Kỹ thuật trồng rừng Phi lao

Đăng lúc: , Cập nhật

Phi lao hay còn gọi xi lau, dương, dương liễu (danh pháp khoa học Casuarina equisetifolia) là một loài thực vật có hoa trong họ Casuarinaceae. Loài này được Carl Linnaeus đặt tên khoa học đầu tiên năm 1759.

Kỹ thuật trồng rừng Phi lao

I. HOÀN CẢNH GÂY TRỒNG

Điều kiện khí hậu 

- Nhiệt độ không khí trung bình năm từ 24 - 27 độ C

- Lượng mưa trung bình năm từ 700 - 2000mm.

- Độ ẩm không khí biến động từ 60 - 80% theo giá trị trung bình tháng trong năm.

- Mùa khô có thể kéo dài 6 - 7 tháng/năm.

Điều kiện đất đai

Phi lao có thể sống và sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất từ cát đến cát pha, thịt pha cát, thịt nhẹ đến trung bình, đất xấu và thoát nước. Yêu cầu độ pH từ 6,5-7 đặc biệt Phi lao còn sống được ở nơi đất mặn ven biển.

II. TẠO CÂY CON

Chọn cây mẹ để lấy giống

Cây mẹ để lấy giống phải có tuổi từ 8 - 15 năm, cao trên 12m, có đường kính ngang ngực đạt trên 15cm, thân tròn, thẳng, tán cân đối, không bị sâu bệnh.

Thu hái và chế biến hạt

Phi lao ra hoa vào tháng 3 - 4 và chín vào tháng 9-10. Khi quả chín vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng mơ, nâu thẫm là có thể thu hái. Chọn những quả to, mắt to để thu hái. Quả thu hái về ủ thành đống, sau 2 ngày quả chín đều, rải quả ra phơi trên nong, chỉ thu hạt được tách ra trong hai nắng đầu. Không phơi hạt ra nền xi măng vì hạt Phi lao có dầu. Hạt sau khi phơi khô làm sạch cho vào chum, vại đậy kín. Nếu bảo quản tốt thì giữ được phẩm chất hạt từ 6 - 10 tháng. 1kg hạt trung bình có 500.000 hạt, tỷ lệ nảy mầm sau khi thu hái lá 50%.

Chọn vườn ươm

Vườn ươm phải chọn ở nơi đất cát pha, sâu, ẩm, thoát nước, vị trí gần nguồn nước, gần đường giao thông để vận chuyển vật liệu và cây con được thuận lợi. Đất vườn ươm cần được cày bừa phơi ải, sau đó đập nhỏ và dọn sạch cỏ vườn ươm, rễ cây rồi mới lên luống gieo. Luống gieo được lên cao 20cm, rộng 1m, chiều dài tuỳ thuộc vào vườn ươm. Luống gieo được bón lót 5kg phân chuồng hoai cho 1m ^ 2 nơi đất xấu có thể bón 7 - 10kg/m².

Xử lý hạt trước khi gieo

Hạt giống được ngâm trong nước nóng 40 - 45°C trong thời gian từ 6 - 8 giờ, sau đó vớt ra dùng nước ấm rửa sạch và cho vào túi vải sạch treo cho ráo nước rồi đem ủ ấm trong rơm rạ (1 túi đựng từ 0,5 - 1kg hạt). Hàng ngày rửa chua cho hạt bằng nước ấm 1 lần rồi lại đem ủ như trên. Khoảng 2 - 3 ngày sau khi ủ hạt nứt nanh thì đem gieo.

Gieo hạt

Hạt được trộn thêm cát mịn để gieo, dùng sàng để gieo rải đều hạt trên mặt luống. Gieo 1kg hạt trên 80- 100m ^ 2 gieo xong sàng một lớp cát mịn dày 2-3cm để lấp hạt. Sau khi gieo phải tưới nước nhẹ rồi dùng rơm ra đã ngâm trong nước vôi loãng phơi khô để che tủ mặt luống rồi gieo. Rắc vôi bột hoặc dầu hoả xung quanh luống để chống kiến ăn hạt.

