Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau mồng tơi - Khang Việt

Đăng lúc: , Cập nhật

Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau mồng tơi đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau mồng tơi đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Đặc điểm

Mồng tơi hay mùng tơi có tên khoa học là Basella alba L., thuộc họ mồng tơi (Basellaceae). Đây là loại cây dây leo quấn, mập và nhớt, sống hàng năm hay hai năm. Lá dày hình tim, mọc xen, đơn, nguyên, có xuống.

Cụm hoa hình bông mọc ở kẽ lá, màu trắng hay tím đỏ nhạt. Quả mọng, nhỏ, hình cầu hoặc trứng, dài khoảng 5 1 6mm, màu xanh, khi chín chuyển màu tím đen. Mồng tơi là cây rau mùa hè, nhiệt độ thích hợp 95 – 30°C. Cây mồng tơi mọc nhanh, dây có thể dài đến 10m. Về thành phần dinh dưỡng trong 100g phần ăn được cho ta 14kcal, 580mg Vitamin A, 72mg Vitamin C và các chất khoáng vi lượng. thook.com.vn

Tác dụng

- Rau mồng tơi có thể dùng để luộc ăn, xào, nấu canh với cua, tép...

- Rau mồng tơi có vị chua, tính lạnh, thông đại tiểu tiện hoặc đã nát bôi ngoài da để chữa trị rôm sảy.

- Rau mồng tơi mát và lành tính thường được dùng nấu canh trong bữa cơm gia đình. Trong dân gian loại rau này còn có tác dụng chữa một số loại bệnh như:

Trị táo bón.

Mồng tơi 200 – 500g, thêm gia vị luộc ăn. Tính hoạt trường của rau mồng tơi nhờ chất nhày làm cho phần mềm, chất xơ kích thích nhu động ruột.

Hoặc dùng rau mồng tơi luộc chấm muối mè (vừng). Rau mồng tơi làm cho phần mềm, chất dầu của vừng làm cho phân trơn. Cả hai là một cặp kết hợp rất thích hợp trị táo bón. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông, không còn táo bón.

Mùa hè, thời tiết nắng nóng, nhiều người bị táo bón, một bài thuốc rất đơn giản bằng rau mồng tơi là lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống một lån.

Trị táo bón lâu ngày gây thoát giang: Lá mỏng tới, lá vông non mỗi O thứ 30g, rễ đinh lăng 20g, củ mài 12g (thái mỏng sao vàng), vừng đen 30g (rang nổ), sắc với 600ml nước còn 300ml. Người lớn chia 2 lần, trẻ em tùy tuổi dùng ít hơn.

Trị bệnh trĩ

Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chở trĩ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi ăn với cá diếc (ăn cả nước và cái), rất hiệu nghiệm.

Trị đại tiện ra máu kinh niên (lâu ngày): Rau mồng tơi 30g, gà mái già 1 con (bỏ đầu, chân, nội tạng) hầm lên ăn. Chú ý khi thịt gà chín mới cho mồng tơi vào, nấu thêm 20 phút bắc ra là ăn được. Hiệu quả rất tốt.

Tri day bung Rau mồng tơi 50g, rau đay 50g, khoai sọ 1 củ (bóc vỏ thái nhỏ) nấu canh ăn vài ba ngày. Hoặc dùng 4 loại rau sau đây với lượng bằng nhau

nấu canh: Mồng tơi, đay, rau khoai, rau má. Có người vào mùa hè và đầu thu, cảm thấy trong người phiền muộn, trong bụng nóng bức, đại tiện táo bón, miệng hôi, mắt đỏ, uống nước Q liên miền, ngứa ngoài da, thậm chí nổi lên những đốm đỏ, chỉ cần ăn vài lần mồng tơi nấu với đậu hũ thì đại, tiểu tiện sẽ thông suốt, tất cả các chứng trên cũng sẽ biến mất.

