Đặc điểm của rau lấy lá - Nhà sách Khang Việt (biên soạn)

Đăng lúc: , Cập nhật

Đặc điểm của rau lấu lá đã được Nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Đặc điểm của rau lấu lá đã được Nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Đặc điểm của rau lấy lá

Rau lấy lá có nhiều loại, nhiều giống khác nhau. Mỗi loại đều có đặc tính sinh học khác biệt và yêu cầu điều kiện nhất định để sinh trưởng và phát triển. Do đó, tiến trình kỹ thuật sản xuất rất phong phú, đa dạng. Nhiều phương pháp canh tác khoa học được thực hiện để trồng rau lấy lá an toàn và cho năng suất, chất lượng cao.

Rau là loại cây thích hợp với chế độ trồng xen, trồng gối, gieo lẫn nhờ có hình thái, chiều cao độ phân cành và sự phân bố rễ khác nhau. Trồng xen, trồng gối là biện pháp kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nghề trồng rau.

Rau có thời gian sinh trưởng ngắn nên một năm có thể trồng từ 2 – 3 vụ đến 4-5 vụ, do đó rau cần nhiều nhân công lao động trên đơn vị diện tích và đòi hỏi chăm sóc tỉ mỉ, thường xuyên.

Rau lấy lá là loại cây có nhiều chất diệp lục, lá rau thường có màu xanh, cung cấp một lượng lớn vitamin C ho con người. Ngoài ra còn có loại rau có lá màu đỏ, rất tốt cho máu (rau dền đỏ). Rau lấy lá là loại rau đa dạng về chủng loại, có rất nhiều loại rau lấy lá phổ biến trong đời sống sinh hoạt của con người như rau muống, rau cải, rau ngót, rau đay... Giá trị sử dụng của loại rau này khác với những nhóm rau ăn củ, quả khác. Đó là loại rau ăn lá thường chỉ được ăn lá, ngọn non và bỏ các phần khác đi.

Rau lay lá phù hợp với cách chế biến xào, luộc, làm nộm... Ngoài ra có thể ăn sống. Những loại rau lấy lá thường dùng để ăn sống rất tốt như rau muống, rau cải... Sinh tố từ rau lấy lá cũng hết sức bổ dưỡng như sinh tố từ rau ngót, rau má...
Rau lấy lá có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nhất là ngành trồng rau. Rau có khả năng canh tác ngoài trời và trồng trong điều kiện có bảo vệ. Trong điều kiện nhà kính, nhà lưới, - kiểu khí hậu nhân tạo thích hợp nhất được thành lập cho phép cây rau phát triển khi điều kiện tự nhiên, ngoài trời không cho phép canh tác rau (mùa đông ở các vùng ôn đới). Rau trồng trong điều kiện bảo vệ thường cho năng suất rất cao, 250-300 tan/ ha /n overline a m, tuy nhiên chi phí canh tác cũng rất cao vì tốn nhiều công lao động, năng lượng và nhu cầu kỹ thuật thâm canh cao.
Đặc điểm của rau lấy lá
Đặc điểm của rau lấy lá
Hiện nay, rau lấy lá cũng là loại rau an toàn trồng tại nhà. Nếu nhà có vườn có thể tận dụng đất vườn để trồng rau sạch. Rau lấy lá cũng có thể được trồng ở những gia đình không có đất vườn bằng những khay, chậu... Đã có rất nhiều phương pháp trồng rau sạch tại nhà, phổ biến là trồng rau bằng dung dịch thủy canh và trồng rau thổ canh. Trồng rau thủy canh có hai loại chính: Thủy canh tĩnh và thủy canh hồi lưu. Thủy canh tĩnh, nguyên liệu chính là mùn cưa, hộp xốp và dùng dung dịch thủy canh để tưới rau, bao nilon đen để lót đáy hộp xốp. Phương pháp thủy canh tĩnh chi phí đầu tư thấp, có thể trồng rau xà lách, các loại rau gia vị chỉ với diện tích 1m ^ 2 Phương pháp trồng rau thủy canh hồi lưu chỉ sử dụng dung dịch dưỡng chất, giá thể và hạt giống. Giá thể là cách gọi chung cho tất cả các hỗn hợp của vật liệu có thể giữ nước, tạo độ thoáng cho sự phát triển của cây.