Chăm sóc luống gieo

Hàng ngày phải tưới nước đủ ẩm và theo dõi kiểm tra, khi thấy hạt nảy mầm thì phải rỡ bỏ lớp che tủ ngay. Sau đó cắm ràng ràng hoặc làm dàn che cho cây con bảo đảm độ che bóng đạt 40 - 50%. Khi cây con đạt chiều cao từ 5 - 6cm thường hay bị dễ hoặc sâu * xám cắt đứt ngang thân vào lúc hứng sáng do đó có thể dùng các loại thuốc trừ sâu hiện có để bơm diệt vào thời điểm này. Khi có nấm cổ rễ làm cho cây chết hàng loạt dùng Boocđô 0,5% phun 1 lít/4 m². Định kỳ 10 - 15 ngày phải làm cỏ và sới váng mặt luống 1 lần.

Phi lao được trồng bằng phương pháp: trồng bằng cây có bầu và trồng bằng cây rễ trần.

- Cấy cây vào bầu: Dùng túi bầu nilon kích thước 8 x 12cm để nuôi cây trong 6 tháng; kích thước 15 x 25cm để nuôi cây trong 12 tháng. Hỗn hợp ruột bầu 89% đất cát pha + 10% phân chuồng hoai + 1% super lân theo trọng lượng. Đóng bầu và xếp bầu lên gờ luống, song phải tưới ẩm đến đáy bầu trước khi cấy cây. Cây gieo được 60-90 ngày đạt chiều cao * 10 - 12cm có thể nhổ cây cấy vào bầu, trước khi nhổ cây phải tưới nước cho luống gieo. Sau khi nhổ cây phải hồ rễ bằng dung dịch bùn + phân chuồng hoai pha loãng.

- Cấy cây vào luống để tạo rễ trần. Luống để cấy cây được làm như luống để gieo cây, sau đó cũng tưới đủ ẩm cho luống rồi bứng cây và cấy như cấy cây vào bầu. Cự ly cấy trên luống 20 x 20cm hoặc 25  25cm

Chăm sóc cây con

Sau khi cấy phải làm dàn che bóng cho cây, dàn che bảo đảm cao 0,8-1m, có độ che bóng từ 40-50%. Hàng ngày tưới nước đủ ẩm cho cây, lượng nước tưới tuỳ theo điều kiện thời tiết của mỗi ngày mà quy định. Định kỳ làm cỏ phá váng mặt bầu và mặt luống, bón thúc phân chuồng hoai 3-5kg/m² bằng cách hoà phân với nước rồi tưới cho cây 1-2 lần trong suốt thời gian nuôi cấy (lần 1 sau khi cấy 30 ngày, lần 2 sau khi cấy 60 ngày). Sau khi cấy 60-90 ngày thì bỏ dàn che. Mọi việc chăm sóc cây được ngừng lại trước khi trồng 1-2 tháng.

Tiêu chuẩn cây đem trồng

Tuổi cây
( tính từ lúc gieo)
6 tháng 12 tháng
Chiều cao
(m)
0,8-1,0 1,2-1,5
Đường kính cổ rễ
(cm)
0,5-1,0 1,0-1,5
Sinh lực: Sinh trưởng tốt, thân thẳng, cân đối,
không sâu bệnh, không cụt ngọn.

III. TRỒNG RỪNG

Phương thức trồng và cách bố trí cây trồng

Tuỳ theo mục đích và điều kiện lập địa cụ thể mà chọn lựa phương thức:

1. Phòng hộ chắn gió và cố định cát

a. Đất cát di động hoặc bán di động

- Phương thức trồng thuần loài, nơi có điều kiện khuyến khích trồng kết hợp với một số cây bụi chịu hạn và gió cát (dứa dại, dứa bà, xương rồng,...).

- Cách bố trí trồng theo dai như sau: Đai chính vuông góc với hướng gió hại, bề rộng tối thiểu trên 30m, cự ly đai chính 100m - 150m.

- Đai phụ vuông góc với đai chính, bề rộng tối thiểu 20m, cự ly đai phụ 50m - 100m.

- Ở các cồn cát di động cao hơn 10m nằm trên đai chỉ trồng 1/3 chân cồn phía đón gió, sau khi ổn định sẽ trồng tiếp.

- Ở nơi có trồng cây bụi chịu hạn và gió cát kết hợp có thể chỉ trồng 1 hàng đến 2 hàng ở phía đón gió với tỷ lệ cây cách cây trên hàng là 1/1 hoặc 1 : 2 (1 phi lao + 1 hoặc 2 cây chịu hạn).

b. Đất cát cố định

- Phương thức trồng thuần loài hay hỗn loài trong đai với những loài cây gỗ chịu hạn (các loại keo, bạch đàn, ...) kích cỡ, cự ly đai như đối với đất cát di động.