Trị kiết lỵ

Nếu do trường vị có “thấp nhiệt” gây nên kiết lỵ, lúc đầu, trong ngày đi tiêu mười mấy lần, lúc đi tiêu hậu môn cảm thấy nóng rát, bụng đau rất khó chịu, đi tiêu rồi vẫn cảm thấy chưa ổn, mỗi lần đi tiêu lượng phân không nhiều, chỉ có một chút nước bọt màu vàng, miệng hôi, đắng, mắt đó, muốn uống nước, sợ nóng thích mát, bụng, ngực cảm thấy bồn chồn khó chịu, nấu nhiều rau mồng tơi trên lửa nhỏ thật lâu, làm canh để ăn sẽ có hiệu quả tốt. Rau mồng tơi có tính chất nhuận hoạt, có thể thanh trừ chất thấp nhiệt ứ ở trong trường vị, nhờ đại, tiểu tiện bài tiết ra ngoài, cho nên trị được bệnh kiết lỵ. Mồng tơi tuy tính chất hàn lượng, nhưng chỉ cần nấu lâu, tính mát lạnh sẽ giảm, cho dù người sức khỏe hơi kém, nếu không ăn quá nhiều thì cũng không sao. Nhưng nếu chỉ luộc sơ mà uống, dạ dày dễ bị lạnh, uống vào sẽ bị nôn mửa. 

Giảm chất béo, cholesteron

Chất nhầy của rau mồng tơi có tác dụng hấp thu cholesterol trong muối mật và trong thực phẩm: Cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột. Vì Cholesterol bị khóa hoạt tính nên chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân.

Giảm thân trọng

Người mập phì muốn giảm thân trọng nên ăn rau mồng tơi vì nó có khả năng sinh nhiệt thấp, lại thông tiểu và nhuận tràng.

Tản nhiệt vào những ngày nóng nực

Mồng tơi có tác dụng tán nhiệt, vì vậy, nên ăn mồng tơi vào mùa nóng nực. Nên nấu canh mồng tơi với cua, đây là một cặp kết hợp hay vì cả hai món này đều giải nhiệt. Người có tỳ vị hư hàn (đầy bụng), bệnh mới khởi, phụ nữ mới sinh không nên ăn canh của mồng tơi nhưng có thể ăn món canh mồng tơi nấu với thịt heo và đậu hũ. Đậu hũ tạo tủa pectat calci trong nồi canh nóng, giảm tính hàn.

Mùa hè, đối với người làm việc dưới ánh nắng mặt trời, thường do ra mồ hôi quá nhiều, ảnh hưởng đến tiểu tiện không bình thường, nước tiểu màu vàng mà lượng nước lại ít, lúc đi tiểu đường tiểu có cảm giác nóng rát, và đại tiện thì táo bón. Gặp trường hợp này, dùng 50 100g mồng tơi nấu canh ăn, không những có thể làm cho đại tiểu tiện trở lại bình thường, mà còn có thể giải trừ thử nhiệt, phòng ngừa bệnh nóng sốt xảy ra.

Trị nhức đầu do đi nắng

Lá mồng tơi giã nhuyễn lấy nước uống, bã đắp vào 2 bên thái dương băng lại.

Trị trong ngực bồn chồn, đầy tức: Mồng tơi 60g sắc lấy nước đặc, hòa thêm chút rượu trắng uống khi nước còn ấm.

Trị chảy máu mũi (chảy máu cam) do huyết nhiệt: Mồng tơi tươi giã nát rồi lấy bông thấm vào nước cốt nhét vào lỗ mũi bên bệnh.

Tăng sữa cho sản phụ sau sinh: Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau Q) mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3,
chất saponin, chất nhầy và chất sắt sẽ rất tốt cho thai phụ... Món ăn nấu tử mồng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ ăn nóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe lại có làn da hồng hào, tóc đen mượt. Trị khí hư, suy nhược: Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ ăn nóng cả nước và cái. Mỗi tuần ăn 1-2 l hat an Khi thấy có kết quả, cho thêm một nắm đậu nành, 2 nắm đậu phộng, vừa ngon miệng vừa có tính bồi bổ. Món này giúp phụ nữ bồi dưỡng sau sinh và làm cho da hồng hào, tóc đen mượt. Người bị đau dạ dày, phi chua ăn cũng tốt.
Mồng tơi giúp trị nhức đầu do đi nắng
Mồng tơi giúp trị nhức đầu do đi nắng

Bổ dương cường thận

Canh rau mồng tơi kết hợp với tôm. Tôm tươi bóc vỏ bỏ đầu ướp hành muối xào sơ, chế nước dùng sôi cho rau mồng tơi sôi lại, ăn mỗi tuần 2 – 3 lần.

Trị yếu sinh lý

Rau mồng tơi, rau ngót, rau má, lòng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng yếu sinh lý ở nam giới rất hiệu quả.

