Kỹ thuật chọn giống, trồng và chăm sóc cây dưa bở - Dương Phong

Đăng lúc: , Cập nhật

Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn từ A đến Z về kỹ thuật chọn giống, trồng, chăm sóc về dưa bở

Kỹ thuật chọn giống, trồng và chăm sóc cây dưa bở

KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DƯA BỞ

Dưa bở đòi hỏi sinh trưởng và tạo quả ở điều kiện khí hậu khô, ấm áp và đầy đủ ánh sáng. Biên độ nhiệt tối thích là từ 18 - 28 deg * C Ở nhiệt độ dưới 12°C, dưa bở sẽ sinh trưởng kém và bị chết rét. Có thể trồng dưa bở ở khu vực có độ cao 1000m so với mặt nước biển hoặc thấp hơn.

Dưa bở sinh trưởng tốt trên các loại đất có tầng mặt dày, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Có độ pH 6 - 7 Trong quá trình sinh trưởng, dưa bở cần tưới nước rất ít hoặc nhỏ giọt.

1. Nhân giống và gây trồng

Dưa bở được nhân giống chủ yếu bằng hạt. Đất cần cày bừa kỹ, làm sạch cỏ và lên luống. Cây được trồng theo khóm, mỗi khóm 2 - 3 hạt, sau đó phủ một lớp đất dày 2 - 3cm. Khi hạt nảy mầm sẽ tia thưa dần để lại những cây to khỏe. Dưa bở có thể được trồng theo rạch, cây cách cây 50 - 75cmva hàng cách hàng 150 - 200cm. Mật độ trồng trong khoảng 10.000 - 15.000 cây/ha. Cũng có thể gieo hạt trong vườn ươm cho đến khi cây con được 4 tuần tuổi thì đưa ra trồng trên diện tích đại trà. Nếu gieo hạt trực tiếp trên đồng ruộng thì mỗi ha cần tới 1,5 - 2kg hạt giống nhưng nếu gieo bầu đất trước thì chỉ cần 0,5kg hạt giống cho 1 ha.

2. Chăm sóc

Dưa bở thường được trồng trên các thửa ruộng cao sau khi đã thu hoạch lúa. Gieo trồng dưa bở luân canh với lúa nước thường tránh được các mầm sâu bệnh và tuyến trùng gây hại đối với bầu bí. Sau khi gặt lúa, đất được cày phơi ải, bừa kỹ, làm sạch cỏ, lên luống trước khi trồng. Tùy theo độ phì và cấu tượng của đất mà chọn lựa các biện pháp bón phân thích hợp. Để cho 20 tấn quả, dưa bở đã lấy đi trong đất một lượng chất dinh dưỡng khá lớn gồm 60 - 120kg Nitơ, 20 - 40kg, P₂O₃, 120-140kg K₂O, 100-140kg CaO và 20 - 60kg MgO.

Nhu cầu về phân bón với dưa bở rất cao, lượng phân hữu cơ bón lót cần từ 20 - 35 tấn/ha. Trong quá trình sinh trưởng việc bổ sung thêm nước phân NPK loãng là rất cần thiết.

Ngoài ra, cần sử dụng rơm rạ để phủ quanh gốc cây và tỉa thưa bớt lá và quả (mỗi cây chỉ để lại 3 - 5 quả) là những biện pháp cần chú ý đối với người trồng dưa.

3. Sâu bệnh


Cũng như ở nhiều loài dưa khác, héo rũ là một loại bệnh rất nguy hại do nấm Fusarium Oxysporum f.sp.melonis gây ra. Để đối phó với các loại bệnh này cần chọn những giống dưa bở có tính chống bệnh khỏe. Bệnh bột trắng Sphaerothoca fuliginae Erysiphe Cichoracearum trên dưa bở có thể phòng trừ bằng các loại thuốc diệt nấm. Ngoài ra có thể trồng một số dòng lai F1 kháng nấm. Mốc lông tơ (Pseudoperonospora Cubensis) là bệnh rất nguy hiểm cho dưa bở ở những vùng khí hậu nóng ẩm. Với loại bệnh này, có thể sử dụng thuốc diệt nấm để phòng trừ. Bệnh rỉ dịch nhựa trên cây do Dydimella Bryoniae gây ra trong điều kiện khí hậu nóng ẩm. Bệnh muội than Glomerella Cingulata và bệnh đốm lá do Pseodomonas Syringae cũng thường xuất hiện ở nhiều khu vực.

