Kỹ thuật trồng và chăm sóc đậu Hà Lan - Khang Việt

Đăng lúc: , Cập nhật

Kỹ thuật trồng và chăm sóc đậu Hà Lan đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc đậu Hà Lan đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Giới thiệu chung về cây đậu Hà Lan

Đậu Hà Lan có tên tiếng Anh là pea, tên khoa học là pisum sativum L. Đậu Hà Lan là một thành viên quan trọng trong họ đậu, là cây rau chủ yếu ở các nước có khí hậu ôn hòa và ở vùng nhiệt đới có mùa đông - lạnh.

Đậu Hà Lan là cây trồng lâu đời nhất, lịch sử trồng trọt đã có tới 7.000-9.000 n overline am

Đậu Hà Lan là cây thân thảo hàng năm. Thân cây mềm và có cạnh, phân cành ít, thân rỗng, phần gốc cây thì ít bị rỗng. Nhìn chung, thân, lá không tự đứng thẳng, đặc biệt là loại hình sinh trưởng vô hạn. Vì vậy, cần có giàn để nâng đỡ thân cành.
Hệ rễ của những cây đậu nói chung và cây đậu Hà Lan nói riêng là loại rễ phát triển trung bình. Rễ chính có thể ăn sâu vào đất, nhưng rễ phụ phát triển yếu. Rễ chính có thể ăn sau 70 – 80cm. Nhìn chung, hệ rễ không phát triển rộng trong đất. Cũng giống như những loài đậu khác, rễ của đậu Hà Lan có khả năng cộng sinh với vi khuẩn nốt sần rhizobium, có khả năng cố định đạm tự do trong khí trời. Do vậy, có ảnh hưởng tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Sau khi thu hoạch, toàn bộ rễ, thân, lá sẽ là chất cải tạo đất, làm tăng độ phì nhiêu cho đất.

Lá của đậu Hà Lan thuộc loại lá kép, gồm một số đôi lá chét (lá kèm ở cuống lá có hai đôi lá chét, phần ngọn lá là tua cuốn). Màu sắc lá thay đổi từ xanh nhạt đến xanh thẫm.

Hoa của đậu Hà Lan thuộc loại hoa lưỡng tính, tự thụ phấn là chủ yếu. Sự tự thụ phấn thường xảy ra trước khi hoa nở hoàn toàn. Do vậy, \mathfrak{y} lệ hoa thụ phấn chéo rất thấp. Hoa đậu Hà Lan thường có màu trắng, nhưng cũng có thể là màu hồng, màu hoa cẩm chướng, đỏ tía hoặc là màu hỗn hợp.

Hoa của những giống đậu Hà Lan ăn hạt (khô) thường là màu đỏ tía.

Số quả trên mỗi đốt quyết định bởi đặc tính di truyền của giống, nhưng cũng chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Vì vậy, khi cây sinh trưởng, phát triển trong điều kiện không tốt sẽ làm cho số đốt trên cây bị giảm.

Hạt đậu Hà Lan gồm có hai lá mầm lớn, dự trữ chất dinh dưỡng, chúng bao quanh phôi và được bao bọc bởi vỏ hạt. Hai lá mầm có vai trò rất quan trọng ở thời kỳ đầu sinh trưởng của cây, những lá mầm có thể có màu hoặc không màu. Hạt non nhẫn có hàm lượng tinh bột cao và hàm lượng đường thấp hơn hạt nhăn.
Đậu Hà Lan thích nghi với khí hậu ôn đới, á nhiệt đới, là cây rau có hiệu quả kinh tế cao, đòi hỏi nhiều công chăm sóc, thu hái. Đậu Hà Lan 5 dùng ăn tươi và đóng hộp. Nhiệt độ thích hợp cho đậu Hà Lan nảy mầm từ 18 - 20 độ c quá trình sinh trưởng và phát triển là 20 - 28 độ c Độ ẩm không khí thích hợp là 65 - 75% , nếu độ ẩm cao dễ bị nhiễm bệnh.

Đậu Hà Lan có thể sử dụng dưới dạng quả non, hạt tươi, hạt khô. Đậu Hà Lan còn là nguyên liệu dùng để chế biến đóng hộp và là mặt hàng xuất khẩu của một số nước trên thế giới.

