Rươi - Thức quà dân dã trời ban

Đăng lúc: , Cập nhật

Rươi là một trong những loài động vật thuộc họ giun, nhìn vẻ bên ngoài mọi người có thể cảm thấy ghê sợ chúng. Tuy nhiên, chúng lại có những công dụng vô cùng tuyệt vời, từ rươi chúng ta có thể chế biến ra những món ăn ngon vô cùng bổ dưỡng. Hãy theo chân mình để cùng tìm hiểu xem những món ăn đó là gì và cách chế biến như thế nào mà những món ăn từ rươi giờ đây trở thành đặc sản của một số nơi trên đất nước Việt Nam xinh đẹp này nhé!

Hãy cùng theo chân mình để khám phá những món ăn vô cùng hấp dẫn được chế biến từ rươi

1. Con rươi là gì? Thành phần dinh dưỡng có trong rươi

1.1. Con rươi là gì?

Rươi hay còn được gọi với cái tên “rồng đất” được người dân ví là “lộc trời cho”. Chúng có hình dạng giống với con giun, chiều dài trung bình khoảng 50-70mm (có những con trưởng thành có kích thước dài 100mm, kích thước chiều ngang rơi vào khoảng 0.5-0.6mm, xung quanh thân con rươi còn có vô số những lông nhỏ li ti mà có thể bằng mắt thường bạn không thể nhìn thấy được. Nhiều người nhìn vào con rươi có thể nhầm lẫn với con giun có thể là do rươi thuộc họ giun, nên việc nhầm lẫn là không thể tránh khỏi.

Rươi
Hình ảnh những con rươi

Con rươi có màu hồng hoặc màu đỏ hoặc có những con màu xanh và bơi tương đối chậm. Rươi gồm có 3 bộ phận: phần đầu, phần thân và phần đuôi. Đầu rươi khá nhỏ, nhưng chúng có đôi mắt rất to. Phần thân rươi dẹp, được chia thành các đốt nhỏ một (tầm 50 đốt đối với một con rươi trưởng thành), các đốt này có tác dụng sau này cho việc sinh sản của rươi. Để ý kỹ bạn có thể dễ dàng nhìn thấy phần trước của rươi to hơn phần sau nhưng các đốt thì ngắn hơn. Phần đuôi của rươi cũng khá nhỏ, sau này nó sẽ trở thành một con rươi khác sau khi được tách ra khỏi cơ thể mẹ. Một điều mà nhiều người khá là thắc mắc “Rươi có chân không”. Thì câu trả lời ở đây là có, rươi là một loài sinh vật có chân, đôi khi nhiều người còn nhầm lẫn giữa chân rươi và lông rươi. Vậy nên bạn nên nhớ rằng, chúng là 2 bộ phận hoàn toàn khác nhau của con rươi nhé!

Rươi
Rươi

Chúng thường sống ở các vùng nước mặn hoặc nước lợ như các vùng ven sông, các cánh đồng ngập nước do nước sông tràn vào. Địa phận này có những nơi gọi là bãi, vùng hay đầm. Bãi, vùng hoặc đầm này thường ở độ sâu khoảng 2-3m. Theo ước tính, hiện nay có khoảng gần 500 loại rươi và thường có nhiều ở các tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ như Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình,... Mỗi năm, rươi chỉ xuất hiện ngắn ngủi có vài ngày vào lúc nước lên cao, do vậy đã được dân gian đúc kết là“Tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm”. Đến ngày nay câu nói này vẫn còn chính xác. Ts nghĩa của câu này là rươi chỉ nổi lên nhiều và thực hiện chức năng sinh sản tập trung và mạnh nhất vào ngày 20 tháng 9 và mùng 5 tháng 10 âm lịch hàng năm. Ngoài ra, có những nơi vẫn có rươi vào khoảng tháng 4, 5, 11, 12 nhưng khá hiếm. Rươi sinh trưởng và phát triển khá nhanh và thích hợp sống ở nơi có nhiệt độ khá lạnh như lớp bùn ở đáy sông, đầm, bãi,... Chính vì vậy để đảm bảo cho rươi vẫn được tươi sống thì khi vớt rươi lên, người ta thường bảo quản chúng trong nước đá để tan. Và khi vớt rươi lên thau, chậu, cơ thể chúng sẽ tạo ra một chất nhờn, kết hợp với nước đá tan có thể tự nuôi sống mình khi trên cạn.

1.2. Thành phần dinh dưỡng có trong con rươi

Rươi là một loài sinh vật có rất nhiều dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe con người. Trong rươi cung cấp các thành phần dưỡng chất như: chất đạm (11.34%), chất béo (3.2%), muối khoáng (0.3%),...
Theo như các nghiên cứu, các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g gồm có:

  • 81,9gr nước

  • 12,4gr protid

  • 4,4gr lipid

  • 1.3gr tro

Ngoài ra, chúng còn chứa một số khoáng chất cần thiết như: sắt, photpho, canxi, kẽm… Trung bình trong 100gr rươi chứa khoảng 92 calo cần thiết có thể cung cấp cho cơ thể. Có lẽ vì vậy mà rươi trở thành món đặc sản có giá cả đắt đỏ. Các nhà nghiên cứu, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, thành phần dinh dưỡng trong rươi còn cao hơn nhiều so với thịt bê. Để món ăn trở nên dinh dưỡng hơn người ta thường kết hợp với các thực phẩm như thịt lợn, trứng,... để tăng thêm độ thơm ngon cho món rươi này.

Rươi
Rươi

2. Những công dụng không ngờ của rươi

Rươi là một trong những thức quà dân dã mà ông trời ban tặng. Nhiều người có thắc mắc rằng nhìn nó “ghê” vậy thì có công dụng gì? Vậy thì tôi sẽ sẽ cho các bạn biết những công dụng không thể ngờ tới của rươi.

2.1. Rươi là một nguyên liệu ẩm thực độc đáo

Rươi là một trong những nguyên liệu ẩm thực vô cùng độc đáo và tuyệt vời. Từ rươi, chúng ta có thể chế biến ra rất nhiều những món ngon vô cùng hấp dẫn, ngon miệng, có giá trị dinh dưỡng cao. Một số món ăn được chế biến từ rươi có thể kể đến như: chả rươi, rươi kho, canh rươi, rươi xào,... Những món ăn ấy bây giờ không chỉ được ưa chuộng ở một địa phương nào mà bây giờ chúng còn được phổ biến rộng rãi và trở thành đặc sản của một số nơi nhờ vào hương vị độc đáo, đặc biệt và đậm chất riêng.

2.2. Rươi là một vị thuốc quý

Không dừng lại ở việc có thể chế biến ra các món ăn thơm ngon và lạ miệng, Rươi được coi là một thực phẩm bổ dưỡng, một vị thuốc vô cùng quý nên được bổ sung bởi những đặc tính, chất dinh dưỡng có trong rươi.

  • Cải thiện tình trạng biếng ăn: Với những chất dinh dưỡng có trong rươi, kết hợp với các nguyên liệu để chế biến ra các món ăn, món ăn này giúp kích thích vị giác, cải thiện tình trạng kém ăn, ăn không ngon miệng.

  • Giúp cải thiện hệ tiêu hóa: Rươi có mang trong mình một chút vị cay, the, đắng, mùi thơm, có tính ấm. Vì vậy chúng có tác dụng điều khí, huyết hư, hóa đờm, chữa trị tiêu chảy, khó tiêu,...

  • Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp: Lượng canxi phong phú, dồi dào có trong rươi có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện, tăng cường sự chắc khỏe của xương và răng, giúp ngăn ngừa, giảm thiểu các vấn đề về xương khớp như đau khớp hay thoái hóa khớp,...

  • Chữa mụn nhọt: Hay khi bạn bị tình trạng mụn nhọt, mẩn ngứa, bạn có thể dùng rươi để chữa trị bằng cách rửa sạch rồi đem đi sấy khô, sau đó tán nhỏ ra tạo thành bột rươi, trộn cùng với nước và đắp lên những vùng có mụn nhọt, mẩn ngứa. Đối với những mụn nhọt chưa vỡ thì cách làm này sẽ giúp giảm đau nhức, tiêu sưng. Còn đối với trường hợp mụn vỡ rồi thì bột rươi này có tác dụng giúp nhanh khỏi và hình thành da non một cách nhanh chóng.

  • Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Thành phần dinh dưỡng có trong rươi còn có các chất như: kali, magie, canxi,... có tầm quan trọng giúp cải thiện các vấn đề về tim mạch. Những chất này trong rươi giúp bạn có thể ổn định huyết áp và cải thiện sự hoạt động của hệ tim mạch. Đồng thời, chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình duy trì và điều trị sức khỏe tim mạch.

