Kinh nghiệm trồng dưa hấu đạt năng suất và hiệu quả cao - Tiến sĩ Ngô Quang Vinh

Đăng lúc: , Cập nhật

Kinh nghiệm trồng dưa hấu đạt năng suất và hiệu quả cao do Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo và nghiên cứu.

Kinh nghiệm trồng dưa hấu đạt năng suất và hiệu quả cao do Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo và nghiên cứu.

CHỌN ĐẤT

Dưa hấu thích hợp trên chân đất cát pha, thịt nhẹ. Nhưng phải bố trí trên chân đất cao, dễ thoát nước, mưa không ngập úng và chủ động tưới.
Chọn đất trồng dưa hấu
Chọn đất trồng dưa hấu

THỜI VỤ

Có thể trồng được 2 vụ/năm cả vụ Đông Xuân và Xuân Hè. Thời vụ tốt nhất so với đại trà xung quanh là đầu vụ đến giữa vụ, không nên trồng cuối vụ sâu bệnh dễ gây hại và giá thị trường thường thấp.

GIỐNG VÀ NGÂM Ủ GIỐNG

Giống:
+ Vụ Đông xuân: Chọn giống dưa trái tròn, như An tiêm 95, Hồng lương.
+ Vụ Xuân hè: Chọn giống dưa trái dài, như Hắc mỹ nhân.
- Lượng giống gieo: 20 gam/sào (500 m3).
- Ngâm ủ giống: ngâm giống với nước 2 sôi 3 lạnh trong khoảng 8 - 10 tiếng đồng hồ. Trước khi ủ phải chà rửa sạch sẽ hạt giống và hong trong mát vừa đến ráo hạt. Gói giống trong khăn sạch để nơi ẩm. Sau 24 giờ hạt nảy mầm, đem trồng trực tiếp vào hốc. Nên dự phòng 10 - 15% giống ươm vào bầu để dặm những cây không mọc hoặc mọc yếu sau 4 ngày kể từ khi trồng.
Gieo hạt giống trồng dưa hấu
Gieo hạt giống trồng dưa hấu

LÀM ĐẤT

Đất trồng dưa phải ải, bón 30 kg vôi, rải đều, bừa tơi xốp. Sau 10 15 ngày mới trồng, lên liếp đắp hàng, bề rộng liếp từ 5 đến 5,5 m. Mỗi liếp có 2 hàng, giữa hai liếp có 1 rãnh tưới, rộng 0,3 m, hàng đắp cao 0,3 - 0,4 m và phủ bạt nilon ngay. Ghim chặt mí bạt để tránh gió bay. Đưa nước vào rãnh, đắp giữ nước 2 đầu rãnh để nước ngấm làm ẩm cho đất. Đục lỗ bạt để trồng, lỗ cách mức nước trong rãnh từ 3 - 5 cm. Khoảng cách lỗ đục đối với dưa tròn: 50 - 55 cm, dưa dài: 45 - 47 cm.

LƯỢNG PHÂN BÓN (tính cho 1 sào = 500m ^ 2

Phân chuồng: 400 - 500 kg phân hoai mục
Phân NPK(16-16-8): 50 kg
Phân Kali: 12 kg
Phân DAP: 15 kg
Phân lân: 30 kg
Phân Urê: 6,5 kg

CÁCH BÓN NHƯ SAU

- Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + 30 kg l hat an + 25 kg NPK+ 5 kg kali 5 kg DAP. Chú hat y phân vô cơ trộn đều rồi mới bón vào hàng.
- Bón thúc
+Lần 1: sau khi trồng 20 - 22ngay dây dưa vừa d hat en mép bạt ngoài:
Lượng bón: 20 kg NPK + 5 kg DAP + 5 kg Kali + 4 kg Urê.
Cách bón: Rạch 1 rãnh rộng 30 cm, sâu 10 cm phía ngoài mép bạt, rải đều các loại phân trên theo rãnh, lấp phân kết hợp lên liếp theo hình mái nhà.

+ Lần 2:
Khi dưa vừa chọn trái xong. Lượng phân: 25 kg NPK+ 2,5 kg DAP + 1 kg Ur hat e + 1 kg Kali. Ngâm phân hòa tan trong nước, đem tưới vào rãnh 2 hàng dưa sau khi lấy nước vào rãnh.

