Trồng hoa đậu thơm - Nguyễn Huy Trí

Đăng lúc: , Cập nhật

Hương đậu (danh pháp khoa học: Lathyrus odoratus) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu, là thực vật bản địa của miền Đông Địa Trung Hải. L. Đây là loài thân leo một năm, mọc đến độ cao 1-2 mét nếu có giàn đỡ. Lá phân thành hai thùy và có tay cuốn để bám vào các cây hoặc giá đỡ xung quanh.

Trồng hoa đậu thơm

I. NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM

Hoa có nguồn gốc từ đảo Xixin nước ý là thứ cây leo giống như cây đậu đũa, hoa có nhiều màu : trắng đỏ, tím, hồng mùi thơm dịu. Cây giống cây đậu Hòa Lan hoa có cuống ngắn. Thường trồng cho leo giàn ở hiên nhà. Hạt hoa không có phôi vì nó đã hóa sừng nhỏ.

Cây Đậu thơm là cây ưa ánh sáng, đủ ẩm, đất thịt nhẹ độ pH kiềm 7 - 8, cây này chịu rét giỏi, nên nó là cây của vụ Đông Xuân.

II. KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT

Cây Đậu thơm trồng thẳng như cây đậu khác. Đất làm kỹ, phẳng, vơ hết cỏ, đánh rạch dọc theo luống cách nhau 50cm tra mỗi gốc 3 hạt cách nhau 40cm, rạch được bón phân lót trước đó bằng phân mùn trộn đều : 3 m3 phân chuồng hoại, 5 kg lân, 3 kg Kali rồi bón lót cho 1 sào.

Bỏ hạt xuống hốc rãnh rồi tưới ẩm sau đó lấy đất dày 2cm, không nên lấy sâu, cây khó mọc hay bị kiến cắn mâm. Khi lấy chừa lại ít đất mép rạch để vun 2 - 3 lần sau này. Hạt tốt, sau 1 tuần nẩy mầm, nếu đất khô cần tưới, đất ẩm sau mưa, sau tưới hay bị váng mặt, ta phải xới xáo phá váng để cây dễ mọc. Khi cây mọc bắt đầu ra lá thật, nếu đất xấu phải tưới phân loãng 1/4 hay đạm hòa thật loãng để cây có điều kiện vươn cao.

Khi cây có 3 - 4 lá thật lại tưới thúc bằng nước phân loãng. Từ đây trở đi cây không cần bón đạm nữa vì cây tự cố định được đạm khí trời rồi. Vun và cắm giàn. Giàn làm kiểu mái nhà cho cây phân bố đều. Lúc này cần bấm ngọn để cây phát triển nhanh. Nếu trồng 2 - 3 hạt 1 hốc thì không cần nhiều nhánh lắm. Từ khi cắm giàn cho đến khi có nụ có thể xới nhẹ, vun gốc. Từ lúc có hoa trở đi chỉ vun gốc bằng cách hót đất phủ lên gốc. Cứ sau mỗi tuần lại tưới phân thúc 1 lần liều lượng tăng dần cây sẽ cho nhiều hoa.

Người ta trồng hoa thường dùng cây hóp trúc nhỏ cắm làm cao khoảng 2m trở lên như giàn đậu đũa. Thỉnh thoảng tỉa bớt lá già, lá vàng dưới gốc cho thoáng. Từ lúc gieo hạt xuống, đến lúc có hoa từ 95 - 105 ngày.

- Thời vụ : thường trống vào cuối tháng 9 đầu tháng 10, cho hoa vào tết âm lịch.

- Để có giống trồng cho vụ sau, người ta chọn 1 - 2 chùm hoa để thành quả ở đợt thứ 2 - 3. Chọn lấy quá đều, không bị sâu bệnh, phát triển bình thường. Thu quả từ lúc chưa khô, treo vào nơi khô mát, sau khi buộc các cuống quả thành túm cho quả chín và khô dần. Khi khô hẳn đem phơi giòn đập lấy hạt, phơi lại nhật hạt tốt rồi bảo quản.

Hạt đậu cũng như hạt hoa Đậu thơm hay bị mốc và mất sức nẩy mầm. Ta không nên sờ tay có mồ hôi dính vào hạt làm hạt mốc mất sức nảy mầm. Trong quá trình bảo quản hạt trong chai lọ, không nở mở ra mở vào nhiều hạt dễ mất sức nẩy mầm. Người ta cho vào bình bằng sành sứ, lót phía trên 1 ít lá chuối khô, đậy bằng giẻ khô để cây không bị mất sức nấy mâm.

- Sâu bệnh hạt : Cây Đậu thơm vì có nhiều đạm nên bị sâu phá hại nhiều hơn. Bướm sâu đục quả thường đẻ trứng ngay trong hoa. Bệnh rỉ sắt gây nên các vết bệnh màu nâu trên lá ta phải phun Simel 1 - 2‰ hoặc phun Boocđô tốt nhất là xử lý hạt trước khi trồng hay đất trồng bằng Falizan, Cerezan nồng độ 1‰ - 3‰. Ngoài ra thân Đậu thơm cũng thường bị bệnh vi khuẩn thối nhũn Dinilin 2 - 3‰ là thuốc phòng trừ tốt. 

 
gọi Miễn Phí