  • Hỗ trợ tăng sức đề kháng: Trong rươi có nhiều chất đạm, chất béo giúp ích cho việc bồi bổ cơ thể. Giúp tăng cường thể trạng và nâng cao sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, giúp cho cơ thể của bạn trở nên khỏe mạnh và sẵn sàng đối mặt với các tác nhân gây bệnh.

Có thể nói, với các khoáng chất phong phú có trong rươi như, kẽm, sắt, magie, phốt pho, canxi, kali,... đã giúp ích rất nhiều cho con người cả về mặt sức khỏe cũng như tinh thần. Về mặt sức khỏe, giúp chúng ta cải thiện được một số bệnh lý thông thường. Về mặt tinh thần, từ rươi chúng ta chế biến ra được nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng, giúp chúng ta ăn cơm ngon miệng hơn, từ đó cảm thấy vui vẻ và yêu đời hơn.

3. Những món ăn ngon, lạ miệng chế biến từ rươi

Những món ăn từ rươi
Những món ăn từ rươi

Trong thời điểm rươi đang nhiều và rộ lên, rất nhiều người đã tranh thủ mua luôn để mang về chế biến thành các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng để chiêu đãi gia đình và bạn bè. Từ rươi chúng ta có thể chế biến ra rất nhiều những món ăn thơm ngon và bổ dưỡng, có thể kể đến như: chả rươi, rươi kho, nem rươi, canh rươi, mắm rươi,... Đây đều là những món ăn thơm ngon được coi là đặc sản của một số nơi như: Hải Phòng, Hải Dương,... Để có thể tạo nên những món ăn độc đáo, chất lượng từ cũng không phải chuyện dễ dàng khi bạn không biết cách sơ chế và chế biến chúng sao cho đúng cách. Vậy nên, dưới đây là một số công thức để chế biến nên những món ăn từ rươi mà mình tìm hiểu cũng như đã từng chế biến tại nhà. Mong rằng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chế biến các món ăn từ rươi. Hãy cùng theo chân mình nhé!

3.1. Chả rươi

3.1.1. Chả rươi chiên (rán) bằng dầu ăn

Nguyên liệu cần thiết (bạn có thể điều chỉnh tùy theo sức ăn của gia đình)

  • 1kg rươi

  • 400 gram thịt ba chỉ hoặc thịt vai sấn xay

  • 3-4 quả trứng (trứng vịt hoặc trứng gà đều được)

  • 1 củ hành

  • 1 ít hành lá, rau răm, lá gừng, ớt trái (ớt bột)

  • Gia vị thông dụng (bột ngọt, tiêu, bột canh, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn)

  • 1 ít Vỏ quýt

  • 50 gram măng tre

  • 50 gram thịt quả gấc (nếu không có, có thể thay thế bằng lá gấc)

  • ​1 quả khế chua hoặc cà chua

Nguyên liệu làm chả rươi
Nguyên liệu làm chả rươi

Ngoài ra bạn có thể cho mắm tôm, rau thì là nếu muốn tùy theo khẩu vị của gia đình.
Sơ chế nguyên liệu
- Sơ chế rươi

  • Đối với rươi tươi, vẫn còn sống, bạn cần sơ chế rươi bằng cách cho rươi vào một chậu nước đầy để các chất bẩn cặn bã nổi lên và nhặt chúng ra. Công đoạn này bạn cần chú ý thật nhẹ tay để không làm rươi bị vỡ. Tiếp đó, bạn sử dụng nước nóng khoảng 60-70 độ C để chần qua rươi, dùng đũa khuấy nhẹ nhàng để bùn đất còn sót lại và lông, chân rươi rụng ra. Sau đó rươi nổi lên và vớt chúng lên bỏ vào bát, tô.

  • Còn đối với rươi đông lạnh, bạn cần để chúng từ ngăn đá xuống ngăn mát hoặc bỏ ra ngoài để rã đông rồi thực hiện sơ chế như sơ chế rươi tươi. Tránh không nên dùng lò vi sóng hoặc ngâm nước để rã đông, vì khi làm vậy rươi sẽ dễ bị vỡ, nát, nhiễm khuẩn, mất vệ sinh.

- Sơ chế các nguyên liệu khác

  • Rửa sạch và cắt nhỏ các nguyên liệu: hành củ, hành lá, lá lốt, ớt, lá gừng, rau răm, gấc, khế ( cà chua)

  • Vỏ quýt và măng thái sợi nhỏ, mỏng

- Trộn rươi với các nguyên liệu

  • Bạn cho rươi đã sơ chế ở trên vào một cái bát hoặc tô cùng với nguyên liệu đã được sơ chế ở trê. Sau đó cho các gia vị vào sao cho hợp khẩu vị với gia đình của mình và khuấy đều lên.

  • Tiếp theo, đập 4 quả trứng vào tô, bát rươi rồi đánh tan trứng cùng hỗn hợp.

Chiên (rán) chả rươi

  • Cho một ít dầu ăn hoặc mỡ động vật vào chảo rồi bật bếp đun sôi.

  • Sau đó cho hỗn hợp rươi từng muôi (vá) một sao cho vừa miếng vào chảo rồi chiên với lửa vừa.

  • Đậy nắp chảo lại và chiên trong khoảng từ 5 - 7 phút, tới khi thấy rươi se se chín và hơi xém mặt dưới thì lật mặt.

  • Chiên vàng đều 2 mặt rồi gắp ra để cho ráo dầu. Rồi thực hiện chiên đến hết lượng nguyên liệu đã chuẩn bị.

    Rán chả rươi
    Rán chả rươi

Thành phẩm món chả rươi chiên (rán)
Món chả rươi với hương vị hấp dẫn, đậm đà cùng màu vàng óng bắt mắt nên thưởng thức khi còn nóng. Chả mới ra “lò” chấm cùng chút mắm thơm ngon hoặc tương ớt sẽ là món ngon tuyệt đỉnh ngay cả khi ăn không hay ăn với cơm nóng.
Lưu ý khi thực hiện món chả rươi chiên (rán) bằng dầu

  • Bạn nên chọn thịt xay vừa nạc vừa mỡ, để khi ra thành phẩm không bị khô.

  • Bạn nên chiên (rán) chả rươi với lửa vừa để rươi không bị cháy và giữ được độ ẩm cho rươi.

  • Không nên chiên quá kỹ, làm ảnh hưởng tới độ ẩm trong trương rươi.

  • Chả rươi đạt chuẩn là miếng chả phải vàng, bên ngoài giòn, bên trong mềm ẩm và có mùi thơm đặc trưng của các nguyên liệu, nổi bật lên là mùi thơm của rươi.

3.1.2. Chả rươi ốp lá chuối

Đối với chả rươi ốp lá lốt, bạn chuẩn bị các nguyên liệu và các bước sơ chế như làm món chả rươi chiên (rán) bằng dầu ăn tuy nhiên, bạn cần chuẩn bị thêm lá chuối (một nguyên liệu có lẽ khác nhiều bạn thắc mắc không biết dùng để làm gì)

Lá chuối
Lá chuối

Thực hiện chiên chả rươi ốp lá lốt

  • Đầu tiên bạn rửa lá chuối và cắt cho chúng vừa với khuôn, kích thước của chảo, sau đó để lên chảo nhỏ lửa.

  • Sau đó cho từng muôi (vá) hỗn hợp rươi vào chảo cho vừa với khuôn lá chuối

  • Để lửa nhỏ cho đến khi rươi se se lại, có màu vàng và mùi thơm của lá chuối.

  • Sau đó, sử dụng một lá chuối khác úp lên mặt trên của chả rươi rồi lật lại và ốp tương tự như mặt trước.

  • Kế đến, khi miếng chả săn lại và thơm mùi lá chuối, bạn đun nóng dầu ăn trong chảo và sau đó rán cho đến khi vàng sậm 2 mặt chả là được là được. Hoặc có một cách khác, là bạn sử dụng luôn lá chuối, đổ trực tiếp dầu lên lớp lá chuối đó và chiên chả rươi. Khi đó, độ thơm của miếng chả càng tăng thêm gấp bội.

  • Thực hiện tiếp với lượng hỗn hợp rươi còn lại.

