Phương pháp trồng cây con ra ruộng và chăm sóc cây - Giáo sư Đường Hồng Dật

Đăng lúc: , Cập nhật

Phương pháp trồng cây con ra ruộng và chăm sóc cây đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.

Phương pháp trồng cây con ra ruộng và chăm sóc cây đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.

Trồng cây con ra ruộng

Tiêu chuẩn khi đem trồng ra ruộng:

  • Có đầy đủ các đặc trưng của giống.
  • Có đủ số lá thật cần thiết. Đủ tuổi trồng.
  • Cây to, mập khoẻ, cứng cáp, rễ thẳng.
  • Không bị sâu bệnh gây hại hoặc bị dập nát. Tiêu chuẩn cụ thể với một số loại rau xem bảng.
bảng 5
Số ngày cây con sống ở vườn ươm dài hay ngắn tuỳ thuộc vào từng loại rau, giống rau và điều kiện khí hậu ở mỗi thời vụ. Cùng một giống rau nhưng trồng ở các thời vụ khác nhau ở tuổi cây ở vườn ươm cũng khác nhau, nếu trồng ở thời vụ chính có thể là 30-35 ngày.
Khi nhổ cây con đem đi trồng chú ý không làm gãy cây hay làm cây dập nát, gãy rách lá. Đối với cây thuộc nhóm bầu bí thì phải bưng cả.

Cách trồng cây ở ruộng

Tuỳ theo loại rau, tuỳ thuộc vào bộ rễ của mỗi loại mà người ta trồng vào hốc hoặc trồng vào cạnh trên luống rau. Đối với loại rau có rễ phát triển, rễ lan rộng và ăn sâu như cà chua, cải bắp.v.v.. thì thường phải trồng vào hốc.
Đối với các loại rau có bộ rễ nhỏ ăn nông như hành, xà lách, rau diếp, cải cúc, rau thơm, rau muống…thì thường phải trồng vào rạch.
Khi trồng có thể trồng rễ trần hoặc trồng bầu. Khi trồng cần chú ý trộn đất và phân trong hố hoặc trong rạch cho đều sau đó mới đặt cây con vào. Khi đặt cây cần để cho bộ rễ ở trạng thái bình thường, cây đứng thẳng. Nếu để cây xiêu vẹo, khi gặp gió to cây dễ bị lay làm long gốc và bị đổ.
Sau khi đặt cây ngay ngắn, một tay đỡ cây, một tay dùng dầm lấp đất vào gốc. Không nên lấp đất sâu quá hoặc nông quá. Nên lấp đất đến ngang lá mầm hoặc dưới lá thật thứ nhất. Trồng xong phải ấn chặt xung quanh cây làm cho cây đứng vững và làm cho bộ rễ tiếp xúc với đất một cách thuận lợi.
Sau khi trồng cần tưới thật đẫm để cho bộ rễ có thể hút nước được ngay, bù cho lượng nước bị mất khi cây được nhổ khỏi vườn ươm. Khi tưới phải chú ý tưới xa gốc, vì tưới trực tiếp vào gốc có thể làm cho cây bị lật gốc lên và cây có thể bị héo chết.
Cách trồng cây ở ruộng
Cách trồng cây ở ruộng

