Sử dụng, bảo dưỡng tủ lạnh gia đình-TS.Phạm Văn Tùy

Đăng lúc: , Cập nhật

Sử dụng, bảo dưỡng tủ lạnh gia đình đã được TS.Phạm Văn Tùy biên soạn và xuất bản

Sử dụng, bảo dưỡng tủ lạnh gia đình đã được TS.Phạm Văn Tùy biên soạn và xuất bản

Chế độ bảo dưỡng khi tủ lạnh làm việc

Điều chỉnh nhiệt độ làm việc của tủ

Nhiệt độ trong tủ lạnh gia đình được điều chỉnh tự động nhờ thermôstat (rơle nhiệt độ). Nó có tác dụng giữ cho tủ làm việc ở nhiệt độ không đổi theo yêu cầu sử dụng: Thích hợp với đối tượng bảo quản và tiết kiệm điện tiêu thụ.
Khi núm vặn của thermôstat quay về số 0 (hoặc ấn núm 0 của loại điều chỉnh bằng nút ấn) thì máy nén sẽ ngừng làm việc.
Để tủ làm việc ta quay núm vặn ra khỏi số không đến số 1, 2,... tùy theo nhiệt độ cần làm lạnh và phụ thuộc vào cấu tạo của thermôstat. Ở số càng lớn nhiệt độ trong tủ càng thấp.
Ở thermôstat không chỉ ra trị số nhiệt độ trong tủ vì nhiệt độ này còn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường ở nơi đặt tủ, nói đúng hơn là nhiệt độ dàn nóng. Vì vậy việc đặt ở số nào là do kinh nghiệm của người sử dụng, căn cứ vào nhiệt độ bên ngoài và đặc tính của tủ. Để đạt cùng nhiệt độ lạnh mong muốn, nếu trời nóng hơn thì phải để ở số lớn hơn và ngược lại. 
Sau khi đã điều chỉnh thì nhiệt độ trong ngăn đá ngăn kết đông) sẽ không thay đổi và có trị số chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh. Thường thì khi nhiệt độ này thay đổi 3÷4°C thì nhiệt độ lạnh trong tủ thay đổi khoảng 1°C. Nhiệt độ trong tủ càng xa ngăn kết đông càng cao. Nhiệt độ cao nhất là ở hộp đựng hoa quả ở đáy tủ, nó có để cao hơn nhiệt độ trong ngăn kết đông đến 10÷13°C. Nhiệt độ trung bình trong tủ, vì vậy, thường là 5°C. 

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Đây là chức năng chủ yếu của tủ lạnh. Đa số thực phẩm ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ môi trường (khi để trong tủ lạnh) có thể bảo quản được lâu hơn.
Thời gian bảo quản trong tủ lạnh nói chung không nên quá một tuần, vì chế độ nhiệt được trong đó thấp nhất cũng không quá -18°C lại không khống chế được độ ẩm và không thay đổi không khí định kỳ. Nếu tủ hoàn toàn không bị mở trong suốt thời gian bảo quản (điều này tránh làm tăng nhiệt độ trong tủ) thì lại không đảm bảo hô hấp cho các loại rau quả tươi khi bảo quản.

Nhiệt độ bảo quản thực phẩm.
Thịt, cá, thức ăn chín cần bảo quản lâu để trong ngăn kết đông, nơi có nhiệt độ thấp nhất.
Các loại thực phẩm khác như sữa, trứng, thức ăn chín, đồ hộp, bia, nước giải khát,... bảo quản ở ngăn sát ngay ngăn kết đông có nhiệt độ khoảng 2÷5°C.
Phần lớn các loại rau, hoa quả như mướp, dưa chuột, cà chua, chanh, cam, dứa, khoai tây, rau, hoa... bảo quản ở dàn phía dưới có nhiệt độ khoảng 6÷10°C.
Ngăn hộp phía dưới cùng chủ yếu dùng bảo quản các loại quả, rau, thực phẩm để tạm ăn ngay.
Chú ý:
Các loại thịt, thức ăn chín (sau khi đã nguội) phải để trong các túi nilông hay dậy kỹ (đặc biệt chú ý thức ăn mặn) để chống tổn hao và hơi mặn (ăn mòn tủ), hơi thức ăn.
Các lại thức ăn chín: Cơm, canh, thức ăn...nếu không đậy kín khi mất điện tuyết trong tù tan ra rơi vào và nhiệt độ tăng dần trong tủ kín, thức ăn rất dễ ôi, thiu.
Khi thịt, cá trong túi đã kết đông có thể đưa ra khỏi ngăn kết đông và để vào ngăn sát dưới.
Ở phần lớn các tủ, người ta đã chỉ dẫn (bằng kí hiệu hình vẽ) các ngăn bảo quản thịt, sữa, rau quả, nước uống... ta chỉ cần làm theo các chỉ dẫn đó.
Trường hợp mất điện hay cho tủ ngừng làm việc lâu khi trong tủ nhiệt độ tăng dần bằng bên ngoài ta phải để thực phẩm ra ngoài hoặc mở hé cửa tủ, nếu không nó sẽ trở thành tủ ấm rất dễ làm thực phẩm mau hỏng trong không gian kín của tủ.