Ngoài ra còn có vi khuẩn gây thối rễ Erwinia Tracheipilia tác nhân truyền bệnh là rệp, rầy và côn trùng.

Một số loại virut gây bệnh khác như virut trên bầu bí, virut trên dưa hấu, virut trên đu đủ và virut khảm vàng cùng do bọ chét Aphis Gossipi mang đến cũng gây tác hại lớn với sinh trưởng và phát triển của dưa bở.

Trên các vùng đất trồng dưa bở còn thường gặp các loại bọ trĩ, bọ vắt, bọ chét, bướm ăn quả, bọ cánh cứng, sâu ăn lá và ruồi gây hại trên quả non. Ngoài ra còn gặp tuyến trùng ở rễ.

Biện pháp phòng tích cực là chọn các giống dưa bở có tính kháng bệnh khỏe, gieo trồng luân canh với lúa nước và xử lý đất bằng thuốc diệt nấm trước khi trồng.

Theo Trung Thông tin KHCN Hải Phòng

GIỐNG DƯA BỞ VÀNG THƠM SỐ 1

1. Nguồn gốc

Giống dưa bở vàng thơm Số 1 là giống dưa thuần được chọn tạo từ một mẫu giống dưa bở nhập nội (mã số MDL-212/17) từ năm 1997. Giống được công nhận là giống khu vực hóa theo Quyết định số 632/QĐ-TT-CLT, ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Cơ quan tác giả: Viện Cây lương thực và cây thực phẩm.

Tác giả: ThS. Đoàn Xuân Cảnh, KS. Ngô Thị Mai.

2. Đặc điểm chính của giống

Giống thích hợp trồng trong vụ xuân hè, vụ hè tại các tỉnh phía Bắc. Thời gian sinh trưởng trong khoảng 70-75 ngày.

- Đặc điểm: dạng hình khỏe, thân, lá xanh đậm, khả năng phân nhánh trung bình. Quả có dạng tròn cao, khối lượng quả đạt 1,2 - 1,3kg, khi chín vỏ có màu vàng sẫm, cùi dày, màu trắng ngà.

- Giống dưa bở Vàng thơm số1 cho năng suất ổn, dat 30-35 tấn / ha

- Hàm lượng chất khô 5,35%, hàm lượng tinh bột 2,58%, độ Brix = 4, 8% rất thơm.

3. Kỹ thuật gieo cấy/ canh tác/ sản xuất

Giống dưa bở Vàng thơm số 1 là loại dưa thơm, thích cho ăn tươi, chế biến nước giải khát tốt.

Thời vụ gieo trồng tốt nhất gieo hạt từ 20/3 đến 5/5 D1.

Lượng hạt cần khoảng 0,4 - 0,5kg cho 1 ha.

Gieo cây giống trong bầu, giá thể dùng để gieo hạt là: 40% đất phù sa + 45% (xơ dừa, trấu hun) + 15% (mùn muc)+( 5gam * dam +15 gam supe lân)/ 100kg hỗn hợp (giá thể này đang được sử dụng để sản xuất cây giống dưa hấu, dưa lê),

Đất trồng: Tốt nhất nên chọn chân đất tơi xốp, dễ thoát nước, đất có độ pH 5,5 - 6,0. Lên luống 2,0 - 2, 5m trồng 1 hàng giữa, mật độ trồng: 1, 6 - 2, 0 vạn cây, khoảng cách cây x cây = 25cm

Phân bón cho 1 ha: 5 tấn phân hữu cơ vi sinh+ 260kg đạm urê + 240kg Kali Clorua 500 - 600kg Supe lân/1ha. Bón lót toàn bộ phân hữu covi sinh+ lân supe + 1/8  đam + 1/8 Kali. Bón vào hốc, rạch trồng, lấp đầy và san phẳng luống trước khi trồng. Bón thúc lần 1: Sau trồng 10 - 12 ngày, lần 2 sau trồng
18 - 20 ngày và lần 3 khi đậu quả rộ.

Phủ luống trồng bằng màng phủ nông nghiệp hoặc rơm/ra sau bón thúc lần 1. Bấm ngọn thân chính khi cây có từ 4 - 5 lá, mỗi cây chỉ nên để 2-3 nhánh cấp 1.

Cần đảm bảo đủ ẩm cho cây sinh trưởng phát triển bình thường. Đặc biệt giai đoạn ra hoa, đậu quả và lớn của quả.

