Quy trình kỹ thuật trồng khoai tây - Khang Việt

Đăng lúc: , Cập nhật

Quy trình kỹ thuật trồng khoai tây đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Quy trình kỹ thuật trồng khoai tây đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Kỹ thuật trồng khoai tây

Đặc điểm của cây khoai tây

Khoai tây là loại thân bò, họ cà, là cây ưa lạnh, ưa ánh sáng. Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển là 16 - 17°C, 8 yêu cầu độ ẩm trước khi ra củ là 60% và 80% khi thành củ. Đất trồng khoai tây tốt nhất là đất pha cát, đất bãi, đất phù sa ven sông. Độ pH phù hợp 5,2 – 6,4. Thời gian sinh trưởng thu hoạch là 90 – 100 ngày, năng suất bình đạt 20 – 30 tấn/1ha.

Khoai tây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, t trong củ chứa nhiều tinh bột, protein, đường, lipid, kali, canxi.

Giống và thời vụ gieo trồng

  • Giống:
• Giống Thường Tín (giống địa phương)

• Hồng Hà 2 và Hồng Hà 7 (nguồn gốc từ Ấn Độ)

• Giống KT2

• Ackersegen (giống của Pháp)

• Meriella (giống Việt Đức)

• Diamant và Nicola (Hà Lan)

• CV386 (chọn lọc từ các giống CIP)

Tùy theo điều kiện của từng nơi mà ta có thể chọn giống cho phù hợp.

+ Thời vụ:

Thời vụ sớm: Trong trong các tháng 9-10, thời gian thu hoạch vào cuối tháng 12 và đầu tháng 1.

• Thời vụ muộn: Trồng từ tháng 12 và tháng 1.

Ở các tỉnh phía Bắc, thời vụ sớm trồng từ trung tuần tháng 9, vụ muộn trồng từ trung tuần tháng 1 đến đầu tháng 2.

Làm đất và bón phân

+ Chọn loại đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ, có tầng canh tác dày, nhiều mùn. Chọn những nơi chưa trồng cây khoai tây hoặc trồng cây họ cà, cày bừa kỹ làm đất tơi xốp.

+ Lên luống càng cao càng tốt, lên luống trồng 1
hàng khoai tây thì mặt luống rộng 0,7 – 0,8m; trồng thành hai hàng thì luống rộng 1 – 1,2m.

+ Phân bón lót cho 1ha: 15 – 20 tấn phân chuồng, 200 250 supe lân, 180kg kali. (300-400kg phân chuồng; 9 – 10kg lân; 4 – 6kg kali cho 1 sào Bắc bộ). 200 – 250kg phân urê còn lại dùng để bón thúc.

Kỹ thuật trồng

+ Thông thường khoai tây được trồng bằng củ. Nên chọn những củ to làm giống, củ càng to càng tốt. Củ giống cần đảm bảo khoảng 20 – 25g/củ, có thể cắt củ ra thành nhiều miếng, mỗi miếng 1 – 3 mầm. Bố củ bằng dao sắc, nhúng dao vào nước xà phòng đặc sau mỗi lần bổ. Chấm miếng cắt vào bột xi măng khô để tránh bị chảy nhựa, xếp một lượt lên giàn.

+ Khoảng cách trồng trên ruộng là hàng cách hàng 40 – 55cm cây cách cây là 30 – 35cm. Trước khi trồng cần dùng phân, trộn thật đều rồi cho vào hốc. Không được để củ khoai giống trực tiếp trên phân. Nên chọn những hôm trời hanh khô để trồng khoai tây. Khi đặt củ khoai tây vào hốc cần để cho mầm ở trạng thái tự nhiên, sau đó lấp đất lên củ dày 3-4cm.
Kỹ thuật trồng khoai tây
Kỹ thuật trồng khoai tây

Kỹ thuật chăm sóc

+ Sau khi trồng khoảng 20 – 25 ngày thì tiến hành bón thúc lần 1, khoảng 40% lượng đạm tương đương với 4 – 5kg urê/sào Bắc bộ. Có thể kết hợp với nước giải pha loãng để tưới. Bón thúc lần 2 sau lần 1 khoảng 15- 20 ngày với số lượng phân đạm còn lại.

+ Cần vun xới nhẹ lần 1 sau khi trồng khoảng 7-10 ngày kết hợp với tỉa mầm (chỉ để lại từ 3 – 5 thân/khóm).