Làm đá trong tủ lạnh

Chỉ nên xem việc làm nước đá bằng tủ lạnh là chức năng thứ yếu của tủ, không nên biến nó thành dụng cụ chuyên làm đá vì nó phải làm việc trong điều kiện nặng nề kéo dài, hiệu suất lại kém các máy đá làm lạnh qua nước muối, và lại lượng đá làm được cũng ít vì đá chỉ làm được trong ngăn kết đông.
Tủ lạnh không làm được kem như nhiều người lầm tưởng cho dù là tủ 3 sao (★★★) vì tuy nhiệt độ đạt tương đối thấp nhưng thời gian kéo dài nên nguyên liệu trong khuôn kem bị phân lớp và kem đông cứng, không đảm bảo chất lượng.
Khi làm đá, nước dễ rớt ra ngăn kết đông đóng cứng lại làm khuôn dính chặt vào ngăn. Không được dùng dao hay mũi nhọn và các dụng cụ bằng kim khí để cạy đá, tránh làm thủng dàn lạnh.
Để làm đá nhanh, giảm tải cho tủ, trong quá trình làm đá nên dùng quạt làm mát lốc máy và dàn nóng.
Không để lớp tuyết bám quá dày ở ngăn kết đông.
Thời gian làm đá chủ yếu phụ thuộc vào lượng đá và hình dáng khuôn (khay) đá. Chiều cao lớp nước trong khay không nên quá 10cm. Khay đá phải có dáy phẳng, tiếp xúc tốt với ngăn kết đông. 

Phá tuyết(xả đá)

Mục đích.
Tăng nhiệt độ dàn lạnh để phá vỡ lớp băng đính thực phẩm, khay đá với ngăn kết đông để dễ lấy khay đá hay thực phẩm lạnh đông ra.
Làm tan tuyết bám xung quanh dàn lạnh để dễ truyền nhiệt tăng hiệu quả và giảm thời gian làm lạnh.
Thời điểm: Khi lấy thực phẩm hoặc khay đá ra khó, bị dính vào dàn lạnh.
Khi lớp tuyết dày quá 10÷15mm.
Thao tác
Ấn nút xả đá nếu là hệ thống bán tự động thì máy nén ngừng làm việc và dàn lạnh bị làm tăng nhiệt độ để tuyết tan sau đó sẽ tự động ngắt mạch nung nóng và đóng mạch động cơ để tủ chạy lại.
Nếu ấn nút xả đá thấy tuyết tan nhưng máy nén vẫn làm việc bình thường là trường hợp của các tủ lạnh có hệ thống xả đá nhờ nóng từ máy nén về dàn lạnh mà không có điện trở nung nóng.
Vì lý do nào đó không dùng nút xả đá thì mở cửa tủ một lúc tuyết sẽ tan hoặc dùng khay nước nóng khoảng 40÷50°C áp vào dàn lạnh làm tuyết tan.

