Rau lấy lá an toàn - Khang Việt (biên soạn)

Đăng lúc: , Cập nhật

Rau lấy lá an toàn đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Rau lấy lá an toàn đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Khái niệm về rau lấy lá an toàn

Rau lấy lá an toàn hay còn gọi là rau an toàn, rau sạch. Rau an toàn là loại rau được sản xuất với quy trình kĩ thuật đảm bảo an toàn, sản phẩm đến người tiêu dùng không gây độc hại.

Có 4 chỉ tiêu về rau an toàn. Đó là:

- An toàn về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), (nghĩa là dư lượng thuốc BVTV thấp hơn mức cho phép).

- An toàn về hàm lượng nitơrat (N03).

- An toàn về kim loại nặng: Đồng, sắt, thủy ngân, chì...

- An toàn về vi sinh vật (E. coli, Samonella) và ký sinh trùng gây bệnh cho người (trứng giun đũa ascaris...).

Tất cả các chỉ tiêu trong sản phẩm của từng loại rau phải được dưới mức cho phép theo tiêu chuẩn của Tổ chức Quốc tế FAO/WHO.

Ví dụ: Theo quy định ngày 28/4/1998 của Bộ NN và PTNT số 67/1998/QĐ – BNN và PTNT thì:

- Cải bắp: Hàm lượng nitơrat phải nhỏ hơn 500mg/kg.

- Súp lơ: Hàm lượng nitơrat phải nhỏ hơn 0,2mg/kg.

- 1 Cải bắp: Hàm lượng Padan phải nhỏ hơn 0,5mg/kg.

- Trên rau: Hàm lượng chì phải nhỏ hơn 0,5mg/kg.

- Trên rau: Hàm lượng vi khuẩn Ecoli phải nhỏ hơn 100 khuẩn lách, - Trên rau: Hàm lượng coliorm phải nhỏ hơn 1000 khuẩn lác/g.
Rau lấy lá an toàn
Rau lấy lá an toàn

Ngoài ra, còn có thể xác định rau an toàn hay rau sạch dựa trên việc rau không bị ô nhiễm bởi các tác nhân sinh học, hóa học, vật lý vượt quá quy định cho phép và không gây nguy hại tới sức khỏe cho người tiêu dùng.

– Ô nhiễm sinh, học: Ô nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng.

+ Vi khuẩn: Phân tươi là ổ chứa của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh tả, lị, thương hàn, trứng giun sán. Do vậy, chúng, có thể lây nhiễm sang rau, khi ăn rau sống hoặc nấu rau không chín thì chúng sẽ theo vào cơ thể người và gây bệnh.

+ Virus: Virus gây viêm gan thường gặp trong các môi trường không đảm bảo vệ sinh như nước bẩn, thức ăn nhiễm bẩn (do côn trùng), phân người...

Lưu ý là các loại rau thủy sinh trồng dưới nước gần nguồn ô nhiễm phân như cầu tiêu trên ao, hồ, sông.

+ Ký sinh trùng: Rau trồng ở khu vực đất có nhiều nguồn ô nhiễm như bón phân tươi của gia súc, gia cầm, phân người, khả năng nhiễm ký sinh trùng rất cao và nguy hiểm cho người sử dụng.

- Ô nhiễm hóa học: Ô nhiễm kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật, chất phụ gia bảo quản...

+ Ô nhiễm kim loại nặng xảy ra khi trồng rau, củ gần nơi ô nhiễm khí thải của các nhà máy hay khói xăng gần quốc lộ hoặc dùng nước thải của các nhà máy thải ra để tưới rau.

+ Ô nhiễm tồn dư thuốc bảo vệ thực vật do xịt thuốc cho rau thời gian cách ly ngắn, chưa thải hồi hết thuốc đã thu hoạch. Để đạt được năng suất cao hoặc để tiêu diệt các sâu rầy, đặc biệt là đối với một số loại rau dễ bị sâu phá hoại, một số nông dân đã sử dụng quá nhiều phân bón hóa học hoặc phun thuốc trừ sâu với liều lượng vượt quá mức an toàn, phun thuốc trừ sâu tới sát ngày thu hoạch. Mặt khác, một số loại rau được trồng ở vùng đất ô nhiễm, tưới phân tươi hay nước thải bẩn cũng là một mới đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe của người tiêu dùng. Nên thận trọng với những loại rau ăn lá như: Rau muống nước, xã lách, cải bẹ, cải ngọt, để làm dưa. Những loại rau còn chứa thuốc bảo quản thực vật sẽ gây ngộ độc cấp tính và mãn tính cho người sử dụng.

