Kỹ thuật trồng và để giống một số cây rau rất cần thiết trong vườn rau dinh dưỡng gia đình - TS. Nguyễn Văn Hoan

Đăng lúc: , Cập nhật

Ở bài viết này, TS. Nguyễn Văn Hoan sẽ chỉ cho chúng ta một vài kỹ thuật trồng và để giống một số cây rau có độ phổ biến rộng, thường xuyên được xuất hiện trong bữa ăn của mọi gia đình.

Có rất nhiều loại rau tại Việt Nam, tuy nhiên chỉ có một số loại có cách trồng tương đỗi dễ, và hợp để mọi người trong gia đình ăn gần như quanh năm.

1. Cây rau muống

*Cây rau muống cạn

Là một cây rau chủ lực trong vườn rau gia đình được trồng rộng khắp từ Miền núi, Trung du tới Đồng bằng. Giống rau muống cạn Phú Thọ là giống rau có thân cứng, ít bò lan, lá nhỏ màu xanh sáng, ra cành khỏe, chịu hạn tốt, chịu rét khá được trồng phổ biến tại vùng Trung du của tỉnh Phú Thọ và hầu hết các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc.

Kỹ thuật trồng

Thời vụ trồng rau muống cạn từ tháng 3 đến tháng 7 và thu hoạch liên tục từ tháng 4 đến hết tháng 9. Đầu tháng 10 rau ra hoa đồng loạt, nếu trời ấm và chăm sóc tối vẫn có thể thu hoạch hết tháng 10, 11.

Chọn một mảnh vườn trong khu 1 (có rào xung quanh) để trồng. Ở gia đình có ao thì tốt nhất là chọn bờ ao để trồng rau muống cạn. Cuốc đất chia luống rộng 1m, đập đất nhỏ, trộn phân bắc hoại hoặc phân lợn ủ mục vào đất, san phẳng và đem rau giống vào trồng. Chọn các nhánh rau có 6 - 8 lá, dùng dao cắt sát mặt đất để lấy rau giống đem trồng. Lấy dĩa đào các rãnh nhỏ theo hàng ngang luống, hàng nọ cách hàng kia 12 - 15 cm, trồng cây nọ cách cây kia 5 - 6 cm để tạo ra luống rau dày, sau 2 - 3 lần hái là đạt năng suất tối đa. Sau khi trồng dùng ô doa tưới thật đẫm, 4 ngày sau khi trồng tưới thúc bằng nước giải pha loãng. Rau bén rễ ra lá mới cần bấm ngọn ngay, để lại 2 lá còn thì bấm bỏ, bấm ngọn xong tưới thúc bằng nước giải hoặc nước phân lợn. Ở lần thu hoạch thứ nhất chú ý khi hái luôn để lại 2 đốt. Các lần thu sau dùng dao cắt hoặc hái sát mặt đất nhưng chú ý để lại các mầm non như vậy sẽ thu được đợt sau nhanh hơn. Thu hoạch xong đến đâu tưới thúc ngay đến đấy.

Để giống

Vào đầu tháng 9 chọn các nhánh rau không bị sâu bệnh trồng lại nhằm để giống cho năm sau. Khu để giống cần khuất gió để tránh gió mùa đông bắc - nguyên nhân chính gây chết rau. Cây rau có gốc non, chất dinh dưỡng dự trữ lớn vào giai đoạn giá rét nhất (tháng 1 và 15 ngày đầu tháng 2) sẽ giúp cho cây sống được qua mùa đông, vì vậy việc trồng lại vào đầu tháng 9 là rất cần thiết. Sau khi rau đã bén rễ hồi xanh cần bón thúc, xong để rau lên dài 30 - 35 cm mới hái để lại 4 lá gốc. Vào đầu tháng 11 không hái nữa mà để rau lại cho nuôi thân ngầm, tiếp tục nước giải pha loãng. Gặp khi thời tiết rét (nhiệt độ xuống dưới 10 ^ 0 * C ) ta nên dùng giấy nilông trong (giấy polyetylen) phủ lên luống rau theo kiểu vòm cống, xung quanh dùng đất lấp lại. Cách này chống rét cho rau giống rất tốt. Cuối tháng 1 đầu tháng 2 tưới thúc cho rau giống để rau nhanh lên mầm mới. Khi mầm mọc lên dùng cuốc đào cả gốc chọn các cây có chồi đem gơ. Đất gơ cần làm kỹ, bón phân bắc và trồng dày, thúc mạnh cho rau lên mầm, cắt lấy các mầm lên dài để đem trồng hoặc nhân tiếp. Với cách để giống như trên gia đình hoàn toàn chủ động giống và có thể bán rau giống cho nhiều nhà khác. Ở nhiều nơi kinh doanh rau muống giống vào đầu mùa trồng mang lại nguồn thu hấp dẫn.
Cây rau muống cạn
Cây rau muống cạn

* Cây rau muống bè

Cây rau muống bè được bà con vùng Đồng bằng trồng để tận dụng mặt nước như ao, ven hồ, các đoạn kênh gần làng. Rau muống bè là giống rau muống bò lan có bộ rễ phát triển mạnh, khi được trồng trên mặt nước rễ của chúng kết lại với nhau, thành bè nổi trên mặt nước. Rau muống bè chủ yếu để tận dụng mặt nước và dinh dưỡng tan trong nước.
Kỹ thuật trồng:

. Tạo giá thể: Dùng bèo tây, thân cây chuối buộc liên kết chúng lại với nhau để tạo thành một chiếc bè tạm thời Vớt bùn ao phủ một lớp dày 3 - 4 cm lên mặt bè, bón thêm một ít phân bắc hoai mục ta có giá thể để trồng rau muống bè.

