Kỹ thuật trồng cây mướp đắng - Giáo sư Đường Hồng Dật

Đăng lúc: , Cập nhật

Kỹ thuật trồng cây mướp đắng đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.

Kỹ thuật trồng cây mướp đắng đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.

Đặc điểm thực vật học

Mướp đắng là loại cây dây leo. Thân có góc cạnh, ở ngọn hơi có lông tơ.
Lá mọc so le, dài 5-10cm. Phiến lá chia 5-7 thuỳ, hình trứng. Mép lá có răng cưa đều. Mặt dưới lá màu nhạt hơn mặt trên. Trên gân lá có lông ngắn.
Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá. Hoa đực, hoa cái cùng gốc. Hoa có cuống dài. Cánh hoa màu vàng nhạt. Đường kính hoa khoảng 2cm.
Quả hình thoi, dài 8-15cm. Trên mặt quả có nhiều u nổi lên. Quả chưa chín có màu vàng xanh, khi chín có màu vàng hồng. Trong quả có hạt dẹt, dài 1,3-1,5cm, rộng 0,7-0,8cm, trông gần giống hạt bí ngô. Quanh hạt có màng màu đỏ máu, như màng gấc.
Mướp đắng được trồng ở khắp các tỉnh trong nước ta từ Bắc chí Nam. Thường người ta trồng lấy quả ăn giải nhiệt. Mùa quả ở các tỉnh phía Bắc là các tháng 5-7. Thường người ta dùng quả tươi. Hạt và lá phơi khô được dùng làm thuốc.
Quả mướp đắng có chứa 1 chất glucozit đắng gọi là momocdixin. Ngoài ra, trong quả còn có vitamin B1, C, adenin, betain. Hàm lượng prôtêin trong quả là 0,6%.
Theo Đông y quả mướp đắng có vị đắng, tính lạnh, trừ tạng nhiệt, sáng mắt, mất tim, nhuận tỳ, bổ thận, nuôi can huyết, bớt mệt mỏi, giải phiền khát. Hạt mướp đắng vị đắng ngọt thêm khí lực, cường dương. Hoa mướp đắng chữa đau dạ dày. Lá mướp đắng chữa đơn độc sưng đỏ và mụn nhọt, đau nhức.

Kỹ thuật trồng mướp đắng.

Mướp đắng là loại rau vụ hè thu. Nông dân hiện nay có 2 cách trồng mướp: trồng hố trong vườn gia đình và trồng trên ruộng sản xuất.

Trồng mướp đắng trong vườn gia đình

Hố được đào với kích thước rộng 50 cm, sâu 50cm.
Hạt giống được lấy ở phần giữa các quả ra sát gốc được chọn để làm giống.
Khi trồng dùng phân hữu cơ hoai mục trộn lẫn với đất tạo thành viên như hạt ngô cho vào hố. Lấp lớp đất mỏng lên và gieo hạt.
Khi dây bắt đầu leo cần làm giàn cho mướp đắng leo. Giàn có thể làm trên mặt ao, cao cách mặt nước 1,0-1,2m hoặc làm dàn che - sân kết hợp lấy bóng mát cho sân nhà. Giàn ở sân làm cao 2,0m. Khi mướp đắng đã bò lên giàn cần bón thúc phân chung quanh bờ hố bằng phân chuồng. Khi mướp đắng đã có dây khoảng 2-3 mét lấy kéo cắt hết đầu các tay leo và cuộn thành các vòng tròn nhỏ, đường kính 20cm, đặt xuống các hố được chuẩn bị sẵn ở bên cạnh, hoặc đặt ngay trên mặt hố cũ, rồi lấp một lớp đất tơi mỏng lên. Phần còn lại của dây mướp đắng dài khoảng 1m bắt cho leo quanh cọc để bò lên giàn. Khi rễ ở phần dây được cuộn tròn bắt đầu nhú ra, bón thúc phân hoá học bằng cách rải phân lên miệng hố.
Làm như vậy là tạo điều kiện cho mướp đắng ra nhiều quả và thời gian ra quả kéo dài.
Trồng mướp đắng trong vườn gia đình
Trồng mướp đắng trong vườn gia đình

