Kỹ thuật trồng và chăm sóc đậu xanh - Khang Việt

Đăng lúc: , Cập nhật

Kỹ thuật trồng và chăm sóc đậu xanh đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc đậu xanh đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Giới thiệu chung về cây đậu xanh

Đậu xanh hay đỗ xanh (tiếng Pháp: Harieot mungo, tiếng Anh: Mung bean) là cây đậu có danh pháp hai phần vigna radiata. Đây là cây họ đậu quan trọng thứ ba, sau đậu nành và lạc (hai loại cây công nghiệp ngắn ngày).

Đậu xanh có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Á, phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, là cây trồng khá quen thuộc ở châu Á và rất phổ biến ở nước ta. Cây đậu xanh có khả năng thích ứng rộng, chịu hạn khá và có thể thích nghi với các vùng có điều kiện khắc nghiệt. Ở khu vực Đông và Nam châu Á, cây đậu xanh được trồng nhiều ở các quốc gia như: hat An Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal, Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Miến Điện, Indonesia. Hiện nay, đậu xanh đã được phát triển tại một số quốc gia ở vùng ôn đới, ở châu Úc lục địa, châu Mỹ.

Đậu xanh có kích thước hạt nhỏ (đường kính khoảng 2 – 2,5 mm). Ở Việt Nam, đậu xanh là loại đậu thường được sử dụng để làm xôi, làm các loại bánh ngọt, bánh đậu xanh, hoặc được ủ cho lên mầm để làm thức ăn (giá đỗ).
Đậu xanh thuộc loại cây thảo mọc đứng. Lá mọc kép 3 chia, có lông hai mặt. Hoa màu vàng lục, mọc ở kẽ lá. Quả hình trụ thẳng, mảnh nhưng số lượng nhiều, có lông trong, chứa hạt hình tròn, hơi thuôn, kích thước nhỏ, màu xanh, ruột màu vàng, có mầm ở giữa.

Cây đậu xanh được trồng phổ biến ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Hạt đậu xanh có nhiều chất bổ dưỡng và dễ sử dụng. Trong các đám cỗ ở nông thôn, không thể thiếu sản phẩm của cây đậu xanh như xôi đậu xanh, chè đậu xanh, giá đậu xanh, bánh đậu xanh. Cây đậu xanh không những cho sản phẩm quý, có giá trị kinh tế cao, mà còn có tác dụng cải tạo và bồi dưỡng đất.

Đậu xanh là một loại cây thực phẩm ngắn ngày, có khả năng thích ứng rộng trên nhiều vùng, miền khác nhau, thời gian sinh trưởng chỉ khoảng 65 – 70 ngày. Do đó, nó đã trở thành cây trồng quen thuộc đem lại nhiều giá trị cho bà con nông dân.

Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của đậu xanh

Giá trị dinh dưỡng

Trong 100g đậu xanh chứa 20g đạm và 50g bột đường. Đây là điều hiếm thấy trong khi các thực phẩm thực vật khác thường được xếp vào nhóm bột đường hoặc rau quả. Do đó, đậu xanh là thực phẩm cung cấp đạm chủ yếu cho những người ăn chay, ăn kiêng.

Giá đậu xanh có chứa hàm lượng phong phú các vitamin A, B, C và E, các khoáng chất như sắt, canxi và kali. Trong y học cổ truyền, giá đậu xanh được xem là thực phẩm làm mát, có chứa chất chống ung thư.

Theo Tây y, giá đậu xanh ngoài các vitamin, khoáng chất còn chứa men tiêu hóa, tốt cho trẻ biếng ăn.

Như vậy, đậu xanh là một thực phẩm giàu dinh dưỡng và có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người.
Gía trị dinh dưỡng và tác dụng của đậu xanh
Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của đậu xanh

Tác dụng

Đậu xanh vị ngọt, hơi tanh, tính hàn, không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt, mát gan, có tác dụng giải độc, chữa lở loét, làm sáng mắt, nhuận họng, hạ huyết áp, mát buồng mật, bổ dạ dày, hết đi tả, thích hợp với các bệnh nhân say nắng, miệng khát, người nóng, thấp nhiệt, ung 5 nhọt, viêm tuyến má, đậu mùa, nhìn mọi vật không rõ.

