Các loại rau ăn quả - Giáo sư Đường Hồng Dật

Đăng lúc: , Cập nhật

Các loại rau ăn quả đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.

Các loại rau ăn quả đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.

Rau ăn quả có nhiều loài, được sắp xếp trong các nhóm thuộc nhiều học thực vật khác nhau như: họ Cà, họ Bầu bí, họ Đậu đỗ v. v...
- Nhóm cây họ Cà (Solanaceae). Các loại rau ăn quả thuộc nhóm họ Cà có những loài cây thân thảo (như cà chua), có loài cây thân gỗ (như Cà các loại). Nhóm cây này có đặc tính ra nhánh rất mạnh. Phần lớn các loại rau thuộc nhóm này có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới Trung và Nam Mỹ. Chúng ưa nhiệt độ cao. Ở 13-15°C, sinh trưởng kém, khó nở hoa, tỷ lệ đậu quả rất ít. Nhiệt độ thích hợp cho các loài cây thuộc nhóm này là từ 20°C đến 30°C.
Nhóm rau ăn quả thuộc họ Cà có bộ rễ ăn sâu đến 40-70 cm, lan rộng ra chung quanh. Chúng thích hợp với cường độ ánh sáng mạnh và qua giai đoạn ánh sáng khi có độ dài chiếu sáng -12-16 giờ một ngày. Độ dài ngày thích hợp cho sinh trưởng và phát dục của cây là 10-12 giờ/ngày. Chúng chịu úng kém hơn chịu hạn. Độ ẩm thích hợp của đất 70 - 80% độ ẩm đồng ruộng. Độ ẩm không khí thích hợp 45-60%. Nhóm này kém chịu sương muối.
Chúng ưa các chân đất tơi xốp, giàu mùn, lân và kali. Chúng cần được bón nhiều kali, sau đó đến đạm và sau cùng là lân.
- Nhóm cây họ Bầu bí (Cucurbitaceae).

Họ bầu bí
Họ bầu bí
Các loại cây ăn quả thuộc họ Bầu bí gồm có: bầu bí, mướp, mướp đắng, các loại dưa (dưa chuột, dưa hấu, dưa bở, dưa gang V. v...)
Nhóm cây rau ăn quả này phần lớn là cây thân thảo, bò lan trên mặt đất hoặc trên giàn. Thân lá phát triển rất mạnh. Các loài cây thuộc nhóm này có đặc tính sinh thái rất cao, có thể phân tới nhánh cấp 4, cấp 5.
Chúng có lá to, mặt lá và thân lá có lông cứng để giảm thoát hơi nước. Chúng có bộ rễ rất phát triển, ăn rất rộng ra chung quanh để hút nước và chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. Chúng có khả năng ra rễ bất định ở các đốt cây, do đó có đặc tính chống chịu hạn cao.
Hoa thuộc loại đơn tính, do đó phải thụ phấn nhờ gió và côn trùng. Hoa cái ít hơn hoa đực tới 15-20 lần. Quả thịt nhiều hạt (trừ su su). Trong hạt chứa tới 30-40% chất béo.
Nhóm cây này có các yêu cầu đối với các điều kiện ngoại cảnh như sau:
• Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là 20-30°C. Chúng ưa ánh sáng, vì vậy ở nước ta, thích hợp với vụ Xuân - Hè hơn các vụ khác.
• Đất tốt sâu màu, cao ráo và thoát nước dễ. Thích đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, có độ chua trung bình.
• Chịu hạn tốt hơn chịu úng, nhưng bị khô hạn lâu sẽ dẫn tới rụng quả, quả kém phát triển, xơ nhiều, cây chóng tàn. Độ ẩm thích hợp là 70-80% độ ẩm đồng ruộng.
• Ưa dãi nắng, không bị che cớm và ưa cường độ chiếu sáng mạnh. Khi bị cớm dễ rụng hoa, quả nhiều, dễ bị sâu bệnh gây hại.
Vì vây, cần bố trí thời vụ, sao cho đảm bảo nhiệt độ trong thời gian ra hoa kết quả ở trong vòng 20-30 °C. Nhiệt độ dưới 18 °C rất bất lợi cho quá trình nở hoa. Trên 35 °C quả dễ dị hình và phẩm chất kém.
• Do có bộ lá rất lớn, thân bò dài lại sai quả, thời gian thu hoạch kéo dài, cho nên chúng có yêu cầu rất lớn đối với phân bón. Vì vậy, ngoài việc bón phân chuồng ra, cần được bón đủ kali, đạm, lân.
- Nhóm cây rau ăn quả họ Đậu (Leguminoseae).
Đặc điểm của nhóm cây ăn quả này được trình bày ở phần nói về đậu đỗ.
Do đặc điểm một số loài cây rau ăn quả có thể được sử dụng để lấy quả ăn như một loài cây ăn quả thực sự. Một số loài khi quả còn xanh được sử dụng như một loại rau, khi quả chín được sử dụng như một loại quả. Vì vậy, một số loài cây đã được trình bày ở các tập "Nghề làm vườn" chuyên về cây ăn quả như: dưa hấu, dưa lê, dưa bở, dưa gang, gấc, đu đủ. Ở tập "Nghề làm vườn, chuyên trình bày về các loại rau, chúng tôi không viết lại nữa để tránh trùng lặp.
 
gọi Miễn Phí