Thế nào là vườn rau dinh dưỡng gia đình - TS. Nguyễn Văn Hoan

Đăng lúc: , Cập nhật

TS. Nguyễn Văn Hoan sẽ giải thích thế nào là vườn rau dinh dưỡng gia đình, các yêu cầu đối với một vườn rau dinh dưỡng trong gia đình, bảng mùa vụ rau trồng trong gia đình.

TS. Nguyễn Văn Hoan sẽ giải thích thế nào là vườn rau dinh dưỡng gia đình

I. THẾ NÀO LÀ VƯỜN RAU DINH DƯỠNG GIA ĐÌNH?

Ở hầu hết các hộ nông dân miền Bắc Việt Nam xung quanh nhà thường dành ra những khoảng đất nhỏ để trồng các loại rau. Các mảnh đất nhỏ này được rào cẩn thận để tránh gia súc, gia cầm phá hoại, bên trong trồng các loại rau theo mùa như mùa xuân trồng rau dền, mùa hè trồng rau muống, mùa thu trồng rau cải, mùa đông trồng su hào và một số rau gia vị khác. Trước nhà của nhiều hộ nông dân ta còn thấy có một vài giàn trồng các loài rau có thân leo như mướp, đậu đũa, bầu, bí xanh, đậu rồng, đậu ván hoặc hoa thiên lý. Nhiều gia đình còn tận dụng bờ rào làm nơi leo cho mùng tơi, đậu đũa, dọc theo các tường nhà trồng rau xương xông, ở các góc vườn ít ánh sáng thì trồng cây lá lốt, khoảng đất trống gần giếng thì trồng rau ngót, mùng tơi thân gỗ, trước nhà trồng cây ớt hoặc vài cây đinh lăng...
Thế nào là vườn rau dinh dưỡng gia đình
Thế nào là vườn rau dinh dưỡng gia đình
Với cách bố trí như trên, mùa nào thứ ấy gia đình có đủ rau ăn quanh năm không phụ thuộc vào thị trường, rau ăn lúc nào cũng tươi ngon, sạch, đầy đủ thành phần dinh dưỡng. Tập hợp tất cả các cây rau trồng ở vườn rau, trước và sau nhà, tận dụng các chỗ đất trống, các cây rau thân leo tạo ra hệ thống các cây rau trong vườn nhà và được gọi là VƯỜN RAU DINH DƯỠNG GIA ĐÌNH (VRDDGĐ). Như vậy, vườn rau dinh dưỡng gia đình không chỉ là một cây mảnh vườn trồng rau, cũng không phải là một vài cây rau. trồng ở một khu riêng biệt mà nó là tập hợp của nhiều rau được trồng xung quanh nhà nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu đa dạng về rau hàng ngày, vừa có tác dụng sử dụng tại chỗ, vừa có tác dụng bổ sung hỗ trợ nhau về mặt dinh dưỡng, đa dạng về mặt sản phẩm, tiện lợi khi thu hải và rau vần mặt và có rau ăn quanh năm.

II. MỘT VƯỜN RAU DINH DƯỠNG GIA ĐÌNH TỐT CẦN ĐẠT NHỮNG YÊU CẦU GÌ?

Một vườn rau dinh dưỡng gia đình tốt cần đạt những đặc điểm sau:

1. Có cơ cấu các loại rau phù hợp để tận dụng được các khoảng đất trống và không gian xung quanh nhà

Đây là một trong những điều quan trọng nhất, thông thường thì vườn gia đình ở miền Bắc Việt Nam, nhất là ở Đồng bằng Bắc bộ có diện tích không rộng và nếu có diện tích rộng thì trồng các loại cây ăn quả lại được ưu tiên trước. Vì các lý do này mà việc tận dụng các mảnh đất trống, các khoảng không để trồng các loại rau cho nhu cầu hàng ngày là điều rất cần thiết.
Tận dụng đất trống và không gian xung quanh nhà để trồng rau
Tận dụng đất trống và không gian xung quanh nhà để trồng rau
Ví dụ: Góc vườn đầu nhà có vài ba mét vuông đất trống có thể để ra một khoảng đất để trồng rau theo cách sau đây: tháng giêng âm lịch (hoặc tháng 2 dương lịch) trồng rau dền để ăn vào tháng 3 dương lịch; kế sau rau dền thì trồng rau muống cạn để thu hoạch đến hết tháng 8. Trước khi phá bỏ rau muống thì trồng kế cải canh hoặc gieo rau lú bú để ăn vào tháng 9-10. Sau rau cải trồng tiếp rau diếp để thu hoạch vào tháng 11, 12, 1; các cây rau này khép kín một vòng trong năm. Trước nhà hoặc lối cổng vào người ta làm một hệ thống giàn để trồng bầu vào mùa đông, trồng đậu đũa vào mùa xuân, trồng mướp vào vụ hè, kế đậu ván để thu hoạch vào mùa thu...

