà phê để tăng thu nhập, đồng thời chống có dại, tạo bóng mát giữ ẩm chống xói mòn và cải tạo đất. Việc trồng xen các cây ngắn ngày vào giữa hàng cà phê còn góp phần đảm bảo tính đa dạng thực vật cho sinh quần cây cà phê. Cây trồng xen tạo ra nguyên liệu để tủ gốc và ép xanh. Một vườn cây trồng xen tốt có thể cung cấp cho lô cà phê hàng trăm cân đạm nguyên chất/ha và nhiều chất dinh dưỡng, chất khoảng khác. Các cây phân xanh họ đậu như muồng hoa vàng, cây đậu công cây đậu triều (Cajanus Indicus Spreng); cây đậu mèo ngồi (Capavalia Ensiformis DC), cây trinh nữ không gai (Mimosa Invisa Var Inermis) là những cây che bóng chắn gió tạm thời, thích hợp cho cả phê kiến thiết cơ bản. Hạt gieo vào đầu mùa mưa giữa hai hàng cà phê, khoảng cách 2-3 hàng cà phê gieo một hàng cây che bóng, khi cây phát triển tốt, cành chen tán cà phê thì rong tỉa bớt cành là ép xanh vào gốc cà phê, một năm có thể cắt thân là 2-3 lần.

+ Thiết lập băng chống xói mòn: Trên các địa hình đất quá dốc thì nhất thiết phải trồng băng cây chắn, hạn chế xói mòn. Có thể dùng có Vetiver, trồng theo đường đồng mức, băng này cách băng kia khoảng 15-20 cm.

+ Trồng dặm: Nếu thấy cây chết hoặc phát triển kém thì cần phải trồng dặm, cần kết thúc công việc này trước khi hết mùa mưa từ 1.5 đến 2 tháng, khi trồng dặm chỉ cần móc hố và trồng lại trên các hố có cây chết.

+ Xới xáo, làm có: Đối với cà phê trưởng thành phải làm sạch có thành băng dọc theo hàng cà phê với chiều rộng lớn hơn tán cây cà phê mỗi bên 0.5 m. Mỗi năm làm cò 5-6 lần. Để diệt trừ các loại cò lâu năm, có khả năng sinh sản vô tính như cỏ tranh, có gấu có thể dùng hóa chất diệt cỏ có hoạt chất glyphosate, phun vào lúc có sinh trưởng mạnh (có tranh cao khoảng 30-40 cm, có gấu cao 10-15 cm). Hàng năm vào đầu mùa khô phải tiến hành diệt cỏ dại quanh vườn cà phê để chống cháy và bảo vệ cho cây.

+ Bón phân: Cà phê là loại cây lâu năm có bộ rễ khỏe, lan rộng, yêu cầu nhiều phân bón. Phân chuồng hoai mục được bón định kỳ 4-5 năm một lần với khối lượng khoảng 10-15 m³/ha đối với đất tốt (hàm lượng mùn trên 3%), trên đất xấu bón định kỳ 2-3 năm với liều lượng như trên. Nếu không có phân chuồng hoai có thể bổ sung nguồn hữu cơ cho đất bằng các loại phân xanh hay phân hữu cơ khác. Hàng năm tiến hành chôn vùi các tàn dư thực vật trong lô như cành nhỏ, là và vò quả cà phê. Phân hữu cơ được bón theo rãnh vào đầu hay giữa mùa mưa và sau khi bón phân cần lấp đất lại.

Với phân hóa học, cần căn cứ vào độ phì của đất và khả năng cho năng suất của vườn cây để xác định chế độ bón phân hợp lý cho từng vùng. Những vùng chưa có điều kiện phân tích đất, có thể áp dụng định lượng phân bón như sau (tính cho mật độ bình quân 5.000 cây/ha),

Tuổi cà phê Khối lượng phân nguyên chất
( Kg/ha/năm)
N P2O5 K2O
Trồng mới (năm 1) 40-50 150 - 180 30-40
Chăm sóc năm thứ 2 70-95 80-90 50-60
Chăm sóc năm thứ 3 160-185 80-90 180-210
Kinh doanh chu kỳ 1 255-280 90-120 270 - 300
Cua đồn (nuôi chồi) 115-140 150-180 120 - 150
Kinh doanh chu kỳ 2 225-280 90-120 270 - 300