Trị di mộng tinh

Rau mồng tơi, đậu nành, đậu phộng, mỗi thứ một nắm (50g) nấu với 1 – 2kg xương heo (xương ống tốt hơn). Hầm kỹ xương heo trong nồi áp suất rồi mới cho đậu phộng vào, cuối cùng cho rau mồng tơi, nâu thêm 10 phút. Ăn nóng, ăn xong uống nước nóng.

Trị hoạt tinh

Trường hợp tinh xuất quá nhanh và sau giao hợp thường bị mệt mỏi đuối sức, xanh xao, lấy rau mồng tơi 1 nắm, rau dền tía 1 nắm, nấu với một đôi bầu dục heo hoặc dê (để nguyên lớp mỡ và vỏ bọc), ăn nóng. Ăn xong uống nước trà gừng nóng. Trước khi đi ngủ ăn 1 thìa vừng đen đã rang thơm, nhai kỹ nhuyễn rồi nuốt, sau đó uống 1 bát nước cơm/ rượu.

Trị tiểu tiện không thông, tiểu dắt, tiểu nhỏ giọt (do nhiệt): 100g mồng tơi, sắc nước uống trong ngày thay trà, có hiệu quả tốt.

Trị tiểu tiện buốt nóng, bỏng

Lá mồng tơi 1 nắm, giã nhuyễn, lấy nước cốt pha thêm nước, chắt lấy nước, uống nóng với ít hạt muối, bã đắp vùng bàng quang (bụng dưới).

Trị bỏng (lửa, nước sôi...): Dùng mồng tơi tươi giã nát, lấy nước bôi lên chở da bị bỏng sẽ mau lành.

Trị vết thương phần mềm: Mồng tơi trộn với đường phèn, giã nát, đắp vào chỗ bị thương sẽ giúp cầm máu, vết thương mau lành.

Trị chứng huyết vận (da sưng đỏ do máu tụ lại): Mồng tơi 12 – 20g, muối 2g, giã nát, đắp ngày 2 lần.

Giúp da tươi nhuận, hồng hào

Lá mồng tơi còn có tác dụng dưỡng da. Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Hoặc để dưỡng da, làm mịn nếp nhăn ở mặt, chống thô ráp có thể lấy vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.

Để da tươi nhuận hồng hào dùng rau mồng tơi nấu canh với cá trê vàng, mỗi tuần ăn 1 lần.

Lá mồng tơi có tác dụng dưỡng da

Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Hoặc để dưỡng da, làm mịn nếp nhăn ở mặt, chống thô ráp có thể lấy vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.

Tăng sữa cho sản phụ sau sinh Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt tên tốt cho thai phụ... Món ăn nấu từ mồng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhà ăn nóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe lại có làn da hồng hào, tóc đen mượt. Rau mồng tơi tính mát lạnh, vì vậy dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng, đại tiện lỏng. Để bớt lạnh, nên nấu kỹ.

Giống, mật độ gieo trồng

Có 3 loại giống mồng tơi phổ biến trong sản xuất như mồng tơi trắng có phiến lá nhỏ, thân mảnh, thân và lá có màu xanh nhạt. Mồng tơi tía có phiến lá nhỏ, thân và gân lá có màu tím đỏ và mồng tơi lá to nhập từ Trung Quốc, lá dày, màu xanh đậm, phiến lá to thân mập, thường được trồng dày để dễ cắt lá cành non, ít nhớt và cho năng suất cao.

- Trồng mồng tơi chủ yếu bằng hạt. Hạt mồng tơi dễ mọc nên gieo thẳng trực tiếp trên luống. Lượng hạt giống gieo cho 1.000m2 từ 2 ,5- 3kg. Hạt mồng tơi trồng bằng cách rạch hàng. Dùng cây que nhỏ chọc lỗ để bỏ hạt.