Trồng mướp đắng ở ruộng

Mướp đắng có thể trồng liên canh trên một ruộng, nhưng đòi hỏi tăng cường chăm sóc.
Mướp đắng có thể gieo trồng vào vụ xuân và vụ hè thu.
Mướp đắng yếu chịu rét. Khi gieo vào vụ xuân cần ươm cây con vào nơi khuất gió có giàn che chắn gió, tránh rét. Ở vụ hè thu, khi gieo trời nóng, nếu trồng cây con ra ruộng rất khó sống, vì vậy nên giao hạt liền chân.
Lượng hạt gieo là 3-4 kg hạt cho 1000m². Nếu gieo liền chân thì số lượng hạt ít hơn.
Mướp đắng có bộ rễ phát triển, vì vậy cần có tầng canh tác dày, tốt nhất là 40cm trở lên, ít nhất là 30 cm. Trồng mướp ở nơi đất tốt có thể không cần bón lót. Sau khi trồng tăng lượng phân bón thúc để bù vào cũng được. Trồng mướp ở đất xấu thì cần được bón lót với lượng 10-12 tấn/ha. Phân chuồng cần được trộn với đất rồi bón vào hốc.
Các hốc được bố trí thành 1 hàng trên 1 luống.
Khoảng cách trồng mướp đắng trên hàng tuỳ thuộc vào độ màu mỡ của đất và đặc điểm của giống. Trồng thưa thì khoảng cách giữa các cây là 2-3 mét. Nếu trồng dày khoảng cách có thể ngắn hơn. Các giống mướp có bộ lá rậm rạp nên trồng thưa, giống ít lá có thể trồng dày. Nơi nào có làm giàn và tỉa nhánh thì trồng dày và ngược lại.
Mỗi hốc trồng 1 cây là tốt nhất. Nhưng cũng có nơi trồng 2- 3 cây ở 1 hốc.
- Nếu trồng cây con vào hốc thì lấy cây khi tử diệp bắt đầu xoè ra và lá thật mới bắt đầu xuất hiện. Cấy cây con không được ấn sâu quá nhưng nên cấy sâu hơn khi cây còn ở vườn ươm một chút. Như vậy, cây con dễ sống và chóng bén rễ.
Mướp sinh trưởng dài ngày. Cành lá rậm rạp. Cây vừa ra nhánh vừa ra quả, liên tiếp cho thu hoạch, vì vậy cần rất nhiều chất dinh dưỡng. Cần bón phân đầy đủ cho mướp để đảm bảo sinh trưởng tốt và cho năng xuất cao.
Thời kỳ đầu cây mới lớn, quá trình sinh trưởng còn chậm, cần bón thúc phân pha loãng vào nước và bón nhiều lần. Thường dùng phân hữu cơ pha loãng ở nồng độ 20-30%. Trước khi bón phân nên xới xáo đất quanh gốc.
Khi cây bắt đầu leo giàn và có quả non thì bón thúc phân cần cẩn thận. Trường hợp cây lên khoẻ và không bị thiếu nước, thiếu phân thì tưới phân ít hoặc ngừng hẳn tưới phân để đề phòng cây mọc vống. Nếu cây lên yếu thì cần bón phân thúc 1-2 lượt với dung dịch phân hữu cơ pha ở nồng độ 20-30%.
Khi hoa ở gần gốc bắt đầu rũ xuống, thì có thể bón dung dịch phân hữu cơ đặc. Khi trời nắng nóng bón dung dịch phân hữu cơ với nồng độ 30-40%. Khi trời mưa hoặc sau khi mưa thì bón dung dịch phân ở nồng độ 50-60%. Bón thúc lúc này giúp cho việc tạo quả to và thúc đẩy nhanh tiếp tục phát triển.
Trồng mướp đắng ở ruộng
Trồng mướp đắng ở ruộng
Ở thời kỳ thu hoạch, cứ cách 3-4 ngày bón thúc phân 1 lượt, ít nhất cũng 1 lần thu quả, 1 lần tưới phân hữu cơ thúc cây.
Lá mướp đắng to và nhiều, lượng bốc hơi lớn, tiêu hao nhiều nước, vì vậy cần chú ý cung cấp đủ nước cho cây. Trước khi vào vụ thu hoạch cần kết hợp bón thúc phân với tưới nước để bảo đảm nước cho cây. Trong thời kỳ thu hoạch, nếu thiếu nước trời khô hạn, có thể tháo nước vào ruộng mướp đắng nhiều lượt. Mỗi lần tháo nước vào ruộng xong để 2-3 ngày thì bón thúc dung dịch, phân hữu cơ ở nồng độ 40-50% tưới đều mặt luống. Nếu để thiếu phân lúc này, cây phát triển yếu, lá héo vàng và cây chết dần.
Khi cây mướp đắng dài 50cm thì thường bò ra đất. Lúc này cần làm dàn kịp thời. Mục đích làm dàn sớm là để cây vươn nhanh trước khi có quả. Đến khi có quả thì dây mướp đã phân bố đều trên giàn. Nếu không làm giàn kịp thời thì thời kỳ đầu cây sinh trưởng chậm, ra quả muộn, cây chiếm đất nhiều, số cành còn lại ít, năng suất giảm rõ rệt.
Tỉa nhánh, buộc nhánh, vắt nhánh, ngắt hoa đực, ngắt bớt tay leo, ngắt lá vàng là biện pháp kỹ thuật rất cần đối với mướp.
Mướp đắng có rất nhiều nhánh phụ, nếu không tỉa bớt cho chúng phát triển tự nhiên, cây sẽ trở nên quá rậm rạp, ảnh hưởng đến việc tiếp nhận ánh sáng, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn của hoa, vì vậy có hoa nhưng cũng khó mà có quả. Mức độ tỉa tùy theo mật độ trồng. Nếu trồng dày thì có thể tỉa bỏ toàn bộ nhánh phụ. Thông thường để lại 3-5 nhánh khoẻ nhất, còn lại các nhánh khác đều tỉa bỏ.
Buộc nhánh, dẫn nhánh và tỉa lá già nhằm mục đích cho mướp leo lên phân bố đều trên giàn, không che khuất lẫn nhau, tiếp thu ánh sáng tốt, thụ phấn cho hoa được tiến hành thuận lợi đảm bảo có nhiều quả, đạt năng suất cao.
Khi hoa đực nhiều, tay leo mọc nhiều sẽ tiêu thụ đi một lượng chất dinh dưỡng không cần thiết. Vì vậy cần tỉa bỏ bớt. Muốn để giống, quả mướp cần được chọn kỹ. Quả mọc ở dưới thấp thường hay bị thối, quả mọc ở trên cao về sau cây thường cho quả muộn. Trước hết cần chọn để giống những quả sinh ra ở các cây khoẻ mạnh, tán lá đặc trưng cho giống, không bị sâu bệnh gây hại. Trên những cây đó, chọn các quả to dài, đế quả tròn, cuống ngắn sinh ra ở các đốt từ 8 đến 12. Khi quả được chọn để giống đã già, vỏ ngoài cứng, mới thu hoạch. Thu về, treo ở nơi cao ráo, tránh để ẩm mốc. Khi gieo bỏ quả ra, lấy hạt. Cũng có thể lấy hạt ra từ trước và cất giữ tốt cho đến khi gieo.
 
gọi Miễn Phí