Lần 2 khi cây 20 – 25 ngày, xới sâu, vun cao, kết hợp với bón thúc. Lần 3 sau trồng khoảng 35 - 40 ngày, xới nhẹ, vét rãnh luống, vun cao gốc.
+ Tưới nước để giữ đất ẩm thường xuyên. Nên tưới lần 1 khi cây mọc 15 – 20 ngày, tưới ngập rãnh. Tưới lần 2 sau lần 1 từ 15 – 20 ngày. Tưới lần 3 sau khi trồng 60- 65 ngày. Ngoài ra còn phụ thuộc vào thời tiết mà ta có thể thay đổi số lần tưới sao cho hợp lý.

Phòng trừ sâu bệnh

+ Bệnh sâu xám hại cây con có thể bắt bằng tay, hoặc phun thuốc Vophatooc.

+ Bệnh mốc sương phòng trị bằng cách phun thuốc Boocdo.

- Để giống cho khoai tây:

+ Khi thu hoạch khoai tây về, chọn những cú to đều, không bị sây sát vỏ. Sau đó để ở chỗ thoáng gió, không phơi trực tiếp ra nắng trong vòng 2 – 3 ngày. Khi vỏ xe lại thì đưa lên giàn, mỗi tầng giàn trải thành từng lớp mỏng.

+ Trong thời gian cất giữ cần kiểm tra thường xuyên, cứ 3 – 5 ngày kiểm tra 1 lần, nếu phát hiện thấy củ thối nát cần phải loại bỏ ra khỏi giàn.

Kỹ thuật trồng khoai tây từ giống củ bi

Trong các phòng nhân giống cây trồng bằng kỹ thuật nuôi cấy mô, việc giữ giống và nhân giống khoai tây trong ống nghiệm đã được thực hiện dễ dàng. Tuy vậy, cấy truyền các chồi, ngọn sang chai lọ mới mỗi khi cây quá dài là một việc làm tốn kém do hao tổn môi trường nuôi cấy và điện thắp sáng.

Lợi dụng khả năng cây khoai tây có thể tạo củ trong những điều kiện thích hợp nhất định, các nhà khoa học hoạt động trong mạng lưới Trung tâm Khoai tây Quốc tế (CIA) đã tìm ra phương pháp tạo củ trong ống nghiệm. Nhờ đó, việc giữ giống đỡ hao tổn, việc nhân giống cũng thuận tiện, dễ dàng, nhất là khi cần xuất nhập một giống khoai tây nào đó.

Những củ khoai tây kích thước rất nhỏ (3 - 5mm) cũng có giai đoạn ngủ nghỉ, nảy mầm và phát triển thành cây bình thường như một cây khoai tây mọc lên từ hạt, trong những điều kiện thích hợp và tiếp tục tạo củ hoặc ra hoa kết trái không khác gì một cây khoai tây trồng từ một củ lớn hay một cây giâm cành (khoai cấy mô).

Từ những gợi ý đó, kết hợp với quan sát thực tế sản xuất khoai tây cấy mô tại Đà Lạt, những người làm khoai tây giống đã gặp nhiều trở ngại, mà việc sản xuất ra củ khoai tây bi sẽ là một biện pháp giải quyết thỏa đáng.

Việc nhân giống khoai tây sau giai đoạn ống nghiệm cần 2 hoặc 3 bước làm mạ để cây khoai tây lớn hơn về kích thước, sau đó cắt ngọn cắm vào bầu đất, đợi ra rễ, phát triển khoảng vài tuần, rồi đưa ra vườn trồng.

Đại đa số người dân vẫn trồng cây cấy mô với mật độ dày để lấy củ nhỏ, làm giống cho vụ sau; chỉ có một số người có điều kiện chăm sóc tốt mới trồng trực tiếp cây khoai tây trong bầu đất để lấy củ thương phẩm kết hợp với việc gây giống gọi là củ cấp 1, tức là dòng vô tính đời thứ nhất (Cl).

Trong sản xuất khoai tây bầu đất, mùa vụ thích hợp để sản xuất giống là mùa mưa, độ ẩm và nhiệt độ cao, nhưng ngày dài, nên việc trồng trọt cây khoai tây gặp khó khăn do sâu bệnh nhiều, khả năng tạo củ thấp và khó thu được củ giống tốt. Cũng vì vậy mà vụ đông xuân hằng năm thường thiếu củ giống để trồng vào chính vụ.

Một xu hướng ngược lại là làm củ giống cấp 1 từ vụ đông xuân. Trong vụ này, việc lấy ra củ giống dễ dàng hơn vì thời tiết thuận lợi. Thế nhưng vụ này lại là vụ nghịch của những nơi làm giống khoai tây trong bầu đất, cây để tạo củ nách, chậm ra rễ và chậm phát triển khi đưa ra đồng ruộng.