Trồng và tạo bè: Cắt rau giống bỏ lá chỉ lấy một phần thân vùi một lượt theo kiểu đan rá đều trùm toàn bộ bề mặt giá thể. Khi rau mọc không hái ngay mà tiếp tục vùi các thân mới mọc trên bề mặt giá thể để tạo ra một bè nổi trên mặt nước. Để thúc rau lên nhanh có thể pha loãng nước phân lợn, nước giải tưới cho bè rau. Khi bè rau có nhiều ngọn mới, phân bố đều trên bè thì bắt đầu thu hoạch. Sau mỗi lần thu hoạch cần hái bớt lá già tưới bổ sung nước dinh dưỡng vào phần đã hái.

. Để giống: Mùa đông tới cần kéo bè rau vào một góc ao, ngừng thu hoạch, tưới bổ sung dinh dưỡng, chắn gió bấc để lưu cho năm sau.

2. Cây rau dền dài ngày

Chọn giống rau dền trung du thường gọi là rau dền lá hến vì lá có hình vỏ hến. Giống rau dền này phải đến cuối tháng 9 dương lịch mới có hoa nên thời gian thu hái kéo dài, nếu chăm sóc tốt thì một lần trồng được thu hoạch trong 4 - 5 tháng gồm nhiều đợt hái cây mới bị già phải trồng lại.

Kỹ thuật trồng

Gieo cây con đợi 1 vào cuối tháng 1 đầu tháng 2 để trồng vào giữa tháng 2. Gieo cây con đợt 2 vào đầu tháng 5 và trồng vào giữa tháng 5 để vừa thu rau vừa kết hợp để giống. Hạt rau dền rất nhỏ nên cần làm đất kỹ, đập thật nhỏ, san phẳng, bón lót phân bắc hoai, trộn lẫn một khối lượng hạt với 20 khối lượng cát để gieo cho đều. Gieo xong dùng ra tủ thật kín, tưới nước đủ ẩm, tưới sau khi tủ để tránh gây ra váng đất hạt rau dễn không mọc được. Theo dõi thường xuyên, khi thấy hạt đã mọc đều thì bỏ ra tủ ra, tiếp tục tưới nước đủ ẩm. Cây con mọc 3 lá thật cần pha nước giải loãng tưới thúc. Khi cây được 6 lá thì đánh đi trồng.

Đất trồng rau cần cuốc sâu 20cm, lên luống rộng 60cm, cao 10cm, bổ hố, bón lót phân chuồng mục hoặc phân bắc theo hố, lấp đất lại và đem cây vào trồng. Dùng đĩa hoặc que tre vót nhọn tạo ra các hố nhỏ ở giữa đưa cây rau vào trồng lấp kín rễ, ấn chặt, tưới đẫm nước. Khoảng cách trồng: 2 hàng 1 luống, hàng cách hàng 40cm, cây cách cây 25cm, 1m2 trồng 10 cây. Cũng có thể tận dụng các khoảng đất trống rải rác trong vườn để trồng giống rau dền này. Sau khi trồng 6 - 8 ngày tưới thúc bằng nước giải hoặc phân lợn pha loãng cách gốc 15cm. Khi cây cao 25cm cần bấm ngọn để cho rau dền ra cành cơ bản, cành cơ bản được 6 lá cần bấm ngọn tiếp cho ra cành cấp 2, cành cấp 2 được 6 lá thì bấm đi 3 lá để lại 3 lá: đây là lần thu thứ nhất. Liên tiếp 3 lần thu tiếp theo đều để lại 3 lá để tạo ra thật nhiều cành, cây có tán to. Từ khi cây có tán to thì thu hái các cành có 6 lá trở lên và luôn để lại 1 - 2 lá để ngay rau ra cành tiếp và được thu tiếp. Khi thu hoạch nên hải theo kiểu cuốn chiếu, hái hết cả cây sau đó tưới thúc bằng nước dinh dưỡng hoặc dùng đĩa bởi đất ở khoảng xung quanh cây bằng tán và bón thúc bằng phân bắc hoại rồi lấp đất lại. Nên dùng dao sắc để cắt khi thu hoạch rau tránh làm nát hoặc gẫy cành. Giống rau dền hến Trung du thường bị sâu xanh cuốn tổ phá hoại, tốt nhất là thường xuyên bắt và diệt sâu. Loại sâu này rất nhanh nhẹn và khi bị động thường nhả tơ tụt xuống đất xung quanh gốc cây vì vậy, sau khi thu hoạch xong dùng tay rung mạnh cây và tìm quanh gốc để bắt sáu diệt đi hoặc phát hiện tổ sâu để tìm diệt. Giống rau dền hến hầu như không bị bệnh gì đáng kể.

Để giống

 Ở lần trồng thứ hai vào đầu tháng 8 ta chọn các cây có tấn to, cây sinh trưởng tốt, chỉ hái phớt qua các cành to và chọn các cây này để cho ra hoa và thu hạt cho năm sau. Tiếp tục tưới thúc thêm 1 - 2 đợt cho cây có nhiều cành. Khi cây đã chuyển sang màu vàng thì chặt cả cây, bỏ vào mẹt hoặc nia phơi khô, đập lấy hạt, phơi khô kỹ, bỏ vào chai thuỷ tinh nút thật kín, gác gác bếp để làm giống năm sau trồng tiếp.
cây rau dền
Cây rau dền

3. Cây mùng tơi dài ngày

Ban Chọn giống mùng tơi thân leo, giống mùng tơi Trung du có khả năng phân cành mạnh, ra hoa vào cuối tháng 9 để trồng nhằm kéo dài thời gian thu hoạch, thu lá và ngọn non để cây ra lá và cành tiếp.

Kỹ thuật trồng

Mùng tơi dài ngày là cây thân leo nên phải làm giàn. Có thể tận dụng các loại bờ rào quanh nhà hoặc rào của vườn rau để tạo ra một giàn cho mùng tơi leo. Dùng cây sặt, cây dóc hoặc cành tre nhỏ tạo ra một giàn kiểu mặt phẳng nghiêng dọc theo bờ rào để mùng tơi leo lên. Nếu trồng ở khu riêng thì dùng các cọc choái khoẻ làm giàn kiểu chữ A để tạo ra hai mặt phẳng nghiêng hai bên là kiểu tiết kiệm nhất (Hình 4).