Trồng rau thổ canh là trồng trong hộp xốp, không chỉ trồng được các loại rau ăn lá, mà còn trồng được các loại rau ăn quả như bầu, dưa gang, bí ngô, dưa chuột... Trồng rau trong hộp xốp cầu kỳ hơn trồng rau theo dạng thủy canh. Hộp xốp phải được đục lỗ cho thoát nước, đất trồng là đất vi sinh được ủ sẵn, hạt phải ủ cho nảy mầm trước khi gieo, khi cây lên, tưới cây cũng phải nhẹ nhàng bằng bình xịt.

Như vậy có thể thấy ứng dụng cũng như cách trồng của rau lấy lá rất phong phú, đa dạng và có ý nghĩa to lớn trong đời sống.

Giá trị dinh dưỡng

Rau có ý nghĩa quan trọng trong dinh dưỡng của con người. Rau chứa một lượng khá lớn carbohydrate, vitamin, đạm, đường, chất thơm, các hợp chất khoáng và acid hữu cơ.

Rau chứa nhiều nước, trung bình 80 - 90% , có loại đến 93 - 97% (dưa leo, xà lách), do đó rau khó bảo quản so với rau ăn quả, ăn củ. Rau dễ bầm dập và nhiễm bệnh, nên thường để ăn tươi, dùng ngay sau khi hái, để lâu thường bị úa vàng, mất chất.

Lượng chất khô trong rau chiếm khoảng 20%, có loại rau chỉ chiếm 3 5%. Phần lớn lượng chất khô hòa tan chứa trong dịch bào (5 - 18%) chỉ khoảng 2 - 5% là chất không hòa tan. Chất khô không hòa tan gồm tinh bột, xenlulozo, chất sáp và các sắc tố. Chất khô hòa tan gồm đường đạm, các acid và chất pectin hòa tan.

Chất xenlulozo là thành phần cấu tạo quan trọng của cây rau. Cơ thể không tiêu hóa được chất xơ, nhưng chất xơ giúp tăng thể tích tiếp xúc của thức ăn với dịch tiêu hoá, giúp cho việc tiêu hóa được dễ dàng.

Chất xơ giúp kích thích chức năng nhu động và tiết dịch của đường ruột có thể chống bệnh táo bón.

Một số rau có hàm lượng đạm cao như ở cải bixen 5,3%, rau ngót 5 6%, rau muống 2 - 3%

Chất đường trong rau thường là đường glucose hay frutose. Đối với cơ thể con người, vitamin và khoáng chất là những chất dinh dưỡng không sinh năng lượng, chỉ cần số lượng nhỏ. Tuy nhiên, nếu thiếu hai loại này, mọi chuyển hóa trong cơ thể người sẽ bị rối loạn, thậm chí ngừng trệ, phát sinh bệnh tật và mất khả năng miễn dịch. Hầu hết các loại rau, quả tươi con người ăn đều chứa nhiều vitamin C cần thiết cho cơ thể, nhất là vitamin C và carotene (tiền vitamin A); chứa nhiều nguyên tố vi lượng, có tính kiềm như: Kali, natri, canxi, magie... Vitamin quan trọng có:
Gía trị dinh dưỡng của rau lấy lá
Gía trị dinh dưỡng của rau lấy lá
Vitamin C: Cơ thể người không tích lũy vitamin C, do đó vitamin C phải được bổ sung mỗi ngày qua thức ăn. Trung bình mỗi ngày cơ thể người cần từ 50 - 100mg

Vitamin C chứa nhiều trong rau cải bắp, cải bông, rau dền, rau muống.

