Trồng hoa huệ - Nguyễn Huy Trí

Đăng lúc: , Cập nhật

Huệ còn gọi là dạ lai hương (thơm ban đêm) hoặc vũ lai hương (thơm lúc mưa)[2] (danh pháp hai phần: Polianthes tuberosa), là một loài hoa đặc biệt, nở về đêm, có khả năng tỏa hương về ban đêm với mùi hương ngào ngạt. Ở Việt Nam, hoa huệ dùng để cắm trong các dịp cúng, lễ, còn gọi là huệ ta, để phân biệt với hoa huệ trong bức tranh nổi tiếng "Thiếu nữ bên hoa huệ" là huệ tây (Lilium longiflorum), hay còn gọi là hoa loa kèn.

Trồng hoa huệ

I. ĐẶC ĐIỂM

Cây hoa Huệ cho hoa quanh năm nhưng lúc yếu là vào mùa hè, quí nhất là nó cho hoa vào mùa hiếm. Hoa Huệ màu trắng có mùi thơm ngọt về ban đêm. Có người cho rằng tinh dầu hoa Huệ không tốt, nên ban đêm thường cho ra ngoài sân. Huệ được dùng trong cúng lễ thăm viếng chia buồn.

Lá cây Huệ nhỏ, chứa nhiều dinh dưỡng, làm phân bón rất tốt; đặc biệt bón cho cây trồng dưới nước. Thân Huệ mêm gây dễ đổ, rễ ăn ngang và rộng, thường nổi lên trên nhiều.

Hoa Huệ có hai giống, giống đơn là Huệ xẻ cây thấp hoa thưa, ngắn dễ trồng hơn. Giống Huệ kép lá Huệ tứ diện, cây cao hoa dày bông to có mùi thơm đặc biệt nhưng chóng tàn.

II. KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT

Đất yêu cầu phải xốp mùn, nhiều màu đất không được trũng, nên tránh nơi quá cao đất phải luôn có độ ẩm. Độ chua pH hơi kiểm 6 - 7 .

Đất cày bừa kỹ, vơ có sạch lên luống cao, đánh rãnh sâu, các rãnh cách nhau 40 x 45cm bón phân lót hoại mục : Phân mục hoại 3m²/sào Lân 5 kg/sào Kali 5 kg/sào. Khi đặt củ nhỏ không để củ tiếp xúc với phân bón, lấp sâu 4 cm, chừa đất lại để vun cao. Sau trồng độ một tháng tưới phân loãng hai ba lần, rồi cứ một tháng bón thúc 1 lần. Khi bón phân không nên trực tiếp vào gốc phải bón xa gốc. Sau mỗi đợt mưa rễ cây Huệ lộ hẳn ra, ta phải vun đất cao, không nên xới sâu là đứt rễ. Sau khi thu hoa đợt đầu rộ độ 3 - 4 tháng lại bón một lần với liều lượng cao hơn, rỡ bỏ các lá già, vàng, lá gốc đem làm phân bón.

- Thời vụ trồng : Huệ là cây ưa sáng nên thời vụ cần lúc đủ sáng, chịu nóng tốt ít chịu rét. Vì vậy mùa đông cây Huệ thường ít hoa, hoa nhỏ. Mùa rét trồng cây lâu mọc, trồng mùa hè quá nóng lá nhỏ. Tốt nhất là trồng vào các tháng 2-3-4-5 và 8-9.
 
Vì cây Huệ sống tới 3 năm ở 1 nơi, từ một củ cái ban đầu sinh ra nhiều củ con, củ cháu nên khóm Huệ rất to. Thu hoạch hoa Huệ vào lúc có 1 - 2 hoa đầu hé nở một nửa là vừa. Người ta không cắt hoa, mà dùng ngón chân cái dận gốc đỡ cây, dùng tay xoay nhẹ một vòng rồi rút bông ra. Cây Huệ không cần cắm cọc, nhưng tốt nhất là cứ cắn cọc để hoa thẳng, không bị đổ. Hoa thu hoạch xong bó thành chục và bao đầu bông bằng lá chuối tươi, lá dong rồng, để hoa không nát, giữ được mùi thơm, cành hoa không bị uốn cong.

Khi các khóm Huệ đã to dần, hoa bắt đầu kém trồng đã 3 năm thì dỡ cây. Cắt các củ cái to đã lấy hoa rồi và các củ cháu nhỏ bé đi.

Củ con được cắt hết lá phân loại củ to, củ vừa, củ bé, xếp vào các nơi khô mát (như giàn khoai tây iống) để khô hết cá cuống lá, khoảng 2 - 3 tháng sau đem trồng lại, các củ to sẽ cho hoa sau 3 - 4 tháng, củ bé sẽ lâu hơn.

Bệnh chủ yếu là nấm mốc phải dùng các loại thuốc như phèn xanh Ziram, Zinep, Simel nồng độ 0,1 - 0,2‰. Tránh dùng với lưu huỳnh ở thời kỳ có hoa, bởi lẽ thuốc để lại trong cánh hoa nhiều oxyclorua đồng, vôi... làm giảm giá trị hàng hóa. Người ra cũng có thể dùng với lưu huỳnh khi cây chưa ra hoa ra nụ.

Hoa cũng có thể bị rệp muội, bọ trĩ, xén tóc sâu non đục thân. Người ta có thể dùng Decis 1 - 20 (phần vạn) hay Bizo 1 - 3 phun sẽ có tác dụng phòng chống muội tốt. Đối với sâu đục thân nên dùng dây đồng nhỏ chọc vào hang giết sâu non là tốt nhất. Các loại thuốc không có khả năng thấm vào sâu sẽ không có tác dụng giết sâu.


 
gọi Miễn Phí