Phương pháp tưới nước và bón phân cho cây trồng - Giáo sư Đường Hồng Dật

Đăng lúc: , Cập nhật

Phương pháp tưới nước và bón phân cho cây trồng đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.

Phương pháp tưới nước và bón phân cho cây trồng đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.

Tưới nước

Rau cần rất nhiều nước. Tuy nhiên, để có thể thu được kết quả tốt cần tưới đúng cách và đúng lúc.
Đối với các loại đất có sức giữ nước cao thì lượng nước tưới có thể giảm đi. Trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ không khí thấp, tốc độ gió lớn... thì lượng nước cần được tăng lên.
Khi tưới cần chú ý đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa không khí và nước trong đất. Nếu nước trong đất quá nhiều, đất thiếu ô xy, hô hấp của rễ giảm, rễ không hút được nước, hoạt động của các loài vi sinh vật trong đất bị ức chế, quá trình phân huỷ phân hữu cơ chậm.
Tưới nước cho rau, cần tưới đồng đều trên luống, không để chỗ ít chỗ nhiều, không chỗ nào bị ứ đọng nước. Nếu tưới phun mưa, tưới bằng bình tưới, thùng tưới thì hạt nước phải nhỏ, đều, không làm giập nát lá hoặc cây rau con. Khi cây rau có hoa, lúc tưới không để nước đọng vào trong hoa, dễ làm vỡ hạt phấn hoa, làm thổi hoa, đặc biệt đối với các loại rau ăn ngồng nụ hoa như su lơ, cải ngồng, cải bắp v.v...
Có nhiều cách tưới cho rau:
• Tưới tự chảy: Để cho nước tự chảy vào rãnh luống rồi ngấm vào luống rau. Cách này thường chỉ dùng khi cây đã trưởng thành đến một tuổi nhất định, sau khi được cấy ra ruộng sản xuất. Để có thể tiết kiệm nước và nâng cao hiệu quả của biện pháp tưới, cần tính toán kỹ kích thước của rãnh tưới, khoảng cách giữa các rãnh dẫn nước, chiều dài của rãnh dẫn nước. Các yếu tố trên đây phụ thuộc vào địa hình của khu đất trồng rau, các đặc tính vật lý của đất.
Thực tế cho thấy đối với những chân đất nhẹ, chiều dài rãnh tưới có thể thay đổi từ 5m đến 100 m. Đối với những chân đất nặng, chiều dài của rãnh tưới có thể từ 90m đến 200 m.
Nhược điểm của cách tưới tự chảy là tốn nhiều nước, hiệu suất sử dụng nước không cao.
• Tưới phun mưa: Đây là cách tưới phổ biến nhất cho nghề trồng rau hiện nay. Ưu điểm của cách tưới này là chỉ trong một thời gian rất ngắn có thể làm thay đổi hẳn cả tiểu khí hậu của vườn rau. Mặt khác, cách tưới này không bị lệ thuộc vào địa hình của khu đất trồng rau.