Những vấn đề còn gặp phải khi dự định đưa giống khoai tây đến các vùng xa Đà Lạt, vì việc vận chuyển cây giống khó khăn, do công kênh và đòi hỏi bảo dưỡng nghiêm ngặt. Chưa kể đến việc phát triển cây khoai tây nhiệt đới hoặc đáp ứng yêu cầu giống khoai tây vụ đông cho đồng bằng miền Trung và miền Bắc nước ta, mà trung tâm sản xuất giống là vùng rau Đà Lạt, quả là một vấn đề rất lớn và có nhiều khó khăn.

Qua những vấn đề nêu trên, nhiều cán bộ kỹ thuật đã tìm cách giải quyết thỏa đáng nhất là phải sản xuất ra dạng củ khoai tây giống nhỏ bằng cỡ viên bị, vì thực tế sản xuất cho thấy rằng cỡ nhỏ hơn 1cm đường kính rất trở ngại cho sản xuất, mầm nhỏ khó quan sát, độ đồng
củ này không phải loại thu trọt, không củ thư các luống già, thường không đều sinh lý.

Củ khoai bị giống giống cấp xuất giống đầy đủ những đặc tính cây khoai bầu đồng sức sống không bị tạp, những virus giảm năng suất chủ yếu. còn là trọt trong giai đoạn về mặt Về lợi ích kinh tế, trước hết để cặp đến mặt tiết kiệm:

Người trồng không phải gây giống cấp 1 vì việc gây giống cũng có những phiền phức và thu hoa lợi không cao, tốn công tuyển chọn, xử lý, giữ giống... chỉ cần trồng trực tiếp củ bị để lấy củ thương phẩm và củ giống cấp 2. Sau đó một vụ, lại tiếp tục trồng từ củ bị để đảm bảo năng suất, nhất là sức sống, sức chống chịu bệnh của giống.

Thông thường trong việc để giống, người trồng sẽ dành những củ tốt, to trung bình từ 15 – 50g để làm giống, mỗi hecta đất trồng khoai thường tốn từ 5 tạ đến hơn 1 tấn rưỡi khoai giống, như vậy tốn phí một lượng lương thực thực phẩm rất lớn. Nếu tính trên quy mô vài chục ngàn hecta khoai tây không kể đến những vùng ở miền Bắc phải có từ 4 – 6 tấn khoai giống mới đủ trên 1ha vì mùa hè quá nóng bức, củ giống tồn trữ lâu, hư hỏng nhiều. Nếu trồng khoai bi chỉ cần khoảng 35kg củ giống là đủ để trồng trên 1ha.

Việc bảo quản, vận chuyển, trồng trọt cũng dễ dàng hơn các cách trồng từ các củ giống lớn, cây bầu đất hoặc đoạn mầm, hạt. Nhất là việc đưa củ giống đến những vùng xa nơi sản xuất rất thuận tiện, an toàn và phí vận chuyển thấp.

Cuối cùng là giá củ giống bi thấp hơn nhiều so với củ giống lớn và không đắt hơn một cây bầu đất bao nhiêu. Như vậy người trồng trọt có thể giảm được khá nhiều vốn đầu tư ban đầu cho vườn khoai tây.

Hiện nay, Liên hiệp Khoa học - Sản xuất Đà Lạt đã giải quyết được cơ bản những yêu cầu trong việc sản xuất giống củ bi, có những cải tiến, đổi mới kỹ thuật để giảm giá thành hơn nữa và đầu tư thêm vào kỹ thuật bao bì, hy vọng việc trồng trọt khoai tây củ bi sẽ mang lại lợi ích và hiệu quả cao cho người trồng.

Về kỹ thuật trồng trọt, qua các thí nghiệm và các điểm khảo nghiệm với quy mô nhỏ và vừa, phù hợp với quy mô sản xuất của nông dân, kinh nghiệm về sản xuất khoai tây thương phẩm từ củ bị có những điểm chính như sau:

Việc xử lý đất trồng là cần thiết. Vì củ giống nhỏ và mầm ban đầu nhỏ, nếu bị sâu hoặc bệnh trong đất tấn công thì sẽ làm ảnh hưởng rõ rệt hơn tới mùa màng. Do đó, việc rải thuốc, xử lý đất có thể áp dụng cách làm sau: Rải vôi để trộn đều vôi vào đất, yêu cầu từ 7 tạ đến 2 tấn vôi tốt cho 1ha đất trồng, tùy theo vùng đất chua nhiều hay ít, để đất nghỉ và ải trong vòng nửa tháng. Có thể dùng thêm đồng sunphat rắc trực tiếp vào đất với lượng dùng 15-30kg/ha để phòng các loại nấm bệnh hại khoai tây sống trong đất. Khoảng 1 tuần trước khi trồng, rải các loại thuốc bột chống côn trùng như: Diazinon (Basudin BR), Liadajor (octagon), Heptachlor, Furadan... cùng với phân hữu cơ bón lót trộn đều trong đất.