Đậu xanh là loại thức ăn nhiều kali, ít natri. Người thường xuyên ăn đậu xanh và chế phẩm của nó huyết áp sẽ thấp. Trong đậu xanh còn có thành phần hạ huyết mỡ hữu hiệu, nó còn giúp cho cơ thể phòng chống chứng xơ cứng động mạch và bệnh cao huyết áp, đồng thời có công hiệu bảo vệ gan và giải độc.

Trong đời sống hằng ngày, đậu xanh được dùng làm rất nhiều món như nấu canh, chè, làm bánh, xay thành bột làm miến, rang vàng, tán 5 bột làm thực phẩm ngũ cốc dinh dưỡng. Lá đậu xanh được tận dụng làm - dưa nhưng không phổ biến, vỏ đậu xanh có tính nóng, giúp giảm bớt mờ mắt, vì vậy nhiều người thường nấu cả vỏ, không bỏ đi.

Sau đây là một số tác dụng chữa bệnh cụ thể của đậu xanh:

Chữa tiêu chảy, nôn mửa: Đậu xanh rang vàng 100g, muối rang 10g, hạt tiêu 50g. Tán bột, trộn chung cho đều, cất kín vào trong lọ. Người lớn mỗi lần uống 7g, cách nhau 3 tiếng.

Giải say rượu: Nấu cháo đậu xanh để nguội, cho ăn liền vài bát hoặc nhai một nắm lá sống đã rửa sạch thật kỹ rồi nuốt.

Trị trúng nắng: sắc vỏ đậu xanh thật đặc uống, trị trúng nắng rất công hiệu.

Ăn thịt chim sẻ với gan lợn, bò sinh độc: ăn mực ống với đường đen sinh độc; ăn măng tre với kẹo mạch nha sinh độc; ăn thịt lợn với ốc bươu sinh chứng rụng lông mày; ăn gỏi cá sống và uống sữa bò sinh độc; ăn cải ba lăng (thứ rau lá chĩa ba, cọng có khía, màu hơi đỏ tía, luộc ăn với đậu hũ rất ngon); uống sữa bò sinh bệnh lỵ: Uống nước đậu xanh sẽ giải được độc,

Một số món ăn từ đậu xanh

Chè đậu xanh nha đam

Món chè đậu xanh nha đam không những ngon, mát mà còn mang lại sức sống cho làn da đẹp.

Nguyên liệu: 1 lá nha đam khoảng 500g, 200g đậu xanh, 1 bát bột sắn dây, đường, nửa quả chanh, 500ml nước, dầu chuối.
Chè đậu xanh nha đam
Chè đậu xanh nha đam

Cách làm:

+ Nha đam bỏ phần vỏ xanh, chỉ lấy phần thịt trắng bên trong, thái hạt lựu.

+ Ngâm nha đam vào 1 bát nước có vắt nửa quả chanh và 1 thìa đường trong 30 phút.

+ Sau đó, bóp cho hết nhớt và rửa lại với nước sạch.

+ Đỗ xanh đã bỏ vỏ ngâm trong nước lạnh khoảng 2 tiếng, sau đó vo sạch với nước.

+ Cho nước và đậu xanh vào nồi, đun sôi, vớt bọt. Đun đến khi đậu xanh chín nhừ thì thêm đường vừa khẩu vị.

+ Bột sắn hòa tan với một ít nước, cho vào nồi đậu xanh, vừa đổ vừa đảo đều cho bột sắn tan, không bị vón cục. Thêm nha đam vào nồi, đun sôi lại rồi tắt bếp.

+ Cho chè nha đam đậu xanh ra từng bát, để nguội, cho vào ngăn mát tủ lạnh hoặc ăn kèm đá. Khi ăn, có thể thêm chút tinh dầu chuối vào bát chè cho thơm.

Chả đậu xanh xương sông

Món ăn lạ và hấp dẫn, đồng thời giàu dinh dưỡng

Nguyên liệu: 300g thịt xay, 50g đậu xanh, hành, lá xương sông, hạt nêm.
Chả đậu xanh xương sông
Chả đậu xanh xương sông
Cách làm:

+ Đậu xanh ngâm nở, đãi sạch rồi cho vào cối giã dập. Chú ý: không nên xay đậu xanh, vì khi xay thường có xu hướng trở nên nhuyễn mịn, trộn với thịt để làm món này sẽ kém ngon.