Tuy nhiên, tưới theo cách này cần điều chỉnh cho giọt nước khi rơi xuống không làm giập nát hoặc rách gãy lá, cành, hoa, quả cây rau. Lượng nước phun ra phải phù hợp với từng loại đất. Tổng kết từ thực tế cho thấy lượng nước tưới phun mưa trên ruộng đất thịt là 0,1-0,2 mmm/phút là tốt. Trên các chân đất thịt pha lượng nước phun là 0,2-0,3mm/phút. Trên đất thịt nhẹ là 0,5-0,8 mm/phút.
Tưới phun mưa
Tưới phun mưa
• Tưới ngầm: Dùng các ống dẫn cứng bằng nhựa hay kim loại có các hàng lỗ đục sẵn theo khoảng cách nhất định, đặt ngầm trong các luống rau ở phía dưới hoặc bên cạnh các hàng cây rau. Khi tưới người ta bơm nước vào các ống dẫn này. Nướcđược áp suất đẩy qua các lỗ nhỏ và cung cấp cho cây. Ưu điểm của cách tưới ngầm là tiết kiệm nước tưới được nhiều nhất, giữ được kết cấu của đất, thông ảnh hưởng đến chế độ không khí trong đất, không tạo ra lớp vàng trên mặt đất như cách tưới phun mưa. Cách tưới này rất phù hợp với các loại rau ưa nhiệt.
Tuy vậy, cách tưới này đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn.
Để quyết định thời điểm và cách tưới tốt nhất, người ta thường áp dụng "ba trông": trông cây, trông trời, trong đất. "Trông cây" là căn cứ vào nhu cầu nước ở từng giai đoạn phát triển của cây, căn cứ vào những biểu hiện sinh lý bên ngoài của cây rau như sự biến đổi của màu sắc lá, màu sắc cây, tình trạng rũ hay héo, độ cong của lá v.v... "Trông trời" là dựa vào những hiện tượng báo hiệu thời tiết hoặc các biến đổi của thời tiết, dựa vào thông báo khí hậu, thời tiết, dựa vào những quan sát trời mây. "Trông đất" là căn cứ vào độ khô hạn của đất trên các luống rau.
Cây rau có những phản ứng rất rõ với sự thiếu hụt nước cũng như dư thừa nước:
* Cải bắp khi thiếu nước, lá bị phủ một lớp phấn màu trắng xám và một số trường hợp mép lá đã bị héo chết. Khi đất quá dư thừa nước, cải bắp có lá màu tím hồng, hiện tượng giống như khi cấy cây con ra ruộng sản xuất bị lạnh đột ngột.
• Cải củ khi thiếu nước có lá nhỏ, dài có màu tím nâu. Khi thừa nước thì lá lại có màu xanh và gân lá có màu xanh nâu nhạt.
• Cây hành khi thiếu nước lá có màu xám sáng, đầu lá bộ khô. Khi thừa nước lá có màu xanh nhạt.
• Cà chua khi thiếu nước, lá có màu xanh sẫm và xuất hiện nhiều lông tơ trên phiến lá. Khi quá thừa nước trong đất lá cà chua phát triển quá nhanh và có màu xanh nhạt hẳn đi.
• Cây dưa chuột và cây cà rốt khi thiếu nước lá có màu xanh sẫm. Khi thừa nước lá lại có màu xanh nhạt.