Chả rươi ốp lá chuối
Chả rươi ốp lá chuối

Ngoài ra, bạn còn có thể thực hiện món chả rươi ốp lá chuối bằng cách cho lá chuối vào nồi hấp, cho từng muôi (vá) rươi và hấp chín. Sau đó cho 1 chút dầu vào chảo và cho rươi hấp cùng lá chuối vào chiên vàng đều hai mặt lên. Làm như vậy, rươi cũng sẽ tươi ngon và giữ được độ ẩm.
Thành phẩm chả rươi ốp lá chuối
Thành phẩm của món chả rươi ốp lá chuối phải có mùi thơm của rươi xen lẫn chút hương thơm tự nhiên từ lá chuối. Cùng với đó, miếng chả vàng đều 2 mặt, không bị cháy xém gì và giữ được độ ẩm. Khi cắn miếng chả phải giòn bên ngoài, nhưng vẫn mềm ẩm bên trong. Đó là tiêu chuẩn để có một chả rươi ốp lá lốt thơm ngon, tròn vị. Tuy nhiên, thực hiện làm chả rươi bằng phương pháp này khá là tốn thời gian và công sức do có nhiều công đoạn thực hiện hơn.

Thành phẩm chả rươi ốp lá chuối
Thành phẩm chả rươi

Lưu ý khi thực hiện món chả rươi ốp lá lốt

  • Lá chuối cần phải được rửa kỹ lưỡng để tránh không làm ảnh hưởng đến món ăn.

  • Bạn nên chọn thịt xay vừa nạc vừa mỡ, để khi ra thành phẩm không bị khô.

  • Bạn nên chiên (rán) chả rươi với lửa vừa để rươi không bị cháy và giữ được độ ẩm cho rươi.

  • Không nên chiên quá kỹ, làm ảnh hưởng tới độ ẩm trong trương rươi.

3.1.3. Chả rươi lá lốt

Nguyên liệu cần thiết (có thể điều chỉnh theo sức ăn của gia đình bạn)

  • 200g rươi

  • 100g giò sống

  • 100g thịt xay (thịt ba chỉ hoặc vai sấn)

  • 1 bó lá lốt

  • 1 ít lá gừng, hành lá, rau răm

  • 1 ít vỏ quýt

  • 1 củ hành củ

  • Gia vị: bột canh, hạt tiêu, ớt bột (hoặt ớt trái), nước mắm ngon, dầu ăn.

Sơ chế nguyên liệu
- Sơ chế rươi

  • Đối với rươi tươi, vẫn còn sống, bạn cần sơ chế rươi bằng cách cho rươi vào một chậu nước đầy để các chất bẩn cặn bã nổi lên và nhặt chúng ra. Công đoạn này bạn cần chú ý thật nhẹ tay để không làm rươi bị vỡ. Tiếp đó, bạn sử dụng nước nóng khoảng 60-70 độ C để chần qua rươi, dùng đũa khuấy nhẹ nhàng để bùn đất còn sót lại và lông, chân rươi rụng ra. Sau đó rươi nổi lên và vớt chúng lên bỏ vào bát, tô.

  • Còn đối với rươi đông lạnh, bạn cần để chúng từ ngăn đá xuống ngăn mát hoặc bỏ ra ngoài để rã đông rồi thực hiện sơ chế như sơ chế rươi tươi. Tránh không nên dùng lò vi sóng hoặc ngâm nước để rã đông, vì khi làm vậy rươi sẽ dễ bị vỡ, nát, nhiễm khuẩn, mất vệ sinh.

Chả rươi lá lốt
Chả rươi lá lốt

- Sơ chế các nguyên liệu khác

  • Lá lốt chọn những lá to, không bị rách rồi rửa sạch, để ráo nước để cuộn

  • Lá gừng, hành lá, rau răm, 1 ít lá lốt thái nhỏ

  • Vỏ quýt băm nhuyễn nhưng không quá nát

  • Hành củ băm nhỏ

- Trộn các nguyên liệu với nhau
Bạn cho rươi vào một cái bát to sau đó cho giò sống, thịt xay và các nguyên liệu: lá gừng, lá lốt, rau răm, hành lá, hành củ, vỏ quýt vào bát.
Sau đó bạn cho gia vị đã liệt kê ở trên vào tùy theo khẩu vị của gia đình mình vào và trộn đều
Tiến hành rán chả rươi lá lốt

  • Bạn cho một lượng vừa phải hỗn hợp rươi đã trộn vào lá lốt đã rửa sạch và để ráo. Rồi cuốn chặt tay, sao cho rươi không bị rớt vãi ra ngoài (bạn có thể dùng tăm nhỏ để cố định lá lốt và hỗn hợp rươi).

  • Cho dầu vào chảo, đun cho dầu nóng rồi bỏ lần lượt chả lá lốt đã cuốn vào rán. Bạn hãy để nhỏ lửa để cho chả được chín đều. Rán đến khi nhìn thấy chả rươi lá lốt chín vàng đều là vớt ra để ráo dầu và thưởng thức.

Thành phẩm món chả rươi lá lốt
Chả rươi lá lốt thơm mùi rươi hòa quyện cùng lá lốt làm nên một món ngon tuyệt vời. Ăn miếng chả vẫn giữ được độ mềm, ngọt, ẩm bên trong. Chấm kèm tương ớt hoặc nước mắm ớt thì “tuyệt cú mèo”.
Lưu ý khi chế biến món chả rươi lá lốt

  • Lá lốt phải được rửa sạch và để ráo, tránh trường hợp lá lốt chưa ráo sẽ làm ảnh hưởng đến hỗn hợp rươi

  • Rán chả rươi ở lửa vừa, lửa to quá sẽ làm chả rươi nhanh vàng hoặc cháy nhưng bên trong chưa chín

  • Không nên rán chả quá lâu sẽ làm chả bị khô

3.2. Rươi kho

3.2.1. Rươi kho bằng bếp ga

Nguyên liệu cần thiết cho món rươi kho (bạn có thể điều chỉnh theo khẩu phần ăn của gia đình)

  • 1kg rươi

  • 300 gram thịt ba chỉ

  • 1-2 củ hành

  • 1 ít hành lá, rau răm, lá gừng, ớt trái (hoặc ớt bột)

  • Gia vị thông dụng (bột ngọt, tiêu, bột canh, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn)

  • 1 ít Vỏ quýt

  • 50 gram măng tre

  • 50 gram thịt quả gấc (nếu không có, có thể thay thế bằng lá gấc)

  • 1 quả khế chua hoặc cà chua

Sơ chế nguyên liệu
- Sơ chế rươi

  • Đối với rươi tươi, vẫn còn sống, bạn cần sơ chế rươi bằng cách cho rươi vào một chậu nước đầy để các chất bẩn cặn bã nổi lên và nhặt chúng ra. Công đoạn này bạn cần chú ý thật nhẹ tay để không làm rươi bị vỡ. Tiếp đó, bạn sử dụng nước nóng khoảng 60-70 độ C để chần qua rươi, dùng đũa khuấy nhẹ nhàng để bùn đất còn sót lại và lông, chân rươi rụng ra. Sau đó rươi nổi lên và vớt chúng lên bỏ vào bát, tô.

  • Còn đối với rươi đông lạnh, bạn cần để chúng từ ngăn đá xuống ngăn mát hoặc bỏ ra ngoài để rã đông rồi thực hiện sơ chế như sơ chế rươi tươi. Tránh không nên dùng lò vi sóng hoặc ngâm nước để rã đông, vì khi làm vậy rươi sẽ dễ bị vỡ, nát, nhiễm khuẩn, mất vệ sinh.

Rươi kho bằng bếp ga
Rươi kho bằng bếp ga

- Sơ chế các nguyên liệu khác

  • Thịt ba chỉ: Rửa sạch thái miếng nhỏ hoặc xay nguyễn

  • Măng tre, vỏ quýt thái sợi nhỏ

  • Thịt quả gấc, khế chua, hành củ băm nhỏ

  • Hành lá, rau răm, lá gừng thái nhỏ

Tiến hành kho rươi

  • Đầu tiên, bạn cho một ít dầu ăn vào nồi, bật bếp đợi dầu nóng. Rồi cho hành củ băm nhỏ vào phi vàng lên.

  • Sau đó, cho thịt ba chỉ thái miếng hoặc xay nguyễn vào xào cho săn lại.

  • Khi thịt săn, bạn cho rươi vào xào lên rồi cho các gia vị kể trên vào tùy theo khẩu vị của gia đình mình đảo đều.

  • Cho khế (hoặc cà chua), vỏ quýt, gấc, măng tre, ớt vào đảo cùng.

  • Sau đó cho 150ml nước lọc vài nồi và đun trên lửa vừa trong vòng 15p cho cạn bớt nước.

  • Cuối cùng, cho hành lá, rau răm, lá gừng vào đảo đều một lần rồi tắt bếp.