Vitamin A: Chứa nhiều trong các loại rau quả có màu đỏ, màu cam. Trong thực vật vitamin A ở dạng carotene, nhờ men carotenase d thành ruột carotene được tổng hợp thành vitamin A. Mỗi ngày cơ thể người cần từ 1,5 – 2,5mg vitamin A (3 - 5mg carotene).

Vitamin P: Còn gọi là vitamin kèm của vitamin C, tác dụng của nó Tất giống vitamin C, nếu thiếu vitamin C thì vitamin P không có hiệu quả. Mỗi ngày một người cần khoảng 50mg vitamin P. Vitamin P cũng có nhiều trong rau dền.

Vitamin B9: Được tìm thấy đầu tiên trong lá cây cải bó xôi vào năm 1941. Mỗi ngày cơ thể người cần 0.1 - 0.5mg. Vitamin B9 chứa nhiều trong rau lấy lá sử dụng dưới dạng ăn tươi, khi nấu chín vitamin B9 dễ bị hủy hoại.

Vitamin U: Chứa trong nước rau cải bắp, còn được gọi là vitamin C chống loét.

Hợp chất khoáng trong rau chứa nhiều ion kiềm do đó giúp trung hòa pH trong máu và dịch tế bào. Các chất khoáng quan trọng cho cơ thể gồm có photpho, canxi, kali, natri và sắt. Nhu cầu hằng ngày của các nguyên tố này rất khác nhau. Canxi và photpho cần cho sự phát triển của các tế bào xương, cơ thể được cung cấp một ít từ rau, nhu c hat au photpho và canxi hằng ngày từ 0, 8 - 1, 5g . Kali tham gia điều khiển quá trình trao đổi nước trong cơ thể, nhu cầu hằng ngày về kali là 2g. Nhu cầu của cơ thể nhiều nhất là natri, nhưng natri cung cấp cho cơ thể qua con đường thức ăn rất ít, chủ yếu là từ muối ăn. Chất sắt có nhu cầu ít - hơn (10 - 15mg /ngày) nhưng giá trị sinh học của sắt rất lớn vì sắt là thành phần cấu tạo hồng cầu. Sắt chứa nhiều trong rau cải, củ cải trắng.

Các giá trị khác

Rau là cây lương thực: Những khi thất mùa, thiên tai, rau được bổ sung vào nguồn lương thực (rau muống, cải bắp...).

Rau là cây xuất khẩu: Một số loại rau có giá trị xuất khẩu cao và là hàng hóa trao đổi giữa các nước.
Rau là cây xuất khẩu
Rau là cây xuất khẩu
Rau là nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm: Rau được sử dụng tươi là điều lý tưởng nhưng những thời vụ thu hoạch rộ, sản lượng cao không tiêu thụ hết một lúc, cần phải chế biến mới có thể dự trữ phòng khi giáp hạt hoặc xuất khẩu. Có thể chế biến rau dưới nhiều dạng:
+ Muối chua: Dưa cải, kim chi, cải bắp muối...

+ Nước giải khát: Rau má, rau ngót...

Rau là cây thuốc: Nhiều loại rau được sử dụng làm vị thuốc trong Đông y và Tây y:

+ Cải bắp có chứa nhiều vitamin U giúp chữa bệnh loét bao tử.

+ Rau ngót chứa alkaloid là papaverin (580mg%) giúp an thần.

Rau còn là nguồn thức ăn gia súc: Rau lấy lá chiếm 1/2 - 1/3 khẩu phần thức ăn trong chăn nuôi, có thể tận dụng các chế phẩm trong ngành rau để phục vụ chăn nuôi, tăng thêm thu nhập. Thường chế phẩm chiếm từ 10 - 20% sản lượng rau sản xuất được.
 
gọi Miễn Phí