- Cách bố trí trồng theo lưới đại như đối với đất cát di động hoặc trồng toàn diện; bố trí trường hợp trồng hỗn loài: cây cách cây trên hàng, hàng cách hàng hoặc hàng cách giải (2 hàng - 3 hàng) tỷ lệ hỗn loài phi lao với loài cây khác tối thiểu là 1 : 1, tốt nhất là 2 : 1 tuỳ điều kiện cụ thể (1 phi lao hoặc 2 phi lao + 1 loài cây khác).

c. Đất cát ven suối cát

- Phương thức trồng: thuần loài hoặc hỗn loài với cây gỗ khác theo giải hoặc đai.

- Cách bố trí trồng theo giải hoặc đai có chiều rộng tối thiểu 2m - 3m song song với suối cát hoặc bao quanh nhà; trường hợp trồng hỗn loài thì loài cây, cách bố trí và tỷ lệ hỗn loài áp dụng như đối với đất cát cố định.

d. Đất cát ngập nước trong mùa mưa

- Phương thức trồng thuần loài hoặc hỗn loài vớ cây gỗ khác;

- Cách bố trí trồng theo lưới đai như đối với đất cát di động hoặc trồng toàn diện nhưng phải tạo thành bờ cát hoặc trên các mô đất để trồng theo hàng hoặc giải; trường hợp trồng hỗn loài thì loài cây, cách bố trí và tỷ lệ hỗn loài áp dụng như đối với đất cát cố định.

2. Phòng hộ chắn gió bảo vệ đồng ruộng

a. Phương thức trồng hồn loài với các cây lá rộng mọc nhanh (bạch đàn, các loại keo...) hoặc thuần loài theo hàng hoặc đai trên đất có thể lợi dụng được như mương máng, đường sá...

b. Cách bố trí trồng: hướng, chiều rộng, cự ly, khoảng cách hàng hoặc đai tuỳ thuộc đất đai được tận dụng để quyết định; cách trồng hỗn loài là cây cách cây hoặc hàng cách hàng cự ly 2 x 2m hoặc 2 x 1,5m với tỷ lệ cây hỗn loài tối đa là 1 : 1.

3. Phòng hộ theo phương thức nông lâm kết hợp

a. Phương thức trồng: thuần loài hoặc hỗn loài theo lưới đai bao ô vuông bàn cờ nhằm bảo vệ cho đất được chừa lại để trồng cây nông nghiệp ngắn ngày ở giữa các ô; áp dụng cho đất cát cố định có độ cao dưới 10m so với mực nước biển;

b. Cách bố trí trồng: đai bao có chiều rộng ít nhất trồng được 2 hàng đến 3 hàng cây; cự ly giữa các đai bao rộng từ 50m - 100m; trường hợp trồng hỗn loài thì loài cây, cách bố trí và tỷ lệ hỗn loài áp dụng như đối với đất cát cố định; nơi thấp trung có mực nước ngầm nông hoặc ngập nước đai bao phải đắp thành bờ cát để trồng có chiều cao 0,8m - 1,2m, rộng ít nhất 1m.

Thời vụ trồng

Vùng ven biển phía Bắc: vụ xuân có thể mở sang vụ thu.

Vùng có gió Lào: vụ thu đông.

Vùng vùng khô hạn: vụ đông.

Vùng còn lại: vụ hè.

Mật độ

Mật độ tính theo diện tích thực trồng quy định như sau:

1) Phòng hộ chắn gió và cố định cát: theo mức độ xung yếu

a. Vùng rất xung yếu: 10.000 cây/ha (1 x 1m)

b. Vùng xung yếu: 5.000 cây/ha (1 x 2m)

c. Vùng ít xung yếu: 3.300 cây/ha (1, 5 x 2m)

2) Phòng hộ chắn gió bảo vệ đồng ruộng

a. Vùng đất xấu: 3.300 cây/ha (1, 5 * 2m)

b. Vùng đất tốt: 2.500 cây/ha (2 * 2m) ;

3) Phòng hộ theo phương thức nông lâm kết hợp

10.000 cây/ha - 20.000 cây/ha (1m hoặc 0,5m x 1m).

Làm đất

1. Làm đất cục bộ theo hố, đào hố so le (hình nanh sấu) theo kích cỡ sau đây

a. Trồng rừng phòng hộ chắn gió và cố định cát: hố đào 30 * 30 * 60 (sâu); nơi đất trũng cần lên líp cao ít nhất 1m rộng 1m hoặc tạo thành các mô đất \mathfrak{sigma} vị trí trồng cây, đảm bảo thoát nước;

b. Trồng rừng phòng hộ chắn gió bảo vệ đồng ruộng: hố đào 30 * 30 * 30cm .