Thành phẩm món rươi kho bằng bếp ga
Thành phẩm của món rươi kho là có màu vàng ươm nhìn bắt mắt, kết hợp với hương thơm của các nguyên liệu nấu cùng rươi, tạo nên tổng thể một món rươi thơm ngon và vô cùng hấp dẫn. Khi thưởng thức, rươi có độ ngọt, thịt thì mềm, các gia vị thấm đều hòa quyện với nhau cùng một chút vị chua chua của khế (hoặc cà chua) rất ngon. Và ngon hơn khi ăn kèm với cơm nóng, bạn có thể ăn liền vài ba bát cơm cùng một lúc đó.

3.2.2. Rươi vần (rươi kho ủ trấu)

Nguyên liệu cần thiết cho món rươi vần (bạn có thể điều chỉnh theo khẩu phần ăn của gia đình)

  • 1kg rươi

  • 300 gram thịt ba chỉ

  • 1-2 củ hành, gừng

  • 1 ít hành lá, rau răm, lá gừng, ớt trái (hoặc ớt bột)

  • Gia vị thông dụng (bột ngọt, tiêu, bột canh, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn)

  • 1 ít Vỏ quýt

  • 50 gram măng tre

  • 50 gram thịt quả gấc (nếu không có, có thể thay thế bằng lá gấc)

  • 1 quả khế chua hoặc cà chua

  • 1 ít lá chuối

  • 1 Niêu đất hoặc nồi gang, trấu, củi, rơm, rạ

Sơ chế nguyên liệu
- Sơ chế rươi

  • Đối với rươi tươi, vẫn còn sống, bạn cần sơ chế rươi bằng cách cho rươi vào một chậu nước đầy để các chất bẩn cặn bã nổi lên và nhặt chúng ra. Công đoạn này bạn cần chú ý thật nhẹ tay để không làm rươi bị vỡ. Tiếp đó, bạn sử dụng nước nóng khoảng 60-70 độ C để chần qua rươi, dùng đũa khuấy nhẹ nhàng để bùn đất còn sót lại và lông, chân rươi rụng ra. Sau đó rươi nổi lên và vớt chúng lên bỏ vào bát, tô.

  • Còn đối với rươi đông lạnh, bạn cần để chúng từ ngăn đá xuống ngăn mát hoặc bỏ ra ngoài để rã đông rồi thực hiện sơ chế như sơ chế rươi tươi. Tránh không nên dùng lò vi sóng hoặc ngâm nước để rã đông, vì khi làm vậy rươi sẽ dễ bị vỡ, nát, nhiễm khuẩn, mất vệ sinh.


Trộn đều hỗn hợp rươi
Trộn đều hỗn hợp rươi

- Sơ chế các nguyên liệu khác

  • Thịt ba chỉ: Rửa sạch thái miếng nhỏ hoặc xay nguyễn

  • Măng tre, vỏ quýt thái sợi nhỏ

  • Thịt quả gấc, khế chua, hành củ băm nhỏ

  • Hành lá, rau răm, lá gừng thái nhỏ

- Trộn các nguyên liệu với nhau
Bạn cho rươi đã sơ chế vào bát to cùng với các nguyên liệu đã sơ chế vào và khuấy đều tạo thành hỗn hợp rươi sền sệt.
Sau đó cho gia vị vừa vặn tùy theo khẩu vị của gia đình vào và khuấy thêm một lúc.
Tiến hành kho rươi, vần rươi

  • Bạn chuẩn bị một nồi nước cho vào niêu đất hoặc nồi gang, cho lên bếp đun sôi. (bạn cần cho sấp sấp niêu hoặc nồi rươi để đảm bảo đủ cho quá trình ủ không bị cạn nước hoặc cháy)

  • Khi nước sôi, bạn đổ hỗn hợp rươi đã chuẩn bị vào nồi, đun sôi tầm 5p thì bạn tắt bếp.

  • Bạn mở vung nồi và đặt lên một tấm lá chuối và đậy vung sao cho kín, bước này để đảm bảo khi kho rươi, bụi tro không bị rơi vào nồi rươi kho.

  • Bạn sẽ bện một vấn rơm to rồi đặt nồi rươi kho ở giữa, đốt cho vấn rơm cháy thì phủ trấu kín nồi rươi. Rồi kho âm ỉ nồi rươi trong vấn rơm và trấu trong 5 đến 7 tiếng.

  • Bạn cần luôn để ý, nếu rơm và trấu cháy gần hết thì cần bổ sung ngay để không làm giảm hạ nhiệt khi vần rươi. Rươi sẽ chín nhờ sức nóng và khói âm ỉ của rơm, rạ và trấu.

  • Khi đã ủ được 5 đến 7 tiếng cũng là lúc rơm và trấu đã cháy hết thì bạn cẩn thận phủi sạch lớp tro dày bám trên nắp cũng như xung quanh nồi rươi ra. Bạn hãy cẩn thận vì có thể sẽ làm rơi tro vào trong nồi rươi nhé!

Vậy là với một số bước đơn giản, bạn đã hoàn thành một món rươi vần thơm ngon và hấp dẫn rồi.

Rươi vần
Rươi vần

Thành phẩm món rươi vần
Rươi vần là món ăn có vẻ lỉnh kỉnh và nhiều bước thực hiện nhưng lại cho ra một món ăn siêu ngon và hấp dẫn. Khi ăn, rươi rất đậm đà, vừa miệng có chút hương thơm của vỏ quýt, của lá gừng, các loại rau thơm,... Đặc biệt là mùi rươi kết hợp với hương khói tạo nên món ăn thơm ngon đậm chất dân dã. Món rươi vần này để ăn với cơm nóng là tuyệt vời nhất.

3.2.3. Rươi kho khế

Nguyên liệu làm món rươi kho khế (bạn có thể điều chỉnh theo khẩu phần ăn của gia đình)

  • 500 gram Rươi

  • 300 gram thịt ba chỉ

  • 4 -5 quả khế chua

  • 1 củ cải trắng (có thể thay bằng su hào)

  • 1 củ gừng nhỏ, hành củ

  • 1 ít vỏ quýt

  • 2-3 trái ớt (tùy khẩu vị gia đình bạn)

  • 1 ít măng tre

  • Các loại rau thơm: lá gừng, hành lá, rau răm, lá gấc

  • Gia vị thông dụng: dầu ăn, nước mắm, hạt tiêu, mì chính, hạt nêm, bột canh

Sơ chế nguyên liệu
- Sơ chế rươi

  • Đối với rươi tươi, vẫn còn sống, bạn cần sơ chế rươi bằng cách cho rươi vào một chậu nước đầy để các chất bẩn cặn bã nổi lên và nhặt chúng ra. Công đoạn này bạn cần chú ý thật nhẹ tay để không làm rươi bị vỡ. Tiếp đó, bạn sử dụng nước nóng khoảng 60-70 độ C để chần qua rươi, dùng đũa khuấy nhẹ nhàng để bùn đất còn sót lại và lông, chân rươi rụng ra. Sau đó rươi nổi lên và vớt chúng lên bỏ vào bát, tô.

  • Còn đối với rươi đông lạnh, bạn cần để chúng từ ngăn đá xuống ngăn mát hoặc bỏ ra ngoài để rã đông rồi thực hiện sơ chế như sơ chế rươi tươi. Tránh không nên dùng lò vi sóng hoặc ngâm nước để rã đông, vì khi làm vậy rươi sẽ dễ bị vỡ, nát, nhiễm khuẩn, mất vệ sinh.

- Sơ chế các nguyên liệu khác

  • Thịt ba chỉ rửa sạch, thái miếng vừa ăn hoặc xay nhỏ

  • Khế cắt 2 đầu và phần rìa, rửa sạch và thái lát

  • Củ cải, su hào gọt vỏ, rửa sạch và cắt khúc vừa ăn

  • Gừng, vỏ quýt, măng tre thái sợi mỏng, nhỏ

  • Hành, ớt băm nhỏ

  • Rửa sạch và thái nhỏ các loại rau thơm: lá gừng, hành lá, rau răm, lá gấc

Rươi kho khế
Rươi kho khế

Tiến hành kho rươi

  • Cho một ít dầu ăn vào nồi, bật bếp lên rồi cho hành củ, gừng vào phi cho thơm.

  • Sau đó cho thịt ba chỉ thái miếng hoặc xay vào xào cho săn lại.

  • Khi thịt săn, cho rươi vào đảo một lúc, rồi cho măng tre, vỏ quýt thái sợi vào đảo đều cùng các gia vị kể trên (nêm nếm sao cho phù hợp với khẩu vị của gia đình bạn).

  • Tiếp đến cho khế, củ cải trắng hoặc su hào đã được sơ chế vào, đổ nước xâm xấp bề mặt nguyên liệu rồi đun với với lửa vừa trong vòng 10-15p phút cho rươi ngấm đều các gia vị.