Mật độ cây trên ruộng

Định được khoảng cách giữa các cây trên ruộng chính xác là một trong những biện pháp để đảm bảo đạt năng suất cao. Khoảng cách thích hợp làm tăng số cây trên đơn vị diện tích cây đậu tận dụng được diện tích dinh dưỡng một cách hợp lý để sinh trưởng và phát triển và cho năng suất cao. Nếu trồng thưa quá sẽ lãng phí đất, mặt khác số cây trên đơn vị diện tích ít, năng suất sẽ giảm. Nếu trồng quá dãy, các cây sẽ cản trở lẫn nhau, tranh chấp nhau chất dinh dưỡng, do đó sinh trưởng và phát triển không tốt, năng suất giảm.
Mật độ cây trên ruộng, khoảng cách giữa các cây tuỳ thuộc vào độ lớn và hình thái của cây. Các loại cây lớn như cải bắp, su lơ, cà chua, cà v.v... cần có khoảng cách thưa hơn các loại cây nhỏ như xà lách, rau diếp, cải cúc, hành tỏi (xem bảng 6).
bảng 6
Các loại rau trên đây được trồng trên luống rộng 1,2m, trồng 2 hàng trên 1 luống. Riêng su hào, cải xanh, cải thìa trắng trồng 4-5 hàng trên 1 luống.
Mật độ cây trên ruộng còn tuỳ thuộc vào độ phì nhiêu của đất. Đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày hơn. Cần tạo điều kiện để tất cả các cây trên cùng một ruộng đều có thể tiếp nhận đầy đủ các điều kiện ánh sáng, dinh dưỡng, nhiệt độ, ẩm độ v.v... như nhau để có thể sinh trưởng và phát triển đồng đều.
Việc bố trí mật độ và khoảng cách cây trên ruộng cần tính toán để dễ phát hiện sâu bệnh và thuận lợi cho việc tiến hành các biện pháp phòng trừ. Mặt khác, cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, thu hái, vận chuyển không bị ảnh hưởng, không dụng chạm đến cây rau trên luống.
Mật độ và khoảng cách cây trên ruộng có ảnh hưởng đến diện tích dinh dưỡng của cây. Diện tích dinh dưỡng của cây được tính như sau.
Đối với phần lớn các loại rau, trồng dày hợp lý làm cho cây tận dụng được ánh sáng và nước trong đất. Ở những nơi thường bị khô hạn, ít mưa, trồng dày hợp lý còn có tác dụng che phủ mặt đất, giảm cường độ bốc hơi nước, hạn chế cỏ dại phát triển.
Trồng dày hợp lý đối với một số rau như xà lách, rau diếp, rau muống, rau cần, cải thìa còn làm tăng phẩm chất rau, vì nếu trồng quá thưa thì xơ (xenlulô) nhiều, các mô cứng ăn không ngon.
Trồng dày hợp lý không có nghĩa là trồng quá dày mà chọn đúng mật độ cần thiết đảm bảo cho quần thể cây rau phát triển trong điều kiện thuận lợi đồng thời tạo điều kiện cho các cá thể cây rau ở trong các điều kiện dinh dưỡng và môi trường tốt nhất.
Để trồng dày hợp lý, trước hết cần tạo điều kiện cho cây lợi dụng được ánh sáng một cách đầy đủ. Để có thể sử dụng được nhiều ánh sáng ngoài việc lựa chọn một mật độ gieo trồng thích hợp nhất đối với từng giống rau để thu hoạch được năng suất cao nhất, người ta còn áp dụng các cách gieo trồng đặc biệt sau đây:
• Gieo thật dày, thu hoạch làm nhiều lần: Sau khi gieo, theo từng bước của quá trình sinh trưởng người ta thu hoạch để sử dụng thành nhiều lần, cách này có thể áp dụng với rau giền, rau cúc, cải xanh, cải củ v.v..
• Làm giàn để trồng: Áp dụng cho bầu, bí, dưa chuột... và các loại cây leo. Giàn làm tăng diện tiếp xúc của cây với ánh nắng mặt trời nên có thể trồng dày.
• Trồng xen, trồng gối cũng là những hình thức trồng dày: Trồng xen xà lách, rau diếp với cải, cải bắp v.v..