Diện tích đậu Hà Lan ở nước ta còn rất ít và phân tán. Tuy đậu Hà Lan đã được trồng ở Việt Nam hàng thế kỷ nay, nhưng sản lượng thấp. Đậu Hà Lan được trồng chủ yếu ở một số địa phương miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lào Cai (Sa Pa), Hà Giang và một số vùng ở các tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng. Vùng Đà Lạt (Lâm Đồng) có điều kiện khí hậu phù hợp cho cây đậu Hà Lan sinh trưởng, phát triển.

Người tiêu dùng Việt Nam thường sử dụng quả non để xào, nấu và trang trí các món ăn trong các bữa tiệc... Nhiều năm trở lại đây, hạt đậu - Hà Lan tươi và khô đã được sử dụng rộng rãi hơn trong các nhà hàng, - khách sạn. Vì vậy, đậu Hà Lan đang có xu hướng được chú ý trong sản xuất.

Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của đậu Hà Lan

Giá trị dinh dưỡng

Đậu Hà Lan là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong quả đậu Hà Lan tươi, non có nhiều đường, protein, vitamin A, vitamin

Đậu Hà Lan vừa thuộc họ nhà rau, lại vừa thuộc họ nhà ngũ cốc. Nó chứa một lượng vitamin c nhiều hơn tất cả các rau khác. Ngoài ra, còn
có vitamin B, phốt-pho và canxi. Nếu cơ thể bị thiếu hay mất nhiều vitamin c, có thể bồi bổ bằng cách ăn nhiều đậu Hà Lan.
Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của đậu Hà Lan
Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của đậu Hà Lan

Tác dụng

Đậu Hà Lan có tác dụng bổ khí, lợi tiểu. Loại đậu này là một trong những thực phẩm chữa trị tốt nhất đối với các bệnh như bệnh trĩ, tiêu chảy mạn tính, sa tử cung. Đặc biệt, loại đậu này rất lợi sữa nên phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú nên ăn nhiều đậu Hà Lan để tăng thêm sữa.

Ngoài ra, loại đậu này còn chứa hàm lượng nguồn vitamin A vô cùng phong phú, có tác dụng tăng độ ẩm cho da, phụ nữ da khô, sạm màu nên ăn nhiều loại đậu này. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều đậu Hà Lan quá mức dễ dẫn đến trướng bụng, đầy hơi, tiêu hóa không tốt.

Cụ thể, đậu Hà lan có những công dụng như sau:

Chữa tiểu đường

Dùng đậu Hà Lan nấu thành các món khác nhau, ăn trong các bữa cơm hằng ngày. Có thể ủ hạt đậu cho mọc thành giá, giã nát, ép vắt lấy nước cốt, uống 2 lần trong ngày, mỗi lần nửa bát con (khoảng 100ml).

Chữa tăng huyết áp

Đậu Hà Lan nấu nhừ, thêm đường đỏ vào thành món chè, ăn sau các bữa cơm hằng ngày.
Chữa nôn mửa, tiêu chảy liên tục, gân co rút, vùng hoành cách mô đầy, tức, khó chịu.

Đậu Hà Lan 200g, hương nhu 90g, sắc với nước, chia thành 3 phần uống trong ngày, uống khi thuốc còn ấm.

Chữa bí tiểu

Đậu Hà Lan 30 – 60g, sắc lấy nước uống, ngày 3 lần.

Chữa phù thũng, mụn nhọt, lở loét

Đậu Hà Lan sao khô, tán thành bột mịn, bôi vào những chỗ có bệnh.

Một số món ăn từ đậu Hà Lan

Sườn non nấu đậu Hà Lan
Nguyên liệu: 600g sườn non, 200g hạt sen khô hoặc tươi, 100g đậu Hà Lan, 1 củ cà rốt, tương cà chua, muối, hạt nêm, dầu ăn, tỏi, rau mùi, hành khô, xôi ăn kèm hoặc bánh mỳ.

Cách làm:

+ Sườn non rửa sạch, chần sơ qua nồi nước sôi để loại bỏ tạp chất, sau đó rửa lại.

+ Cho vào bát sườn một thìa tương cà chua, nửa thìa nhỏ muối và tỏi băm nhuyễn, trộn đều, ướp khoảng 2 tiếng.