+ Lần 3:
Sau lần 2 từ 4 đến 5 ngày. Lượng phân: 2,5 kg NPK+ 2,5 kg DAP + 1, 5 kg urê + 1 kg Kali. Cách bón như lần 1.

+ Lần 4:
Cách lần 3 từ 5 đến 6 ngày, lượng phân: 4 kg Urê + 2 kg Kali. Cách bón như lần 1.
Ngoài ra còn dùng các loại phân bón qua lá, như Supermes, Komic phun định kỳ 10 - 15 ngày/lần.
Bón phân cho dưa hấu
Bón phân cho dưa hấu

CHĂM SÓC

Chăm sóc cây con: Đây là khâu quan trọng liên quan đến năng suất. Yêu cầu cần đạt được là cây khỏe và đồng đều. Sau khi cây nảy mầm phải theo dõi để dặm, thay những cây xấu, yếu, dị hình, lá cong queo. Khi cây vừa nhú lá nhám xới nhẹ gốc, phun phân bón lá: Komic, hoặc hòa 1 muỗng canh phân ur hat e + 1/2 muỗng phân kali vào bình 8 lít nước. Phun trực tiếp vào thân và lá lúc chiều mát. Chú ý phun phòng bệnh cho cây con, bằng thuốc Validacin. Để phòng trừ sâu, kiến nên rải Basudin hạt quanh gốc cây, khoảng thuốc/cây. 25 - 30 hat

Tỉa dây: Mỗi gốc dựa chỉ để 1 dây chính và 2 dây chèo gốc. Bấm bỏ toàn bộ những dây chèo vô hiệu, dây chèo được ghim cố định xuống đất bằng ghim tre để gió khỏi tốc dây. Ghim cho các dây chạy song song với nhau.

Thụ phấn và chọn trái: khi dưa ra hoa nên thụ phấn bổ sung vào buổi sáng. Khi trái bằng nắm tay chọn để lại 1 trái có hình dáng đẹp (da láng, không méo). Chọn trái thứ 2 ở dây chèo hoặc trái thứ 3 dây chính, loại bỏ toàn bộ những trái còn lại và bấm ngọn, ngay vị trí rãnh thoát nước giữa liếp dưa.

Phòng trừ sâu: Sâu gây hại chính cây dưa lúc nhỏ thường gặp sâu vẽ bùa và bọ trĩ. Dùng thuốc Confidor. Khi dưa trưởng thành và ra quả thường gặp sâu xanh da láng, rầy, rệp, bọ cánh cứng. Dùng Fastac, Karate, phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

Về bệnh: Cây dưa thường rất mẫn cảm với thời tiết, thời tiết bất thuận bệnh sẽ phát sinh nặng. Nên chú ý phòng bệnh là chính. Không nên trồng nhiều lần trên cùng một chân đất. Các đối tượng gây hại chính thường gặp: Sương mai, thán thư, thối nhũn, cháy dây, rỉ sắt, nứt dây chảy mủ.

Dùng các loại thuốc: Bavistin, Polyram, Ridomil, Aliette. Phun phòng theo định kỳ hoặc khi bệnh vừa xuất hiện.

TƯỚI NƯỚC

Cần tưới thấm, giữ ẩm thường xuyên cho đất. Đối với đất khô: 2 ngày tưới 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát. Đối với đất ẩm 3 . ngày tưới 1 lần. Dẫn nước vào - rãnh, mực nước cách gốc dưa khoảng 3 cm, sau 2 giờ nếu nước không thấm hết vào hàng nên tháo ra.
Tưới nước cho dưa hấu
Tưới nước cho dưa hấu

THU HOẠCH

Nên thu hoạch khi dưa vừa chín tới 70 - 80%. Không nên để quá chín dễ thối nhũn.
Với cách sản xuất như trên năng suất đạt khoảng 2 tấn/sào (40 tấn/ha) đối với dưa tròn vụ Đông Xuân và 1,5 tấn/sào (30 tấn/ha) đối với dưa dài vụ Xuân Hè. Trọng lượng bình quân từ 5,5 - 6 kg/quả.
Tiến sĩ Ngô Quang Vinh đã tham khảo từ nông dân Nguyễn Văn Hoàng Thọ Trung, Tịnh Thọ, Sơn Tịnh – Quảng Ngãi

 
gọi Miễn Phí