Chăm sóc

Xới, vun gốc, làm cỏ

Xới có tác dụng diệt cỏ dại, làm cho đất thoáng khí, giữ nước. Xới còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật háo khí trong đất tăng cường hoạt động, làm cho phân bón phân giải nhanh cung cấp thức ăn cho cây. Xới tạo thành một lớp đất mặt xốp, tơi che phủ ở trên, làm cắt đứt các mao quản, do đó làm giảm quá trình bốc thoát hơi nước.
Khi xới đất cho cây, cần chú ý là không nên xới quá sâu, vì rễ rau thường ăn nông và phân bố chủ yếu ở lớp đất 3cm đến 30 cm. Xới sâu có thể làm đứt rễ, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Xới sâu hay nông nên tuỳ theo tuổi cây mà thay đổi. Lúc cây rau còn nhỏ, có thể xới sâu một chút, về sau cây lớn lên thì ‘xới nông hơn. Xới nhiều hay ít tuỳ theo tính chất đất đai, tuỳ thuộc vào đặc tính sinh trưởng của từng loại rau, căn cứ vào cỏ nhiều hay ít. Thường là sau khi mưa, sau khi tưới nước phân, sau nhiều lần chăm sóc, mặt đất bị đóng váng thì cần tiến hành xới đất.
Xới sâu hay nông, vun cao hay thấp tuỳ thuộc vào đặc điểm sinh trưởng của loại rau: Hành cần xới nhiều lần nhưng xới nông; các loại cà rốt, cải củ nên xới nông vun nhẹ các loại củ đậu, khoai tây nên xới sâu, vun cao để củ phát triển to và đều.
Làm cỏ vun xới nên tiến hành vào những ngày khô ráo. Sau những trận mưa rào, khi đất còn ướt, không được xới xáo, vun gốc vì sẽ làm đứt rễ chột cây, gây rụng nụ rụng hoa, quả, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sâu bệnh xâm nhập qua các vết thương ở rễ, ở cổ rễ... để gây hại cho cây.
Để giảm bớt công lao động cực nhọc, ở một số nơi người ta dùng các loại thuốc trừ cỏ để bón vào đất hoặc kết hợp phun trực tiếp lên cỏ dại cùng lúc tưới nước cho cây. Nhiều nơi người ta sử dụng máy móc để làm cỏ, vun xới cho cây thay cho làm bằng tay.
Xới, vun gốc, làm cỏXới, vun gốc, làm cỏ