+ Đậu Hà Lan rửa sạch.

+ Cà rốt cạo vỏ, rửa sạch, cắt khúc ngắn.

+ Hạt sen khô rửa sạch. Nếu dùng sen tươi, bỏ tâm sen.

+ Đun nóng dầu ăn, phi tỏi và hành khô thơm, cho bát thịt vào rán qua hai mặt.

+ Đổ vào nồi khoảng 3 - 4 bát nước lọc hay nước dừa tươi, đun sôi, tiếp tục cho hạt sen khô vào đun cùng (nếu dùng sen tươi, thời gian đun nhanh hơn sen khô, có thể đun sườn mềm, sau đó mới cho hạt sen tươi vào).

+ Đun sôi sườn khoảng 30 phút, thêm vào 2 thìa tương cà chua, một ít muối, tiếp tục đun đến khi sườn mềm.

+ Cho tiếp cà rốt, đậu Hà Lan vào đun cùng đến khi cà rốt, hạt sen mềm, nêm lại gia vị cho vừa ăn

+ Tắt bếp, thêm rau mùi thái nhỏ vào.

+ Cho ra đĩa hay bát lớn, dùng kèm với xôi hoặc bánh mỳ.

Đậu Hà Lan xào hạt sen
Nguyên liệu: 50g hạt sen ngâm nước, 50g bạch quả chín, 50g hạt đậu Hà Lan, dầu ăn, muối, mì chính, đường.

Cách làm:

+ Cho dầu vào chảo đun nóng, cho đậu Hà Lan vào xào qua.

+ Tiếp tục cho hạt sen, bạch quả vào, xào đều.

+ Nêm muối, mì chính, đường vừa ăn là được.

Kỹ thuật trồng đậu Hà Lan

Thời vụ

Thời vụ trồng cây đậu Hà Lan có sự khác biệt tùy theo vùng sản xuất, cụ thể như sau:

Ở các tỉnh miền núi phía Bắc

- Vụ thu đông: Gieo hạt vào tháng 9 - 10 .

- Vụ xuân: Gieo hạt vào tháng 2-3.

Vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ

Vụ sớm: Gieo hạt vào trung tuần tháng 9 đến cuối tháng 9.

Vụ chính: Gieo hạt vào 10/10 - 15/10

Vụ muộn: Gieo hạt vào cuối tháng 10 đến 10/11.

Vùng Đà Lạt (L hat am Đồng)

Thời vụ gieo đậu Hà Lan thích hợp từ tháng 9 đến tháng 10.

Giống

Phân loại giống

Có nhiều phương pháp phân loại giống đậu Hà Lan như sau:

Theo loại hình sinh trưởng: Hữu hạn và vô hạn.

+ Loại hình sinh trưởng vô hạn: Thân cây leo bỏ, thân lá sum sê, số đốt trên cây nhiều, cây sinh trưởng, phát triển liên tục cho đến khi già cỗi. Trong sản xuất, cần phải làm giàn để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

+ Loại hình sinh trưởng hữu hạn: Thân cây thấp lùn (dạng bụi), số đốt trên thân ít, cây sinh trưởng phát triển cho tới khi kết thúc một chùm hoa ở phần ngọn.

Theo cách sử dụng: Quả non và hạt.

+ Đậu Hà Lan ăn quả non (còn được gọi là đậu tuyết, đậu Hà Lan ngọt, đậu Hà Lan Trung Quốc): Quả ngọt và giòn, thịt quả dày, hạt phát triển chậm. Do đó, thường được sử dụng dưới dạng quả non.

+ Đậu Hà Lan ăn hạt (khô): Được xem là cây trồng nông nghiệp, hạt phát triển nhanh, cho thu hạt khô.

Theo chiều cao cây: Dạng bụi và dạng leo.

Theo nếp nhăn trên hạt: Hạt nhẫn và hạt nhăn.

Chọn giống

Bà con nông dân có thể lựa chọn một số loại hạt giống đậu Hà Lan sau:

Giống địa phương: Vùng Gia Lâm (Văn Đức), Văn Lâm (Hưng Yên).