– Ô nhiễm vật lý: Sử dụng phóng xạ trong bảo quản rau tránh gây hư hỏng.

Trên đây là chỉ tiêu về nội chất, còn chỉ tiêu về hình thái, rau an toàn phải được thu hoạch đúng lúc, đúng yêu cầu từng loại rau (đúng độ già kỹ thuật hay thương phẩm). Không dập nát, hư thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh và có bao gói thích hợp.

Những nguyên tắc chung để chọn lựa rau an toàn

Vào mùa khô, dư lượng thuốc trừ sâu còn sót lại trên rau thường cao hơn mùa mưa vì nước mưa sẽ làm trôi bớt những lượng thuốc còn sót lại trên rau. Khi lựa chọn rau, nên chọn:

Rau còn tươi ngon, không bị héo úa, nguyên vẹn, không dính những vật lá, không bị dập, có màu sắc tự nhiên. Không có mùi vị lá.
Những nguyên tắc chung để lựa chọn rau an toàn
Những nguyên tắc chung để lựa chọn rau an toàn

Chú ý:

– Một số loại rau bên trong đã bị hư hỏng nhưng bên ngoài vẫn còn tươi do sử dụng hóa chất bảo quản, do đó phải xem kỹ trước khi mua.

Tránh mua rau được chuẩn bị sẵn, ngâm nước ở chợ. Vì ngoài nguồn nước ngâm không đảm bảo vệ sinh hay có hòa lẫn hóa chất độc hại để giữ trắng giòn, các vitamin C ở trong rau lấy lá như vitamin C dễ bị hòa tan và mất đi trong nước ngâm.

Trong điều kiện hiện nay, để giảm lượng thuốc trừ sâu, hóa chất còn O sót lại trên rau cần rửa rau sạch bằng máy rửa rau.

Để phòng tránh ngộ độc do ăn phải thực phẩm bị nhiễm thuốc

BVTV, người tiêu dùng cần chú ý đến những điểm sau đây:

+ Không mua, sử dụng rau có mùi, vị khác thường.

+ Ngâm kỹ, rửa sạch, rửa từng lá, nhất là ở các kẽ lá cho thật sạch. Riêng đối với loại rau ăn lá nhỏ như xà lách, rau dền cơm, bông cải thì nên pha vào nước rửa 1 – 2 muỗng cà phê muối để sâu bọ, côn trùng bò ra khỏi các kẽ lá.

+ Ngâm kỹ, rửa rau ít nhất 3 lần hoặc rửa dưới vòi nước để loại trừ phần lớn thuốc BVTV tồn dư.

Cơ sở khoa học của các nguyên tắc trong vệ sinh sản xuất rau an toàn


Không trồng rau trên đất bị ô nhiễm

Đất ô nhiễm chất thải công nghiệp thì hàm lượng kim loại nặng (chì, thủy ngân...) thường cao. Khi trồng rau lượng kim loại nặng trong rau thường lớn.

Đất ô nhiễm thuốc BVTV, chất thải bệnh viện, khu dân cư, nghĩa trang... thường có hàm lượng thuốc BVTV hoặc các vi sinh vật (VSV) gây bệnh cho người.

Không dùng phân tươi, nước giải tươi bón cho rau

Nước giải tươi, phân chuồng tươi thường có VSV gây bệnh không những cho rau mà cả cho người sử dụng.

không sử dụng lượng phân đạm quá cao

Việc bón phân đạm quá cao, dẫn đến dư lượng nitơrat trong rau lớn, gây hại cho người sử dụng. Không những thế, bản đạm cao mất cân đối giữa các loại phân khác nhau dẫn đến sâu, bệnh hại trên rau nhiều.

Không sử dụng thuốc BVTV độ độc cao (nhóm I, K thuộc cấm, thuốc hạn chế sử dụng

Mặc dù một số loại thuốc này có hiệu lực trừ sâu, bệnh cao song gây hại rất lớn cho môi trường, sức khỏe người sản xuất. Bên cạnh đó để lại dư lượng thuốc có độ độc lớn trên rau, thời gian phân hủy của loại thuốc này thường chậm, vì vậy sử dụng chúng không an toàn.