+ Trộn đều thịt xay với hành, hạt nêm và đậu xanh đã giã dập. + Lá xương sông rửa sạch, vảy ráo, nếu còn dính nước thì khi rán chả dễ bị bắn mỡ. Cho thịt vào lá và cuộn lại như cách gói chả xương sông - thông thường.

+ Đem chả đậu xanh xương sông chiên vàng hai mặt. Khi chả chín giòn, gắp ra giấy thấm dầu cho đỡ ngấy rồi bày ra đĩa là được.

Lưu ý khi sử dụng đậu xanh

Ăn thịt chó với đậu xanh bụng sẽ trướng to, gặp trường hợp này cần dùng 2g cam thảo nấu lên, uống sẽ khỏi.

Kỹ thuật trồng đậu xanh

Thời vụ

Thời vụ trồng đậu xanh có sự khác biệt nhất định theo từng vùng, cụ thể như sau:

Ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung

Vụ xuân:

+ Đậu xanh thường được gieo vào tháng 3 hoặc cuối tháng 2 trên các
đất chuyên màu, đất bãi ven sông sau khi thu hoạch các cây vụ đông, đất mạ, đất bỏ hóa trong vụ chiêm xuân do thiếu nước.

+ Đậu xanh được trồng thuần hoặc xen vào các cây trồng lâu năm, vườn quả... ở các tỉnh miền trung du và miền núi, vụ xuân ở đây do rét kéo dài nên có thể gieo muộn hơn, thường là sau tiết xuân phân (21/3), sau đó là làm vụ lúa mùa.

- Vụ hè:

+ Thường được gieo nhiều trên đất bãi ven sông nước ngập hàng năm, sau khi thu hoạch cây màu vụ xuân.

+ Gieo vào đầu đến trung tuần tháng 6.

+ Để tránh ngập nước, loại này thường trồng thuần. Hoặc ở trên đất hai lúa, cũng được trồng thuần, gieo từ cuối tháng 5 đến hết thượng tuần tháng 6, sau đó tiếp tục cấy lúa mùa.

– Vụ thu đông:

+ Trên các loại đất chuyên màu, đất ở đồi thấp, đất ruộng cao dễ thoát nước.

+ Ở trung du, đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa cũng thường gieo thêm một vụ đậu xanh thu đông thuần hoặc xen, từ giữa tháng 8 đến đầu tháng 9. Riêng ở miền núi phía Bắc cũng có nơi gieo, nhưng do rét đến sớm hơn nên phải gieo từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 8, sau khi thu hoạch xong vụ xuân hè muộn cuối tháng 6, đầu tháng 7.

+ Vùng trung du và miền núi của các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh cũng có thể gieo một vụ đậu xanh thu đông từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9 trên đất đồi nương, chân ruộng cao dễ thoát nước...
Các tỉnh miền Nam Có ba vụ chính ở miền Nam:

Vụ đông xuân: Gieo từ tháng 11 đến tháng 1 dương lịch năm sau.

Vụ xuân hè: Gieo từ tháng 2 - 3 dương lịch.

Vụ hè thu: Gieo từ tháng 4 - 5 dương lịch.
Kỹ thuật trồng đậu xanh
Kỹ thuật trồng đậu xanh

Giống

Hiện nay, có nhiều giống đậu xanh cho năng suất cao, chất lượng tốt, có thể kháng được nhiều loại sâu, bệnh hại nguy hiểm và có khả năng - thích nghi cao. Giống đậu xanh ở nước ta có một số loại chủ yêu sau E đây:
  • Giống V87-13
Giống này có chiều cao trung bình từ 50 – 60cm, phân cành tốt, khả năng tái tạo bộ lá mạnh. Vì vậy, sau khi thu hoạch nếu cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cây đậu xanh sẽ cho thêm một đợt thu hoạch thứ hai với năng suất khoảng 50 - 60% đợt đầu.
  • Giống V87-13 có hạt đóng kín khá đều, tương đối lớn, màu xanh, thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng và xuất khẩu.
Năng suất trung bình vào khoảng 1,2 tấn/ha. Đậu xanh phát triển tốt có thể đạt 2 tấn/ha.