Yêu cầu kĩ thuật chung khi chạy tủ

Trước khi cho tủ hoạt động phải kiểm tra nguồn điện vào, đảm bảo cấp điện an toàn, điện áp phù hợp với điện áp yêu cầu của tủ 110V hoặc 220V.
Nếu điện áp nguồn khác điện áp làm việc của tủ thì phải dừng qua biến thế có công suất đủ lớn không chỉ cho tủ ở chế độ làm việc: (khảng 1÷1,4A(220V) hoặc 1.8÷2.5A (110V) mà ở cả chế độ khởi động (dòng lớn hơn từ 4 đến 8 lần lúc bình thường).
Nếu dùng qua ổn áp thì cũng phải chọn ổn áp có công suất đủ lớn. Tuy không điều chỉnh được điện áp không giảm lúc khởi động nhưng bảo vệ điện áp không hỏng. Nếu chạy liên tục qua ổn áp cũng có nhược điểm là tổn thất điện năng tăng khá nhiều,
Để khởi động tủ lạnh, có thể vặn núm thermôstat hay cầm trực tiếp khi núm đã được điều chỉnh từ trước. Chú ý cắm phích chính xác, dứt khoát. Ở phích cắm, dây điện phải chắc chắn, tiếp xúc tốt.
Nếu máy khởi động ngay (thời gian khởi động thường từ 0,2 đến 0,3s) nhẹ nhàng, chỉ nghe tiếng cạch nhỏ khi rơle khởi động làm việc là được.
Nếu máy rung, lắc mạnh kép dài, có tiếng "o, o" hay các tiếng khác lạ tai, phải dừng máy ngay (rút điện cắm) để tìm nguyên nhân.
Từ khi dừng máy (hoặc do mất điện) đến khi khởi động lại phải cách nhau không ít hơn 3 phút để áp suất trong máy cân bằng, máy dễ khởi động, rơle bảo vệ không cắt do dòng tăng quá mức mà máy không khởi động được.
Khi đã đóng cửa, tủ lạnh phải đảm bảo tuyệt đối kín để tránh tổn thất lạnh.
Hạn chế đến mức thấp nhất số lần mở cửa tủ đồng thời tránh kéo dài thời gian mở cửa.
Khi cấp điện cho tủ qua biến thế điều chỉnh nhảy bước (không phải biến thế tự ngẫu) thì phải điều chỉnh nhanh, dứt khoát để thời gian gián đoạn là không đáng kể nếu không phải tất tủ lạnh rồi mới cầm lại (sau khi đã điều chỉnh biến thế) để tránh làm tủ dừng rồi lại khởi động tiếp ngay động cơ không làm việc, rơle nhả hút liên tục.
Trong trường hợp mạng điện có điện áp thay đổi nhiều và thường bị hụt áp, có thể để themrôstat ở số cao nhất, tủ sẽ làm việc liên tục, khi nào cần dừng sẽ do người ngắt điện. Vì khi tủ đang làm việc điện áp có thấp một ít động cơ vẫn chạy, nhưng nếu bị thermôstat cắt khi tự đóng lại ở điện áp thấp sẽ không khởi động được, rơle đóng, mở liên tục có thể làm hỏng rơle hoặc cháy lốc. Đây tuy chưa phải là giải pháp tốt nhưng nó có khả năng chống cháy lốc vì điện áp thấp tốt hơn.
Khi điện áp tăng quá 10% hoặc thấp quá 15% thì nói chung không nên cho tủ khởi động.
Ví dụ, giới hạn điện áp cho phép khởi động tủ lạnh đối với mạng điện 220V là từ 185 đến 240V.
Luôn đảm bảo khay hứng nước ở đúng vị trí, hứng hết nước đọng dưới ngăn kết đông lỗ thoát nước và đường ống dẫn nước không bị tắc, nước chứa vào khay ở đáy tủ để tự bốc hơi hay được thải đi.
Cứ sau 10÷15 ngày lại cho tủ ngừng để làm vệ sinh trong ngoài thao tác như khi bảo dưỡng tủ không làm việc ở mục dưới đây. 