Gieo hạt

Có thể gieo trực tiếp hoặc gieo cho mọc thành cây con rồi đem trồng. Khi cây con được 2 lá thật thì bứng đem trồng vào nơi quy định. Đất gieo cây con cần đập nhỏ, bón lót phân chuồng mục, gieo hạt và phủ kín bằng đất bột, gieo xong tủ kín bằng rạ và tưới nước đủ ẩm.
Đất trồng mùng tơi cần cuốc sâu 18 - 22cm bón lót phân chuồng hoặc phân bắc, vun thành luống cao * 10 - 12 cm rồi đem cây vào trồng. Nếu trồng dọc theo hàng rào thì hốc nọ cách hốc kia 50 cm, 1 hốc trồng 2 cây. Nếu trồng ở khu riêng thì làm luống rộng 1m, trồng 2 hàng, hàng cách hàng 60 cm, cách mép luống 20 cm, hốc nọ cách hốc kia 30 cm trồng 1 hốc 1 cây.
Sau khi trồng 1 tuần cần bón thúc phân bắc hoặc tưới nước giải pha loãng cho cây lên nhanh. Để mùng tơi leo lên giàn, khi cây cao 50 - 60cm thì bấm ngọn cho ra cành, các cành ra được 5 - 6 lá tiếp tục bấm ngọn cho ra cành cấp 2, thu lá khi mùng tơi đã leo kín giàn. Các ngọn ra mới sau khi thu 6 - 8 lá tiếp tục bấm ngọn cho ra cành tiếp. Khi giàn đã khá rậm rạp thì dùng dao sắc cắt bớt các cành rườm rà, tạo tán lại, cho ra cành mới để tiếp tục thu hoạch.
làm giàn

Để giống

Vào giữa tháng 9 chọn các cây tốt, không thu hoạch nữa cho chúng ra hoa, ra quả, thu hạt để làm giống cho năm sau. Quả mùng tơi khi chín có màu đen, quả mọng, hạt có vỏ cứng. Thu lấy quả chín, cho vào ra sát bỏ phần thịt lấy hạt, phơi trong bóng cây hoặc nắng nhẹ cho khô, bảo quản trong chai để đến vụ xuân năm sau gieo tiếp.
Cây mùng tơi dài ngày
Cây mùng tơi dài ngày

4. Cây rau ngót

Có nhiều giống rau ngót khác nhau nhưng nên chọn giống rau ngót Trung du để trồng ở nơi đất cao (vùng Trung du) và giống rau ngót Từ Liêm để trồng ở những nơi đất thấp (vùng Đồng bằng).

Cây rau ngót là cây dài ngày, ra hoa vào đầu tháng 10 khi đó cây cằn, lá nhiều xơ, chất lượng làm rau thấp hơn. Nhìn chung cây rau ngót cho thu hái liên tục trừ các tháng lạnh giá và quá khô (tháng 12, tháng 1), tuy nhiên nó cho năng suất cao nhất là các tháng cuối xuân và các tháng mùa hè.

Kỹ thuật trồng

Trồng rau ngót bằng thân, dễ trồng. Cây rau ngót là cây lâu niên cần áp dụng cách trồng cải tiến nhằm luôn thu được năng suất cao. Thời vụ trồng tốt nhất theo phương pháp cải tiến là đầu mùa thu. Vào đầu tháng 7 dương lịch khi cây rau ngót đang sinh trưởng mạnh chọn các cây tốt, lá to, không sâu bệnh, cắt lấy các đoạn thân bánh tẻ dài 20cm để giám. Tạo một khu giâm cành ở nơi mát, che cho mặt trời không chiếu trực tiếp, chỉ lấy ánh sáng tán xạ. Dùng gạch xếp thành các luống nhỏ rộng 60cm, dài tuỳ ý. Đổ cát sạch với độ sâu 10cm, tưới đủ ẩm và cắm liên tiếp các đoạn thân đã chuẩn bị sẵn cho ngập sâu vào cát ẩm 6 7cm. Có thể sử dụng các chất kích thích ra rễ sẽ thu được kết quả tốt hơn. 7 ngày đầu tiên luôn dùng bình phun thuốc trừ sâu phun ẩm lên luống giâm, các ngày sau đó mỗi ngày phun 1 lần. Kiểm tra khi thấy các thân bắt đầu ra rễ thì mang đi trồng (thường là 1 tháng sau khi giảm).

Rau ngót có thể trồng thuần, trồng xen vào cây ăn quả hoặc tận dụng ở dọc bờ rào, đường đi sau nhà. Dùng cuốc đào một rãnh nhỏ rộng 15cm, sâu 10cm sau đó trộn phân chuồng mục với đất lấp lại. Dùng đĩa bởi thành các hố nhỏ dọc theo các rãnh đã chuẩn bị và đưa các đoạn thân đã giảm vào, lấp sâu 5 - 6cm, ấn chặt, tưới nước. Để tránh nắng, có thể dùng các vật liệu che phủ đến khi thấy rau ngót ra lá mới thì bỏ vật che đi, tưới thúc bằng nước giải hoặc phân lợn. Khi các cành mới đã lên được 5 - 6 lá thì bấm ngọn cho rau ngót đâm cành, tạo ra 4 - 6 thân trên 1 gốc. Các khóm rau ngót được trồng khóm nọ cách khóm kia 25 - 30cm, nếu trồng thuần thì hàng nọ cách hàng kia 35cm, khóm cách khóm 20cm. Chăm sóc chu đáo để rau lên tốt có thể thu 2 - 3 đợt sau đó để lại cho rau qua đông. Vụ xuân năm sau dùng dao sắc đốn hết thân cũ cách mặt đất 7 - 10cm cho rau ra thân mới, thu 5 - 6 đợt lá đến khi cây cao 80 - 90cm lại đốn tiếp. Định kỳ sau mỗi lần hái hoặc đốn cần bón thúc cho rau bằng phân bắc hoai, phân lợn ủ mục hoặc tưới nước giải, nước phân lợn pha loãng. Rau ngót ở vườn có thể thu hoạch 2 - 3 năm mới phải trồng lại. Trên đây là cách trồng cải tiến. Cách trồng cũ là lấy thân qua đông trồng vào vụ xuân, cách làm này làm mất một thời gian dài đáng ra ta có thể thu hoạch được rau ăn vả lại thân rau ngót đã để qua đông có tỷ lệ sống thấp hơn, khi trồng có nhiều cây chết gây ra cách quãng trong luống rau là điều ta không mong muốn, cách trồng cải tiến khắc phục được các nhược điểm đã nêu.

