Kỹ thuật gieo trồng cây cà rốt - Giáo sư Đường Hồng Dật

Đăng lúc: , Cập nhật

Kỹ thuật gieo trồng cây cà rốt đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.

Kỹ thuật gieo trồng cây cà rốt đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.

Đặc tính sinh học

Cà rốt có nguồn gốc ở Châu Âu mà có khả năng chịu lạnh khá. ở nước ta cà rốt được trồng trồng trong vụ đông.
Hạt cà rốt có lòng cứng rất khó thấm nước. Trong hạt có chứa chất dầu ngăn cản nước thấm vào phôi, nên hạt cà rốt rất khó nảy mầm.
Về nhiệt độ, cà rốt vốn là cây chịu lạnh, cho nên để đạt được năng suất cao, nhiệt độ thích hợp là 20 - 22°C. Tuy vậy, cà rốt cũng chịu được nhiệt độ cao bất thường tới 25 - 27°C.
Cà rốt ưa ánh sáng ngày dài. Đặc biệt ở giai đoạn cây con cần cường độ ánh sáng mạnh. Vì vậy ở giai đoạn cây con cần tạo độ thông thoáng cao trong ruộng và diệt trừ cỏ dại để bảo đảm chế độ ánh sáng cho cây.
Độ ẩm thích hợp với cà rốt là 60 - 70%. Vượt quá 75% độ ẩm đồng ruộng, cà rốt dễ bị nhiễm bệnh và chết. Độ pH đất thích hợp là 5,5 - 7,0. Cà rốt là cây cung cấp rễ củ, cho nên tầng canh tác của đất cần dày, tơi xốp, tốt nhất là đất phù sa, cát pha, giàu dinh dưỡng.
Củ cà rốt rất giàu caroten, ngoài ra còn có vitamin B1, B2 và C. Củ cà rốt là nguồn cung cấp vitamin A quan trọng cho con người. Trong 100 g củ cà rốt có 10mg vitamin A. Cà rốt là thức ăn có giá trị để chống suy dinh dưỡng và bệnh khô mắt ở trẻ con.