Bảo quản tủ khi không làm việc

Khi tủ không làm việc trong một thời gian dài quá 48h nên để thermôstat ở vị trí mở số 0 để nó được nghỉ ngơi, thư dãn.
Khi để tủ lâu không làm việc không để thực phẩm, các dung dịch, chất lỏng dễ bay hơi, lên men, dễ cháy, nổ, ăn mòn... trong tủ. Chỉ để tủ không, không nhất thiết phải đóng kín cửa, có thể dùng dây buộc, miếng đệm cho cánh tủ hé mở để thông thoáng trong những ngày trời khô ráo.
Khi bắt đầu để tủ ngừng làm việc một thời gian cũng cần vệ sinh trong, ngoài tủ như vệ sinh định kì lúc tủ làm việc.
Ngắt điện tủ lạnh, nếu còn tuyết bám trong ngăn kết đông phải làm tan giá, không cho bất cứ vật cứng nào vào cậy đá hoặc tẩy vết bẩn trong ngăn kết đông.
Lấy hết các thứ trong tủ ra. Lau sạch dàn lạnh các kháy, ngăn và thành trong tủ bằng giẻ tẩm nước xà phóng loãng, ấm. Sau đó lau lại bằng giẻ khô mềm.
Vỏ ngoài của tủ cũng lau bằng giẻ tẩm nước ấm rồi lau khô.
Mở cửa tủ cho khô.
Lau sạch dàn nóng, lốc máy bằng giẻ mềm, không lau bằng giẻ quá ẩm để phòng không lau khô ngay dàn nóng sẽ gỉ và nước chảy vào hộp đấu dây ở lốc.
Khi tủ không làm việc áp lực (cân bằng) ở dàn lạnh cao hơn bình thường, nó lại thường chế tạo bằng nhôm nên dễ ăn mòn, khi đó nếu có chỗ bị ăn mòn, ngăn kết đông sẽ nhanh bị thủng, gây rò rỉ, mất gas.Việc tuân theo quy định vệ sinh dàn lạnh và không dùng tùy tiện chất chống ẩm khi nạp lại gas có ý nghĩa rất quan trọng.
Khi vận chuyển tủ lạnh.
Tháo ngăn hứng nước, giá đỡ thực phẩm,... bao gói và bảo quản riêng.
Nên cho vào hòm gỗ và hòm các tông để cố định tủ và chống va đập, cong vênh, dập móp và tróc sơn tủ. 
Bắt bulông hoặc buộc để neo giữ chặt lốc vào thân tủ để khỏi rung lắc, gây gãy ống.
Đặc biệt chú ý tránh va đập, gãy ống, nhất là ống mao ở điềm nối với phin lọc.
Không quàng dây chằng qua dàn nóng và các ống.
Cố gắng để tủ ở trạng thái đứng hoặc chỉ hơi nghiêng để tủ không bị sặc dầu. Sau khi vận chuyển phải để ít nhất 24h sau mới cho làm việc lại, chú ý trả tự do cho khối lốc bị neo giữa lúc vận chuyển. 

Yêu cầu kỹ thuật an toàn

Khi sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa tủ lạnh phải chú ý phòng, chống bị điện giật, độc hại hoặc gây cháy nổ.
Đề phòng bị điện giật
Thường xuyên kiểm tra kỹ nguồn điện vào tủ, không để dây bị chuột gặm, bong xước mất cách điện.
Khi cầm phích điện, trước khi quay núm thermôstat cho tủ chạy phải dùng bút thử điện kiểm tra đảm bảo tủ không bị rò điện ra vỏ mới cho tủ làm việc. Cũng  tra như vậy khi đã cho tủ chạy: tủ cũng không bị rò điện.
Không để chai lọ, bát đĩa,...chứa nước và chất lỏng lên nóc tủ, đề phòng đổ vỡ, nước chảy làm ngắn mạch hộp đầu nối dây, các chỗ nối điện ở rơle, tụ, ổ cắm...
Khi sửa chữa nên có từ 2 người trở lên, chú ý tránh điện giật.
Ngắt điện tủ lạnh khi bảo dưỡng và thay thế chỉ tiết.
Không đặt tủ chỗ quá ẩm ướt.
Đề phòng độc hại, chống cháy, nổ
Khi xả gas phải đảm bảo phòng được thông thoáng.
Không hút thuốc khi xả gas đề phòng gas cháy tạo khí độc, không hàn ống khi trong tủ còn gas.
Mêtanol là hóa chất có tính độc hại đối với niêm mạc mắt làm đau đầu lại có khả năng thẩm thấu qua da gây ngộ độc. Khi dùng mêtanol làm chất chống ẩm phải rất thận trọng.
Khi xả gas, không để bắn gas lỏng vào người gây bỏng lạnh.
Không để các chất dễ cháy, nổ gần tủ lạnh, đề phòng khi rơle làm việc có tia lửa điện gây cháy, nổ. 

 
gọi Miễn Phí