Để giống

Rau ngót là cây nhân giống bằng thân nên rất dễ để giống. Khi cần chọn các cây khoẻ, nhiều lá, lá dày, sinh trưởng mạnh để cắt thân đem giâm cành, làm giống.
Cây rau ngót
Cây rau ngót

5. Cây rau mùng tơi thân gỗ

Là cây sống lâu năm, ưa ẩm, thu hoạch lá làm rau ăn có vị như mùng tơi nên được gọi là cây mùng tơi thân gỗ, Có 2 giống phổ biến: giống lá to và giống lá nhỏ. Giống lạ nhỏ phân cành mạnh, chịu hạn tốt hơn nên thường được trồng ở vùng Trung du, giống lá to trồng phổ biến ở vùng Đồng bằng. Cây mùng tơi thân gỗ cho thu hái kéo dài từ tháng 2 đến tháng 11, chỉ khi trời quá lạnh cây mới tạm ngừng sinh trưởng. Vì ưu thế này nên mỗi gia đình nên trồng một số bụi để có rau ăn quanh năm.

Kỹ thuật trồng

Tương tự như trồng rau ngót. Vì thu hái lá (là các lá đơn) nên cần tạo tán cho cây ra thật nhiều cành tạo thành một bụi thì cho nhiều lá hơn. Kỹ thuật chăm sóc, nhân giống tương tự như cây rau ngót.
Cây rau mùng tơi thân gỗ
Cây rau mùng tơi thân gỗ

6. Cây rau đay

Có 2 giống phổ biến là giống tía và giống trắng.

Giống rau đay tía chịu hạn tốt nên được trồng phổ biến ở vùng Trung du, giống rau đay trắng phân bố ở vùng Đồng bằng. Nhân dân thu lấy các cành non làm rau, cây ra hoa vào đầu tháng 10 và khi ra hoa thì sinh trưởng kém, vào đầu tháng 11 cây ngừng sinh trưởng, quả già vào giữa tháng 12 cũng là lúc thu hoạch hạt làm giống.
Kỹ thuật trồng:
Gieo cây con, trồng, chăm sóc, thu hái và để giống cây rau đay tương tự như rau dền lá hến.
Cây rau đay
Cây rau đay

7. Cây rau bí

Chọn giống bí ngô quả nhỏ, ít quả, ra thân mạnh để trồng, thu ngọn làm rau. Rau bí là loại rau có dinh dưỡng cao.

Kỹ thuật trồng

Bí rau được bắt đầu trồng vào đầu tháng 10 và có thể trồng liên tiếp cho đến hết tháng 2 năm sau, chăm sóc tốt rau có thể cho thu hoạch kéo dài 2 - 3 tháng, sau đó rau già ngọn nhỏ, chất lượng kém cần phá đi trồng đợt khác. để đợt sau nhanh thu có thể gieo trước hạt vào bầu, khi cây có 4 - 5 lá thì đưa ra trồng vào giữa hai hốc cũ, khi phá đợt cũ thì đợt mới đã có thể bắt đầu cho thu hoạch.

Bí trồng thu rau nên trồng theo hốc, mỗi hốc gieo 6 - 8 hạt, sau khi có 1 lá thật thì tỉa bỏ còn để lại 4 cây. Hốc nọ trồng cách hốc kia 50 - 60cm. Dùng phân lợn ủ mục để bón lót và khi đang thu hoạch thì tưới thúc bằng nước giải hoặc nước phân lợn pha loãng. Cây bí rau cần được tạo tán để thu được nhiều ngọn. Khi cây lên được 6 lá, bắt đầu vươn dài thì bấm ngọn cho cây ra nhánh, mỗi cây để lại 3 - 4 nhánh cơ bản, khi các nhánh này ra được 6 lá thì tiếp tục bấm đi 2 lá để cho các nhánh ra tiếp nhánh cấp 2, các nhánh mới ra từ các nhánh này mới thu hoạch làm rau, sau khi thu hoạch tưới nước ngay để cây rau lên tiếp cho thu hoạch đều.
Cây rau bí
Cây rau bí

Để giống

Ngay đợt trồng đầu tiên chọn lấy 4 cây tốt, sinh trưởng mạnh, cho ngọn to không thu tiếp nữa để cho chúng ra hoa, chọn các hoa cái to, mập, 1 ngày trước khi hoa nở dùng 1 kẹp nhỏ kẹp đầu hoa lại (Hình 5),
Khi hoa cái nở lấy hoa đực của cây này thụ phấn cho hoạ cái của cây khác để cho quả thật già thờ thơ quả, bảo quản trong nhà. Một tháng trước khi trồng mới bổ quả, lấy hạt, ngâm nước 2 giờ, rửa sạch, phơi khô, bảo quản trong túi polyetylen hoặc trong chai nút kín để gieo cho vụ sau.
thụ phấn

8. Cây cải củ và cây lú bú

Lú bú chỉ là một giống cải củ có củ rất bé, trồng lú bú chủ yếu là lấy thân lá, cây lú bú lên nhanh hơn cải củ, dễ trồng hơn, tốn ít công chăm sóc hơn nên vẫn được chú ý trồng ở nhiều vườn nhà.