  • Cuối cùng, khi nồi rươi kho đã gần cạn nước, bỏ hành lá, lá gừng, rau răm, lá gấc đã thái nhỏ vào, đảo đều cho rau thơm chín hết rồi tắt bếp.

  • Vậy là chúng ta đã hoàn thành món rươi kho khế thơm ngon, tròn vị.

Thành phẩm món rươi kho khế
Một nồi rươi kho nóng hổi, thơm lừng mùi của rươi, các loại rau thơm, kèm theo đó là một chút mùi vị của vỏ quýt. Khi ăn vào, bừng lên trong khoang miệng là vị béo ngậy của rươi, kết hợp với vị chua chua của khế, ngọt ngào từ củ cải hay su hào, và miếng thịt mềm tan trong miệng. Thật tuyệt vời khi chúng được ăn kèm với những bát cơm nóng hổi. Và lưu ý rằng không nên ăn quá nhiều, vì nó sẽ khiến bạn bị nghiện đấy!

3.2.4. Rươi kho lá lốt

Nguyên liệu chế biến món rươi kho lá lốt (bạn có thể điều chỉnh theo khẩu phần ăn của gia đình mình)

  • 500 gram rươi

  • 100 gram thịt ba chỉ hoặc thịt vai sấn

  • 10-15 lá lá lốt

  • Vài cái lá gừng

  • 1 củ gừng, hành củ, ớt

  • 1 ít thịt quả gấc

  • 1 quả khế chua nhỏ

  • 1 ít măng tre

  • Gia vị thông dụng: dầu ăn, nước mắm, hạt tiêu, mì chính, hạt nêm, bột canh

Sơ chế nguyên liệu
- Sơ chế rươi

  • Đối với rươi tươi, vẫn còn sống, bạn cần sơ chế rươi bằng cách cho rươi vào một chậu nước đầy để các chất bẩn cặn bã nổi lên và nhặt chúng ra. Công đoạn này bạn cần chú ý thật nhẹ tay để không làm rươi bị vỡ. Tiếp đó, bạn sử dụng nước nóng khoảng 60-70 độ C để chần qua rươi, dùng đũa khuấy nhẹ nhàng để bùn đất còn sót lại và lông, chân rươi rụng ra. Sau đó rươi nổi lên và vớt chúng lên bỏ vào bát, tô.

  • Còn đối với rươi đông lạnh, bạn cần để chúng từ ngăn đá xuống ngăn mát hoặc bỏ ra ngoài để rã đông rồi thực hiện sơ chế như sơ chế rươi tươi. Tránh không nên dùng lò vi sóng hoặc ngâm nước để rã đông, vì khi làm vậy rươi sẽ dễ bị vỡ, nát, nhiễm khuẩn, mất vệ sinh.

- Sơ chế các nguyên liệu khác

  • Thịt ba chỉ rửa sạch, thái miếng nhỏ vừa ăn hoặc xay nhuyễn

  • Lá lốt, lá gừng rửa sạch, để ráo rồi thái nhỏ

  • Măng tây, vỏ quýt thái sợi mỏng, nhỏ

  • Khế chua cắt lấy 2 -3 múi khế, băm nhỏ

  • Thịt gấc băm nhỏ

  • Gừng, hành củ đập dập, băm nhỏ

  • Ớt băm nhỏ (tùy theo lượng ăn cay của gia đình để cân đối)

- Trộn rươi cùng các nguyên liệu
Bạn lấy một cái tô lớn, sau đó đổ rươi vào cùng các nguyên liệu: măng tây, vỏ quýt, thịt gấc, khế chua, ớt, gừng, hành củ đã sơ chế từ trước vào cùng với khác gia vị rồi dùng đũa khuấy đều lên tạo thành một hỗn hợp rươi sánh quyện. Hãy lưu ý là nên cho gia vị một chút thôi, để khi kho rươi mình nêm nếm lại sao cho vừa ăn và ngon nhất để tránh trường hợp quá tay, khi kho lên rươi sẽ bị mặn.

Rươi kho lá lốt
Rươi kho lá lốt

Tiến hành kho rươi

  • Bạn hãy chuẩn bị một nồi nước, rồi cho lên bếp và đun sôi.

  • Khi nước đã sôi, bạn đổi hỗn hợp rươi đã trộn ở trên vào rồi đun sôi.

  • Khi nồi rươi đã sôi, bạn để bếp ở lửa vừa và đun trong vòng 20-25p. Lúc này trong nồi sẽ còn một chút nước.

  • Bạn mở vung nồi rươi ra, nêm nếm lại sao cho vừa vặn với khẩu vị của gia đình mình rồi cho lá lốt và lá gừng đã sơ chế vào, đảo đều và đậy vung đun trong vòng 5 phút nữa rồi tắt bếp.

  • Bắc nồi rươi ra khỏi bếp là bạn có thể thưởng thức món rươi kho này ngay rồi.

Thành phẩm của món rươi kho lá lốt
Món rươi kho lá lốt đạt chuẩn là món ăn có màu vàng đẹp mắ cùng mùi thơm đặc trưng của lá lốt. Khi ăn vào thấy được sự béo ngậy của rươi, ngọt tự nhiên từ thịt, thoang thoảng vào đó là mùi thơm của gừng và vỏ quýt. Tất cả các nguyên liệu hòa quyện vào nhau, tạo nên một món ăn món ăn có hương vị tuyệt vời và cực kì bắt cơm, khó cưỡng phù hợp để bạn chiêu đãi cả gia đình cũng như những vị khách quý đến chơi nhà.

3.3. Nem rươi

Nem rươi cũng có cách làm giống nem thịt bình thường, chỉ khác một điều là trong nhân của nem rươi có thêm rươi và chút vỏ quýt thái chỉ, băm nhỏ để làm dậy lên mùi rươi đặc trưng. Sau đây là các bước chuẩn bị cũng như chế biến món chả rươi, bạn có thể tham khảo nhé!
Nguyên liệu chuẩn bị cho món nem rươi (bạn có thể điều chỉnh tùy theo khẩu phần ăn của gia đình)

  • 200 gram rươi

  • 200g thịt xay vừa nạc vừa mỡ (để nem không bị khô)

  • 1 quả trứng (trứng gà hoặc trứng vịt đều được)

  • 1 củ cà rốt nhỏ

  • 1/2 củ hành tây nhỏ, hành củ

  • 50 gram giá đỗ

  • 1 ít vỏ quýt

  • 1 ít lá lốt, lá gừng, hành lá

  • 30 gram nấm hương

  • 30 gram mộc nhĩ

  • 50 gram miến

  • 1 tập bánh đa nem

  • Gia vị thông dụng: mắm, hạt nêm, mì chính, ớt, dầu ăn, hạt tiêu

Nhân nem rươi
Nhân nem rươi

Sơ chế nguyên liệu
- Sơ chế rươi

  • Đối với rươi tươi, vẫn còn sống, bạn cần sơ chế rươi bằng cách cho rươi vào một chậu nước đầy để các chất bẩn cặn bã nổi lên và nhặt chúng ra. Công đoạn này bạn cần chú ý thật nhẹ tay để không làm rươi bị vỡ. Tiếp đó, bạn sử dụng nước nóng khoảng 60-70 độ C để chần qua rươi, dùng đũa khuấy nhẹ nhàng để bùn đất còn sót lại và lông, chân rươi rụng ra. Sau đó rươi nổi lên và vớt chúng lên bỏ vào bát, tô.

  • Còn đối với rươi đông lạnh, bạn cần để chúng từ ngăn đá xuống ngăn mát hoặc bỏ ra ngoài để rã đông rồi thực hiện sơ chế như sơ chế rươi tươi. Tránh không nên dùng lò vi sóng hoặc ngâm nước để rã đông, vì khi làm vậy rươi sẽ dễ bị vỡ, nát, nhiễm khuẩn, mất vệ sinh.

- Sơ chế các nguyên liệu khác

  • Cà rốt, hành tây gọt vỏ, rửa sạch rồi thái hạt lựu hoặc thái sợi

  • Mộc nhĩ và nấm hương ngâm với nước ấm cho nở rồi rửa sạch bằng nước lạnh cho bớt mùi hôi rồi thái nhỏ

  • Miến ngâm với nước cho mềm rồi cắt khúc khoảng 2cm

  • Hành củ đập dập, băm nhuyễn

  • Hành lá, lá gừng, lát lốt, vỏ quýt đem đi rửa sạch rồi thái nhỏ

  • Giá đỗ rửa sạch

- Trộn rươi cùng các nguyên liệu

  • Đầu tiên, bạn cho rươi cùng các nguyên liệu đã sơ chế từ trước vào: cà rốt, hành tây, giá đỗ, mộc nhĩ, nấm hương, miến, các loại rau thơm vào tô to và trộn đều.

