Trồng hoa hồng - Nguyễn Huy Trí

Đăng lúc: , Cập nhật

Hồng hay hường là tên gọi chung cho các loài thực vật có hoa dạng cây bụi hoặc cây leo lâu năm thuộc chi Rosa, họ Rosaceae, với hơn 100 loài với màu hoa đa dạng, phân bố từ miền ôn đới đến nhiệt đới. Các loài này nổi tiếng vì hoa đẹp nên thường gọi là hoa hồng. Phần lớn có nguồn gốc từ bản địa châu Á, số ít còn lại có nguồn gốc bản địa từ châu Âu, Bắc Mỹ và Tây Bắc Phi. Các loài bản địa, giống cây trồng và cây lai ghép đều được trồng làm cảnh và lấy hương thơm và được làm quà.

Trồng hoa hồng

I. NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM

Hoa hồng có nguồn gốc từ vùng ôn đới và nhiệt đới vùng bắc bán cầu. Nước ta hoa Hồng được Thì trồng từ Bắc và Nam. Hiện nay có nhiều giống từ nguồn gốc địa phương và có nguồn gốc từ Trung Quốc như :

- Rosa Sineusis Jacq

Châu Âu như :

- Rosa damascena Mill

Hoa hồng bạch: - Rosa alba = Rosa gaclica x Rosa conin befera.)

- Rosa multiflia Liné là giống 1 năm ra hoa 1 lần, vào vụ xuân hoa ra thành chùm, có màu hồng phớt, sinh trưởng rất mạnh.

- Giống hồng cỏ thì hoa nhỏ cây nhỏ ít cánh màu đỏ thường trồng trong chậu.

- Giống hồng cứng, màu đỏ thẫm, nhiều cành sai hoa, cây thấp, hoa chủ yếu gói, bày đĩa thờ cúng.

Giống hoa hồng bạch cây trung bình, hoa ít vài cảnh, thường dùng làm thuốc họ trẻ em. Hoa hồng quế cúng cao to, hoa màu hồng, sai hoa và chống tàn. Hồng cánh sen hoa to sai hoa. Hồng nhung hoà ít thường ra chiếc đơn độc, ít ra chùm, bông to it cánh. Hoa hồng vàng nhiều cánh, cây vươn dài.

- Các giống hồng Đà Lạt, có màu hoa đào, màu da cam, hoa đẹp và ra hoa đơn lẻ, cánh hoa dày, lâu héo. Ngoài ra còn giống hoa Hồng Nhài, cây bé lá nhỏ, hoa chỉ bằng hoa Nhài, cũng có giống hoa màu trắng hay đỏ, ở Đà Lạt thường trồng trong chậu.

- Có giống hồng dại gọi là Tầm Xuân. Hoa chỉ ra mỗi năm 1 lần vào tháng hai âm lịch. Hoa sai, thân bò dài mọc dại ở nhiều nơi. Người ra thường trồng làm hàng rào, làm gốc ghép cho các giống hồng quê khác. Tên khoa học của giống này là Rosa Multiflore Thumb.

Cây hoa Hồng có gai, cuống lá cũng có gai. Hoa thường ra vào Đông Xuân, mùa hè thu cũng có nhưng hoa nhỏ hơn, màu hoa xấu, nở thường không hết.

II. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA HOA HỒNG

Nhiệt độ thích hợp cho hoa Hồng là 18" -25°C. ở miền Bắc về vụ Đông Xuân, hoa thường dây cánh hơn, bền hơn.

Độ ẩm không khí phù hợp cho hoa là 80% -85%, độ ẩm đất 60 - 70%. Lượng mưa hàng năm trung bình từ 1000 - 2000mm là rất tốt. Trong mùa hè khi nhiệt độ cao, ẩm, xuất hiện nhiều dịch bệnh như rỉ sắt, phấn trắng, rệp...

III. KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT

1. Đất trồng

Chọn đất bằng phẳng tơi xốp nhẹ pH 5,6-6,5 làm đất kỹ, lên luống rộng 1,2m. Phân bón lót trước khi lên luống khoảng 20 - 30 tấn/chuồng mục + 400kg supe lan + 500kg vôi bột cho lha.

Đất phải trảng nắng, đất luôn ẩm nhưng không ướt. Trồng nơi thiếu ánh sáng, thiếu oxy hoa sẽ không có màu đẹp, mùi thơm sẽ mất.

2. Nhân giống

a) Giâm cành

Cần thời vụ khắt khe, nhưng có hệ số nhân giống cao. Để giâm cành tốt ta chọn những cành bánh tẻ đài 20 - 25cm vào mùa thu (tháng 10) hay mùa Xuân (tháng 2 - tháng 3). Ta sử dụng chất kích thích quá trình ra rễ NAA nồng độ 1000 - 2000ppn. Trước khi dâm cắt bỏ bớt lá, xử lý vào dung dịch ra rễ, sau đó giâm, nền đá làm nhỏ hay cát ẩm cho kín để độ ẩm.

b) Chiết cành

Có thể làm quanh năm nhưng tách vụ hoa vào mùa thu hoạch phải chiết cành dễ làm cây chóng cỗi, ít hoa và rất dễ bị nhiễm bệnh. Người ta có thể phơi nỏ đất bùn ao, ruộng hẩu, rồi tán nhỏ, trộn với nước chất kích thích ra rễ, rồi bó vào vết chiết, bọc ngoài bằng túi nilon buộc dây đầu, túi nilon nên chọc thủng nhiều lỗ để nước có thể thấm vào được và đủ oxy cho cây ra rễ.

c) Ghép

Đấy là phương pháp ưu việt nhất, thường tiến hành đối với các giống quý như Hồng Đà Lạt. Để tiến hành ta phải tiến hành sản xuất gốc ghép. Gốc ghéo là cây tầm xuân hoa trắng, loại dại gieo hat khó mọc và lâu nên ta có thể dâm cành hay chiết cành để trồng ra làm gốc ghép rất tốt. Người ta dùng loại Rosa Indica và hồng chùm Rosa Multiflora.