2. Có đủ các loài rau để quanh năm đều có rau ăn

Bảng 1 là danh mục các loài rau được trồng hoặc mọc tự do trong vườn rau dinh dưỡng gia đình, lịch trồng và thu hái.

Tuỳ theo điều kiện của từng gia đình mà có thể chọn một số trong số các loài rau trên sao cho có rau quanh năm, ví dụ như:

Tháng 1, 2: rau diếp, rau cải, lú bú, su hào, cải cúc...

Tháng 3, 4: mùng tơi, rau dền, rau muống...

Tháng 5, 6: rau muống, mướp, đậu đỗ, rau ngót...

Tháng 7, 8: dọc mùng, rau sắn, rau muống, cà pháo, cà tím...

Tháng 9, 10: rau khoai lang, đậu rồng, đậu ván, lú bú...

Tháng 11, 12: rau cải xanh, rau bí, đậu cô ve, su hào...

Bảng 1. Các loại rau trồng trong vườn gia đình, lịch trồng và thu hái
STT Tên loại rau T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
1 Rau muống cạn T T, H H H H H T H H H H  
2 Rau dền T H H H H T,H H H H H    
3 Rau đay     T H H H H H H      
4 Rau mùng tơi   T H H H H T,H H H H    
5 Rau ngót     T H H H H T,H H H    
6 Rau diếp H H H       G T H G,H T,H   
7 Rau cải H H H H       G T H G,H T,H
8 Rau cải củ H H H H       G T H H H
9 Rau lú bú H H H H       G T H H H
10 Rau su hào H H H H       G T H H H
11 Rau bắp cải H H H H       G T H H H
12 Rau cải cúc H G,H H H                
13 Rau cải xoong H H H H       T T,H  H H H
14 Kiệu rau     H H             T T
15 Dọc mùng   T T H H H H T,H  H H H  
16 Rau khoai lang H H T,H  H H H H H T,H H H  
17 Rau sắn     T H H H H H        
18 Rau chuối H H H T H H H H T H H H
19 Măng tre, măng mai            H H H        
20 Bí rau H T H H           T T,H H
21 Rau rút     T     H H H H      
22 Rau cần H H               T T H
23 Bắp chuối     H H H H H H H H    
24 Đậu đũa   T T H H H            
25 Đậu ván           T T T   H H H
26 Đậu cô ve H H               T T T,H
27 Đậu rồng         T T T     H H  
28 Chuối xanh H H H H T,H  H H T,H H H H H
29 Dưa xanh         H H H          
30 Mướp   T   H H H T H H      
31 Bầu T T T,H  H H H     T   H H
32 Bí xanh H T     H H     T     H
33 Bí ngô T T     H H            
34 Cà pháo vườn   T T   H H H H H H H H
35 Cà bát   T T   H H H          
36 Cà tím lâu niên     T   H H H H H H H H
37 Cà chua H H H H         T T T,H H
38 Su Su   H H H             T  
39 Hoa thiên lý   T T     H H T,H H H    
40 Hoa bông bông   T               H H  
41 Đu Đủ H H H H H H H H H G T T
42 Mướp đắng   T       H H H H      
43 Khoai sọ   T       H H H H      
44 Củ mỡ     T               H H
45 Củ đậu     T           H H H  
46 Dưa chuột T T   H H H     T   H H
47 Cà rốt H H H             T T T
48 Củ niễng       T T         H    
49 Húng lủi H T T H H H H H T H H H
50 Húng chanh G T H H H H H,G T,H G,H G,H T,H H
51 Cây kinh giới G T H H H H,G T,H T,H G,H G,H T,H H
52 Cây tía tô G T H H H G T,H H H G,H T,H H
53 Cây mùi tầu G G T   H H H H H H    
54 Cây lá lốt     T H H H H H H H    
55 Cây rau mùi H H             G G G,H G,H
56 Cây thì là H H             G G G,H G,H
57 Cây xương xông   G T   H H H H H H    
58 Cây diếp cá   T H H H H H H H H    
59 Lá me   T T   H H H H H H H  
60 Lá chanh   H H H H H H H H H H  
61 Riếng H T,H H H H H T,H H H H H H
62 Gừng   T               H H H
63 Xả     T H H H H H H H H H
64 Hành lá T,H  T,H H H T,H H H T,H H H T,H H
65 Tỏi H H               T    
66 Ớt cay H G,H T H H H G,H T,H H H H H
67 Mơ lông   T H H H H H H H H    
68 Rau ngô H H T,H H H H T,H H H H H H
69 Rau răm   T H H T,H H H H T,H T,H H H
70 Cần tây T H H H           T T H
71 Mùng tơi thân gỗ   T T H H H H H H H H H
72 Thổ nhân sâm   T   H H H H H H H    
73 Bầu đất T T H H H H H H H H    
74 Spinac T H H H                
75 Đinh lăng   T T H H H H T,H H H    
76 Rau xắng       H H H H H H H    
77 Rau sam M M H H H H H M,H H H    
78 Rền cơm   M M H H H H H H H    
79 Cải dại   M M H H H H H H H    
80 Rau dệu   M M H H H H H H H    
81 Rau muối   M M H H H H H H H    
82 Rau má     H H H H H H H H H  
83 Lạc tiên   M M H H H H H H      
84 Rau khúc   M M H H H H H M M H H
85 Tầm bóp   M M H H H H H H      
86 Chua me   M M H H M,H M,H H H      