Kỹ thuật trồng

Điểm khác nhau cơ bản giữa hai cây rau này là lú bú gieo dày, tỉa ít còn củ cải gieo thưa hơn, tỉa bỏ nhiều hơn để tạo ra khoảng rộng cây cách cây 10 - 12cm cho cây có củ to.

Đất gieo cải củ, lú bú cần cuốc sâu 20 - 25cm, lên luống cao 12 - 15cm đập đất nhỏ, vụn thành hình mai rùa thật phẳng, bón lót phân lợn mục hoặc phân bắc hoai sau đó gieo hạt. Thời vụ trồng 2 cây rau này bắt đầu từ tháng 9 và kéo dài tới tháng 2 năm sau. Gieo hạt đều để có khoảng 200 - 250 cây moc / (m ^ 2) Khi rau được 3 lá thì tỉa bớt các cây mọc chen lấn nhau để lại 100 - 150cay / (m ^ 2) Thường xuyên tưới nước giữ đủ ẩm, 40 ngày đầu tiên cách 10 ngày tưới thúc nước dinh dưỡng 1 lần cho rau lên nhanh. Với cây lú bú không cần tỉa tiếp nữa còn với cải củ cần liên tiếp tỉa thêm 2 lần chỉ để lại 80 - 100 cây/m, cây lú bú bắt đầu thu hoạch khi cây đạt 4 - 5 lá và thu hết khi cây chớm có ngồng, cây cải củ thu hoạch khi củ to đạt yêu cầu không để cây ra ngồng củ sẽ già, có xơ không làm rau được.

Để giống

Điểm quan trọng nhất là không trồng lú bú và cải củ làm giống lẫn nhau, chúng sẽ lai với nhau làm cho cải củ không có củ nữa. Với cây lú bú chỉ cần chọn các cây to có 6 - 8 lá, không sâu bệnh, cắt bỏ lá, giâm lại và chăm sóc tiếp cho cây lớn lên ra ngồng, ra hoa và thu hoạch để trồng tiếp sang năm sau.

Với cây cải củ: Chọn các cây có củ to, đều, phần củ to, phần lá nhỏ, cắt lấy phần mặt (bỏ phần củ) và mang giám cho cây lên tiếp và ra ngồng. Đất giảm cần làm kỹ, bón lót phân bắc hoai, một luống trồng 2 hàng, hàng cách hàng 40cm, cây cách cây 25cm. Hết sức chú ý để trồng xa các giống củ cải khác hoặc cây lú bú (khoảng cách tối thiểu là 500m) hoặc bố trí khi trồng cho chúng ra hoa không trùng nhau, giống này có quả giống kia mới ra hoa thì hạt thu làm giống sẽ không bị thoái hoá. Khi quả chín (phần lớn quả đã ngả màu vàng), cắt cả cây cho vào nong phơi khô, đập lấy hạt, bỏ vào mẹt phơi khô cho kỹ, cho vào chai nút kín, gác gác bếp để năm sau gieo tiếp.

9. Cây cà pháo

Là cây rau rất dễ trồng và là một thức ăn phổ biến trong mọi nhà (tương, cà, mắm, muối). Cà pháo cho quả kéo dài nên rất tiện lợi để trồng trong vườn rau gia đình. Giống cà trắng trung du bắt đầu cho quả từ đầu tháng 4 kéo dài cho đến hết tháng 10 là giống chủ lực để trồng trong vườn gia đình. Nếu chăm sóc tốt, tưới đủ nước thì cây cà pháo chỉ ngừng ra quả trong các tháng 1, 2 và tháng 3 đã ra cành mới, cuối tháng 3 đã có quả ăn.

Kỹ thuật trồng

Vào đầu tháng 2 cần gieo hạt để sản xuất cây con. Đất để gieo hạt có thành phần cơ giới nhẹ, làm đất kỹ, bón phân chuồng mục, san phẳng để gieo hạt. Hạt gieo thưa: 200hat / (m ^ 2) để cây mọc lên to khoẻ. Gieo xong dùng rơm rạ tủ kín và tưới nước đủ ẩm, 7 - 10 ngày sau thường xuyên kiểm tra, nếu thấy hạt mọc thì bỏ rơm rạ đi, tiếp tục tưới nước giữ đủ ẩm. Khi cây con có 3 lá thật tưới thúc bằng nước giải pha loãng để cây con lên nhanh. Chú ý nhổ sạch cỏ vì cây cà pháo con lên rất chậm trong giai đoạn đầu. Khi cây có 6 lá (cao 6 - 10cm) thì bứng cây con đem đi trồng (vào đầu tháng 3 dương lịch). Cà pháo có thể trồng thành một khu hoặc bố trí trồng rải rác trong vườn nhà đều tốt. Cách trồng rải rác để tận dụng đất đai và đỡ công chăm sóc nhưng khi hái quả mất công hơn. Đất trồng cuốc sâu 25 - 27cm, đất đập nhỏ, bón lót phân lợn ủ mục, vun thành luống rộng 1m, cao 15cm và mang cây con vào trồng. Khoảng cách trồng: cây cách mép luống 20cm, hàng nọ cách hàng kia 50cm, cây cách cây 25 - 30cm. Trồng xong tưới đẫm nước vào gốc. Khi cây bén rễ xới nhẹ vun gốc, cây bắt đầu phân cành thì bón thúc bằng phân bắc hoặc phân lợn hoai phối hợp với phân đạm cho cây lên nhanh. Một gốc cần bón 0,5kg phân lợn và 10gam đạm trộn lẫn phân lợn.
Tạo tán: Tốt nhất là bấm ngọn khi cây được 6 lá, cây sẽ ra cành nhanh. Các cành này được 6 lá bấm ngọn tiếp để cho cây ra cành cấp 2. Sau mỗi lần bấm ngọn cần bón thúc sao cho cây có nhiều cành xum xuê mới cho nhiều quá.

