Mật độ, khoảng cách trồng và tưới nước cho rau - Khang Việt

Đăng lúc: , Cập nhật

Mật độ, khoảng cách trồng và tưới nước cho rau đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Mật độ, khoảng cách trồng và tưới nước cho rau đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Mật độ, khoảng cách trồng

Tùy vào từng loại rau ăn lá mà xây dựng mật độ, khoảng cách gieo trồng phù hợp. Có những loại rau trồng theo luống và khoảng cách xa cho rau phát triển như cải bắp, súp lơ, xà lách... Nhưng có những loại rau trồng dưới nước với mật độ dày như rau muống, rau cần...

Mật độ khoảng cách gieo trồng ngoài phụ thuộc vào cách gieo trồng trên cạn làm luống, trồng dưới nước còn phụ thuộc vào trồng bằng cây con hay gieo hạt (gieo vãi). Một số loại rau bắt buộc phải trồng thưa và trồng bằng cây con song một số loại rau chỉ cần gieo hạt, chăm sóc cho cây phát triển là có thể thu hoạch. Ví dụ như rau dền, cải cúc... Nếu có chỗ gieo quá dày, khi cây con lớn hơn một chút có thể nhổ bớt giúp cây phát triển.
Mật độ, khoảng cách trồng rau
Mật độ, khoảng cách trồng rau

Tưới nước cho rau

Tốt nhất nên áp dụng biện pháp tưới ngầm (tưới rãnh). Tùy theo đất khác nhau mà sau khoảng 2 – 3 giờ cần tháo nước kiệt ruộng.

Xác định thời gian tưới: Việc làm này cần dựa vào nhiều yếu tố (điều kiện thời tiết, đặc tính đất trồng cũng như thời kỳ phát triển và độ sâu của bộ rễ cây trồng). Thời tiết mát, độ ẩm cao không cần thường xuyên tưới nước vẫn có thể đủ nước cho rau màu phát triển. Tuy nhiên, đối với cây mới mọc hoặc mới trồng trên đất cát pha, cần tưới nước hằng ngày nếu trời nóng và khô. Mặt khác, mức ăn sâu của rễ cây trồng phải được chú ý khi quyết định lượng nước tưới hoặc độ sâu tưới. Ở đất thịt trung bình làm nước tưới trên bề mặt sẽ ngấm sâu vào đất tới 4 – 5cm. Độ ngấm sẽ sâu hơn ở đất cát và nông hơn ở đất sét.

Hầu hết các cây rau màu đều phát triển thuận lợi nếu độ ẩm đất đại từ 80 – 85%. Vì vậy, trước khi tưới nước cho rau, nông dân cần lấy một nằm đất ở giữa luống (nơi vùng rễ cây rau có nhiều ống hút – phía đầu cùng của bộ rễ ), nắm chặt nắm đất trong tay rồi mở ra và quan sát

- Nếu nắm đất trong tay vẫn còn nguyên hình dạng và không có nước chảy ra kẽ tay và thấy mát trong lòng tay là độ ẩm đã bảo đảm cho cây và không cần tưới.

- Nếu thấy nắm đất trong tay bị tơi ra theo tay buông, không có nước 1 rỉ ra kẽ tay thì phải tưới ngay cho rau.

- Nếu nắm đất vẫn còn nguyên hình dạng nhưng thấy nước rỉ ra kẽ tay thì độ ẩm đất đã dư thừa, không tốt cho rau, cần có biện pháp nạo vét rãnh luống, thậm chí cần đào hố 1 * 1m góc ruộng để thoát nước cho rau.

Cách tưới nước cũng rất quan trọng trong việc bảo đảm cho cây rau để thân, lá không bị nhiễm bẩn và mầm bệnh. Có nhiều cách tưới nước được áp dụng như: Tưới ngẩm, tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa, tưới bề mặt... Tốt nhất nên áp dụng biện pháp tưới ngấm (tưới rãnh). Đó là dẫn nước vào các rãnh luống rau sao cho mức nước ngang tầm (đất thịt năng) hoặc gần (đất thịt nhẹ, cát pha) với đầu cùng của bộ rễ (chót rễ). Tùy theo các chân đất khác nhau mà sau khoảng 2 – 3 giờ cần tháo nước kiệt ruộng.
 
gọi Miễn Phí