Khi gốc ghép lớn, ta có tiến hành ghép bất cứ thời vụ nào nghĩa là làm được quanh năm.

- Phương pháp ghép: ta có thể ghép mắt, ghép đoạn cành, ghép mát nhỏ có gồ. Khi ghép mat ta chọn mất từ cây khóc có mắm ngủ, bóc khéo và khoét gốc ghép theo hình chữ "T" hay hình của số cho mất vào ép vỏ gốc ghép lại và buộc bằng dây nilon nhỏ, chiều rộng khoảng 1 cm, chiều dài dư quân kín không cho nước vào vết ghép. Trường hợp ghép cành (tháp cành) phải chọn cành ghép và gốc ghéo tại vết ghép phải có đường kính bằng nhau. Người ta thường ghép cành theo kiểu ghép nêm. Sau khi ghép xong cũng buộc lại bằng dây nilon, tốt nhất nên cắm 1 cành tre cho 1 gốc ghép để giữ cho cành ghép không bị gió làm chệch vết ghép.

d) Trồng và chăm sóc

Phải chuẩn bị cây giống trước khi trồng. Người ta có thể trồng vào vụ xuân hoặc vụ thu Trồng với mật độ 40 - 50cm /cây , thông thường khoảng 30cm /cây , trước khi trồng phải bỏ bớt lá già, lá vàng.

Sau khi trồng 2 tuần, xới xáo làm có bón phân thúc, 10 ngày bón phân 1 lần.

Kết hợp với phân khoáng từ 1 - 1.5 tháng đầu. Càng về sau càng tưới phân loãng hơn. Kết hợp tưới phân phải xới xáo nhật cỏ, tỉa cành tâm, để cành dài nhất là Hồng Nhung Đà Lạt, cá vàng.

Trước lúc đi vào thu hái nên bón nước phân loãng 2g urê +3 g Supe Ian + 1 g H2SO4 cho một cây làm 2 lần + vun gốc.

Sau mỗi năm nên đốn phớt, tức là cắt ngắn ngọn cho cây phát nhiều cành to vì hoa chỉ ra ở đâu cành. Cây càng cho nhiều cành tơ càng cho nhiều hoa. Muốn hoa nhiều vào dịp tết Nguyên đán người ta thường đốn phớt vào khoảng từ 5 - 15 tháng 11 âm lịch. Nếu trời lạnh kéo dài, ta có thể dùng bông thấm chất kích thích NAA 30-40 ppn, bôi vào đỉnh ngọn, cứ sau 2-3 năm lại đẫn sâu hơn (gọi là đến trẻ lại) cho cây mọc chồi non trở lại. Hàng năm sau đồn cây bón phân hoại mục quanh gốc rồi lấp lại có ủ gốc bằng rạ để giữ ẩm, cây sẽ trẻ lâu cho hoa nhiều và đẹp.

- Thu hoạch : Hoa hồng thu hoạch vào lúc vào những lúc hoa vừa hé nở. Nếu trước ngày cần thu hoạch đã báo nở, cần hãm lại vài ba ngày ta có thể dùng dây nhỏ buộc quanh nụ hoa và che ánh sáng Vài ba ngày trước đó không nên tưới nước vào gốc, ta có thể kéo dài thời gian nở chậm lại vài ba ngày Ngược lại muốn nở sớm hơn dự định, ta tưới nước đẫm hơn, đặc biệt nhiệt độ nước tưới khoảng 40- 43°C là tốt nhất, tưới no nước vào cuối ngày khoảng 5 - 6 giờ khi sắp tắt mặt trời.

Hoa cắt bỏ nhẹ, bao ngoài bằng lá tươi hay giấy ni lon để bảo quản, vảy nước lên hoa hay cắm vào xô chậu nước sạch.

- Sâu bệnh : Hoa hồng ít sâu nhưng bệnh nấm gây nguy hiểm cho cây. Vụ đông xuân hay có nấm phấn trắng làm trắng lá, thân ngọn rụt lại, lá xoăn và bé đi màu hơi ố vàng làm hoa không nở được. Người ta thường phun Sunfat đồng 1% - 2% hoặc Zinep Simel 1% - 3% Đây kà bệnh lây lan nhanh, nên khi phát hiện ra ta nên cắt bỏ cả cây rồi đốt đi, phần gốc phun 1 vài lần sunfat đồng 0,1 - 0,3%. Cây mới lại tiếp tục mọc lên, rồi sẽ cho hoa giống như sau 1 lần đốn.

 
 
gọi Miễn Phí