Không sử dụng thuốc BVTV, phân đạm trước khi thu hoạch 10 - 15 ngày.

Sử dụng thuốc BVTV, phân đạm muộn thì hàm lượng các chất hóa học chưa kịp phân hủy đến mức an toàn. Khi sử dụng sản phẩm sau sẽ còn lượng chất hóa học gây độc.
Cơ sở khoa học của các nguyên tắc trong vệ sinh sản xuất rau an toàn
Cơ sở khoa học của các nguyên tắc trong vệ sinh sản xuất rau an toàn
4 nguyên tắc IPM

IPM là chữ viết tắt tiếng của Integrated Pests Management có nghĩa là “quản lý dịch hại tổng hợp", 4 nguyên tắc IPM cụ thể như sau:

Trồng cây khỏe

– Cây trồng khỏe là áp dụng các biện pháp trồng trọt để cây có khả năng sinh trưởng phát triển tốt. Cho năng suất cao. Ví dụ: Hạt giống, cây con tốt, sạch bệnh, đủ tiêu chuẩn

1 Biện pháp kỹ thuật gieo trồng thời vụ: Làm đất tốt, bón phân hợp lý cân đối, dùng kỹ thuật. Sử dụng có hiệu quả thuốc BVTV.

Bảo vệ thiên địch

Thiên địch là những sinh vật có ích, là “bạn của nhà nông” góp phần tiêu diệt, hạn chế dịch hại trên đồng ruộng như: Nhện, kiến ba khoang, ong ký sinh...

Vì vậy, bảo vệ thiên địch không những làm giảm sự gây hại và bùng phát của dịch hại mà còn giảm sử dụng thuốc BVTV, giảm chi phí sản xuất.

Biện pháp bảo vệ thiên địch là giúp nông dân hiểu biết về lợi ích của thiên địch, tập tính hoạt động của nó nhằm sử dụng các biện pháp kỹ thuật phát huy vai trò của thiên địch trên đồng ruộng, hạn chế sử dụng thuốc BVTV.

Thăm đồng thường xuyên

Để nắm được diễn biến sâu bệnh hại, sinh trưởng phát triển cây trồng làm cơ sở cho việc phân tích hệ sinh thái, đề xuất được biện pháp quản lý đồng ruộng hợp lý, hiệu quả nhất.

Nông dân là chuyên gia

Là người quyết định thực hiện các biện pháp kỹ thuật trên đồng ruộng vì vậy người nông dân phải hiểu được hệ sinh thái đồng ruộng có khả năng đưa ra các quyết định đúng đắn, hợp lý nhất. Không những thế họ còn hỗ trợ, khuyến khích giúp đỡ các nông dân khác cùng làm theo IPM. Bởi vì các biện pháp IPM chỉ phát huy được hiệu quả khi được thực hiện có tính cộng đồng.

Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV trên rau.Thuốc BVTV có các nhóm sau:

- Thuốc trừ sâu hại.

- Thuốc trừ nấm hại.

- Thuốc trừ chuột.

- Thuốc trừ cỏ.

- Thuốc kích thích, điều hòa sinh trưởng cây trồng.

- Thuốc trừ nhện hại.

- Thuốc trừ tuyến trùng.

Nồng độ, liều lượng sử dụng

– Nồng độ: Là lượng thuốc cần dùng pha trộn với một đơn vị thể tích trọng lượng của nước, hạt giống, không khí... Ví dụ: Pha 100ml thuốc vào 10 lít nước, nghĩa là nước thuốc đã pha có nồng độ 0,1%.

Liều lượng sử dụng: Là lượng thuốc cần dùng cho một đơn vị thể tích hoặc diện tích. Ví dụ: Dùng bassa trừ rầy nâu hại lúa dùng với 1 – 1,51/ha.

Các tác dụng của thuốc BVTV tác động lên dịch hại:

Tác dụng tiếp xúc.

-  Tác dụng vị độc.

-Tác dụng xông hơi.

- Tác dụng nội hấp hay lưu dẫn.

Nội dung 4 đúng trong sử dụng thuốc BVTV:

- Đúng thuốc: Đối tượng dịch hại nào thì dùng đúng loại thuốc có khả năng diệt loại dịch hại đó, không thể dùng thuốc trừ bệnh để trừ sâu được, ví dụ: Không thể dùng ĐipTerex để trừ rầy nâu...