2. Đào hố và lấp đất trước lúc trồng 5 ngày đến 7 ngày.

Bón lót

- Tuỳ điều kiện cho phép có thể bón lót 1kg phân chuồng hoai + 50g phân NPK hay phân lân vi sinh cho 1 cây.

- Bón vào lúc đào hố lấp đất bằng cách trộn đều với đất ở độ sâu giữa hố sau đó lấy đất lấp lên trên.

- Nơi có điều kiện khuyến khích dùng rong, rêu để bón lót trước khi trồng.

Kỹ thuật trồng

- Chọn những ngày mưa phùn hoặc mưa nhỏ liên tục, tiết trời râm mát, không có gió heo may để trồng bằng cây có rễ trần hoặc có bầu.

- Với cây con rễ trần: đặt cây con cho rễ và thân cây ngay thẳng ở giữa hố. Lấp đất đầy hố dậm thật chặt, vun thêm đất cao trên mặt đất 2cm - 3cm.

- Với cây con có bầu: xé vỏ bầu, đặt cho rễ và thân cây ngay thẳng ở giữa hố; lấp đất đầy hố dậm thật chặt, vun thêm đất cao trên mặt đất 2cm - 3cm.

- Đối với vùng cát phải đảm bảo độ sâu hố ngập 1/3 chiều cao cây và sau khi lấp đất phải lèn thật chặt.

- Sau khi trồng xong ở đất cát di động, nơi có điều kiện khuyến khích rải đều một lớp cỏ lá khô dày 2cm - 3cm trên bề mặt đất để giữ ẩm và chống cát bay.

IV- CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ BẢO VỆ RỪNG

Chăm sóc

- Trồng dặm: Sau khi trồng 1 tháng phải tiến hành kiểm tra nếu tỷ lệ cây sống dưới 90% phải trồng dặm theo qui định của quy trình nghiệm thu trồng rừng;

- Chăm sóc trong thời gian 3 năm liền:

+ Năm thứ nhất chăm sóc 1 đến 2 lần tuỳ thời vụ trồng; chăm sóc lần đầu sau khi trồng 1 đến 2 tháng; lần 2 vào cuối mùa mưa áp dụng cho trồng vụ xuân hè,

+ Năm thứ 2 và năm thứ 3 chăm sóc 2 lần mỗi năm, vào cuối mùa mưa và cuối mùa khô;

+ Nội dung chăm sóc gồm xới vun đất quanh gốc cây, đường kính rộng 1m, cao 5cm đến 10cm, tận dụng cỏ rác tủ quanh gốc cây;

- Bón thúc: đối với rừng phòng hộ chắn gió và cố định cát, nơi có điều kiện khuyến khích bón thúc phân chuồng hoai hoặc phân NPK hay phân lân vi sinh với lượng, thời gian và cách bón thích hợp với từng vùng.

Nuôi dưỡng và bảo vệ rừng

1. Nuôi dưỡng

a. Đối với rừng chắn gió cố định cát không tỉa thưa; những cây bị khô phần ngọn hay thân, ở tuổi 3 đến 4 thì chặt bỏ phần thân bị khô để nuôi dưỡng các chồi ngang kích thích phát triển và nuôi dưỡng các chồi đứng.

b. Đối với rừng chắn gió kết hợp lấy gỗ củi tỉa thưa 1 lần ở tuổi 4 đến 5, giữ lại 1500 cây/ha - 2000 cây/ha; chỉ chặt những cây sinh trưởng kém, tán nhỏ hẹp, cong queo, sâu bệnh kết hợp nuôi chồi, sau khi chặt phải đảm bảo cây chừa lại phân bố đều.

2. Bảo vệ rừng

a. Cấm chăn thả trâu bò trong thời gian từ sau khi trồng tới sau khi rừng có chiều cao bình quân hơn 3m.

b. Cấm người quét vơ lá rụng và chặt phá cây cành, chỉ được tận dụng cành khô làm củi.

c. Có biện pháp phòng lửa rừng theo quy phạm QPN 8-86.

d. Thường xuyên có người tuần tra canh giữ bảo vệ rừng, phát hiện sâu bệnh hại và có biện pháp xử lý kịp thời.
 
gọi Miễn Phí