Việc chuẩn bị phân bón lót cần đặc biệt chú ý đến phân hữu cơ, để có thể có đủ chất dinh dưỡng dễ tiêu cho cây non. Thường các nơi đều dùng phân supe lân hay lân Văn Điển (lân nhiệt nung) rải trộn với phân chuồng. Lượng phân chuồng cần thiết là 4 – 6kg phân chuồng tốt cho mỗi mét vuông. Phân lân bón lót khoảng 60kg P2O6 (tương đương 330kg supe lân) cho mỗi hecta. Cũng nên bón thêm khoảng 40kg CaO (tương đương 80kg sunphat) trong đợt bón lót này.

Trước khi đặt củ giống, trong điều kiện Lâm Đồng Đà Lạt, những thực nghiệm từ trước đến nay để nghị nên dùng khoảng 60kg magiê sunphat (MgSO4.7H2O), 60kg urê hay 140kg SA (Ammonium Sulphate) và 5kg Borax (hàn the) rải theo hố sẽ đặt củ giống. Nên trộn đều đất với số phân này để tránh mầm củ bị teo bỏng.

Về củ giống, cần thiết phải chọn lựa một lần sau cùng để loại những củ xấu nếu có hoặc những củ có biểu hiện sâu bệnh, mầm không đều... do những sai sót trong quá trình bảo quản, vận chuyển có thể đã mắc phải.

Nên phun một lượt thuốc xử lý củ giống trước khi trồng, gồm có thuốc trừ sâu thông thường như: Vôphatoc (Methyl - parathion) nồng độ 1000 phối hợp với thuốc chống nấm như: Zineb, Maneb, nông đệ 20/00. Trong trồng hợp trồng trên đất pha cát, cần phun Benlate (Benomyl) 1% để phòng bệnh lở cổ rễ do nấm nhiễm vào cây non.

Đặt củ giống vào hốc, chú ý mâm khoai hướng thuận và phủ đất sâu đều tay. Đất nặng thì nên phủ cạn 2 – 3cm, đất nhẹ cũng không nên sâu quá 5cm. Vì mầm khoai nhỏ nên khi đặt củ giống và khi trồng cần khéo léo, nhẹ nhàng, tránh tổn thương cho củ và mầm non.
Kỹ thuật trồng khoai tây từ giống củ bi
Kỹ thuật trồng khoai tây từ giống củ bi

- Trong khi tưới cho cây con cần chú ý: Nếu tưới phun mưa nên chọn vòi sen loại có lỗ nhỏ, tưới phót vừa đủ ướt, tránh chảy tràn làm trôi hoặc vùi củ giống quá sâu; nếu quá khô hạn thì nên tưới nhiều lần và tưới nhẹ. Sau khi cây mọc đều, tưới bình thường như cách tưới phô biển.
Tùy chân đất và mùa vụ mà xác định thời gian phun thuốc, bón thúc và vun gốc (bỏ vai) cho cây khoai tây.

Thường phải đi thăm vườn hằng ngày, chú ý mặt dưới lá, tầng lá gốc đã phát hiện sâu, bệnh, mối, kiến phá hoại. Yêu cầu phun thuốc trừ sâu rầy định kỳ là cần thiết. Có thể dùng các loại thuốc Cacbamat nhu: Monitor, Padan, Bassa, Mipcin hoặc các loại dipterex, Bi 58... để phun định kỳ, liều thấp khi chưa phát hiện côn trùng. Nên chú ý các loại bọ chích hút như: rầy mềm, rệp, nhện đỏ... đều có thể truyền bệnh virus, ảnh hưởng đến năng suất và nhất là củ giống cấp 2. Đôi khi có thể dùng thuốc trừ sâu như → Sherpa, Decis, Sunicidin... đề phòng các loại sâu bướm đục củ khi đã nứt đất, củ đã lớn.

Các loại bệnh nấm thường gặp như mốc sương, đốm vàng, chết héo do nấm đất đều có thuốc lưu dẫn đặc hiệu. Tốt nhất là phun Benlate định kỳ 7-10 ngày/lần. Khi có dịch mốc sương thì dùng Ridomil Maneozeb. Tuy nhiên, việc dùng các loại thuốc Bordeaux hay Zineb cũng cần thiết vì một số nấm bệnh chưa có thuốc đặc trị, nếu không chú ý đến cũng sẽ ảnh hưởng ngày đến năng suất cây khoai tây.
Cần chú ý vun gốc trên chân đất cát pha hoặc đất có cấu tượng hạt lớn, dễ bị nước rửa trôi. Việc xới xáo đặc biệt cần thiết trên nền đất sét, do cây khoai tây yêu cầu đất thông thoáng hơn các cây trồng khác.