Giống nhập nội: Từ Thối Lan, Đài Loan, Trung Quốc Nhật Bản và Pháp. Nguồn giống nhập nội cho năng suất cao phẩm chất tốt nhưng tính chống chịu bệnh kém đặc biệt là bệnh phấn trắng.
Kỹ thuật trồng đậu Hà Lan
Kỹ thuật trồng đậu Hà Lan

Đất trồng

Chọn đất

Đậu Hà Lan có thể trồng được trên nhiều loại đất như cát nhẹ, nhiều mùn đến đất sét nặng, nhưng tốt nhất là đất nhiều mùn đến đất sét nhiều mùn, thích hợp trên đất thịt nhẹ, pha cát, đất giữ ẩm nhưng thoát nước tốt, độ pH đất thích hợp từ 6 – 7. Nếu độ pH dưới 5,5, cần bón thêm vôi (10 – 15 kg/sào).

Đất có hàm lượng mùn cao rất quan trọng đến sinh trưởng, phát triển của đậu Hà Lan. Do đó, trong thâm canh đậu Hà Lan cần phải bón nhiều phân hữu cơ.

Chọn loại đất giữ ẩm tốt, chân đất cao, dễ thoát nước.

Làm đất

- Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo.

Cần thực hiện chế độ luân canh với cây khác họ, đặc biệt là cây lương thực.
Mặt luống bằng phẳng, rộng 1 – 1,1m; chiều cao tùy theo mùa vụ gieo trồng.
+ Ở những vùng khi gieo sớm gặp mưa, cần làm luống cao, chiều cao luống 25 – 30cm.

+ Vụ chính: Chiều cao luống 20 - 25cm Rãnh luống rộng 25 – 30cm.

Gieo trồng

Mật độ

Giống đậu Hà Lan leo:

+ Cần 40 – 50kg / ha (1.5 - 1.8kg / sào)

+ Gieo thành hai hàng.

+ Hàng cách hàng 60 – 70cm, cây cách cây 20cm, mật độ 10 - 12 vạn cây/ha.

Giống đậu Hà Lan lùn:

+ Cần 60 – 80kg/ha (3kg / s * ao)

+ Gieo thành ba hàng.

+ Hàng cách hàng 30cm, cây cách cây 7cm, mật độ 32 vạn cây/ha.

Cách gieo trồng

Nhìn chung, hạt đậu Hà Lan nhỏ hơn hạt đậu cove. Vì vậy, cần chú ý khi gieo không nên phủ đất lên hạt quá dày, sẽ cản trở sự nảy mầm và quá trình mọc của hạt. Tùy theo hạt to nhỏ, tính chất đất đai mà lớp đất phủ lên hạt dày từ 3 - 3.5cm

Kỹ thuật Chăm sóc đậu Hà Lan

Phân bón

Liều lượng

Lượng phân bón cần thiết trong canh tác đậu Hà Lan được thể hiện trong bảng sau:
Loại phân Lượng phân bón   Bón lót Bón thúc    
  kg/ha kg/sào   Lần 1 Lần 2 Lần 3
Phân chuồng 25.000 920 100% 1 - -
Đạm ure 250-300 9-11 25% 20% 25% 30%
Lân supe 300 11 100%      
Kalisulfat 250-300 9-11 25% 20% 25% 30%

Lưu ý:

+ Tuyệt đối không được dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi và nước phân tươi để bón hoặc tưới. Có thể dùng phân hữu cơ sinh học hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng.

+ Khi bón phân lân cần chú ý đến mục đích sử dụng. Nếu trồng đậu Hà Lan để sử dụng quả non thì bón lượng lân vừa phải, nếu sản xuất hạt giống hoặc trồng để sử dụng hạt khô, cần tăng cường bón lân.

Cách bón

Bón lót:

Bón lót vào rãnh, trộn đều với đất ở độ sâu 15 – 20cm.

Bón thúc:

Trong quá trình sinh trưởng, cần cung cấp loại phân bón dễ tiêu để cây dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng. Số lần bón thúc từ 2 - 3 lần tùy theo tình hình sinh trưởng của cây.

+ Bón thúc lần 1: Sau khi cây mọc khoảng 15 ngày.