- Đúng liều lượng, nồng độ: Từng loại thuốc BVTV khi đưa vào sử dụng đều có nghiên cứu, thí nghiệm, khảo nghiệm khảo sát để rõ liều lượng (g, kg, lít...) và nồng độ % cho đơn vị, trên đối tượng dịch hại cụ thể, có hướng dẫn trên nhãn thuốc.

Nếu dùng quá mức thì lãng phí thuốc, gây ô nhiễm môi trường, hại sức khỏe, dịch hại kháng quen thuốc,

Nếu dùng quá thấp thì dịch hại không chết ngay, nhờn thuốc...

- Đúng lúc: Thời điểm phun có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

Chỉ phun thuốc trừ dịch hại khi thật cần thiết bởi nếu dịch hại chưa tới mức phải phun hoặc còn có thể sử dụng các biện pháp khác hiệu quả hơn mà phun thuốc sẽ gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.

Phun định kỳ, phun quá sớm hoặc quá muộn đều không có tác dụng trừ dịch hại dẫn đến lãng phí thuốc. Ví dụ: Nếu để sâu cuốn lá làm lá xơ xác bạc trắng và tới 85 - 90% sâu non đã vào nhộng mới phun thuốc thì hiệu quả không đạt được.

Phun thuốc vào đúng giai đoạn xung yếu của sâu hại, bệnh hại có ý nghĩa quan trọng. Ví dụ: Phun trừ sâu ở tuổi 1–2 là hiệu quả nhất, phun trừ bệnh hại khi bệnh mới phát sinh.

- Đúng cách: Để phát huy hết hiệu quả của thuốc BVTV thì phải sử dụng đúng cách, nếu không sẽ lãng phí thuốc. Ví dụ: Thuốc dạng sữa, bột thấm nước thì phải pha với nước để sử dụng, có một số loại thuốc để phun mù, phun sương hoặc để xông hơi trong nhà khi bảo quản.

Khi phun thuốc phải làm thế nào cho thuốc bám, dính vào cây, trải đều trên lá làm cho dịch hại dễ tiếp xúc, ăn tới thuốc mới đạt hiệu quả nhất.

Để phun sattrungdan trừ rầy nâu hại lúa phải rẽ gốc lúa để phun (không được phun trên mặt lúa). Nhưng để trừ bọ xít dài lại phải phun trên bề mặt ruộng lúa.

Phải tuân thủ 4 nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV thì phòng trừ dịch hại mới đạt hiệu quả kinh tế, kỹ thuật tối đa, đảm bảo an toàn về sinh môi trường, sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng.

Mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ sinh thái trống rau an toàn

Các nhóm yếu tố trong hệ sinh thái ruộng rau bao gồm:

- Nhóm cây trồng.

- Nhóm sâu hại.

- Nhóm bệnh hại.

- Nhóm thiên địch (như nhện, bó rùa...)

- Nhóm động vật ăn mồi như ếch, nhái.

- Nhóm trung gian.

- Chuột hại.

- Nhóm yếu tố ngoại cảnh: Mặt trời, mây...

Hệ sinh thái (HST) cây rau cũng như nhiều HST cây trồng khác bao gồm nhiều yếu tố sinh thái khác nhau. Mỗi yếu tố đều có một vai trò sinh thái nhất định. Ví dụ: Cây trồng là yếu tố trung gian, là nguồn thức ăn của nhiều loại sinh vật khác, côn trùng bệnh cây, thiên địch sâu hại... Các yếu tố này tác động qua lại, quan hệ hữu cơ với nhau, hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau cùng tồn tại, phát triển trong HST, tạo nên HST bền vững. Ví dụ: Cây trồng chịu sự tác động của sâu hại, nhưng sâu hại lại chịu sự tác động của thiên địch.

Các sinh vật đều chịu tác động cả nhiệt độ, nước, ánh sáng.

Nếu phun thuốc trừ sâu hại thì thuốc BVTV tác động đến tất cả các yếu tố sinh vật khác trong HST, không chỉ có sâu hại bị chết mà cả các thiên địch cũng bị chết theo, các sinh vật trung gian thậm chí cả cây trồng cũng bị ảnh hưởng.
Con người là yếu tố sinh thái quan trọng nhất quyết định sự tồn tại bền vững của HST. Vì vậy con người phải hiểu biết về quy luật phát triển của HST để từ đó có quyết định đúng đắn mang lại hiệu quả cao nhất.
 
gọi Miễn Phí