Cây có quả to đến đâu thì thu ngay đến đấy, sau mỗi lần thu tiếp tục thúc bằng phân chuồng mục hoặc tưới bằng nước phân lợn. Chăm sóc tốt thì cây liên tục ra quả theo sự tăng trưởng của tán cây.

Để giống

Sau đợt thu thứ 3 chọn những cây sai quả, nhiều hoa, phân cành tốt, quả có thịt dày, muối dưa ăn giòn để lại quá không thu để thu hạt làm giống, mỗi cây có thể để lại 15 - 20 quả, các quả ra sau tiếp tục thu hoạch làm rau. Khi quả chín có màu vàng xẫm bắt đầu chuyển màu nâu thì thu hoạch, bỏ vào túi polyetylen cho thịt quả nẫu ra, bóp lấy hạt cho vào nước ngâm 48 giờ sau đó vớt ra, đãi thật sạch, phơi nắng nhẹ đến khi khô thì bỏ vào chai bảo quản để vụ sau tiếp tục trồng. Cũng có thể để theo cách cổ truyền sau đây: để quả cà mũm ra, bóp hạt vào tro, cho thêm nước trộn thành hỗn hợp "tro, hạt" thứ bột mềm, nặn thành nắm và gắn chặt vào tường gần bếp để khô tự nhiên, đến vụ đem bóp vụn và mang gieo. Cách để giống này rất thích hợp với lối trồng ở gia đình, tự túc cây giống.
Cây cà pháo
Cây cà pháo

10. Cây đậu đũa (cây đậu dải áo)

Có rất nhiều giống đậu đũa được trồng khắp nơi trên miền Bắc. Ở đây chỉ đề cập đến các giống đậu đũa có thời ן

gian thu quả kéo dài, chịu hạn, dễ trồng và ít sâu bệnh, thích hợp với cách trồng nhỏ ở vườn gia đình:

- Giống đậu đũa Cao Bằng: quả vừa phải dài 20 - 30cm hạt có màu trắng với rốn có vết nâu, chịu hạn tốt.

- Giống đậu đũa khoang: màu tím, hạt màu nâu khoang trắng, cây ưa ẩm, quả dài 30 - 40cm.

- Giống đậu dải áo: quả dài 50 - 80cm, quả non màu xanh, quả già màu trắng, hạt màu nâu là giống đậu đũa cần thâm canh cao.

Kỹ thuật trồng

Đậu đũa là cây thân leo nên khi trồng cần làm giàn cho chúng. Có thể tận dụng hàng rào, tường bao để tạo ra các giàn cho đậu leo. Thường thì nhân dân hay dùng cây dóc, thân cây thanh cao làm thành giàn chữ A cho đậu đũa. Giống đậu đũa Cao Bằng là giống dễ trồng nhất. Nếu trồng thành luống thì làm luống rộng 1m, trồng 2 hàng; hàng cách hàng 80cm, cây cách cây 15 - 20cm, gieo 2 hạt sau tỉa để lại 1 cây, cần bón lót phân chuồng mục và phân lân cho đậu đũa, khi đậu vươn dài, xới vụn chu đáo và cắm giàn cho đậu leo lên. Đậu lên cao 1m cần bấm ngọn, các ngọn mới ra dài 40cm được bấm ngọn tiếp. Thu hoạch khi quả đã đạt độ lớn và chiều dài tối đa nhưng chưa có xƠ.

Để giống

Ở đợt thu hoạch thứ 3 chọn các cây có nhiều cành, nhiều quả, ít sâu bệnh để lại quả không thu cho quả chín qua và thu hoạch hạt làm giống. Khi quả đã teo bóc ra thấy có màu vỏ vốn có thì có thể thu hoạch quả, buộc túm các lại, phơi thật khô, sau đó bỏ vào trong túi polyetylen kín dán lại bảo quản đến vụ sau, khi cần gieo mới bóc vỏ lấy hạt mang trồng. Cách bảo quản này giữ được độ nảy mầm lâu và tỷ lệ nảy mầm cao.
Cây đậu đũa
Cây đậu đũa

11. Cây đậu ván

Tin Có 2 dạng đậu ván: Đậu ván trắng và đậu ván tía và rất nhiều giống khác nhau những đa số các giống đều bắt đầu ra hoa vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 và kéo dài suốt mùa đông nếu được chăm sóc tốt.

Đậu ván trắng ngoài làm rau, hạt khô còn là một vị thuốc bổ quý bồi dưỡng cơ thể.

Kỹ thuật trồng

Đậu ván là cây thân leo nên cần làm giàn cho chúng, giàn làm cho đậu ván leo đồng thời cũng là giàn mướp, giàn bầu, giàn đậu rồng hoặc làm giàn thiên lý vì thế phần thân chính của giàn cần làm chắc chắn để tránh làm gãy đổ giàn làm cây chết hoặc tổn thương nặng đến cây.
Nhân dân ở nhiều vùng thường trồng đậu ván rất sớm (tháng 3), cây ra nhiều thân cành vì thế 1 giàn chỉ trồng 1-2 khóm, cách trồng này có thời gian chiếm giàn lâu không trồng gối được nhiều cây, nếu trồng cho leo lên bờ tường, bờ rào thì mới nên áp dụng cách trồng này. Trồng ở giàn nên trồng nhiều cây. Đào hai rãnh ở hai phía theo chiều dài giàn, sâu 25 - 30 cm, rộng 30 - 40 cm, trộn phân chuồng và phân lân vào đất, lấp lại. Vào tháng 7 dương lịch gieo liên tiếp hàng đậu ván ở phần đất đã được chuẩn bị sẵn theo hốc: hốc cách hốc 20 cm, gieo 2 - 3 hạt 1 hốc, lúc cây có 1 lá thật thì tỉa bớt chỉ để lại 1 cây 1 hốc. Khi đậu ván leo lên đến giàn thì bấm ngọn cho ra cành, các cành mới có 8 lá lại được bấm tiếp, các cành khác khi đã ra dài 50 - 60 cm cần được bấm ngọn để tạo ra thật nhiều cành và các cành phủ kín toàn giàn cũng là thời điểm đầu tháng 10 đậu bắt đầu ra hoa. Cách trồng mới cây đậu trẻ, chăm sóc chu đáo có thể cho quả từ 15 - 20/10 đến tháng 3 năm sau.