+ Bón thúc lần 2: Sau khi mọc 25 - 30ngay

+ Bón thúc lần 3: Khi cây ra hoa rộ và quả non

+ Phương pháp bón: Có thể bón ở thể dung dịch hoặc bón dưới dạng khô, viên. Có thể chia đều lượng phân đạm cho số lần bón thúc, cũng có thể ở thời kỳ đầu khối lượng phân bón ít hơn một chút so với những thời kỳ sau. Nên hòa tan phân đạm (vô cơ) trong nước với nồng độ 1 – 2% để tưới vào gốc. Có thể bón phân ở dạng khô, đào hốc sâu 5 - 7cm giữa, hai cây, sau đó bón phân đạm rồi lấp đất. Sau khi bón phân, cần tưới nước kịp thời để hòa tan phân bón, thiếu nước sẽ dẫn đến tình trạng nồng độ dung dịch trong đất cao, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của rễ. Mỗi hốc chỉ nên bón 2 - 3g phân đạm.

Nước

Sử dụng nguồn nước tưới sạch (nước sông, nước giếng khoan).

Sau khi gieo hạt đến khi cây mọc lên khỏi mặt đất, nếu đất thiếu ẩm cần cung cấp nước cho hạt nảy mầm.

Khi cây trưởng thành, cần bảo đảm độ ẩm đất 70 – 80%.

Thời kỳ ra hoa, quả, phải cung cấp đầy đủ nước cho cây, thiếu nước ở thời kỳ này sẽ làm giảm năng suất.

Thời kỳ đầu, sau khi gieo hạt, dùng thùng hoặc ống dẫn nước có gương sen tưới phun đều trên mặt đất.

Khi cây mọc lên khỏi mặt đất, có thể sử dụng phương pháp tưới rãnh, dùng gàu, máy bơm nước, đưa nước vào rãnh ngập 1/2 so với độ cao luống. Khi nước thấm đều trên đồng ruộng thì tháo cạn.

Làm giàn

Đối với những giống đậu leo bò, cây cao, nhất thiết phải làm giàn. Không làm giàn, năng suất sẽ bị giảm nghiêm trọng. Kỹ thuật cụ thể
như sau:

Khi cây bắt đầu xuất hiện tua cuốn, cần kịp thời làm giàn để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và bò leo hướng lên nóc giàn.

Lưu ý, nếu làm giàn muộn, tua cuốn phát triển mạnh sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả nàng quang hợp của bộ lá do thân lá che khuất lẫn nhau, làm giảm khả năng tiếp xúc của cây đối với ánh sáng mặt trời, giảm độ thông thoáng... Do đó, dẫn đến năng suất thấp.

Làm giàn cho đậu Hà Lan tương tự như đậu cove, giàn theo kiểu chữ A. Chiều dài cọc giàn từ 1.5 - 2m , dùng nguyên liệu sẵn có của địa phương như cây que, trúc, nứa tép già, điền thanh, cây đay giống, hoặc cọc giàn, dây buộc được làm từ chất dẻo...

Một số kỹ thuật chăm sóc khác

Sau khi cây mọc từ 10 - 15 ngày, cần tiến hành xới phá váng làm cho đất tơi xốp, thông thoáng, tạo điều kiện cho hệ rễ phát triển tốt.

Sau khi xới lần thứ nhất 10 - 15 ngày, xới nhẹ, nông, họp xung quanh gốc, nạo vét đất ở rãnh vun vào gốc cây.

Phòng trừ sâu bệnh trên đậu Hà Lan

Dòi đục lá (japanagromyza tristella sp)

Biểu hiện

Dòi trưởng thành là loài ruồi nhỏ, dài 2 – 3mm, màu đen.

Trứng có hình oval dài, rất nhỏ, có màu trắng trong, sau chuyển màu vàng nhạt.

Sâu non là dạng dòi, không chân, màu trắng trong, phần trước hơi vàng, ruột bên trong màu đen. Nhộng màu nâu vàng, dính trên lá ở cuối đường đục hoặc rơi xuống mặt đất.

Con cái dùng gai đẻ trung vào dưới biểu bì của cây và chích hút nhựa cây, tạo thành những vết sần sùi trên lá.

Sâu non tạo những đường đục ngoằn ngoèo, màu trắng xuất hiện do dòi tạo nên, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập. Nếu bị hại nặng sẽ làm giảm khả năng quang hợp, làm giảm năng suất cây trồng.

Vòng đời trung bình 25 – 30 ngày.