Lúc cây khoai tây cao khoảng 15 – 20cm, cần vun xới nhẹ, rải phân thúc lần 1 (150kg SA + 40kg K2SO4 + 30kg MgSO4 + 3kg Borax/ha) và vun gốc. Dùng lượng phân bón còn lại (150kg SA hay 65kg urê + 29kg MgSO4 + 2kg Borax) bón thúc và vun gốc lần 2 khi cây đã có củ, tán lá chưa kín luống; cây bắt đầu vào giai đoạn yêu cầu dinh dưỡng cao nhất, cần xới nhẹ trước khi vun gốc.

Kể từ sau lần bón thúc lần 1, việc phun các thức ăn qua lá, gồm các chất dinh dưỡng vi lượng là rất cần thiết. Nên dùng định kỳ từ 2 - 4 lần/tháng tùy theo su phát triển của cây con và phun ở mặt dưới lá vào buổi chiều tối.

Những giới thiệu trên đây về kỹ thuật trồng cũng không ngoài mục đích giới thiệu tham khảo. Trên mỗi thửa đất, tùy theo lịch sử trồng trọt, các đặc điểm khí hậu, đất đai, chủng loại, mùa vụ cụ thể mà có cách điều chỉnh cho cây trồng đạt năng suất cao nhất. Đôi khi việc dùng phân xanh, có vùng đất không dùng đến phân hữu cơ vì cây khoai tây sẽ dễ bị bệnh hại.

Những yêu cầu về phòng chống các bệnh như khuẩn héo xanh, thối nhũn, chết rũ vàng hoặc bị tuyến trùng gây củ dị hình... có những hướng dẫn riêng, người trồng khoai tây củ bị cũng cần chú ý đến việc luân canh, tránh những cây họ cà, họ đậu và cả họ cải, mới mong có thể có năng suất cao, ít bị sâu bệnh và sâu hại nói trên tiếp tục phá hoại trên vườn khoai tây, bảo đảm chất lượng củ giống cấp 2 cho vụ kế tiếp.

- Mỗi loài khoai tây làm giống đều đòi hỏi một quy trình công tác thích hợp. Việc trong khoai tây củ bị phải chú ý đến các khâu đầu, thời gian đầu nên trồng củ lớn, thời vụ chín có thể muộn hơn 5 - 10 ngày, nhưng năng suất và hiệu quả kinh tế sẽ không có gì thua kém, nếu không phải là bằng hoặc hơn, vì thuộc tính kỹ thuật trong củ giống cao hơn. Thực tế trong khoai tây cấy mô trong 10 năm qua đã chứng tỏ rằng cây khoai tây cho năng suất thương phẩm cao hơn củ giống nếu chăm sóc phù hợp.

Kỹ thuật trồng khoai tây sau lụt

Khoai tây là một cây trồng có ưu thế về mùa vụ, ít cạnh tranh với các cây trồng khác trong vụ đông. Do khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn (90 ngày) nên không ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng vụ sau.

Nếu thực hiện tốt các khâu từ khâu giống đến khâu kỹ thuật thì một chu kỳ khoai tây có thể cho một lượng sản phẩm đáng kể (15 – 25 tấn/ha). Để vụ trồng khoai tây cho năng suất và chất lượng cao trong vụ đông cần phải thực hiện các bước cơ bản sau đây:

Đất trồng, làm đất và lên luống

Khoai tây là loại cây trồng có thể trồng trên nhiều loại đất. Sau mưa lũ có thể trồng khoai tây trên chân đất vàn cao hoặc vàn trũng, có điều kiện tưới tiêu nước chủ động. Tranh thủ nước rút đến đâu khi đất đạt độ ẩm đất phù hợp 75 - 80% (bóp đất đã tơi) là tranh thủ trồng khoai tây ngay. Đất phải được cày bừa kỹ, nhặt sạch có dại, lên luống cao 20 - 25cm, luống rộng 1,2m (bao gồm cả rãnh luống), mặt luống rộng 90cm cho luống khoai tây trồng hàng đôi, nếu trồng sang đến vụ xuân phải lên luống cao và làm rãnh thoát nước.

Khoai tây giống:

Khoai tây giống có rất nhiều nguồn mà chúng ta có thể khai thác đó là:

+ Nguồn giống khoai tây hiện đang được bảo quản ở các kho lạnh tại một số địa phương gồm: Viện Nghiên cứu, các công ty sản xuất giống cây trồng của các tỉnh, thành phố. Nguồn giống này sẽ cung cấp chủ yếu cho khoai tây đông chính vụ.