  • Bạn bỏ trứng vào thịt xay và trộn đều lên trước khi bỏ vào hỗn hợp rươi. Bước này giúp cho nhân nem không bị chảy nước trong quá trình làm.

  • Sau đó cho hỗn hợp trứng thịt vào tô đựng rươi cùng với các gia vị thông dụng rồi trộn thật đều. Lưu ý rằng hãy cho gia vị vừa phải, tránh mặn quá món ăn sẽ không ngon.

Cuốn nem rươi

  • Khi tất cả các nguyên liệu được trộn đều, bạn tiến hành gói nem.

  • Bạn trải 1 lá bánh đa nem ra thớt (nếu lá bánh đa nem của bạn cứng và giòn thì hãy dùng khăn sạch nhúng nước lau sơ qua để cho lá bánh mềm cho dễ cuốn).

  • Tiếp đến, bạn trải thêm 1/2 lá bánh đa nem vào giữa để tránh trường hợp bị rách khi cuốn nem.

  • Bạn dùng thìa múc lượng nhân nem bằng khoảng 3 ngón tay đặt vào đầu lá nem. Sau đó cuộn chắc tay khoảng 2 vòng rồi dừng để gấp 2 mép lá bánh đa nem lại rồi cuốn đến hết lá nem. Nên cuốn vừa phải, không nên chặt quá, khi rán nem sẽ bị vỡ.

  • Ở phần cuối lá bánh đa nem, bạn dùng chút nước để bôi vào, tạo độ dính, vỏ nem không bị bung ra. Sau đó vê tròn nhẹ để nem được tròn.

  • Lặp đi lặp lại các thao tác này cho đến khi hết nhân thì thôi.

  • Nếu không quá vội, bạn có thể cho chỗ nem đã gói vào trong tủ lạnh để 15-20 phút rồi mới đem đi rán (đây là một trong những bí quyết để cho nem sau khi rán sẽ giòn rụm).

Nem rươi
Nem rươi

Rán nem rươi

  • Cho một chảo dầu lên, đun sôi rồi cho lần lượt cuốn nem rươi vào rán sơ qua một lượt với lửa vừa rồi vớt ra cho ráo dầu.

  • Đến khi gần ăn, bạn bỏ cuốn nem đã rán lần một vào rán (chiên). Để lửa vừa và rán tới khi nem chín vàng là được.

  • Bạn vớt ra để ráo dầu là đã hoàn thành món nem rươi thơm ngon và có thể thưởng thức ngay lập tức rồi.

  • Rán nem 2 lần như vậy với mục đích để nhân nem được chín hoàn toàn, vỏ ngoài có màu vàng đẹp mắt, giòn rụm, lâu bị ỉu. Khi ăn sẽ trọn vị hơn.

Thành phẩm món nem rươi
Thành phẩm của món nem rươi là vỏ ngoài có màu vàng đẹp mắt, khi ăn giòn rụm bên ngoài mà bên trong vẫn giữ được độ ẩm nhất định. Bên cạnh đó, mùi vị béo ngậy của rươi, vị ngọt tự nhiên của thịt và các loại rau củ, kết hợp với mùi thơm của các loại rau thơm tạo nên một món nem rươi “tuyệt hảo”. Để món ăn được trọn vị, bạn nên pha thêm nước mắm chấm kèm, nó sẽ làm cho nồi cơm nhà bạn hết sạch một cách nhanh chóng đó.

3.4. Canh rươi

3.4.1. Canh rươi nấu măng

Nguyên liệu chuẩn bị cho món canh rươi nấu măng (bạn có thể điều chỉnh tùy theo sức ăn của gia đình)

  • 300 gram rươi

  • 200 gram thịt ba chỉ hoặc vai sấn xay

  • 1 cây măng tre (400-500gram)

  • 2 trái cà chua

  • 2 củ hành tím

  • 1 quả khế chua

  • 1 ít thịt quả gấc

  • 1 ít vỏ quýt

  • 1 ít các loại rau thơm: hành lá, rau răm, lá lốt, lá gừng (có thể cho thêm lá gấc, rau thì là nếu muốn).

  • Các loại gia vị thông dụng: dầu ăn, bột canh, bột ngọt, hạt nêm, ớt bột, mắm (mắm tôm nếu muốn).

Sơ chế nguyên liệu
- Sơ chế rươi

  • Đối với rươi tươi, vẫn còn sống, bạn cần sơ chế rươi bằng cách cho rươi vào một chậu nước đầy để các chất bẩn cặn bã nổi lên và nhặt chúng ra. Công đoạn này bạn cần chú ý thật nhẹ tay để không làm rươi bị vỡ. Tiếp đó, bạn sử dụng nước nóng khoảng 60-70 độ C để chần qua rươi, dùng đũa khuấy nhẹ nhàng để bùn đất còn sót lại và lông, chân rươi rụng ra. Sau đó rươi nổi lên và vớt chúng lên bỏ vào bát, tô.

  • Còn đối với rươi đông lạnh, bạn cần để chúng từ ngăn đá xuống ngăn mát hoặc bỏ ra ngoài để rã đông rồi thực hiện sơ chế như sơ chế rươi tươi. Tránh không nên dùng lò vi sóng hoặc ngâm nước để rã đông, vì khi làm vậy rươi sẽ dễ bị vỡ, nát, nhiễm khuẩn, mất vệ sinh.

- Sơ chế các nguyên liệu khác

  • Măng tre: Bóc bỏ vỏ bẹ của măng rồi thái sợi, rồi mang đi rửa sạch. Sau đó cho măng vào nồi và luộc trong vòng 2 -3 phút để măng không bị đắng và hăng, giúp món ăn trở nên ngon hơn.

  • Khế chua: Rửa sạch, cắt lấy 3 múi khế, cắt bỏ rìa và thái lát nếu muốn.

  • Cà chua: rửa sạch và thái lát theo chiều ngang để dễ dàng làm nhừ nát cà chua khi nấu.

  • Vỏ quýt: Rửa sạch, thái sợi mỏng, nhỏ và ngắn.

  • Đối với các loại rau thơm: Bạn rửa sạch, rồi thái nhỏ

  • Hành tím: Bóc vỏ, rửa sạch, băm vỏ

  • Thịt quả gấc: Băm nhỏ

Canh rươi nấu măng
Canh rươi nấu măng

- Trộn các nguyên liệu lại với nhau
Sau khi đã sơ chế xong tất cả các nguyên liệu, bạn tiến hành trộn các nguyên liệu lại với nhau. Bỏ rươi vào một cái bát tô to, rồi lần lượt cho các nguyên liệu: thịt xay, khế chua, vỏ quýt, thịt gấc và một nửa phần rau thơm vào rồi trộn đều. Sau đó cho các gia vị thông dụng đã kể trên vào (nên cho vừa phải để sau gia giảm cho dễ, tránh bị mặn) và trộn đều một lần nữa tạo thành hỗn hợp rươi sánh quyện.
Tiến hành nấu canh rươi

  • Đặt nồi lên bếp, cho một chút dầu ăn vào và phi thơm hành, sau đó cho cà chua vào xào cho nhừ. Một bí quyết để cà chua chóng nhừ là bạn nên cho một chút bột canh hoặc mắm vào để xào.

  • Sau khi cà chua nhừ, bạn cho một lượng nước đủ cho sức ăn của gia đình vào nồi và đun sôi.

  • Khi nước sôi, bạn đổ hỗn hợp rươi đã trộn ở trên vào nồi đun sôi lại, sau đó để đun trong lửa nhỏ trong vòng 5-7 phút.

  • Sau khoảng thời gian trên, bạn cho măng đã trần vào nấu cho măng chín.

  • Bạn nêm nếm lại sao cho vừa vặn với khẩu vị của gia đình mình rồi bỏ nốt một nửa rau thơm vào, đảo đều, tắt bếp.

  • Vậy là chỉ với một vài bước đơn giản, món canh rươi nấu măng thơm ngon đã được hoàn thành.

Thành phẩm món canh rươi nấu măng
Canh rươi nấu măng có vị ngọt tự nhiên từ rươi, măng, thịt và các nguyên liệu, vị cay cay tê tê từ tiêu và ớt hoàn quyện lại với nhau. Cùng với đó là hương thơm từ các nguyên liệu, các loại rau thơm tạo nên một món ăn ngon, tuyệt đỉnh. Canh rươi ngon hơn khi ăn nóng, và tuyệt hơn khi ăn vào thời tiết se se lạnh.