Dòi đục phá nhu mô lá, tạo thành những vết hoặc những đoạn - ngắn, nhỏ, màu trắng hơi xanh. Sau dần dần tạo thành vết có hình tròn lớn lên nhanh chóng. Sau đó, biểu bì lá phồng rộp lên, có màu trắng rõ rệt.

Nhiệt độ thích hợp cho dòi đục lá hoạt động là 15 - 20 độ c , Độ ẩm có ảnh hưởng đối với dòi, đặc biệt là độ ẩm của đất. Đất quá khô hoặc 2 quá ẩm đều ảnh hưởng xấu đến nhộng vũ hóa.

Biện pháp phòng trừ

Biện pháp canh tác:

+ Vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy tàn dư cây trồng.

+ Ruồi thường gây hại nặng vào tháng 11 đến tháng 3 năm sau nên cần theo dõi chặt chẽ thời gian này, chăm sóc cây trồng tốt để cây có -khả năng chống sâu hại tốt.

+ Dùng bẫy dính màu vàng để diệt ruồi trưởng thành.

Biện pháp hóa học:

Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất sau: Abamectin (bamectin 1.8 EC, binhtox 1.8 EC, abagro 118 EC, abatin 5.4 EC, abavec super 3.6 EC, tungatin 3.6 EC, vertimec 1.8 EC); cyromazine (trigard 75 BTN); spinetoram (radiant 60 SC); spinosad (akasa 25 sc, 250 WP).

Sâu đục quả (maruca testulalis)

Biểu hiện

Bướm nhỏ, toàn thân màu vàng xám, trứng màu trắng ngà, hình bầu dục, trứng để rải rác mặt trên lá hay trên vỏ quả, sâu non màu trắng ngà, nhộng màu xanh nhạt sau chuyển màu nâu vàng, được bao phủ bởi lớp kén mỏng. Vòng đời trung bình 35 – 40 ngày.

Bướm hoạt động mạnh lúc chập tối, sâu non mới nở đục lỗ nhỏ qua vỏ quả đậu chui vào trong ăn thịt quả hoặc nhả tơ cuốn lá ăn chất xanh của lá. Sâu thường phá hại những quả đậu còn non và cả hoa, mỗi quả bị hại có từ 1 – 3 con sâu. Sâu non đẫy sức chui ra khỏi quả, hóa nhộng trên quả hay trên đất.

Biện pháp phòng trừ

Luân canh cây trồng, ngắt tỉa lá già và quả bị hại đem tiêu hủy. Biện pháp hóa học: sử dụng một số loại thuốc hóa học có hoạt chất sau:

+ Abamectin, alpha-cypermethrin (shépatin 18 EC, 36 EC).

+ Abamectih, chlorfluazuron (confitin 18 EC, 33 EC).

+ Abamectin, lambda-cyhaiothrin (actamec 20 EC, 40 EC).

Bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia sotani sp và fusarium sotani sp)

Biểu hiện
Bệnh hại vào thời kỳ cây con mới mọc gây héo và chết cây con.

Vết bệnh lúc đầu chỉ là một chấm nhỏ, màu đen ở phần gốc, sau đó lan nhanh, bao bọc xung quanh cổ rễ, làm cổ rễ khô tóp lại, cây gãy gục và chết, nhưng thân lá vẫn còn màu xanh. Trên vết bệnh có lớp năm màu trắng xám. Vết bệnh thối mục, có màu nâu đen ủng và lan nhanh khi gặp trời mưa.

Bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ 28 – 25°c, độ ẩm đất cao, nóng lạnh thất thường. Đặc biệt, trong điều kiện nhà kính, bệnh phát triển mạnh. Bệnh cũng phá hại mạnh trên những chân ruộng trũng, ứ đọng nước, đất trồng bị đóng váng sau khi mưa.

Nguồn bệnh tồn tại chủ yếu trong đất và trên tàn dư cây trồng dưới dạng từ tàn dư cây bệnh vùi lấp, nấm iusarium solani sp có thể tồn tại trên hạt giống, từ đó lan truyền sang cây con... Nấm gây bệnh có phạm vi ký chủ rộng, gây hại trên nhiều loại cây trồng có ý nghĩa kinh tế như các loại đậu, cà chua, khoai tây...
Phòng sâu bệnh cho đậu Hà Lan
Phòng sâu bệnh cho đậu Hà Lan

Biện pháp phòng trừ

Biện pháp canh tác:

+ Luân canh cây trồng khác họ để hạn chế tích lũy nguồn bệnh trong đất.