Để tính lượng nước tưới cho rau, người ta dùng công thức:
M = 100 x h x A x (B-R)
Trong đó:
M: Lượng nước tưới tính bằng m/ha
h: Độ sâu dự định nước tưới sẽ thấm đến. Tính bằng m.
A: Trọng khối của đất. Tính bằng tấn/m.
B: Độ ẩm đồng ruộng. Tính bằng % đất khô tuyệt đối.
R: Độ ẩm của đất. Tính bằng % đất khô tuyệt đối của đất vào lúc tưới nước.

Thí dụ: Lượng nước tưới cho dưa chuột, với độ sâu thấm ướt là 30 cm, trọng khối của đất là 1,3 tấn/m, độ ẩm đồng ruộng là 70%, độ ẩm đất lúc tưới là 40%.
M = 100 × 0,3 x 1,3 x (70-40) = 1170 m³/ha
Trọng khối của đất phụ thuộc vào loại đất (cát, cát pha, thịt v.v...) còn độ ẩm cần tưới và độ ẩm lúc tưới của đất trong trường hợp không có các dụng cụ chuyên môn để xác định, có thể xác định bằng kinh nghiệm.

Bón phân

Các loại rau thường cho sản phẩm với khối lượng lớn, từ 20 đến 60 tấn/ha. Vì vậy, cây rau đòi hỏi cần được bón nhiều phân và đất trồng rau phải là đất tương đối tốt. Người ta đã tính ra là để thu được 1 tấn cải bắp, cây đã lấy đi từ đất 3,5 kg N; 1,3 kg P,Os; 4,3 kg K,O. Như vậy, nếu tha cải bắp năng suất 40 tấn, thì cây đã lấy đi từ đất 140 kg N nguyên chất, tương đương với 304 đạm urê, 152 kg P,O, tương đương với 325 kg supe phốt phát, 172 kg K,O, tương đương với 358 kg phân Clorua kali.
Rau yêu cầu có đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng NPK, trung lượng và vi lượng.
Phân đạm: Rất cần cho các loại rau ăn lá như cải bắp, cải xanh, rau giền, mồng tơi, rau đay v.v... Đối với các loại rau này lượng phân đạm cần được bón nhiều hơn so với các loại rau khác. Tuy vậy, không nên bón đạm quá mức cần thiết, vì nhiều đạm cây sẽ sinh trưởng quá mạnh, vống lốp, dễ bị sâu bệnh gây hại, phẩm chất rau kém.
Đối với các loại rau ăn củ và ăn quả, phân đạm phát huy tác dụng tốt ở giai đoạn đầu, khi cây đang ở trong thời kỳ phát triển thân lá. Ở giai đoạn ra hoa, kết quả nếu thừa đạm sẽ làm rụng nụ , hoa và quả non.
Phân lân: Rất cần cho các loại rau ăn củ, quả như khoai tây, các loại đậu ăn hạt, cà chua, hành, tỏi v.v... Lân có tác dụng làm cho quả hạt chắc, sáng mã, làm cho bộ rễ phát triển tốt, cây cứng cáp, mô tế bào đầy đặn, tăng tính chống đổ, chống lốp, chống chịu sâu bệnh hại. Lân làm cho cây có khả năng chống chịu cao đối với những thay đổi không có lợi trong các yếu tố ngoại cảnh, tăng tính chịu đựng của sản phẩm trong các quá trình vận chuyển và chế biến.
Nhiều nơi do không bón phân lân và kali hoặc bón với lượng ít cho rau, cho nên không phát huy được hết hiệu lực của phân đạm, do đó hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng phân bón không cao. Mặt khác, thiếu lân và kali làm cho năng suất và phẩm chất rau bị hạn chế. Phân kali: Có tác dụng thúc đẩy quá trình tích luỹ chất tạo
được do quá trình quang hợp của cây vào các bộ phân dự trữ như củ, quả, hạt, hoa v.v... Vì vậy, kali rất cần đối với các loại rau ăn củ, quả, củ rễ.
Thiếu kali, cây rau có những biểu hiện bệnh lý như phiến lá phát triển không bình thường, mép lá uốn cong, lá có màu hơi tím ở quanh mép và gân lá. Thiếu kali trong điều kiện quá thừa đạm thì phiến lá dày lên, gân lá cũng có màu tím.
Phân vi lượng: Ngoài các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali, các nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của cây rau. Thiếu các nguyên tố vi lượng, rau phát triển không bình thường:
