Nhu cầu trồng rau lấy lá an toàn - Khang Việt

Đăng lúc: , Cập nhật

Nhu cầu trồng rau lấy lá an toàn đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Nhu cầu trồng rau lấy lá an toàn đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Thế nào là rau sạch, rau an toàn? Làm thế nào để quản lý và kiểm soát chất lượng rau đang là mối quan tâm của cả cơ quan chức năng và người tiêu dùng.

Rau lấy lá là một nguồn thực phẩm xanh không thể thiếu đối với con người. Nhưng đây cũng là loại dễ bị nhiễm một số chất độc về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, các vi trùng và kí sinh trùng gây bệnh... Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng về bệnh cấp tính và mạn tính. Nguồn nước trồng và tưới rau ngày càng bị ô nhiễm. Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng rau lưu thông trên thị trường và các chợ còn khá hạn chế. Vì vậy, việc xảy ra ngộ độc do ăn phải rau bị nhiễm các chất độc hại là điều không thể 2 tránh khỏi. Điều này yêu cầu cần phải có giải pháp sản xuất rau an toàn để giảm thiểu được nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

Chương trình triển khai sản xuất rau an toàn đã nhanh chóng được đầy mạnh trên khắp cả nước. Rau lấy lá an toàn hay rau sạch trở thành nhu cầu cấp bách để bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng. Hiện nay, đã có nhiều địa phương đạt được kết quả to lớn trong công tác khuyến nông, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn kỹ thuật cho người sản xuất và người tiêu dùng về rau an toàn.

Trong sản xuất rau hiện nay, việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu là không thể tránh khỏi. Ngoài ô nhiễm môi trường, chính những hóa chất làm rau trở nên bắt mắt, tươi xanh cũng gây ngộ độc. Nguyên nhân chính là người tiêu dùng chưa quan tâm đến tiêu chuẩn rau sạch và nông dân trồng rau vẫn chưa được trang bị đầy đủ kiến thức khoa học về sản xuất rau an toàn.

Rau an toàn là các loại rau được sản xuất theo một quy trình đảm bảo không bị nhiễm hóa chất độc hại và các ký sinh trùng gây bệnh, an toàn cho người sử dụng và môi trường.

Rau phải trồng tránh xa các nguồn ô nhiễm như đất bị ô nhiễm kim loại nặng, bệnh viện, nghĩa trang, bãi rác và khu chăn nuôi. Không dùng nước thải chăn nuôi, nước thải từ công nghiệp, khu dân cư, trại chăn nuôi, nước ao, mương tù đọng chưa qua xử lý để làm nước tưới rau. Về phân bón: sử dụng đủ lượng phân hữu cơ đã phân hủy, sử dụng hợp lý, cân đối các loại đạm, lân, kali. Liều lượng bón dựa trên quy trình sản xuất, nhu cầu dinh dưỡng của từng loại rau. Đặc biệt, phải ngừng bón đạm hoặc phun lên lá trước khi thu hoạch từ 7 đến 10 ngày với rau ăn lá.

Đối với thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), cần phân biệt 3 nhóm độc khác nhau: Rất độc (có hình tượng đầulâu, xương chéo màu đen trên hình vuông màu trắng đặt lệch có vệt màu đỏ), độc cao (có vệt màu vàng), nguy hiểm (có hoặc không có hình tượng khung bằng vạch ngắt quãng trên hình vuông màu trắng đặt lệch, có vạch màu xanh nước biển hoặc màu xanh lá cây). Lưu ý các nhóm gốc thuốc trừ sâu hóa học thường gây ngộ độc cấp tính cho người ăn rau là lân hữu cơ, carbamate.

Quy trình trồng rau lấy lá an toàn
Quy trình trồng rau lấy lá an toàn
Đồng thời để giảm khả năng kháng thuốc BVTV đối với dịch hại, phải pha đúng nồng độ khuyên cáo, nhưng thường xuyên thay đổi chủng loại thuốc sử dụng. Để pha thuốc BVTV dạng bột đảm bảo an toàn phải có dụng cụ: Ống đong, cân thuốc, que khuấy xô pha thuốc, đồ bảo hộ lao động thích hợp.
Phòng trừ sâu bệnh: Áp dụng biện pháp quản lý dịch bệnh tổng hợp. Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết, sử dụng các loại thuốc có tên trong danh mục thuốc BVTV, sử dụng trên rau. Sử dụng theo 4 nguyên tắc đúng: Đúng lúc, đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng cách. Người sản xuất rau an toàn cần đặc biệt quan tâm đến thời gian cách ly. Vì đây là khoảng thời gian cần thiết để dư lượng thuốc BVTV trong rau giảm dưới mức quy định.

Để hình thành thị trường tiêu thụ rau an toàn, đòi hỏi phải quy hoạch các vùng sản xuất gắn với việc hình thành các hợp tác xã và tổ hợp sản xuất.

Song song đó, thực hiện luôn quy trình sơ chế, bảo quản và đóng gói sản phẩm, đặt tên thương hiệu cho sản phẩm để tạo nét đặc trưng cho các loại rau an toàn. Các cơ quan chức năng có trách nhiệm theo dõi quản lý và cấp giấy chứng nhận rau đạt chuẩn an toàn từ đó mới tạo ra sức hút và sự tin tưởng của người tiêu dùng.

Nhu cầu sử dụng rau an toàn hiện nay là vấn đề cần được quan tâm của nhiều cơ quan, ban ngành, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan để tìm ra hướng đi đúng. Một mô hình sản xuất rau mang tính bền vững sẽ góp phần ổn định đời sống người trồng rau cũng như tạo sự an tâm cho người tiêu dùng.

Hiện nay, rau lấy lá đã được trồng với phương pháp và quy trình khoa học đảm bảo rau an toàn. Nhất là, một số hộ gia đình đã tự trồng rau sạch, rau an toàn tại nhà bằng các thùng xốp, khay nhỏ với nhiều loại rau khác nhau. Đất trồng rau tại nhà thường là đất sạch, đất vô cơ.
 
gọi Miễn Phí