+ Cày sâu để chôn vùi hạch nấm, bừa đất kỹ, phơi ải, bón vôi để tiêu hủy nguồn bệnh trong đất.

+ Chọn hạt giống khỏe, sạch bệnh, không gieo quá sâu, mật độ vừa phải.

+ Phá váng sau khi mưa và xới xáo kịp thời, vun luống cao, thoát nước tốt.

+ Bón lót phân chuồng hoai vối bón vôi. Bón thúc sớm lân và kali.

+ Xử lý hạt giống trước khi gieo và phun thuốc phòng trừ khi bệnh xuất hiện.

Biện pháp hóa học:
+ Có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc sau: Ridomil MZ 72 WP, topsin M 70 WP, rovral 50 WP.

+ Có thể sử dụng chế phẩm sinh học trichoderma phòng trừ bệnh.

Bệnh đốm vi khuẩn (xanthomonas phaseoli)

Biểu hiện

Bệnh gây ra các đốm cháy rộng trên lá. Trên quả đậu có những đốm nhỏ xanh nhạt, nhũn nước, sau đó trở nên nâu và khô đi, hình dạng bất thường.

Điều kiện phát sinh phát triển của bệnh: Trong điều kiện độ ẩm cao, đốm bệnh lây lan rất nhanh.

Biện pháp phòng trừ

Biện pháp canh tác

Vệ sinh vườn, thu gom các lá và quả sau khi thu hoạch. Biện pháp hóa học:

Có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gốc đồng, kasugamycin, bismerthiazil. Khangvietbook.com.vn

Bệnh gỉ sắt (uromyces sp)

Biểu hiện

Bệnh hại chủ yếu trên lá, có khi trên thân, cành và quả.

Trên lá, vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu trắng bạc, về sau vết bệnh hơi lồi lên, trên vết bệnh có lớp bột màu nâu. Lá bị bệnh co rúm lại, nếu bị nặng lá biến vàng và rụng. Trên thân, quả, triệu chứng bệnh cũng có những đốm nhỏ hơi gồ lên và phủ một lớp bột màu nâu vàng. Cây bị bệnh sinh trưởng kém, lá và hoa bị rụng, quả ít.
Bệnh phát triển trong điều kiện thời tiết nóng âm, cây không được chăm sóc tốt.

Biện pháp phòng trừ

Biện pháp canh tác:

+ Trồng giống kháng bệnh.

+ Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư.

Biện pháp hóa học:

+ Sử dụng thuốc có hoạt chất: Copper oxychloride và kasugamycin (new kasuran 16.6 WP).

+ Tham khảo sử dụng một số hoạt chất: Carbendazim, hexaconazole, diniconazol.

Thu hoạch

Đậu Hà Lan sử dụng quả non:

+ Thu hoạch sau khi hạt non chớm phình to.

+ Thu vào sáng sớm sẽ có chất lượng tốt và tươi hơn, có khả năng bảo quản và vận chuyển tốt hơn.

+ Khi thu hái, tránh làm trầy xước hoặc bong lớp phấn trên vỏ quả.

+ Loại bỏ các quả có vết về sâu bệnh, trầy xước hoặc dị dạng.

Đối với đậu ăn hạt non:

+ Thu muộn hơn (khi vỏ quả đổi màu), hạt đã phình to và tương đối cứng, nhưng chưa quá già hoặc khô.

+ Hạt được tách ra, dùng ngay hoặc chế biến, bảo quản để tiêu thụ dần. Hạt đậu non được chế biến chủ yếu bằng các phương pháp cấp đông hoặc đóng hộp.

Đậu Hà Lan lấy hạt khô:

+ Được thu hoạch khi hạt đã già, khô, vỏ quả đã bạc.

+ Cần thu kịp thời, không để quá khô vì một số giống có khả năng tự tách vỏ ngay trên cây.

+ Thu và phơi khô nguyên quả, sau đó tách hạt và tiếp tục phơi hạt cho thật khô trước khi đóng gói.
 
gọi Miễn Phí