Kỹ thuật gieo trồng

Giống: Các giống cà rốt phổ biến ở nước ta hiện nay là: giống Văn Đức ở miền Bắc, giống Đà Lạt ở miền Nam và giống cà rốt Pháp.
- Làm đất, bón lót: Đất cần được cày sâu, bừa kỹ. Lên luống cao 20 - 25 cm, rộng 1,0 - 1,2m.
Đối với cà rốt chủ yếu là bón lót. Lượng phân bón lót cho 1 ha là: 20 - 25 tấn phân chuồng hoai mục + 120 - 180 kg supe lân
+ 80-90 kg sunphát kali + 25-35 kg phân đạm urê.
Các loại phân trên được trộn đều rồi rải vào luống sau khi làm đất và lên luống.
- Thời vụ: Có 3 thời vụ:
• Vụ sớm: gieo vào các tháng 7 - 8. Thu hoạch vào các tháng 10.
• Vụ chính: gieo vào các tháng 9 - 10. Thu hoạch vào các tháng 12 - 1.
• Vụ muộn: gieo vào các tháng 1 - 2. Thu hoạch ở các tháng 4 - 5.
Cà rốt gieo ăn liền chân có thể gieo vãi hoặc gieo hàng. Lượng hạt cần cho 1 ha là 4 - 5kg. Vụ chính nên gieo thưa, vụ sớm gieo dày hơn. Trước khi gieo gói hạt vào một túi vải rồi đập nhẹ, vò kỹ cho gãy hết lông. Sau đó trộn hạt với mùn theo tỷ lệ 1: 1 bỏ vào chậu tưới nước cho ẩm, đảo đều rồi đậy lại. Sau 8 - 10 giờ lại tưới ẩm lần nữa. Hai ngày đêm sau thì đem gieo, hạt sẽ mọc đều.
Hạt gieo xong, lấy cào trang hạt, cào đi cào lại 2 - 3 lần cho đất phủ lên hạt, rồi lấy rạ phủ lên.
- Chăm sóc: Gieo hạt xong tưới nước ngay. Một ngày tưới 1 lần, cho đến lúc cà rốt mọc đều. Từ sau khi cây mọc, 3 - 5 ngày mới tưới 1 lượt. Khi củ bắt đầu phát triển thì chỉ tưới 1 tuần 1 lần. Khi cây cao 5 - 8cm thì tỉa lần thứ 1. Tỉa bỏ những cây xấu. Khi cây cao 12 - 15cm thì tỉa lần thứ 2, tỉa định cây. Để lại trên ruộng cây nọ cách cây kia 10 - 12cm, hàng nọ cách hàng kia 20cm. Đảm bảo mật độ trên 1 ha là 330.000 đến 420.000 cây.
Xới xáo đất khi cây cà rốt còn bé là biện pháp kỹ thuật có tác dụng lớn đến năng suất củ. Ngoài tác dụng làm tơi xốp đất ra tạo điều kiện cho củ cà rốt phát triển, xới xáo còn có tác dụng diệt cỏ dại, đảm bảo chế độ ánh sáng tốt cho cây cà rốt con.
Nếu cây mọc kém, có thể bón thúc bằng nước phân pha loãng 10% hoặc dung dịch phân đạm hoà tan trong nước với lượng phân là 26 - 28 kg đạm urê cho 1 ha.
Sau khi tỉa định cây, xới lần thứ 2 và nếu cây xấu cần bón thúc thêm lần nữa.
Kỹ thuật gieo trồng cà rốt
Kỹ thuật gieo trồng cà rốt
- Phòng trừ sâu bệnh: Cà rốt thường bị các loại sâu bệnh hại rau như các loại rau khác. Cần chú ý đối với cà rốt là sâu xám phá khi cây còn nhỏ, rệp sáp hại khi cây đã trưởng thành.
Riêng đối với bệnh cây, thường gặp là bệnh thối khô và bệnh thối đen hại ở củ, ở cây.
Phòng trừ:
• Xử lý hạt giống trước khi gieo.
• Làm đất thật kỹ trước khi gieo hạt.
• Vệ sinh sạch sẽ ruộng cà rốt. Chú ý làm cỏ kịp thời.
• Khi sâu bệnh xuất hiện và có khả năng phát triển thành dịch, dùng thuốc BVTV để phun bảo vệ cây theo hướng dẫn trên bao bì đựng thuốc.
• Áp dụng chế độ luôn hợp lý.
- Để giống cà rốt:
Ở các địa phương vùng cao, ruộng giống cà rốt thường được gico vào tháng 9, gieo theo hàng. Hàng nọ cách hàng kia 35 - 40 cm. Sau khi tỉa định cây, các cây trên hàng cách nhau 20 - 25cm. Sang tháng 2, cây sắp trổ ngồng, thì được bón thúc phân chuồng và phân kali để quả và hạt được chắc mẩy.
Ở các tỉnh vùng đồng bằng, nông dân thường chọn những cây ít lá, thịt củ dày, lõi bé, màu sắc tươi đẹp, phù hợp với thị hiếu của thị trường để làm giống. Ruộng để giống thường hay được chọn ở những đợt gieo sớm. Nhổ củ lên, cắt bớt đi 2/3 củ ở phía chóp rễ, chỉ lấy 1/3 củ ở phía có cành lá; cắt bỏ bớt lá, chỉ để lại khoảng 20cm, đem trồng lại thành các hàng cách nhau 40 - 50cm. Cây trên các hàng cách nhau 30 - 40cm. Chú ý là đất ruộng cà rốt để giống cần được làm kỹ, bón lót nhiều hơn ở ruộng sản xuất bình thường. Trồng xong, dùng thùng có vòi hoa sen tưới nước lã. Mỗi ngày tưới 1 lần để giữ ẩm cho cây. Khi cây đã bén rễ chắc chắn, vào khoảng 10 - 15 ngày sau khi trồng, thì lúc nào thấy đất khô mới tưới. Ruộng giống cà rốt nên được trồng từ trung tuần tháng 11 đến thượng tuần tháng 12, để cho cây ra hoa và kết hạt vào tháng 3. Tháng 3 là lúc thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của quả. Đến tháng 5 thì thu hái.
Quả cà rốt thường chín không đều. Ngồng hoa nào chín trước thì thu hoạch trước. Khi các lá đài chụm lại và quả có màu xanh chuyển sang hơi vàng thì thu hái được. Chỉ thu hái những ngồng hoa chính lấy hạt làm giống.
Có thể thu được 500 - 1000 kg hạt cà rốt trên 1 ha ruộng để giống.

 
gọi Miễn Phí