Tuổi cà phê Khối lượng phân thương phẩm
( Kg/ha/năm)
Urê Super lân KaliClorua
Trông mới (năm 1) 70-108 909-1.090 50-67
Chăm sóc năm thứ 2 152-206 485 - 545 84-100
Chăm sóc năm thứ 3 347-401 485 - 545 300-350
Kinh doanh chu kỳ 1 553-607 545 - 727 451-501
Cưa đốn (nuôi chồi) 250-304 909-1.090 200-250
Kinh doanh chu kỳ 2 553-607 545-727 451-501


Căn cứ định lượng phân bón trên, tùy theo từng giống và mật độ trồng để điều chỉnh lượng phân cho phù hợp với mật độ trồng trên một đơn vị diện tích. Ở thời kỳ kinh doanh hàng năm bón thêm 10-15 kg ZnSO4và 10-15 kg H3Bo3 trộn đều với đạm, kali hoặc phun trực tiếp lên lá với nồng độ 0.5%. Thời điểm bôn tùy theo điều kiện thời tiết của từng vùng mà các đợt bón có thể vào các tháng khác nhau giữa các vùng, mỗi năm có thể bón 4 lần như sau:

Loại phân Tỷ lệ bón (%)
Tháng 2-3 Tháng 4-5  Tháng 6-7 Tháng 9-10
Đạm 20 30 30 20
Lân 100 - - -
Kali 20 30 30 20

Ngoài lượng phân theo định mức trên, để đảm bảo cho vườn cây bền vững, năng suất cao ổn định thì 2-3 năm có thể bón vôi một lần với lượng 500- 1.000 kg/ha, bón vãi đều trong phạm vi tán, bón vào đầu mùa mưa. Nếu vườn cà phê có địa hình bằng phẳng thì bón vòng theo tán cây. Nếu cà phê trồng trên đất dốc thì bón phân theo một nửa bộ tán phía trên dốc theo dạng hình bán nguyệt. Đối với cà phê còn nhỏ bón cách gốc 10 cm thành dải rộng 20 cm ra phía ngoài mép tán. Khi cây đã lớn bón cách gốc 20 cm và bón thành dài rộng 30 cm ra - phía ngoài mép tán. Khi cây vào thời kỳ kinh doanh, bón cách gốc 30 5 cm theo dãi rộng 50 cm ra phía ngoài mép tán.

Trong vùng bón phân cào sâu 5-7 cm để rải phân sau đó lấp đất lại cùng với tàn dư thực vật có trên vườn. Phân chuồng và các loại phân hữu cơ bón theo rãnh vào đầu hay giữa mùa mưa, rãnh đào một phía dọc theo mép tán, rộng 15-20 cm, sâu 20-25 cm, dài 60-80 cm đưa phân xuống rãnh, lấp đất. Các năm sau đào rãnh về phía khác: không trộn phân có chứa đạm với vôi, không bón vào ngày nắng gắt nhiệt độ >30°C, những lúc mưa rét nhiệt độ <15°C, không bón khi cả phê nở hoa.

+ Xử lý vỏ cà phê làm phân bón:

Nguyên liệu: 1.000 kg vỏ quả cà phê; phân chuồng 200 kg; phân lân nung chảy 50kg; phân urê 10kg; vôi bột 15kg; đường cát 2kg; men sinh học 2 kg.

Thực hiện: Để phân hủy vỏ cà phê tươi ta đắp thành đống rộng 1.2 m x cao 1- 1.2 m x dài 5-10 m, các đống cách nhau 1 m. Để làm thành từng đống, trước hết làm thành từng lớp vỏ dày khoảng 20 cm, sau đó rải một lớp phân lân hoặc vôi (có thể thêm một ít phân chuồng), cứ làm thành từng lớp cho đến khi đạt độ cao 1 m, sau 25-30 ngày đào một lần, không nén chặt để cung cấp ôxy cho vi sinh vật phân hủy. Sử dụng vỏ cà phê này để bón lót cho cà phê trồng mới, cho vườn cà phê kinh doanh và cho các cây trồng khác thay phân chuồng.