Khả năng chống chịu đối với bệnh khảm vàng do virut và bệnh đốm lá ở mức trung bình.
  • Giống HL89 E3
Đây là giống có tính thích nghi rộng, thích hợp trên nhiều chân đất, hạt đóng khít, dạng hình oval, màu xanh mỡ rất đẹp. Trọng lượng 1.000 hạt khoảng 50 - 53g
Đặc điểm của hai giống V87-13 và HL89 E3 là hạt không bị chuyển màu nếu gặp mưa trong quá trình thu hái.
  • Giống 91-15
Giống này cây cao trung bình khoảng 60 - 65cm phơi bông nên rất thuận tiện cho công tác phòng trừ sâu hại.
Hạt có dạng hình trụ, màu xanh mỡ, được người tiêu dùng ưa thích.
Tỷ lệ thu hoạch đợt đầu vào khoảng 70 - 80% .
Giống này chống chịu bệnh khảm vàng và đốm lá ở mức trung bình.
  • Giống V94-208
Là giống có năng suất cao, trung bình từ 1.4 - 1.5 tấn/ha, có những nơi đạt 2,8 tâh/ha.

Đặc điểm nổi bật của giống V94-208 là cao 75cm, thân to, lá

rộng, quả nằm trên mặt lá, hạt to, hình trụ màu xanh đậm, bóng.

Tuy nhiên, loại giống này có nhược điểm hạt đóng không khít trong quả. Vì vậy, khi gặp điều kiện dinh dưỡng không tốt, các hạt sẽ không đều. Đồng thời, hạt đậu V94-208 rất dễ đổi màu khi thu hái gặp trời mưa hoặc phơi không kịp và dễ bị mọt.

Khả năng chống chịu bệnh khảm vàng của giống ở mức trung bình yếu cho nên chỉ gieo trồng trong vụ đông xuân.

Đất trồng

Chọn đất

Đất trồng đậu xanh cần chọn loại đất nhẹ, tơi xốp, chủ động được việc tưới tiêu, có tầng đế cày sâu, đủ ẩm, có đầy đủ chất dinh dưỡng, độ pH từ 5, 5 - 6, 5
Đó có thể là những loại đất thịt nhẹ, cát pha, đất phu sa ven sông do các nương tay vùng đồi núi trung du và miền núi phía Bắc, c đỏ bazan, đất xám, đất cao ở vùng đồng bằng sông Cửu Long...

Ở các tỉnh phía Bắc, trong vụ xuân tốt nhất là nên gieo tr hat encde chân đất thịt nhẹ hoặc trung bình, đất phù sa. Còn trong vụ hè, nên gi trên các chân đất cát pha, đất phù sa ven sông, đất ở nương rẫy, chỉ cần đảm bảo dễ thoát nước, các chân đất chuyên màu, đất mạ...

Làm đất

Đất cần được cày bừa kỹ, tơi nhỏ, các tàn dư thực vật của vụ trước đó. san phẳng, làm sạch cỏ và hết

Có thể làm luống nếu đất thấp, đất hơi nặng và không phẳng hoặc gieo thành băng rộng từ 3 -5m 8 loại đất địa hình tương đối bằng phẳng và dốc một chiều, dễ thoát nước như các bãi ven sông.

Nếu làm luống thì rộng 1,0 – 1,5m tùy vụ gieo trồng, cao từ 20 - 30cm.

Riêng đất mương, rẫy, nếu làm luống nên chú ý để tránh bị xói mòn.

Đất cần được đánh rãnh cách nhau từ 4 – 6m để dẫn nước tưới và thoát nước trong mùa mưa.
Đất trồng đậu xanh
Đất trồng đậu xanh

Gieo trồng

Mật độ

Lượng giống cần cho 1ha: Gieo theo hàng từ 15 - 20kg gieo sạ từ 25 - 30kg

Khoảng cách trồng: 50cm x 20cm hoặc 40cm x 30cm, gieo thẳng ngoài đồng (gieo hạt khô từ 2 - 3 hạt mỗi hốc).