Để giống

Ngay đợt quả đầu chọn các cây có cành khỏe, nhiều cành, nhiều chùm hoa, nhiều quả 1 chùm để lại không thu quả non mà thu quả chín để làm giống. Khi quan sát thấy quả đậu ván đã ngả màu vàng nâu và bắt đầu teo vỏ thì thu các quả này bỏ vào mẹt phơi khô, tách lấy hạt phơi tiếp cho đến khô hẳn, bỏ vào chai thủy tinh màu, nút thật kín để bảo quản đến sau trồng tiếp.
Cây đậu ván
Cây đậu ván

12. Các cây thân leo khác: bầu, bí, mướp, đậu rồng

Kỹ thuật trồng, tạo tán tương tự như với đậu ván, cần chú ý các thời vụ thích hợp là:

- Bầu: trồng tháng 12, tháng 1.
- Mướp; trồng tháng 3 đến tháng 5
- Bí xanh: trồng tháng 6 - 7
- Đậu rồng: trồng tháng 7

Để giống: Các cây bầu, mướp, bí xanh, là các cây thụ phấn chéo. Để giống không bị thoái hoá (bầu phần ruột không to ra, mướp hương không mất mùi thơm, bí xanh phần thịt dày...) cần để giống theo cách sau; chọn hoa đực của cây khoẻ, nhiều quả thụ phấn cho hoa cái của một cây khác (cũng cần có các tiêu chuẩn như cây lấy hoa đực). Trước ngày hoa cái nở hoa dùng một kẹp nhỏ kẹp cánh hoa để không cho hạt phấn của các hoa khác rơi vào. Thụ phấn nhân tạo 10 hoa cái như đã nêu ở phần trên (VI.7.Cay bí ngô), chọn lấy 2 - 3 quả tốt nhất lấy hạt làm giống.

Ở cây bầu: Để quả có vỏ cứng, vỏ đã chuyển sang nâu thì cắt quả mang phơi, cần phơi cả quả đến khi lắc thấy hạt khô xúc xắc bên trong quả thì mang cả quả gác lên gác bếp bảo quản. Đến vụ sau mới bổ quả lấy hạt đem trồng.

Để giống mướp, đậu rồng cũng làm tương tự như ở bầu. Riêng với bí xanh cần thu hoạch quả khi quả thật già, bảo quản 3 - 4 tháng ở nơi khô và mát, 1 tháng trước khi trồng thì bổ dọc quả, nạo lấy ruột, cho vào nước ngâm 1 ngày cho lên men, bóp nát ruột, đãi lấy hạt sạch, rửa kỹ cho hết nước nhờn, phơi nắng nhẹ hoặc trong bóng râm cho khô, bỏ vào túi polyetylen hàn kín và bảo quản đến khi trồng hoặc chuyển cho người khác. Nếu chỉ giải quyết ở mức gia đình thì có thể bổ quả, lấy hạt ngâm 2 giờ, rửa sạch, phơi khô ráo nước và đem gieo ngay.

13. Cây hoa thiên lý

Thiên lý là cây hoa làm rau, thiên lý còn là cây làm cảnh và làm bóng mát. Trồng giàn thiên lý trước nhà lấy hoa làm rau, cảnh quan đẹp, mát mẻ, mùi thơm dễ chịu làm cho cuộc sống thêm phần hương sắc. Thiên lý là cây thân leo và có thời gian ra hoa kéo dài nên cần một giàn riêng cho cây này. Nên trồng 8 - 10 hốc cho 1 giàn để tận dụng mọi khoảng trống của giàn và nhanh thu hoa.

Kỹ thuật trồng

Cách trồng cải tiến: Trồng cành non vào cuối tháng 7 dương lịch, cắt các thân bánh tẻ thành từng đoạn dài 30cm cả lá mang ra giâm (làm như đối với rau ngót). Khi cây có rễ thì mang đi trồng. Hố trồng thiên lý cần đào rộng 40cm, sâu 40cm, có thể đào một rãnh có độ rộng và sâu tương tự. Bón phân chuồng mục trộn lẫn đất, lấp đất đầy hố và trồng cây. Một hốc trồng 2 - 3 cây giam để khi cây đã sinh trưởng thì chọn lấy cây tốt nhất để lại, cây yếu cắt bỏ, hốc nọ cách hốc kia 0,5 m. Khi cây đã leo lên sát giàn thì bấm ngọn cho ra cành cấp 1, cành cấp 1 được 8 - 10 lá tiếp tục bấm ngọn cho ra cành cấp 2, bấm tiếp ngọn cành cấp 2 cho ra cành cấp 3 là cây leo kín giàn. Để cây qua đông, xuân năm sau cắt bỏ toàn bộ cành phụ để lại bộ khung cho ra cành mới và thu hoạch hoa.

Cách trồng cũ: Trồng thân già vào cuối mùa đông, giữa xuân cây mọc, cách này có ưu điểm là rất dễ làm, nhưng nhược điểm cơ bản là mất một thời gian dài để cây sinh trưởng tạo ra tán và cũng là thời kỳ thu hái hoa nhiều nhất. Cây trồng mới là để sinh trưởng ở thời kỳ cuối mùa hoa, đến xuân năm sau cây sinh trưởng mạnh ngay và cho hoa từ đầu mùa, giúp cho thời gian thu hoa được tận dụng tối đa.

Thiên lý là cây lâu niên, trồng một lần có thể để lưu được 3-6 năm, cần chú ý cắt hết cành phụ vào đầu mùa xuân chỉ để lại cành chính, các cành mới ra sẽ cho hoa để thu hoạch.
Cây hoa thiên lý
Cây hoa thiên lý

14. Một số cây rau gia vị

Cây húng chanh

Húng chanh là cây được trồng bằng hạt và thu các ngọn non làm rau ăn rất thơm. Húng chanh là thành phần rất cần thiết trong món ăn rau sống. Cây húng chanh thích ứng rộng, dễ trồng, trồng một lần cho thu hoạch kéo dài cả vụ.