+ Nguồn giống khoai tây nhập khẩu từ châu  u: Nguồn giống này được cập cảng chủ yếu trồng vào vụ xuân và làm giống cho năm sau

+ Nguồn giống từ Trung Quốc: Đây là nguồn giống tương đối thuận lợi đối với nước ta kể cả về không gian cũng như thời gian. Nếu chất lượng giống được kiểm soát chặt chẽ sẽ là cơ hội tốt cho nông dân phủ kín diện tích cho vụ đông tiếp theo bằng cây khoai tây.

Thời vụ gieo trồng

Tùy theo thời gian nước rút sau lũ có thể bố trí trồng khoai tây theo hai thời vụ sau:

+ Vụ đông: Trồng từ 15/10 đến 15/11.
+ Vụ xuân: Trồng từ 15/11 đến 15/12.

Với thời vụ trồng như trên khoai tây sẽ cho năng suất cao nhất và không ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng vụ sau.
Kỹ thuật trồng khoai tây sau lụt
Kỹ thuật trồng khoai tây sau lụt

Mật độ và khoảng cách

Để khoai tây có năng suất ổn định, việc đảm bảo mật độ trồng là cần thiết. Thông thường nên trồng khoai tây từ 5 – 6 khóm/m² tương đương 1.300 -1.500 củ giống/sào Bắc bộ. Luống trồng hàng đôi nên bố trí khoảng cách trồng là: 40 x 30cm, trồng xong phải lấp củ với độ sâu 3-5cm.
Phân bón và cách bón:

Để khoai tây có năng suất cao yêu cầu lượng phân bón cho 1ha là: 15 – 20 tấn phân chuồng, 150kg N, 150kg P2O6, 150kg K2O. Tương tự 1 sào Bắc bộ (360m²) cần là: 500 – 700kg phân chuồng, 10 – 12kg đạm urê, 15 – 20kg supe lân, 9 - 10kg kali clprua với cách bón như sau:

+ Bón lót toàn bộ phân chuồng + toàn bộ phân lân + 1/3 đạm và 1/3 kali.

+ Bón thúc lần 1: 1/3 đạm và 1/3 kali kết hợp vun xới lần 1.

+ Bón thúc lần 2: Hết số đạm và số kali còn lại kết hợp vun xới lần 2.

Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

+ Khi trồng tuyệt đối không cho củ giống tiếp xúc với phân hoá học. Đất phải được giữ ẩm thường xuyên để giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển thân, lá củ được thuận lợi. Giai đoạn trước khi thu hoạch 15 – 20 ngày tuyệt đối không được tưới nước nhằm tránh ảnh hưởng đến chất lượng củ khoai tây.

+ Phòng trừ sâu bệnh: Phun thuốc khi phát hiện có rệp, nhện bằng thuốc Confidor, Pegaus, Shepar nồng độ 0,1 0,2%... Hoặc trừ bệnh mốc sương bằng thuốc Rhidomil, Zinep 20 - 25g/bình. Phun đều hai mặt của lá.

Thu hoạch:

+ Thu hoạch khi củ đạt độ chín sinh lý, biểu hiện là thân lá đã chuyển sang màu vàng tự nhiên, vỏ củ lúc này nhẵn bóng và rắn chắc. Chú ý chọn vào những ngày nắng ráo, thanh lọc và loại bỏ cây bệnh trước khi thu hoạch.

+ Cắt củ giống khoai tây theo phương pháp cắt dính.

+ Để tiết kiệm đầu tư giống trên một đơn vị diện tích, việc cắt củ giống khoai tây là cần thiết. Tuy nhiên, để củ giống khoai tây được an toàn tuyệt đối, khi sử dụng phương pháp cắt củ mà chất lượng củ giống vẫn đảm bảo, khoai tây vẫn cho năng suất cao yêu cầu phải làm tốt các bước sau đây:

• Chuẩn bị củ giống:

→ Củ giống được đem cắt phải có độ trẻ về sinh lý. Tốt nhất là dùng củ giống từ nguồn nhập khẩu hoặc củ giống được bảo quản trong kho lạnh ở điều kiện 4°C.

→ Củ giống phải có khối lượng ít nhất từ 50g trở lên mới đem cắt.

→ Củ giống được mang ra cắt phải hết thời gian ngủ nghỉ (đã phát mầm).

Chuẩn bị vật liệu và xử lý dao cắt:

→ Vật liệu xử lý: Dao cắt được xử lý có thể bằng cồn  công nghiệp hoặc lửa đèn cồn hay lửa ngọn nến.