Thiếu bo làm yếu mầm cây, các lá non hơi xoăn và có màu xanh trắng. Điểm sinh trưởng của cây bị chết, nhất là đối với các loại rau ăn rễ củ như củ cải, cà rốt v.V...
• Thiếu mangan (Mn) cây rau có lá chuyển sang màu vàng, lá có dạng hơi nhọn, mép lá vàng và hơi cong. Tỷ lệ đậu hoa, quả rất thấp. Mn có tác động đẩy mạnh, tốc độ nở hoa, rút ngắn thời gian kết quả và làm tăng phẩm chất, năng suất rau lên rất nhiều.
Thiếu đồng (Cu) mầm cây bị chết rất nhanh sau khi mọc. Các quá trình sinh trưởng của cây diễn ra rất chậm, yếu, hàm lượng chất diệp lục trong cây giảm đi rõ rệt. Thiếu Cu làm giảm rõ ràng năng suất khoai tây, cải bắp và nhiều loài rau ăn củ khác.
Biểu hiện bệnh lý của cây rau thiếu đồng là lá cây bị vàng úa, tính chống chịu bệnh của cây giảm rõ rệt, cây rất dễ bị các loài ký sinh gây hại, nhất là các loại bệnh do nấm gây ra như các bệnh mốc sương, phấn trắng, đen gốc v.v...
Thiếu molipden (Mo) có ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi đạm trong cây, làm giảm hàm lượng các chất protit, hàm lượng chất diệp lục và các vitamin trong cây rau. Thiếu Mo còn làm giảm khả năng cố định đạm của vi sinh vật sống trong đất và ảnh hưởng đến các vi sinh vật sống trong vùng rễ cây, cũng như khả năng hút đạm của rễ cây rau.
Một số loại rau rất mẫn cảm với Mo. Trong số đó, đáng chú ý là: xà lách cuốn, cải bắp, bí xanh, cà chua, khoai tây, cà rốt, các loại cây họ đậu.
Thiếu kẽm (Zn) làm giảm hàm lượng chất diệp lục trong cây. Sự thụ tinh của hoa và sự kết hạt của quả bị đình trệ. Kẽm có tác dụng tích cực trong quá trình trao đổi đạm, lân, kali, canxi, mangan chuyển hoá chúng thành dạng dễ hoà tan trong nước để cây trồng dễ hấp thụ.
• Thiếu sắt (Fe) làm ảnh hưởng đến cường độ hô hấp của cây. Cây rau bị bệnh úa vàng lá. Các loại rau cất cần sắt, nhưng hàm ượng sắt trong đất khá nhiều. Tuy nhiên, sắt trong đất thường ở dưới dạng không hoà tan nên cây không sử dụng được. Điều cần là tạo điều kiện thuận lợi cho sắt hoà tan và chuyển sang dạng dễ tiêu để rễ cây có thể hấp thụ được.
Các nguyên tố vi lượng rất cần cho cây rau, nhưng khi bón phân vi lượng cho rau cần rất cẩn thận. Nếu dùng không đúng cách, đúng lúc, đúng liều lượng có thể gây ngộ độc cho cây.
Phân hữu cơ: Phân hữu cơ được sử dụng trong nghề trồng rau dưới nhiều dạng. Phân chuồng, phân bắc, nước giải, phân trộn ủ và một số dạng khác.
Phân chuồng được xem là một loại phân bón đa năng, gồm đủ các nguyên tố đa lượng cũng như vi lượng, tuy nhiên các nguyên tố dinh dưỡng trong phân chuồng thường có với hàm lượng không cao. Phân chuồng có tỷ lệ mùn cao, có tác dụng cải tạo đất, giữ nhiệt và không khí cho tầng đất mặt. Phân chuồng thường hấp thụ phần lớn lượng phân bón vô cơ được bón vào đất rồi cung cấp dần cho cây.
Nhưng do bản thân phân chuồng chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp (xem bảng 7) cho nên thường phải bón với lượng rất cao, đến 20-40 tấn/ha. Ngoài ra, còn phải bón thêm phân vô cơ cho rau mới tạo được năng suất rau cao và phẩm chất rau tốt.
bảng 7
- Cách bón phân cho rau. Bón phân cho rau cần đảm bảo đúng kỹ thuật với 4 yêu cầu sau đây:
• Bón đủ lượng phân cần thiết.
• Bón cân đối giữa các nguyên tố đạm, lân và kali.
