Sản xuất rau ở Việt Nam - Giáo sư Đường Hồng Dật

Đăng lúc: , Cập nhật

Sản xuất rau ở Việt Nam đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.

Sản xuất rau ở Việt Nam đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.

Một số đặc điểm của nghề trồng rau ở Việt Nam

Đất nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ độ, với địa hình không bằng phẳng có nhiều chia cắt, cho nên đã hình thành nên nhiều vùng sinh thái mang những nét đặc trưng riêng. Đối với các loại rau và nghề trồng rau, lãnh thổ Việt Nam đã hình thành nên 4 vùng sinh thái rõ nét:
- Vùng Á nhiệt đới có một số đặc điểm của khí hậu ôn đới: Sapa, Bắc Hà (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng). Ở vùng này có mùa đông lạnh, nhiệt độ thường vào khoảng 4-5"C, có trường hợp xuống dưới 0°C. Ở vùng này phát triển tốt các loại rau á nhiệt đới và một số loại rau ôn đới làm cho thành phần các loại rau của Việt Nam trở nên phong phú hơn.
- Vùng nhiệt đới có mùa đông lạnh: Vùng đồng bằng, trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam. Ở vùng này có thể trồng rau quanh năm. Tuy vậy, do đặc điểm của khí hậu chia thành 4 mùa cho nên, vào mùa Xuân Hè thường được trồng các loại rau ưa nóng và chịu nước. Thời gian mùa Thu - Đông thường trồng các loại rau ưa lạnh và chịu hạn. Đặc biệt vụ đông ở các tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc điều kiện khí hậu cho phép trồng ngoài các loại rau nhiệt đới chịu lạnh còn có thể trồng một số loại rau á nhiệt đới và cả ôn đới. Vào thời gian này các nước ôn đới chỉ có thể trồng rau trong nhà kính với những diện tích rất hạn chế, cho nên nhân dân ở các nước đó thường thiếu rau. Chúng ta có thể sản xuất rau với khối lượng lớn để xuất cho các nước đó cũng vào thời gian này ở các tỉnh phía Nam, rau nhiệt đới phát triển tốt nhưng các loại rau á nhiệt đới và ôn đới không thể phát triển được. Các tỉnh phía Bắc có thể trồng các loại rau á nhiệt đới và ôn đới để cung cấp cho các tỉnh phía nam.
- Vùng nhiệt đới có mùa hè khô nóng: Các tỉnh cực nam Trung bộ. Các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận đã hình thành nên vùng sản xuất hành tây xuất khẩu và là nơi phát triển nhiều loại dưa.
- Vùng nhiệt đới điển hình: Các tỉnh Nam bộ. Vùng này phát triển cây ăn quả thuận lợi. Tuy nhiên, đối với các loại rau do việc hình thành 2 mùa trong năm: Mùa mưa và mùa khô hạn, cho nên phát triển rau gặp những khó khăn.
Vùng sinh thái của Việt Nam
Vùng sinh thái của Việt Nam

Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau quả

Năm 2000 diện tích rau quả của Việt Nam đạt hơn 800.000 ha với sản lượng hơn 10 triệu tấn/năm. Theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, hiện nay (năm 2000) nước ta có 377.000 ha rau, sản lượng hàng năm là 5,6 triệu tấn, với nhiều chủng loại phong phú. Đặc biệt rau vụ đông là thế mạnh so với các nước trong khu vực.
Rau quả của nước ta tuy đa dạng, phong phú và có diện tích lớn nhưng phát triển chưa theo yêu cầu của thị trường, quy trình canh tác chưa thống nhất, nhiều giống rau quả còn sử dụng giống cũ, chưa đáp ứng được các yêu cầu của thị trường hiện nay về chất lượng cũng như kích thước, hình dáng, năng suất thấp nên phần lớn không đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu tươi và làm nguyên liệu cho chế biến nông nghiệp.
Về chế biến, hiện nay cả nước có khoảng 60 nhà máy và xưởng chế biến rau, quả, với tổng công suất khoảng 150.000 tấn sản phẩm/năm. Nhưng các nhà máy đang gặp những khó khăn như giá nguyên vật liệu cao, làm cho giá thành chế biến cao, dẫn đến sản xuất kém hiệu quả. Công nghệ chế biến, trang thiết bị lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp nên không có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Phần lớn các nhà máy chỉ sản xuất cầm chừng. Có nhà máy càng hoạt động càng lỗ, cho nên phải ngừng hoạt động. Một số xưởng thủ công ở các địa phương cũng tham gia vào việc chế biến, sản xuất rau quả sấy đóng hộp Chuối, mít, dưa chuột, ngô rau v.v... nhưng chất lượng chưa cao. Nhìn chung, hoạt động chế biến rau quả ở nước ta còn chưa phát triển, chất lượng sản phẩm thấp, chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của đất nước.
Do sản xuất chưa kết gắn với thị trường, do chất lượng thương phẩm rau quả còn thấp, bao bì mẫu mã nghèo nàn, do thiếu đồng bộ và gắn bó giữa nhà máy và vùng nguyên liệu, cho nên bức tranh thị trường chỉ đơn điệu, nghèo nàn. Những năm gần đây, thị trường rau quả không những không phát triển lên được mà còn ở trong tình trạng dẫm chân tại chỗ. Mặt hàng rau quả tươi, trong những năm 80, nước ta đã xuất khẩu 32 nghìn tấn /năm nhưng năm 1999 chỉ xuất được 10 nghìn tấn. 11 tháng đầu năm 2000 xuất được 15.155 tấn. Về rau quả chế biến đã có thời gian nước ta xuất khẩu gần 40.000 tấn/năm quả hộp và quả đông lạnh. Nhưng năm 1999 cả nước chỉ xuất khẩu được 16.716 tấn và 11 tháng đầu năm 2000, chỉ xuất khẩu được 14.471 tấn. Trong khi đó nước ta có đến 40 thị trường rau, quả có thể xuất khẩu được.
Như vậy, mặc dù cầu nhiều hơn cung nhưng chúng ta không xuất khẩu được trong khi khối lượng xuất chỉ chiếm vào khoảng 1-2% lượng rau quả sản xuất được trong nước. Rau quả chế biến của ta không những không cạnh tranh được trên thị trường ngoài nước, mà ngay ở thị trường trong nước, rau quả tươi đang bị các sản phẩm nhập khẩu lấn át.