4. Phòng trừ sâu bệnh

Bệnh lở cổ rễ ,và bệnh héo rũ ở cây con: Dùng Viben C. 50 BTN nồng độ 0,2%, Ridomil 72WP nồng độ 0,15% hoặc Validacin, nồng độ 0,2%.

Bệnh sương mai (Pseudoperospora cubensis berk, and curt): Dùng các loại thuốc như: Ridomil MZ 72 WP nồng độ 0,2 - 0,25%, Zineb 80WP nồng độ 0,25- 0,3%, Daconil 72WP...

Bệnh phấn trắng (Eryshiphe Cichoracearum D.C). Dùng Anvil 5SC, Bavistyl 50 FL, Bayferan nồng độ 0,1% phun vào buổi chiều mát, không mưa.

5. Thu hoạch

Sau khi quả đậu 25 - 30 ngày, vỏ quả màu vàng sẫm, cuống quả nhỏ. Tiến hành thu hoạch, thu quả vào buổi sáng hoặc chiều mát, cắt cuống, xếp quả nhẹ nhàng. Quả được bảo quản trong mát sau 1-2 ngày khi vỏ quả chuyển màu vàng sẫm, vỏ nứt nhẹ, mềm, mùi thơm đậm.

6. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Tổ chức và cá nhân tham gia sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giống dưa bở vàng thơm Số 1 tại các tỉnh phía Bắc và miền Trung.

Trên đất vàn cao, chế độ luân canh 2 lúa 1 màu hoặc chuyên màu. Đất thịt nhẹ, phù san, tầng canh tác dày, dinh dưỡng tốt, chế độ tươi tiêu tốt.

Nguồn: http://fcri.com.vn/giong-dua-bo-vang-thom-so-1- pd21902.html

10 BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ QUẢ DƯA BỞ

Theo Đông y, dưa bở có vị ngọt, tính lạnh, tác dụng giải khát, lợi tiểu... có rất nhiều công dụng chữa bệnh và thích hợp cho những ngày hè nóng bức.

Bộ phận nào của cây dưa bở cũng có tác dụng trị bệnh.

Hạt dưa bở có vị ngọt, tính mát, tác dụng điều hòa trong bụng, thanh phế, nhuận tràng, trị được các chứng kết tụ sinh máu mủ ở tràng vị, chữa ho khan hay đại tiện táo bón...

Hoa dưa bở chữa nấc, đau tim... còn lá tác dụng trị mất kinh ở phụ nữ.

Cuống dưa bở có vị đắng, tính lạnh, có độc, tác dụng gây nôn và thông đại tiểu tiện, giải độc, chữa sốt phát cuồng, sốt rét cơn...

Phương thuốc trị bệnh từ dưa bở:

- Chữa mất ngủ: Dưa bở 200g, hạt sen 100g, hoa nhài 20g, đường trắng 200g. Cho hoa nhài vào nước đun thật kỹ, sau gạn lấy 300ml nước sắc hoa nhài, hạt sen giã nhỏ, rồi cho tất cả vào nồi, đun nhỏ lửa, khuấy đều tay cho đến khi thấy hạt sen đã chín nhừ thì cho đường vào trộn đều để đường tan hết là được. Mỗi ngày ăn 1 lần.

- Chữa táo bón: Hạt dưa bở 10g, khoai lang 30g, đường đỏ 10g. Giã nhỏ hạt dưa bở cùng khoai lang rồi cho vào 250ml nước đun nhỏ lửa, khi khoai chín cho đường vào trộn đều là được. Cần ăn vào buổi sáng sớm, khi mới ngủ dậy, ăn liền trong 5 buổi sáng bệnh sẽ khỏi.

- Chữa ho khan, táo bón: Hạt dưa bở mỗi lần ăn 10g, ngày ăn 2 lần.

- Chữa đau tim, ho nấc: Hoa dưa bở 8g, sắc lấy nước uống ngày 1 lần.

- Chữa vô kinh: Lá dưa bở 20g, sử quân tử 20g, cam thảo 20g. Tất cả tán nhỏ uống với rượu mỗi lần 8g hoặc sắc uống.

- Gây nôn, chữa sốt phát cuồng, sốt rét con: Cuống dưa bở 4 - 8g, sắc lấy nước uống nôn mửa ra đờm là khỏi bệnh.

- Chống ngứa, chữa mề đay: Lá cây dưa bở nấu lấy nước tắm.