Điều tiết sinh trưởng của cây rau

Trong quá trình sinh trưởng của cây rau, có thể dùng nhiều biện pháp điều chỉnh sinh trưởng cây để tạo điều kiện có lợi cho việc hình thành và phát triển các bộ phận được sử dụng làm thực phẩm.
Bẩm ngọn, bẻ tua cuốn, tỉa cành: Một số cây trong họ bầu bí khi sinh trưởng thường hình thành nhiều nhánh và nhiều tua cuốn. Có loại nhánh mang rất nhiều quả, có loại nhánh mang ít quả hoặc không cho quả. Các loại nhánh không cho quả thường làm tiêu hao mất nhiều chất dinh dưỡng. Cho nên trong sản xuất người ta thường bấm những nhánh này để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Bấm ngọn, tỉa cảnh là kỹ thuật thâm canh của nghề trồng rau. Tuỳ theo loại cây mà cách bấn ngọn, tỉa cành có khác nhau:
Đối với cà tím cần tỉa bỏ hết các nhánh từ gốc đến quả đầu tiên.
Cà chua cần bấm ngọn chỉ để 1-2 thân đối với các loại sinh trưởng vô hạn và đến chùm hoa thứ 5 hoặc thứ 7 (tuỳ theo giống và phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng) thì bấm ngọn. Cứ 5-7 ngày 1 lần phải tỉa nhánh, tỉa lúc mầm cây còn non để không làm ảnh hưởng đến thân chính.
Các loại mướp tỉa bỏ hết nhánh từ mặt đất lên đến 40-50 cm. Dưa chuột, dưa gang cần được bấm ngọn thường xuyên thì năng suất mới ổn định. Chỉ để trên mỗi nhánh có 3-4 lá để nuôi quá.
Những lá già ở phía dưới thân, cành thường có khả năng đồng hoá bị giảm sút nhiều sau một thời gian hoạt động. Vì vậy, vật chất tích luỹ được thường ít hơn vật chất bị tiêu hao trong quá trình hô hấp cho nên thường người ta tỉa đi để tập trung chất dinh dưỡng cho cây. Đối với các loại rau có nhiều lá như cà chua, cà, đậu... cần được tỉa bớt lá già để tạo điều kiện thoáng khí cho cây, giảm bớt nguồn bệnh và điều kiện lây lan của bệnh.
Tỉa hoa, tỉa quả: Nhiều loại rau, hình thành hoa quả rất nhiều, nhưng trong điều kiện tự nhiên hoa quả cũng rụng nhiều.
Các loại đậu, tỷ lệ đậu quả chỉ có 20-30%. Đối với một số loại rau ăn quả như cà, cà chua, ớt, các loại đậu...., tỉa bớt những quả non quá yếu hoặc phát triển không hoàn toàn, làm cho chất dinh dưỡng tập trung vào các quả khác là một khâu cần thiết.
Việc tỉa cành, lá, bấm ngọn, tỉa hoa, quả là một khâu kỹ thuật khó. Nếu làm tốt thì có thể làm tăng năng suất và phẩm chất rau. Ngược lại, khi tiến hành không đúng lúc, đúng cách có thể gây ra những tác hại cho cây, làm giảm năng suất và phẩm chất rau.
Giảm cây, giảm hạt: Thường được tiến hành sau khi các hạt gieo chính đã mọc đều được 3-5 ngày. Đối với các loại cây cấy thì nên giảm sau khi cây trồng đã bén rễ được 5-10 ngày. Các cây dùng để giảm phải là những cây khoẻ mạnh, không mang mầm mống sâu bệnh.
Tỉa bỏ cây thưa, cây xấu: Trong trường hợp gieo dày cần tiến hành tỉa bỏ cây thưa, cây xấu để đảm bảo mật độ và khoảng cách trồng rau theo đúng quy trình kỹ thuật. Việc làm này cần được tiến hành vào những ngày đẹp trời, tơi đất. Tỉa cây có ý nghĩa rất lớn đối với các loại rau gieo thẳng như cà rốt, cải củ, cải chiêm và một số loại rau gia vị.
Làm giàn, bắt dây, phân nhánh cho bầu bí, mướp, đậu đồ leo, các loại cà chua sinh trưởng vô hạn v.v... Có nhiều cách cắm giàn: giàn bằng, giàn nghiêng, giàn mái nhà v.v...
Sau khi cắm giàn cần hướng dây leo, bắt ngọn vào chân dèo, chân choãi. Đối với bí xanh, cà chua còn cần dùng các loại dây mềm để buộc giữ thân cây vào cọc, vào dèo. Khi cây đã leo lên giàn, cần phân bố dây leo cho đều trên mặt giàn.
Sau đó cần thường xuyên theo dõi để chỉnh sửa vị trí các quả, đảm bảo cho quả phát triển đều, thẳng, sáng mã, đẹp quả.
Làm giàn, bắt dây, phân nhánh cho bầu bí, mướp,...Làm giàn, bắt dây, phân nhánh cho bầu bí, mướp,...
• Chống rét, chống nóng, chống hạn, chống úng:
Có nhiều cách chống rét cho rau: Dùng giống có khả năng chịu rét, xử lý hạt giống trước khi gieo, huấn luyện cây con, tăng cường bón phân lân, phân kali. Có thể trồng rau trong các điều kiện nhân tạo như nhà kính, mái che v.v... Trong sản xuất, người ta tưới nước và hun khói để chống rét cho rau. Ở nhiều nơi người ta bón các loại phân hữu cơ nữa hoai vào gốc để chống rét và tưới đuổi sương (rửa sương) sau mỗi lần có sương giá. Hun khói thường được làm vào những hôm không có gió, trời trong.
Để chống nóng cho rau người ta làm giàn che, che phủ mặt đất, tưới nước cho cây. Cần chọn thời gian nước có nhiệt độ thấp vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối để tưới.
Ngăn ngừa úng hạn cho rau bằng cách lên luống mai rùa, lên luống cao, xẻ rãnh ở đầu bờ để tiêu thoát nước.
 
 
gọi Miễn Phí