3.4.2. Canh riêu rươi

Nguyên liệu chuẩn bị cho món canh riêu rươi (bạn có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với khẩu phần ăn của gia đình mình).

  • 500 gram rươi tươi

  • 100 gram thịt ba chỉ hoặc vai sấn xay

  • 3 quả cà chua

  • 2 quả khế chua

  • 2 củ hành củ

  • 1 ít thịt quả gấc

  • 1 ít măng tre

  • 1 củ gừng

  • 1 vài trái ớt

  • 1 ít các loại rau thơm: lá lốt, hành lá, rau răm, lá gừng (thì là nếu muốn)

  • Gia vị thông dụng: Nước mắm, bột canh, bột ngọt, hạt nêm, dầu ăn, hạt tiêu (mắm tôm nếu muốn).

  • Rau sống, bún ăn kèm

Nguyên liệu chế biến canh riêu rươi
Nguyên liệu chế biến canh riêu rươi

Sơ chế nguyên liệu
- Sơ chế rươi

  • Đối với rươi tươi, vẫn còn sống, bạn cần sơ chế rươi bằng cách cho rươi vào một chậu nước đầy để các chất bẩn cặn bã nổi lên và nhặt chúng ra. Công đoạn này bạn cần chú ý thật nhẹ tay để không làm rươi bị vỡ. Tiếp đó, bạn sử dụng nước nóng khoảng 60-70 độ C để chần qua rươi, dùng đũa khuấy nhẹ nhàng để bùn đất còn sót lại và lông, chân rươi rụng ra. Sau đó rươi nổi lên và vớt chúng lên bỏ vào bát, tô.

  • Còn đối với rươi đông lạnh, bạn cần để chúng từ ngăn đá xuống ngăn mát hoặc bỏ ra ngoài để rã đông rồi thực hiện sơ chế như sơ chế rươi tươi. Tránh không nên dùng lò vi sóng hoặc ngâm nước để rã đông, vì khi làm vậy rươi sẽ dễ bị vỡ, nát, nhiễm khuẩn, mất vệ sinh.

- Sơ chế các nguyên liệu khác

  • Cà chua rửa sạch, thái múi cau

  • Khế chua: cắt bỏ rìa quả, rửa sạch, thái lát mỏng

  • Gừng, hành củ: Đập dập, băm nhỏ

  • Thịt quả gấc, ớt: rửa sạch, băm nhỏ

  • Măng tre rửa sạch, thái sợi nhỏ

  • Các loại rau thơm: Nhặt bỏ rễ, lá hư hỏng, úa vàng, rửa sạch rồi thái nhỏ

- Trộn các nguyên liệu lại với nhau
Bạn bỏ rươi vào nồi cùng các nguyên liệu đã sơ chế từ trước: thịt quả gấc, măng tre, một phần các loại rau thơm cùng các gia vị thông dụng vào và trộn đều lên tạo thành một hỗn hợp rươi sánh quyện.

Canh riêu rươi
Canh riêu rươi

Tiến hành nấu canh riêu rươi

  • Đầu tiên, bạn cho một nồi nước khoảng 1,5-2 lít nước lên bếp và đun sôi.

  • Khi nước sôi, bạn đổ hỗn hợp rươi đã trộn đều ở trên vào và đun với lửa vừa trong vòng 10 phút. Chú ý không nên khuấy, vì khi rươi chín dưới dạng nguyên một mảng sẽ giữ lại được độ ẩm và độ ngọt tự nhiên của rươi.

  • Sau 10 phút, bạn bạn vớt phần “gạch” rươi ra bỏ vào bát và để sang một bên. Giữ lại phần nước để làm nước dùng.

  • Bạn cho một nồi lên bếp, cho 1 chút dầu ăn vào và phi thơm hành, rồi cho cà chua và một chút nước mắm vào xào lên để tăng độ thơm cho món ăn.

  • Sau đó, bạn cho phần gạch rươi vào đảo đều lên, nhớ nhẹ tay để phần gạch không bị nát ra.

  • Kế đến, bạn đổ phần nước luộc rươi vừa nãy vào, thả khế thái lát vào, đậy vung đun cho sôi.

  • Khi sôi, bạn nêm nếm sao cho phù hợp với khẩu vị của gia đình mình. Nên cho cay cay một chút thì sẽ ngon hơn đó.

  • Nêm nếm xong, bạn cho phần rau thơm còn lại vào đảo đều rồi tắt bếp. Múc ra tô là có thể thưởng thức ngay món canh riêu rươi thơm ngon này rồi. Món riêu rươi này có thể ăn kèm với rau sống hoặc bún.

Thành phẩm món canh riêu rươi
Món canh riêu rươi đạt chuẩn là món ăn có màu sắc bắt mắt, mùi vị đặc trưng mang lại cảm giác ngon miệng đến lạ. Đó là chút béo ngậy của rươi, vị chua chua từ khế và cà chua, vị ngọt tự nhiên từ thịt cùng hương thơm từ các loại rau thơm. Tất cả hòa quyện vào một tạo nên một món ăn thơm ngon, lạ miệng phù hợp ăn trong ngày trời se se lạnh, cả nhà ngồi quây quần ăn những bát canh rươi nóng hổi, trông thật ấm áp.

3.4.3. Canh rươi nấu rau cải canh (cải đắng)

Nguyên liệu chuẩn bị cho món canh rươi nấu cải canh (bạn có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với sức ăn của gia đình mình)

  • 300 gram rươi

  • 200 gram thịt ba chỉ hoặc vai sấn xay

  • 1 ít măng tre

  • 1 củ hành tím

  • 1-2 múi khế chua

  • 1 ít thịt quả gấc

  • 1 ít vỏ quýt

  • 1 ít gừng

  • 1 bó rau cải ranh

  • 1 ít các loại rau thơm: hành lá, rau răm, lá lốt, lá gừng (có thể cho thêm lá gấc, rau thì là nếu muốn).

  • Các loại gia vị thông dụng: dầu ăn, bột canh, bột ngọt, hạt nêm, ớt bột, mắm (mắm tôm nếu muốn).

Canh rươi nấu rau cải đắng
Canh rươi nấu rau cải đắng

Sơ chế nguyên liệu
- Sơ chế rươi

  • Đối với rươi tươi, vẫn còn sống, bạn cần sơ chế rươi bằng cách cho rươi vào một chậu nước đầy để các chất bẩn cặn bã nổi lên và nhặt chúng ra. Công đoạn này bạn cần chú ý thật nhẹ tay để không làm rươi bị vỡ. Tiếp đó, bạn sử dụng nước nóng khoảng 60-70 độ C để chần qua rươi, dùng đũa khuấy nhẹ nhàng để bùn đất còn sót lại và lông, chân rươi rụng ra. Sau đó rươi nổi lên và vớt chúng lên bỏ vào bát, tô.

  • Còn đối với rươi đông lạnh, bạn cần để chúng từ ngăn đá xuống ngăn mát hoặc bỏ ra ngoài để rã đông rồi thực hiện sơ chế như sơ chế rươi tươi. Tránh không nên dùng lò vi sóng hoặc ngâm nước để rã đông, vì khi làm vậy rươi sẽ dễ bị vỡ, nát, nhiễm khuẩn, mất vệ sinh.

- Sơ chế các nguyên liệu khác

  • Rau cải cắt bỏ gốc, cắt khúc khoảng 1,5cm rồi rửa sạch

  • Khế chua: Rửa sạch, cắt bỏ rìa và băm nhỏ

  • Vỏ quýt: Rửa sạch, thái sợi mỏng, nhỏ và ngắn.

  • Măng tre: rửa sạch, thái sợi mỏng, nhỏ

  • Đối với các loại rau thơm: Bạn rửa sạch, rồi thái nhỏ

  • Hành tím: Bóc vỏ, rửa sạch, băm vỏ

  • Thịt quả gấc: Băm nhỏ

  • Gừng đập dập, băm nhỏ

- Trộn các nguyên liệu lại với nhau
Sau khi đã sơ chế xong tất cả các nguyên liệu, bạn tiến hành trộn các nguyên liệu lại với nhau. Bỏ rươi vào một cái bát, rồi lần lượt cho các nguyên liệu: thịt xay, khế chua, vỏ quýt, thịt gấc, măng tre và rau thơm vào rồi trộn đều. Sau đó cho các gia vị thông dụng đã kể trên vào (nên cho vừa phải để sau gia giảm cho dễ, tránh bị mặn) và trộn đều một lần nữa tạo thành hỗn hợp rươi sánh quyện.
Tiến hành nấu canh rươi rau cải canh

  • Bạn bắc một nồi nước lên bếp rồi bật bếp đun sôi.