Cách gieo trồng

Đậu xanh được trồng bằng cách gieo trực tiếp. Có thể áp dụng phương pháp gieo sạ, theo hàng hoặc gieo hốc. Sau đây là những lưu ý trong khâu gieo trồng đậu xanh:

Trước khi gieo, nên phơi nắng nhẹ để kích thích hạt nảy mầm đều.

Hạt đậu xanh sẽ nảy mầm khỏe, đồng đều nếu bảo đảm được hai yếu tố nhiệt độ và độ ẩm. Nhiệt độ thích hợp là từ 30 - 32 deg * c độ ẩm khoảng 75%.

Để đảm bảo đầy đủ nhiệt cho hạt nảy mầm, nhiều nông dân có tập quán gieo đón mưa. Nếu gặp năm mưa thuận thì năng suất rất cao, nhưng đa số các cơn mưa đầu vụ thất thường, nhiều vụ gieo đi gieo lại 2 3 lần rất tốn kém. Vì vậy, để giảm sự bấp bênh ở khâu gieo hạt, bà con cần chú ý theo dõi phần dự báo thời tiết trên các phương tiện truyền thông. Khi có dự báo mùa mưa, bắt đầu gieo vào giữa tháng 5 là thời vụ đảm bảo nhất.

Cần cày bừa kỹ, làm cỏ trước khi gieo trồng.

Cây đậu xanh không chịu được ngập úng. Vì vậy, tùy địa thế mà chọn biện pháp làm đất thích hợp như đánh luống, tỉa lan. Nhưng để tiện cho công tác làm ủ, công tác gieo theo hàng thuận tiện hơn, nên chọn các chân đất không bằng phẳng...

Ở các chân đất không bằng phẳng, nên chú ý vấn để rãnh thoát nước.

Kỹ thuật chăm sóc đậu xanh

Phân bón

Phân bón ruộng

Lượng và loại phân bón tùy thuộc đất tốt xấu, thời vụ mà điều chỉnh, cụ thể như sau:

Bón lót:

+ Liều lượng: 15 - 20 tấn phân hữu cơ (phân chuồng hoai), 70- 100kg supe lân, 500kg phân hữu cơ sinh học HVP 40 IB, 20kg HVP Organic cho mỗi héc ta.

+ Cách bón: Rải đều trước khi gieo hạt.

Bón thúc lần 1:

+ Bón vào 15 ngày sau khi gieo.

+ Liều lượng: Bón 50 - 100kg ure, 25 - 50kg kali clorua cho mỗi héc ta.

+ Cách bón: Bón cách xa gốc ít nhất 10cm. Bón thúc kết hợp làm cỏ, vun gốc, lấp phân.

Bón thúc lần 2:

+ Bón vào 25 - 30 ngày sau khi gieo.

+ Liều lượng: Bón 100 - 200kg ure, 75 - 125kg kali clorua cho mỗi héc ta.

+ Cách bón: Bón cách xa gốc ít nhất 10cm, kết hợp làm cỏ, vun gốc, lấp phân.

Bón thúc lần 3:

+ Bón vào 40 ngày sau khi gieo.
+ Liều lượng: Bón 100 - 200kg ure, 50 - 125kg kali clorua cho mỗi héc ta.
+ Cách bón: Bón cách xa gốc ít nhất 10cm, kết hợp làm cỏ, vun gốc, lấp phân.

Phân bón lá

Sử dụng các loại phân bón lá để cung cấp kịp thời và hiệu quả nguồn vi lượng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây đậu xanh. Có thể sử dụng các sản phẩm phân bón lá theo quy trình: Sử dụng HVP 401, phun làm 3 lần, cụ thể như sau:

Lần 1: Khi cây mọc 2 – 3 lá thật.

Lần 2: Khoảng 10 - 15 ngày sau khi phun lần 1. Lưu ý, sau khi phun HVP 401 lần 2, khi thấy cây chuẩn bị ra hoa rộ, phun HVP auxin organic 2 lần, cách nhau 7 ngày, giúp cây đậu xanh ra nhiều quả.

Lần 3: Sau khi ra quả nhiều, tiếp tục phun HVP 401 để hạt đậu to, mẩy, ít lép. Sau 7 ngày, sử dụng HVP 1001.s (0.25.25) phun 2 lần, cách nhau 10 ngày để nuôi hạt, dưỡng quả và chắc hạt.