- Gieo xong rải thuốc chống kiến, đế, mối trong đất (sử dụng Vibasu 10H) và phủ lên trên một lớp rơm mỏng để giúp tạo độ ẩm cho hạt nhanh nảy mầm và không bị mất trôi hạt. Tưới nước để giữ độ ẩm, một tuần sau là hạt nảy mầm.
Sử dụng khay trồng là khay nhựa với kích thước 60 * 32 * 20cm Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước. Giá thể đất sạch: Là giá thể làm từ mùn sợ dừa hoặc đất sạch được bổ sung phân hữu cơ và các dinh dưỡng khác. đất tơi xốp, giữ ẩm tốt. Đổ giá thể vào khay với độ dày 7 – 8cm, san phẳng bề mặt giá thể, tưới ẩm.
Giống, mật độ gieo trồng mồng tơi
Giống, mật độ gieo trồng mồng tơi
Gieo hạt:
Hạt ngâm trong nước ấm nhiệt d hat phi 50 - 52 độ C trong 1 - 2 giờ rồi đem gieo hạt. Sau khi gieo xong, phủ một lớp giá thể mỏng lên bề mặt hạt để giữ ẩm. Tưới giữ ẩm cho cây. Sau gieo 18 - 20 ngày khi cây được 4 6 lá tiến hành đánh dặm tỉa định mật độ cho cây sinh trưởng phát triển. Mật độ trồng: Mật độ trồng cây/khay: 6 - 8 cây. Lượng hạt gieo trồng 15 - 20 hạt/ khay. Nếu tỉ lệ nảy mầm của hạt kém có thể gieo dư ra để bù trừ với lượng 20 - 30 hạt/ khay trồng.

Thời vụ

Trồng quanh năm, tốt nhất là đầu mùa mưa.

Đất trồng

- Mồng tơi là một loại cây tương đối dễ trồng, thích hợp trên nhiều chân đất khác nhau nhưng tốt nhất vẫn là đất, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.

- Trước khi gieo hạt nên cày bừa làm đất thật nhỏ.

- Lên luống: Lên luống nổi, chiều dài luống tuỳ theo kích thước vườn.

+ Chiều rộng: 1 - 1, 2m

+ Chiều cao mặt luống: 15 – 20cm.

+ Các luống cách nhau 0,3 – 0,4m. Có hệ thống thoát nước để có thể thoát nước mỗi khi có mưa to và kéo dài.

Bón phân

(lượng phân tính 1.000m)

Bón lót:

+ Phân chuồng hoai 1,5 – 2 tấn.

+ Phân super lân 50kg.

- Bón thúc: Sau khi gieo hạt khoảng 2 tuần, nên bón bổ sung khoảng 2kg urê và 25kg bánh dầu kết hợp với việc tỉa cây. Bón phân bằng cách trộn phân vào trong nước rồi tưới bằng bình hoa sen trên mặt luống rau, sau khi tưới phân phải tưới lại một lần bằng nước lá để rửa sạch phân bám dính trên lá rau.

Chăm sóc và tưới nước

Trong giai đoạn ươm cây chú ý giữ ẩm cho cây phát triển, chú ý để phòng sâu ăn lá bằng cách quan sát và bắt bằng tay vào buổi tối và sáng sớm.

- Khi cây có 4 - 6 lá thật ( 18 - 20 ngày sau gieo), cây khỏe mạnh tiến hành tỉa ra trồng. Bỏ cây vào hốc, lấp đất dùng tay ấn nhẹ đất, tưới Tẩm 2 lần/ngày trong tuần đầu tiên để cây bén rễ hồi xanh. Chú ý giữ khi trồng tỉa không nên trồng sâu quá hoặc nông quá tránh ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Khi cây đã phát triển, ngày tưới 1 lần, trồng trong vụ mưa có thể ít hơn 2 - 3 ngày tưới 1 lần tùy thuộc vào độ ẩm của giá thể.

- Mồng tơi dễ sống, ít sâu bệnh hại nên việc chăm sóc chủ yếu là tưới nước và bón phân.

Các loại bệnh hại trên mồng tơi chủ yếu là sâu hại, bệnh phổ biến là đốm lá. Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp như luân canh với cây | tổng khác, làm giàn che mưa, trồng cây trong nhà lưới, bón phân cân đối nhưng phải đảm bảo cách ly 10 ngày.
Chăm sóc và tưới nước mồng tơi
Chăm sóc và tưới nước mồng tơi

Thu hoạch

Khi cây đạt 40 ngày sau khi gieo là có thể sử dụng được.

Sau khi thu hoạch bón thúc bằng phân đạm. Cần nhặt sạch cỏ.

Để giống

Khi thấy cây già thì ngừng thu hái, để cho cành nhanh ra quả, tháng 10 − 11 hái quả phơi khô cất để giống.

Lưu ý: Sau khi trồng 1 – 2 lứa rau, cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây bằng phân hữu Cơ vi sinh với lượng 350 - 400g / m ^ 2 hoặc 80 - 100g / khay kích thước 40 x 60cm Đất trồng tiến hành xới xáo lại và phơi khô trong 2 - 3 nắng để diệt nấm bệnh sâu hại.
 
gọi Miễn Phí