→ Dao cắt: Phải sắc và mỏng, không được dùng dao có bản dày để tránh làm dập nát tế bào ở chỗ cắt.

→ Sau mỗi lần cắt nhất thiết phải xử lý lại dao cắt để tránh lây lan bệnh từ củ bị bệnh sang củ sạch bệnh.

• Phương pháp và tiêu chuẩn miếng cắt:

→ Cắt dọc củ theo chiều của mầm đỉnh với tiết diện miếng cắt phải là nhỏ nhất, để tránh gây thương tổn không cần thiết.

→ Cắt củ giống phải tuân thủ tuyệt đối theo phương pháp cắt dính, nghĩa là miếng cắt không rời hẳn ra mà còn dính lại khoảng 2 – 3mm.
→ Cắt củ xong phải úp ngay hai miếng cắt còn dính lại với nhau (như trước khi cắt) rồi xếp vào khay đựng hoặc rổ, rá và không được cho vào bao tải ẩm ướt.

→ Không xử lý củ giống sau cắt với bất kỳ loại hoá chất nào.

→ Để đảm bảo năng suất khoai tây, mỗi miếng cắt phải có ít nhất 2 mầm trở lên.

→ Mỗi củ giống chỉ nên cắt đôi, không nên cắt 3 hay 4.

• Phương pháp và thời gian bảo quản củ giống sau cắt:

→ Sau khi cắt, củ giống phải được bảo quản trong điều kiện 18 – 20°C, thoáng khí.

→ Thời gian để miếng cắt lành lại vết thương mất khoảng 6 – 7 ngày. Trước khi trồng (1-2 ngày), nên tách hẳn miếng cắt ra làm đôi để miếng cắt lành hoàn toàn.

Kỹ thuật trồng khoai tây thương phẩm ở vùng đồng bằng Bắc bộ

Khoai tây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, vì vậy khoai tây là cây lương thực chủ yếu của nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta, khoai tây là cây vụ đông quan trọng trong công thức luân canh Lúa Xuân - Lúa mùa sớm - Khoai tây. Dưới đây, giới thiệu những kỹ thuật trồng khoai tây thương phẩm ở vùng đồng bằng Bắc bộ:

Đất trồng

Chọn loại đất tơi xốp, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, thuận tiện tưới tiêu nước, tốt nhất là ruộng luân canh với lúa nước.

Thời vụ trồng

Vụ sớm: Trồng vào đầu tháng 10, thu hoạch vào tháng 12;

- Vụ chính: Trồng vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, thu hoạch vào cuối tháng 1, đầu tháng 2;

Vụ xuân: Trồng vào tháng 12, thu hoạch vào đầu tháng 3.

Làm đất và lên luống

Độ ẩm đất:

+ Trước khi thu hoạch lúa 1 – 2 tuần cần tháo nước để ruộng lúa khô vừa phải, thuận tiện cho gặt lúa, đồng thời cây khoai sẽ mọc nhanh, hạn chế sâu xám và bệnh lở cổ rễ ở giai đoạn mọc.

+ Nhận biết đất đủ ẩm bằng cách: Khi cắt lúa, bước chân xuống ruộng thấy mặt đất lún xuống in vết bàn chân hoặc lấy đất vào lòng bàn tay nắm mạnh, nếu thấy đất nắm được thành nắm và bóp nhẹ đất rời ra là đất vừa đủ ẩm.

Làm đất:

Cày bừa làm nhỏ đất, kết hợp thu gom rơm rác và gốc rạ để hạn chế sâu bệnh truyền sang khoai. Đất cục quá to sẽ làm cho củ phát triển méo mó. Đất quá nhỏ, quá mịn cũng không phù hợp vì khi tưới nước đất dễ bị kết lại, lèn chặt xuống.

Lên luống:

Có thể trồng hàng đơn hoặc hàng đôi.

+ Luống đơn: Rộng 70 – 80cm (kể cả rãnh); + Luống đôi: Rộng khoảng 120 - 140cm; + Chiều cao luống 20 – 25cm, rãnh 20 – 25cm.

Phân bón

Lượng phân bón cho 1ha: 15 - 20 tấn phân chuồng hoai + 300-350kg đạm urê + 350 - 400kg supe lân + 160 - 200kg kali sunphat.

Cách bón:

+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và lân + 1/3 đạm;
+ Bón thúc lần 1: Khi cây cao 15-20cm, bón 1/3 đạm + 1/2 kali;

+ Bón thúc lần 2: Sau bón thúc lần 1 từ 15 – 20 ngày, bón toàn bộ lượng phân còn lại.