• Bón đúng lúc, đúng yêu cầu của cây ở từng thời kỳ.
• Bón đúng cách, đúng phương pháp.
Bón phân không đúng cách, không đúng kỹ thuật không những không phát huy được tác dụng của phân mà còn làm giảm năng suất, giảm chất lượng rau, rau dễ hư hỏng trong khi vận chuyển và bảo quản.
Thông thường phân bón được chia thành 2 giai đoạn để bón cho cây: bón lót và bón thúc.
Bón lót: Được thực hiện trước khi tiến hành gieo trồng cây, trong thời gian chuẩn bị đất để làm vụ mới. Đối với các loài rau, bón lót thường sử dụng các loại phân hữu cơ và một phần các loại phân vô cơ chậm tan như phân lân, phân kali, vôi... một phần nhỏ phân đạm, vào khoảng 1/5-1/3 tổng lượng phân đạm cần bón cho cây.
Cách bón lót có thể là bón vào hốc hoặc rải đều phân trên mặt luống rồi dùng cào trộn đều với lớp đất mặt hoặc rạch thành từng hàng trên mặt luống, bón phân vào đó, sau lấy mặt lấp lại và trồng cây rau trên hàng rạch đã bón phân đó. Để tiết kiệm phân bón nên bón phân vào hốc. Để đỡ tốn công lao động và tiền sử dụng cơ giới, người ta bón phân rải đều trên mặt luống.
Bón thúc: Là bón phân sau khi gieo trồng, trong thời gian sinh trưởng và phát triển của cây. Thường người ta tập trung bón thúc vào những lúc xung yếu mà cây rau cần huy động nhiều chất dinh dưỡng. Bón thúc thường dùng các loại phân dễ hoà tan, dễ tiêu như phân chuồng nước, phân bắc, nước giải pha loãng để tưới, hoặc dùng phân đạm, phân kali bón vào đất sau đó tưới nước.
Gần đây người trồng rau còn áp dụng cách bón phân ngoài rễ, có nghĩa là phun một số loại phân có chứa các chất vi lượng hoặc chất kích thích sinh trưởng trực tiếp lên lá, hoa và quả. Các loại phân bón lên lá bao gồm cả dạng bột và dạng lỏng. Ưu điểm của các loại phân bón lên lá là chỉ dùng với lượng nhỏ, nhưng hiệu quả thu được rất cao. Thường các loại phân bón lá chỉ phát huy tác dụng cao trên cơ sở cây rau đã được bón tương đối đầy đủ các loại phân đa lượng. Phun đúng lúc, đúng liều lượng đúng kỹ thuật, phân bón lên lá có thể làm tăng năng suất 5-15% hoặc cao hơn, chất lượng màu sắc sản phẩm tăng lên làm tăng giá trị hàng hoá của nông sản.
bảng 8
Để chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, các nhà khoa học đã tính toán ra lượng N, P, K cần bón cho đất để có thể thu được 1 tấn sản phẩm. Lượng phân bón này được tính toán trên cơ sở phân tích số lượng N, P, K cây lấy đi từ đất cùng với nông sản và lượng N, P, K cần trả lại cho đất để đất cung cấp cho cây nhằm tạo ra một tấn sản phẩm mới. Tuy nhiên, đây chỉ là cách tính đơn giản trên cơ sở cho rằng các yếu tố khác đối với cây đều ở mức thuận lợi. Vì vậy, trong thực tế đây chỉ là những tư liệu tham khảo, bởi vì hiệu quả của phân bón có phát huy được đầy đủ hay không, cây sử dụng được phân bón ở mức độ nào, các yếu tố khác trong hệ sinh thái nông nghiệp tác dụng lên cây theo chiều hướng nào... còn là những yếu tố cần được tính đến đầy đủ mới có thể đạt được năng suất và chất lượng rau như mong muốn.
Trên cơ sở số liệu ở bảng trên đây, có thể tính ra lượng phân N, P, K cần bón cho 1 ha để đạt năng suất kế hoạch.
Thí dụ: Để đạt năng suất cà chua 20 tấn quả/ha, cần bón:
• Phân đạm: 4,5 kg/tấn × 20 tấn/ha = 90 kg N/ha hay là 196 kg phân urê.
• Phân lân: 4,5 kg/tấn × 20 tấn/ha = 90 kg/ha P,O, hay là 500 kg supe lân.
 
gọi Miễn Phí