Những vấn đề đang đặt ra cho sản xuất rau quả ở nước ta

Chương trình phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh đã được chính phủ phê duyệt để ra các mục tiêu: Tạo thêm việc làm cho khoảng 5 triệu người và kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt 1 tỷ USD, cũng đến 2010 phấn đấu đạt mức bình quân tiêu thụ 180-190 kg rau quả/người/năm. Để đạt được chương trình trên đây cần có những giải pháp đồng bộ trên cả 3 khâu: Nguyên liệu, bảo quản chế biến và thị trường.
- Về nguyên liệu: Cần có quy hoạch tổng thể phát triển rau quả trên địa bàn cả nước, trên cơ sở đó các tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển sản xuất rau quả của từng tỉnh.
Trong quy hoạch phát triển chung của cả nước, cần phát triển một số vùng sản xuất rau quả tập trung ở những nơi có điều kiện thuận lợi và phù hợp với những loại cây có khả năng sản xuất hàng hoá, các loại cây và vùng trồng cụ thể cần được tập hợp ý kiến các nhà khoa học, các nhà kinh tế, các nhà quản lý để quyết định trên cơ sở phân tích và đánh giá toàn diện và cụ thể các điều kiện của mỗi địa phương.
Cần đẩy mạnh các hoạt động khoa học và công nghệ, mở rộng việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ về giống, phân bón, tưới tiêu, bảo vệ thực vật, thu hái, bảo quản v.v... để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng rau quả đạt đến mức tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Về chế biến: Cần thấy rõ đây là khâu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm rau quả, đồng thời là khâu quyết định trong việc xâm nhập thị trường.
Trong năm 2000 và đầu năm 2001, ngành nông nghiệp đã xây dựng 3 dây chuyền sản xuất nước quả cô đặc với tổng công suất 12.000 tấn sản phẩm/năm, hai dự án sản xuất đồ hộp rau quả, có tổng công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm, hai dây chuyển sản xuất rau quả đông lạnh có tổng công suất 6.000 tấn sản phẩm/năm. Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp dự kiến xây dựng thêm 15 dự án sản xuất nước quả cô đặc với tổng công suất là 80.000 tấn sản phẩm/năm, 5 dự án sản xuất đồ hộp với tổng công suất dự kiến là 40.000 tấn đồ hộp/năm và phát triển rộng các dây chuyền sản xuất rau, quả đông lạnh.
Chế biến hoa quả thành nước cô đặc
Chế biến hoa quả thành nước cô đặc
Trong thời gian tới Nhà nước cần đầu tư xây dựng các nhà máy nước quả, chế biến đồ hộp trên cơ sở các vùng trồng rau quả chuyên canh tập trung theo quy hoạch, hoặc các vùng đã sẵn có các loại rau quả để ổn định đầu ra giúp nông dân, khuyến khích họ mở rộng diện tích thâm canh tăng năng suất để hình thành các vùng nguyên liệu vững chắc.
Các nhà máy cần bố trí hợp lý để hạ giá thành và giảm hư hao sản phẩm rau quả trong quá trình vận chuyển. Cần tìm kiếm để nhập khẩu các công nghệ và thiết bị tiên tiến để sản xuất các sản phẩm phù hợp với yêu cầu và tiêu chuẩn của thị trường.
Cần thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, tận dụng tới mức cao nhất các nguồn nguyên liệu và phụ liệu để sản xuất các sản phẩm từ vỏ, bã. Mặt khác, tận dụng được kết cấu hạ tầng, cơ sở trang thiết bị, nhân lực và công suất hoạt động của các nhà máy. Tiến tới hình thành các chuỗi dây chuyển sản xuất không có phế liệu trong chế biến rau quả. Bằng cách đó, vừa tăng sản phẩm, vừa đa dạng hoá sản xuất, vừa hạ giá thành sản phẩm vừa giảm thiểu các phế thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, cần mở rộng, nâng cao trình độ và chất lượng các hoạt động sơ chế, chế biến nhỏ rau quả trong nông dân ở các vùng trồng rau quả không tập trung để giảm mất mát, nâng cao giá trị rau quả đáp ứng yêu cầu của các địa phương trong nước.
- Về thị trường: Các đơn vị sản xuất và chế biến cần năng động trong việc tìm kiếm và chiếm lĩnh thị trường. Chú trọng các thị trường lớn và có nhiều tiềm năng như Nga, Mỹ, Nhật, Bắc Âu...
Cần hoàn thiện và mở rộng các hoạt động thông tin thị trường và đưa thông tin về đến tận các cơ sở sản xuất, chế biến. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu để nâng cao trình độ mỹ thuật, nâng tính hấp dẫn và khêu gợi của hàng hoá nông sản
nước ta.
 
gọi Miễn Phí