Các ký hiệu: G - Gieo hạt                            M - Mọc                            T - Trồng                           H - Thu hoạch

3. Có đủ thành phần các loại rau nhằm cung cấp vitamin, các chất khoáng, chất xơ cho bữa ăn của gia đình và mùi vị hấp dẫn cho các món ăn

Chẳng hạn: Vitamin A có nhiều ở cà chua, cà rốt, vitamin C có nhiều ở rau ngót, rau xam. Bầu, mướp, rau muống, rau cải, su hào ngoài cung cấp vitamin còn cung cấp các chất khoáng và chất xơ rất tốt, có lợi cho tiêu hóa. Các loại rau gia vị như: rau húng, lá chanh, rau mùi, mùi tàu, lá lốt, ớt làm cho thức ăn hấp dẫn, ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa...
Có đầy đủ các loại rau cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu
Có đầy đủ các loại rau cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu

4. Có một số cây rau vừa có tác dụng làm rau, vừa có tác dụng làm thuốc thông thường khi cần thiết

Ví dụ: Hành có tác dụng thoát mồ hôi, chữa cảm, diếp cá có tác dụng hạ sốt cho trẻ em, gừng có tác dụng hạn chế ho, viêm họng; mơ lông có thể chữa lỵ trực tràng...

5. Không phải chi phí tiền mua rau, chủ động trong mọi tình huống và góp phần tăng thu nhập trong gia đình

Biết khéo léo bố trí các loại rau, biết tận dụng mọi khoảnh đất trống và không gian thì gia đình hoàn toàn chủ động về rau ăn. Nhiều gia đình còn có dư để bán hoặc bán bớt các loại rau có nhiều để mua rau khác, đặc biệt là rất tiện lợi trong lúc thời vụ khẩn trương hoặc khi mưa gió ta đều có rau trong bữa ăn hàng ngày.

6. Có đủ lượng rau sạch theo nhu cầu của gia đình, nâng cao độ an toàn trong việc sử dụng rau hàng ngày góp phần bảo vệ sức khỏe con người

Các cây rau trồng trong vườn gia đình được chăm sóc chu đáo, không sử dụng các loại thuốc trừ sâu, bệnh độc hại là nguồn rau sạch tin cậy dùng cho bữa ăn hàng ngày. Trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà việc sử dụng phân tươi để bón cho rau (kể cả rau sống) rất tràn lan, các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại, lâu phân hủy vẫn được người trồng rau sử dụng, thì nguồn rau sạch được các gia đình sản xuất ra ngay trong vườn nhà là loại rau có độ an toàn cao, mọi gia đình nên chú ý để bảo vệ chính mình.
Cung cấp rau sạch cho chính gia đình mình
Cung cấp rau sạch cho chính gia đình mình
 
gọi Miễn Phí