- Chữa mụn trứng cá và có vết sắc tố, làm da nhẫn mịn: Quả dưa bở, táo tàu mỗi thứ 250g rửa sạch, bỏ vỏ, bỏ hạt, cho thêm 150g cà rốt đã luộc nhừ, tất cả nghiền cho thật nhuyễn, chia ăn 2 lần trong ngày. Thuốc có tác dụng nhuận phế, kiện tì, dưỡng da rất tốt.

- Chữa đau khớp đầu gối: Hạt dưa bở 100g, ngâm trong ít rượu trắng, 10 ngày sau lấy ra nghiền nát, mỗi lần ăn 10g, uống thêm chút ít rượu, ngày 3 lần. Thuốc có tác dụng trừ phong, hoạt huyết.

- Giải ngộ độc: Cuống dưa bở 1g, đậu đỏ hạt nhỏ 3g, tán nhỏ cả hai vị này trộn lẫn, chiêu với nước sôi nguội hay uống bằng nước sắc đậu sị (nước sắc đậu đen) sẽ có tác dụng giải độc mạnh hơn.

Lưu ý: Khi uống nước thuốc này sẽ có tác dụng gây nôn, giúp bệnh nhân nôn ra hết chất độc còn lưu trong dạ dày, do vậy uống liều như vừa nêu trên mà không thấy gây nôn được có thể tăng liều hơn một chút sẽ hiệu quả.

Hoặc sử dụng cuống dưa bở tán nhỏ vắt lấy nước cốt uống cũng có tác dụng.

Theo Lương y Huyên Thảo thì, người bị chứng rụng tóc, hói đầu có thể áp dụng một bài thuốc đơn giản từ lá dưa bở: Lấy lá này đem giã nát, vắt lấy nước, bôi lên chỗ đầu hói. Vài ngày sau tóc sẽ mọc lên. Bài thuốc này còn có tác dụng chữa ngứa đầu.

Tất cả các bộ phận của cây dưa bở như dây, lá, cuống, thịt quả và hạt đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Bộ phận hay được sử dụng nhất là cuống và hạt dưa. Theo y học cổ truyền, cuống dưa vị đắng, tính lạnh, có độc, thường dùng để gây nôn, thông đại tiện. Thịt quả vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng trừ phiền nhiệt, lợi tiểu tiện, phòng trúng nắng trong mùa hè. Hạt dưa bở vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị các chứng kết tụ sinh máu mủ ở tràng vị. Dây cây dưa bở đem phơi khô trong bóng mát có tác dụng thông kinh, hoạt lạc, dùng để chữa chứng bế kinh ở phụ nữ.

Ngoài loại dưa bở mà ta thường ăn, gần đây, trên thị trường xuất hiện nhiều loại nhập ngoại, loại vỏ dày và vỏ mỏng. Tất cả các loại dưa này đều có thể dùng làm thuốc. Dưới đây là một số bài thuốc cụ thể:

- Chữa hôi miệng: Lấy hạt dưa bở bóc bỏ vỏ, nghiền mịn, trộn đều với mật ong. Sau khi đánh răng và súc miệng, xúc một thìa con thuốc ngậm cho tan dần. Làm như vậy vài ngày miệng sẽ hết hôi.

- Chữa đau lưng, mỏi gối: Hạt dưa bở 150g, tẩm rượu trong 10 ngày, sau đó đem sấy khô, nghiền mịn. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g.

- Thông đại tiện: Lấy 7 cái cuống dưa đem tán nhỏ, bọc vào bông, nhét vào hậu môn. Một lúc sau, đại tiện sẽ thông.

Lưu ý: Những người tì vị hư hàn, bụng trướng tức, đại tiện phân loãng không ăn loại dưa này. Những người bị xuất huyết, thể chất hư nhược thì không được uống các loại nước thuốc bằng cuống quả dưa bở.

Cách chọn mua dưa bở ngon:

- Kinh nghiệm của các bà nội trợ “sành ăn, dưa bở ngon là những quả bắt đầu rạn một chút ở phần vỏ. Không nên chọn những quả dưa có vết rạn quá nhiều bởi đây có thể là môi trường thuận lợi cho các loại ruồi, muỗi hoạt động.

- Ngoài ra, dưa ngon là trên vỏ có một lớp lông mỏng, có mùi thơm dễ chịu. Nếu dưa bị ngâm hóa chất, mùi thơm này sẽ không còn.

- Nên chọn những quả dưa có ruột vàng.

Theo TTT và Lương y Huyên Thảo Nguồn: http://emdep.vn và NNVN




 
gọi Miễn Phí