Chú ý không để phân tiếp xúc trực tiếp với củ giống và gốc cây.
Kỹ thuật trồng khoai tây thương phẩm ở vùng đồng bằng Bắc bộ
Kỹ thuật trồng khoai tây thương phẩm ở vùng đồng bằng Bắc bộ

Mật độ và khoảng cách trồng

Để có năng suất cao, củ to đều, trồng 4 – 5 củ/m², đặt củ cách nhau 30 - 35cm. Lưu ý, khi đặt củ phải điều chỉnh, củ nhỏ thì đặt dày hơn, củ to thì thưa hơn một chút.

Sau khi đặt củ thì lấp một lớp đất dày 3 - 5cm. Khi trồng, nếu đất khô phải tưới nước trước khi bón phân để cây mọc nhanh.

Chăm sóc

Chăm sóc đợt 1: Khi cây cao 15-20cm thì xới nhẹ, làm sạch cỏ, bón phân thúc đợt 1 rồi vun luống.

Chăm sóc đợt 2: Sau chăm sóc đợt 1 khoảng 15 - 20 ngày, tiến hành xới nhẹ, làm cỏ và vun luống lần cuối. Cần vun luống cao, to và vét sạch đất ở rãnh.

Tưới nước

+ Tưới rãnh: Áp dụng với ruộng phẳng. Cho nước ngập khoảng 1/2 rãnh, khi nước ngấm đều thì tháo cạn. Tưới rãnh 2 – 3 lần trong một vụ khoai tây. Khi phát hiện trên ruộng có bệnh héo xanh vi khuẩn thì không tưới rãnh.

+ Tưới phun mưa: Áp dụng với ruộng không bằng phẳng, xa nguồn nước.

+ Giữ độ ẩm đất khoảng 75 – 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng. Ngưng tưới nước trước khi thu hoạch khoảng 2 tuần.

Sâu bệnh hại

Bệnh virus:

Virus là nguyên nhân chủ yếu gây thoái hóa cây trồng. Những bệnh virus thường gặp ở khoai tây:
  • Bệnh virus xoan lùn: Triệu chứng đặc trưng là lá bị xoăn lại, cây còi cọc thấp lùn xuống. Cây bị nhẹ thì lá nhăn lại, phiến lá gồ ghề không phẳng, phiến lá có màu xanh đậm – nhạt xen nhau không bình thường, củ nhỏ và ít củ.
  • Bệnh virus cuốn lá: Những lá phía dưới bị cong lên, màu sắc lá trở thành vàng nhạt, tím tía hoặc đỏ.
Biện pháp phòng trừ: dùng củ giống sạch bệnh; phun thuốc trừ rệp môi giới truyền bệnh; nhổ bỏ cây bệnh và tiêu hủy tàn dư. Khi nhổ bỏ cây bệnh bằng tay không để tay tiếp xúc với cây khỏe.
  • Xanh vi khuẩn:

+ Triệu chứng:

Cây đang xanh, lá và thân héo rũ đột ngột; lát cắt ngang thân và củ có dịch nhầy tiết ra. Cây bị mùi khó chịu.

+ Biện pháp phòng trừ:

Sử dụng củ giống sạch bệnh; luân canh khoai tây với lúa nước, không trồng khoai tây trên ruộng vụ trước trồng các cây họ cà; không bón phân chuồng tươi; tránh dùng nước tưới nhiễm khuẩn; khi có mưa to phải tháo kiệt nước; nhổ bỏ toàn bộ cây bệnh và tiêu hủy tàn dư.
  • Bệnh mốc sương:
+ Khi nhiệt độ 10 - 15ºC mưa phùn kéo dài, đặc biệt trời nhiều mây mù, độ ẩm không khí cao, ruộng khoai ẩm ướt thường phát sinh bệnh mốc sương.
+ Biện pháp phòng trừ: Dùng củ giống sạch bệnh; phun thuốc phòng bệnh định kỳ 10 ngày/lần từ sau trồng 45 ngày; kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, khi phát hiện có ổ bệnh thì khẩn trương tập trung diệt ổ bệnh và phun thuốc phòng trừ cả cánh đồng khoai.

Có thể dùng thuốc Boocđo 1% hoặc Zineb 80 WP, Ridomil Golde 68 WP.

+ Với khoai tây, thời kỳ 30 – 60 ngày tuổi thường có rệp xuất hiện

+ Có thể dùng thuốc Pegasus 500EC hoặc Trebon 10EC để phun.
  • Nhện trắng:
+ Thường xuất hiện gây hại khi thời tiết ấm và khô.

+ Biện pháp phòng trừ: Theo dõi thường xuyên, sớm phát hiện nhện trắng. Có thể dùng thuốc Supracide 40EC hoặc Ortus 5SC để phun.
 
gọi Miễn Phí