Gieo hạt: Đất gieo hạt làm kỹ, đập nhỏ, lên luống rộng 0,8m, cao 10cm, bón lót phân chuồng mục hoặc phân bắc hoai. Vò hạt húng chanh từ các cụm hoa gieo đều lên luống đã làm sẵn. Gieo xong dùng đất bột phủ một lớp mỏng và dùng rơm tủ thật kín, tưới đẫm nước. Tiếp tục giữ đủ ẩm đến khi hạt mọc thì bỏ rơm tủ ra và tiếp tục tưới nước giữ ẩm. Cần chú ý diệt hết cỏ dại. Thời vụ gieo của húng chanh rất rộng song tốt nhất là vào tháng 6, tháng 10 và tháng 1. Gieo tháng 10 để trồng đầu tháng 11, cây lên sống qua mùa đông đến mùa xuân là cho thu hoạch. Gieo tháng 6 trong tháng 7 để có thể đến mùa hoa (tháng 10) cây vẫn non, chăm sóc tốt vẫn có thể cho thu hoạch rau trong mùa đông. Gieo tháng 1 trồng tháng 2 có thể thu hoạch từ tháng 3 đến tháng 10 cây ra hoa có quả, già và chết.

Trồng: Húng chanh có thể trồng thành luống hoặc trồng rải rác tận dụng đất trong vườn. Đất cuốc sâu 15cm, đập nhỏ, bón lót phân chuồng mục hoặc phân bắc hoai mỗi hố 0,5kg, lấp đất và đưa cây đã lên cao 8-10cm vào trồng. Đào 1 hố nhỏ bằng dĩa, đưa cây lấp kín rễ, ấn chặt. Trồng xong dùng gáo tưới đẫm nước. Nếu trồng tập trung cần làm luống rộng 1m, trồng 2 hàng 1 luống, hàng cách mép luống 15 cm, hàng cách hàng 60-70cm, cây cách cây 20- 25cm. Khi cây đã lên lá mới cần bấm ngọn để cho cây ra cành, các cành được 4 lá lại bấm ngọn tiếp, tiếp tục bấm ngọn đến khi cây có 16-20 cành thì bắt đầu thu hoạch.

Thu hoạch khi có các ngọn non vươn dài từ 8-10 lá dùng dao sắc cắt lấy 6-8 lá, bỏ lại hai lá để cho cây ra cành mới. Sau mỗi lần thu hoạch cần tưới thúc bằng nước giải pha loãng với lượng 1 gáo cho 1 hốc. Chăm sóc tốt thì sau lần thu hái thứ 4 cây đã có tán to và cho năng suất cao.

Cây tía tô và cây kinh giới

Kỹ thuật trồng tương tự như cây húng chanh

Để giống: Húng chanh, tía tô, kinh giới đều để giống bằng hạt. Chọn các cây ra cành khoẻ, sinh trưởng mạnh để lại cành từ tháng 8 không thu hoạch nữa để đến đầu tháng 10 cây ra hoa kết quả. Khi cây già (cây vàng, chùm hoa chuyển màu sẫm) cắt lấy các nhánh quả, phơi khô kỹ bỏ vào túi polyetylen, hàn miệng lại bảo quản đến lần gieo sau thì vò hạt mang trồng.

15. Cây lá lốt và diếp cá

Là cây ưa mát và ưa ẩm. Lá lốt được trồng ở những nơi nắng như dọc theo tường nhà, dưới chân hàng rào, còn diếp cá được trồng ở đầu hiên, dưới tán các cây ăn quả (na, đu đủ, chuối ...).

Lá lốt và diếp cá là các cây được trồng bằng thân và thân ngầm. Vào giữa mùa mưa (tháng 7-8) hoặc đầu xuân (tháng 2) đào lấy các nhánh có cả thân và thân ngầm mang trồng. Chú ý tạo tán bằng cách bấm ngọn liên tục cho ra nhiều nhánh, cuối tháng 9 đầu tháng 10 cây có hoa cần bấm hết các hoa cho cây ra cành và thu hoạch 1-2 đợt thì không thu hoạch nữa, tưới thúc cho cây lên nhánh qua đông. Đầu xuân cần bón thúc tiếp để cây lên lại, dùng dao cắt sát gốc tất cả các cành già và tưới thúc dinh dưỡng cho cây ra thân mới, như vậy lá lên luôn non, to bản, chất lượng làm rau cao hơn.
Để giống: Là hai cây rất dễ để giống, thường đến tháng 8 cần trồng lại một khoảnh bằng các thân to khoẻ, nhiều lá, ít sâu bệnh, chăm sóc chu đáo cho cây lên lại. Liên tục bấm ngọn khi cây có 4-5 lá loại theo độ to nhỏ và mang trông để thu lá. Một phân cây loại một đem trồng riêng, chăm sóc chu đáo và chỉ bấm ngọn không thu lá để có đủ giống trồng được mùa mưa (tháng 7-8) tiếp tục chọn các thân loại một để trồng riêng giữ giống cho năm sau.

Chú ý: Không nên trồng diếp cá, lá lốt vừa lấy rau vừa lấy giống. Cách này bà con ta thường làm, nó tiện lợi nhưng chất lượng giống kém, cho năng suất lá không cao. Cần có khoảnh riêng chuyên nhân giống như cách nêu trên sẽ tốt hơn nhiều.

Giống diếp cá Tam Đảo cho rau ngon, hương vị đặc biệt, cần chú ý phát triển.

16. Cây húng lủi và húng láng

Là các cây được trồng bằng thân ngầm hoặc thân, vì vậy kỹ thuật trồng để giống tương tự như hai cây diếp cá và lá lốt.


 
gọi Miễn Phí