Phân bón ở vùng đất đỏ Đông Nam Bộ

Vùng đất đỏ Đông Nam Bộ là nơi có diện tích trồng đậu xanh tương đối lớn. Sau đây là cách sử dụng phân bón cho ruộng đậu xanh ở vùng này:

Liều lượng: Lượng phân bón thích hợp cho 1ha đậu xanh trên vùng đất đỏ Đông Nam Bộ là 90kg ure, 300kg supe lân và 90kg kali.

Cách bón: Chia làm 3 lần để bón.

+ Lần thứ nhất: Bón toàn bộ lân, 1/3 đạm, 1/3 kali.
+ Lần thứ hai: Bón thúc đợt 1 khi cây được 3 lá thật. Lượng phân bón là 1/3 ure và 1/3 kali. Do đậu xanh có số lá ít, vì vậy nên kết hợp bón thúc đợt 1 với làm cỗ lần đầu.
+ Lần thứ ba: Sau khi gieo 25 ngày, tiến hành bón thúc toàn bộ lượng phân còn lại và kết hợp với làm cỏ, vun gốc.
Kỹ thuật chăm sóc đậu xanh
Kỹ thuật chăm sóc đậu xanh

Nước

– Đậu xanh là cây trồng chịu hạn tốt, trồng vào mùa khô, cho nên chỉ tưới nước 2 – 3 lần/tuần.

Sử dụng cây tưới phun để tưới cho đậu xanh giúp tiết kiệm nước, đồng thời tránh bật gốc, gây ảnh hưởng đến sự phát triển, sinh trưởng của cây.

Chú ý luôn giữ độ ẩm đất thích hợp để cây phát triển tốt.

Cây con chịu úng kém. Đậu xanh ra hoa có thể tưới tràn nhưng tránh úng gốc.

Cây đậu xanh lúc gieo và ra hoa cần đủ nước tưới để hạt mọc đều, ít rụng hoa và hạt được no (không bị đậu đá).

Một số kỹ thuật chăm sóc khác

– Đậu xanh là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ khoảng 60 70 ngày. Trồng đậu xanh có ưu điểm tiết kiệm được nguồn nước tưới nên phù hợp với những vùng có nguy cơ bị hạn.

Trồng đậu xanh xen canh hoặc luân canh còn giúp cải tạo, tăng độ phì cho đất.

Bón vôi trước khi trồng 7 – 10 ngày, lượng dùng 400 – 800 kg/ha, sau đó cày xới làm đất.

Dặm hạt ở những hốc hạt không nảy mầm, bắt đầu 4-6 ngày sau khi gieo (khi mầm vừa nhú lên mặt đất).

Sự hình thành nốt sần: Bắt đầu từ khi cây đậu đã hình thành lá chét cho đến khi ra hoa (khoảng 20 - 30 ngày sau gieo). Nốt sần là nơi cố định đạm, nhờ có nó mà đậu xanh không cần bón nhiều phân đạm. Lúc này, cần tác động các biện pháp kỹ thuật như: Bón phân, phòng trừ sâu bệnh tạo điều kiện cho nốt sần hình thành sớm và nhiều.

Thời kỳ cây con đậu xanh sinh trưởng chậm: Cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tạo điều kiện cho cây sinh trưởng thuận lợi và nhất là cần phải tránh sâu bệnh làm chết cây sẽ làm giảm mật độ cây thu hoạch, dẫn đến làm giảm năng suất.

Quá trình nở hoa: Đậu xanh có thời gian ra hoa kéo dài và không có đợt hoa rộ rõ rệt như ở lạc và đậu tương. Thời gian ra hoa kéo dài và quả phát dục nhanh (từ khi hoa nở đến quả chín chỉ khoảng 15 – 17 ngày) nên đậu xanh phải thu nhiều lần. Đây là nhược điểm của đậu xanh vì công thu hoạch cao, do đó cần hết sức chú ý.

Sinh trưởng thân lá: Thời kỳ này, cùng với quá trình ra hoa, kết quả là sự sinh trưởng mạnh của các bộ phận sinh dưỡng (cây tăng nhanh chiều cao thân và cành. Do đó, số lá, diện tích lá cũng tăng nhanh). Lượng chất khô tích lũy trong thời kỳ này là lớn nhất, cho nên thời kỳ này cũng đòi hỏi nhiều dinh dưỡng nhất cho cây phát triển.