Có thể sử dụng vỏ cà phê để làm phân bón

+ Tưới nước: Sau trồng phải chú ý tủ gốc giữ ẩm. Khi cây thiếu nước, cần tưới nước vào mùa khô tưới 3-4 đợt. Mỗi đợt cách nhau 20- 25 ngày. Lượng nước tưới tùy thuộc vào tuổi cây. Năm trồng mới và hai năm tiếp theo tưới 200 - 300m3 / ha / 1 lần tưới. Các năm kinh doanh cần 400 - 500m3 / ha / 1 lần tưới. Riêng đợt tưới cho cây cà phê kình doanh vào thời điểm mầm hoa đã phát triển đầy đủ cần tưới 600 m³/ha/đợt đầu.


+ Tạo hình:

Tạo hình cơ bản: Đối với cà phê trồng mật độ dày > 4.5 cây/ha chỉ để 1 thân cây. Mật d hat d < 4 cây/ha có thể để 2 thân/gốc. Chọn - những chồi vượt mọc từ thân, cách gốc 30-50cm để tạo thân mới, cắt - bỏ các chồi vượt khác kịp thời, thường xuyên. Việc tạo hình cơ bản là tạo ra thân cây cà phê có những cành cấp 1 để tạo ra bộ khung của cây cà phê, có hai cách là không bấm ngọn để cây cà phê phát triển tự do theo chiều cao và có bấm ngọn (tùy theo độ phì nhiêu của đất, giống trình độ thâm canh mà ngắt bỏ ngọn cà phê ở độ cao thích hợp). Các giống thấp cây, tán bé, khả năng phát triển chiều cao hạn chế như Catimor, Caturra, Catuai thì hãm ngọn một lần ở độ cao 1.8 mà các giống cao cây như Burbon, Typyca, Mundonovo hãm ngọn một lần ở độ cao 1.4 m, sau 2-3 năm các cành cơ bản phát sinh cành thứ cấp, các cành thứ cấp bị già cỗi thì chọn một chồi vượt to khỏe gần đình tân để nuôi tầng thứ 2 và hãm ngọn ở độ cao 1.8 m.

Tạo hình nuôi quả: Trên cành cấp 1 cần tạo thêm các cành thứ cấp để các cành này mang quả trong thời kỳ kinh doanh. Chú ý cắt bỏ những cành tăm, cành vòi voi, cành xà gần mặt đất, cành yếu ớt có sâu bệnh. Sau vụ thu hoạch cắt bỏ những cành cấp 1 yếu ớt không đủ sức phát sinh cành thứ cấp, sinh trưởng kém. Với cành cấp 1 có đoạn gốc tốt, đoạn non yếu ớt, rụng hết lá, có biểu hiện khô cành thì cũng cắt bỏ. Tia bớt cành thứ cấp nếu quá dày. Thông thường trên một cành cấp 1 chỉ để lại tối đa 4-5 cành thứ cấp trên cùng một đốt.

+ Chăm sóc vườn cà phê cưa đốn: Vườn cà phê già cỗi không còn cho năng suất cao, không có hiệu quả kinh tế thì tiến hành của đồn phục hồi, chuyển sang chu kỳ kinh doanh 2. Thời vụ đốn từ tháng 3 - 4 sau thu hoạch hoặc đầu mùa mưa.

Kỹ thuật cưa đốn: Cua thân, để lại đoạn gốc cách mặt đất 20-25 cm, bề mặt cắt phải phẳng và vát một góc không hướng về phía tây, sau đó chuyển toàn bộ thân ra khỏi vườn. Rong tỉa cành cây che bóng để cho ánh sáng lọt vào khoảng 60-70%.

Chăm sóc: Bón 5- 10 kg phân chuồng và 0.2-0.3 kg phân lân/gốc, rải đều 500- 1.000 kg vôi/ha, cuốc xới toàn bộ đất giữa hai hàng gốc cà phê để trộn vôi vào đất và làm tơi xốp đất. Sau khi cura 1- 2 tháng, giữ lại 4- 5 chồi khỏe phân bố đều trên thân gốc. Khi các chồi cao 20-30 cm chọn giữ lại 2 chồi để tạo thân và loại bỏ tất cả các chồi vượt phát sinh. Đầu mùa mưa tiến hành bón phân hóa học theo định lượng và phương pháp như đã trình bày ở phần trên. Tiến hành gieo xen cây phân xanh họ đậu và cây đậu đỗ vào giữa hai hàng cà phê, thân lá ép xanh. Chiều cao hãm ngọn ở chu kỳ này là 1.6-1.8 m và tiến hành tỉa cành, tạo tán như chu kỳ đầu.
 
gọi Miễn Phí