Phòng trừ sâu bệnh trên đậu xanh

Đậu xanh là cây ký chủ của nhiều loại sâu bệnh. Sự dinh dưỡng cố định của chúng làm cho cây suy yếu, không cho năng suất tối đa. Vì vậy, muốn có năng suất cao, vấn đề kiểm soát sâu bệnh là điều kiện tiên quyết.

Kết quả điều tra của Cục Bảo vệ thực vật trên cây trồng đã xác định 20 loài bệnh hại gây tổn thất năng suất đậu xanh. Sau đây là những loài sâu bệnh hại đậu xanh phổ biến nhất.

Bệnh khảm vàng

Biểu hiện


Bệnh này gây hại trên đậu xanh tương đối toàn diện, cây đậu bị bệnh khảm vàng thường ít hoa, quả chín muộn, số quả trên cây, số hạt trên quả và trọng lượng hạt đều giảm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự thiệt hại tùy thuộc thời gian nhiễm bệnh. Nếu cây nhiễm bệnh trước 7 tuần tuổi, năng suất giảm từ 20 – 70%, nhưng sau 8 tuần thì không ảnh hưởng tới năng suất.

Biện pháp phòng trừ

Biện pháp hữu hiệu là trồng giống kháng. Đối với những giống có khả năng chống chịu tốt cũng phải được chọn lọc lại ít nhất là sau 4 vụ gieo trồng.
Khi trên ruộng xuất hiện cây bệnh, cần kịp thời nhổ bỏ, dùng thuốc diệt trừ.

Bệnh đốm lá

Nguyên nhân

Tác nhân gây ra bệnh đốm lá là nấm sercostora

Biểu hiện

Bệnh đốm lá hại tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây và bệnh - xuất hiện khá muộn. Xuất hiện khi cây ở giai đoạn hình thành nụ đến khi gần thu hoạch.

Một số nghiên cứu cho thấy, nếu hạn chế được nấm trên lá thì sẽ - giúp tăng năng suất 50 – 60%.

Biện pháp phòng trừ

Nhiều phương pháp hiện được thử nghiệm trên bệnh đốm lá được nhiều nước thực hiện cho thấy: Một số loại thuốc đã cho hiệu lực khá cao, ví dụ như: Dapronin, pamistin, alvin, tilt...
Thời gian phun thuốc phòng bệnh là 20 – 40 ngày sau gieo.

Bệnh "chết nhát"

Biểu hiện

Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn cây đang trong đợt ra quả đầu tiên.

Cây phát triển bình thường, sau đó bị héo đột ngột, nạng lá, cây héo khô và chết hẳn.

Quan sát phần gốc – nơi tiếp giáp với mặt đất, ta thấy có lớp tơ màu trắng, hoặc trắng hồng bám xung quanh gốc. Vỏ thân nơi đó có màu nâu đen, khô và teo tóp lại.

Biện pháp phòng trừ

Làm rãnh thoát nước cho liếp đậu, không để liếp đậu bị úng nước.

Phun một trong các loại thuốc sau đây: Fuji-one 40 ND, derosal 60 WP, ridomil MZ 72 WP, hinosan 40 ND với liều lượng 15 – 25g pha với 81 nước, phun 10 ngày 1 lần vào phần gốc cây đậu xanh. n

Trồng đúng khoảng cách theo từng thời vụ, tránh tưới nước quá đẫm vào buổi chiều. Bón phân đầy đủ và cân đối, tăng cường bón thêm phân hữu cơ (phân chuồng hoai mục) cũng hạn chế được bệnh.

Dòi đục thân

Biểu hiện

Chúng gây hại ở giai đoạn cây con.

Cây bị hại nếu xẻ đôi thân ở phần gốc sẽ thấy dòi.

Biện pháp phòng trừ

Rải thuốc regent 0.3G làm 2 đợt: Đợt đầu khi tiến hành gieo hạt và đợt 2 từ 5 – 7 ngày sau khi cây mọc.
Ngoài ra, cần phun thuốc diệt ruồi đẻ trứng khi cây non.

Sâu khoang

Biểu hiện

Đây là loài ăn tạp, nó ăn lá, hoa và quả đậu xanh. Ngài cái sâu khoang thường để trong 6 ngày liền, trứng nở sau 3 - 4 ngày, tùy thuộc vào nhiệt độ.

Thời gian sinh trưởng sâu non khoảng 3 tuần, trải qua 6 tuổi.

Ảnh hưởng thuốc sâu rất mạnh khi sâu ở độ tuổi 1 - 2ngay . Khi sâu lớn, dường như kháng tất cả các loại thuốc.

Sâu non ban ngày núp dưới đất và ăn vào ban đêm.

Biện pháp phòng trừ

Phun thuốc vào chiều tối mới mang lại hiệu quả.

Sâu tơ

Biểu hiện

Gây hại lớn trong giai đoạn cây ra hoa.

Sâu tơ thường đục và chui vào hoa, phá hại nhụy, cây không ra quả được.

Chúng nằm trong hoa, lại có lớp tơ bao bên ngoài làm cho thuốc khó tiếp xúc.

Biện pháp phòng trừ

Trong thời gian cây chuẩn bị ra hoa, cần thường xuyên quan sát và phun thuốc phòng ngừa.
Phương pháp phòng trừ hữu hiệu nhất hiện nay là dùng bẫy pheromon trên diện rộng.

Một số loại sâu bệnh khác

Sâu vẽ bùa: Phun thuốc thianmectin 0.5 ME, pesta 5 SL...
Sâu vẽ bùa trên cây đậu xanh
Sâu vẽ bùa trên cây đậu xanh

Sâu đất, dế: Xử lý bằng furudan hoặc basudin hạt, lượng dùng 2,5 3 kg/ha.

Sâu ăn tạp, sâu xanh, sâu đục quả, nhện đỏ: Phun thianmectin 0.5 ME, peata 5 SL... Rầy đen, rầy bông: Phun thianmectin 0.5 ME, peta 5 supracide, confidor, oncol.. SL,

Héo cây con: Phun validacin, benlat.

Các bệnh do vi khuẩn gây ra như đốm lá vi khuẩn, héo xanh, đen gân lá; Phun marthian 90 SP (kháng sinh cho cây trồng).

Thu hoạch

Lúc 18 – 20 ngày sau khi trổ hoa, quả đậu xanh bắt đầu chín, vỏ quả chuyển màu đen là có thể thu hoạch.

Khi thu hoạch quả, cần cẩn thận tránh làm đứt cuống quả non, rụng nụ hoa (sẽ cho quả đợt kế tiếp).

Mùa nắng có thể để quả chín rộ rồi thu hoạch nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau 5 - 7 ngày.
Mùa mưa phải thu cách 2 màu, kém phẩm chất. 3 ngày để quả và hạt không bị mất

Nên thu quả vào buổi chiều, tránh thu vào buổi trưa vì những quả chín khô sẽ bị bung ra, làm tỷ lệ hao hụt cao.

Quả đậu xanh sau khi thu hoạch về đem phơi nắng khoảng 3 - 4 ngày, đập tách lấy hạt, làm sạch bụi, phơi tiếp 1 - 2 ngày và cho vào bao để bảo quản.

Từ khi thu hoạch lần 1 đến thu hoạch hết; Thời gian khoảng 10 - 20 ngày. Thời gian của thời kỳ này phụ thuộc vào số lần thu hái và khoảng cách giữa 2 lần thu. Các giống địa phương thường phải hái ngay khi chín, nếu thu hái không kịp quả dễ bị tách vỏ, văng hạt nên thường phải thu hái hằng ngày hoặc cách 1 ngày (cách nhật).

Giống cải tiến thường có vỏ quả dày, khi chín khó tách vỏ hơn nên khoảng cách giữa 2 lần thu khoảng 3 - 5 ngày. Đặc điểm này đã giảm nhiều công thu hái. Kéo dài thời gian thu hoạch và tăng số lần thu hái là một khâu kỹ thuật cơ bản tăng năng suất đậu xanh.

Muốn tăng số lần thu hái, cần phải duy trì bộ lá xanh. Nếu bộ lá tàn sớm thì sẽ giảm số lần thu hái, thời gian này bị rút ngắn và sản lượng các lần thu hái sau cũng kém.
 
gọi Miễn Phí