  • Khi nước sôi, bạn tiến hành đổ hỗn hợp rươi vào đun trên lửa vừa trong khoảng thời gian khoảng 10 phút.

  • Sau đó cho rau cải canh và gừng đập dập vào.

  • Kế đến, bạn cho gia giảm gia vị phù hợp với khẩu vị của gia đình bạn.

  • Nấu đến khi rau cải chín thì tắt bếp và múc ra bát và thưởng thức.

Thành phẩm món canh rươi nấu rau cải đắng
Canh rươi nấu rau cải canh đạt chuẩn là khi ăn vào thấy được sự béo ngậy từ rươi, vị ngọt tự nhiên của thịt cùng các nguyên liệu, mùi thơm của gừng cùng các loại rau thơm và mùi vị đặc trưng của rau cải canh. Tất cả hòa quyện tạo nên một món ăn thơm ngon và giàu dinh dưỡng.

3.5. Rươi rang muối

Nguyên liệu chuẩn bị món rươi rang muối (bạn có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với sức ăn của gia đình mình)

  • 500 gram rươi

  • Lá chanh

  • 1 quả trứng (trứng gà hoặc trứng vịt)

  • 2 muỗng canh bột muối rang

  • 2 muỗng canh bột năng

  • 1 muỗng cà phê bột ngọt (mì chính)

  • ½ muỗng bột canh hạt nêm

  • Ớt bột (tùy theo lượng ăn cay của gia đình bạn)

  • Dầu ăn

Rươi rang muối
Rươi rang muối

Sơ chế nguyên liệu
- Sơ chế rươi

  • Đối với rươi tươi, vẫn còn sống, bạn cần sơ chế rươi bằng cách cho rươi vào một chậu nước đầy để các chất bẩn cặn bã nổi lên và nhặt chúng ra. Công đoạn này bạn cần chú ý thật nhẹ tay để không làm rươi bị vỡ. Tiếp đó, bạn sử dụng nước nóng khoảng 60-70 độ C để chần qua rươi, dùng đũa khuấy nhẹ nhàng để bùn đất còn sót lại và lông, chân rươi rụng ra. Sau đó rươi nổi lên và vớt chúng lên bỏ vào bát, tô.

  • Còn đối với rươi đông lạnh, bạn cần để chúng từ ngăn đá xuống ngăn mát hoặc bỏ ra ngoài để rã đông rồi thực hiện sơ chế như sơ chế rươi tươi. Tránh không nên dùng lò vi sóng hoặc ngâm nước để rã đông, vì khi làm vậy rươi sẽ dễ bị vỡ, nát, nhiễm khuẩn, mất vệ sinh.

- Sơ chế các nguyên liệu khác

  • Bột muối rang là loại bột được làm từ gạo nếp, hạt sen, đậu xanh, muối thô, tiêu,...rang cho bay hơi hết nước và chín rồi giã, xay nhuyễn. Bạn có thể tự làm tại nhà hoặc mua tại các cửa hàng, siêu thị.

  • Lá chanh rửa sạch, 1 ít thái nhỏ, 1 ít để nguyên lá

Tiến hành chế biến rươi rang muối

  • Bạn đun một nồi nước sôi, sau đó thả rươi đã sơ chế ở trên vào luộc và khuấy nhẹ tay tầm 1-2 phút sao cho rươi săn lại và không bị vỡ. Sau đó vớt ra để ráo, nước luộc rươi có thể tận dụng để nấu các loại canh.

  • Bạn cho rươi đã luộc qua ở trên vào bát cùng với 1 muỗng cà phê bột ngọt và ½ muỗng canh hạt nêm, ớt bột vào rồi trộn đều. Sau đó để ướp khoảng 10 phút cho rươi ngấm đều gia vị.

  • Sau khi rươi ngấm đều gia vị, bạn đập 1 quả trứng vào cùng với 2 thìa canh bột năng rồi trộn đều.

  • Cho dầu vào chảo rồi bật bếp đun nóng dầu rồi cho rươi đã ướp vào chiên, thả một vài lá chanh vào chiên cùng cho thơm.

  • Dùng đũa hoặc thìa đảo nhẹ cho con rươi tách nhau ra, và chiên cho tới khi con rươi vàng thì vớt ra để ráo dầu. Nên chiên rươi ở lửa vừa để rươi không bị cháy và khô.

  • Sau khi rươi chiên ráo dầu, bạn cho vào bát cùng 2 thìa canh bột muối rang và lá chanh rồi trộn đều lên.

Vậy là bạn đã hoàn thành một món rươi rang muối mới lạ, thơm ngon.
Thành phẩm món rươi rang muối
Thành phẩm món rươi rang muối với màu sắc bắt mắt, vàng rụm, thịt rươi béo ngọt, ăn giòn rụm bên ngoài nhưng bên trong không bị khô. Cùng với đó là chút mùi thơm của lá chanh, tạo nên một món ăn ngon, lạ miệng, phù hợp để bạn vừa ngồi tán chuyện vừa ăn.

3.6. Rươi xào

3.6.1. Rươi xào măng

Nguyên liệu chế biến món rươi xào măng (bạn có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với khẩu phần ăn của gia đình bạn)

  • 500 gram rươi

  • 300 gram măng tre tươi

  • 2 củ hành khô

  • 1 ít lá gừng, hành lá, rau răm

  • ½ muỗng cà phê mắm tôm (có thể không cho tùy sở thích)

  • 1 muỗng cà phê bột nghệ

  • Gia vị thông dụng: Dầu ăn, hạt nêm, bột ngọt, bột canh, ớt bột

Măng tre tươi
Măng tre tươi

Sơ chế nguyên liệu
- Sơ chế rươi

  • Đối với rươi tươi, vẫn còn sống, bạn cần sơ chế rươi bằng cách cho rươi vào một chậu nước đầy để các chất bẩn cặn bã nổi lên và nhặt chúng ra. Công đoạn này bạn cần chú ý thật nhẹ tay để không làm rươi bị vỡ. Tiếp đó, bạn sử dụng nước nóng khoảng 60-70 độ C để chần qua rươi, dùng đũa khuấy nhẹ nhàng để bùn đất còn sót lại và lông, chân rươi rụng ra. Sau đó rươi nổi lên và vớt chúng lên bỏ vào bát, tô.

  • Còn đối với rươi đông lạnh, bạn cần để chúng từ ngăn đá xuống ngăn mát hoặc bỏ ra ngoài để rã đông rồi thực hiện sơ chế như sơ chế rươi tươi. Tránh không nên dùng lò vi sóng hoặc ngâm nước để rã đông, vì khi làm vậy rươi sẽ dễ bị vỡ, nát, nhiễm khuẩn, mất vệ sinh.

- Sơ chế các nguyên liệu khác

  • Măng tre tươi bạn mua về bóc sạch bẹ, thái miếng vừa ăn, rồi đem đi ngâm với nước muối loãng khoảng 15-20p. Sau đó vớt ra rồi rửa sạch với nước nhiều lần cho bớt mặn.

  • Hành khô bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ

  • Các loại rau thơm: hành hoa, rau răm, lá gừng rửa sạch thái nhỏ

Tiến hành chế biến món rươi xào măng

  • Bắc một nồi nước lên bếp để đun sôi. Khi nước sôi đổ măng vào luộc khoảng 2-3p cho măng bớt hăng và đắng. Sau đó vớt măng ra xả với nước lạnh rồi để ráo.

  • Cho một ít dầu ăn vào chảo, bật bếp đun cho dầu nóng, phi thơm hành củ.

  • Sau khi hành phi đã thơm và vàng, cho rươi vào xào cùng chút mắm tôm (nếu muốn).

  • Sau đó đổ măng vào xào, cho thêm bột nghệ và các gia vị thông dụng vào (nêm nếm sao cho vừa với khẩu vị của gia đình mình).

  • Xào măng chung với rươi cho đến khi măng và rươi đều chín (tầm 5 phút) thì cho hành lá, rau răm, lá gừng thái nhỏ vào đảo và tắt bếp.

  • Cho rươi xào măng ra đĩa, rắc thêm chút tiêu là món ăn đã được hoàn thành.

Thành phẩm món rươi xào măng
Rươi xào măng - món ăn độc lạ và mới mẻ, sự kết hợp hài hòa giữa rươi và măng tre. Rươi xào măng đạt chuẩn là khi ăn có sự chút béo ngậy của rươi, hương thơm lừng của măng tre và các loại rau thơm, cùng với màu vàng, cam đẹp mắt từ bột nghệ, tạo nên tổng thể một món ăn tròn vị.

Rươi xào măng
Rươi xào măng

3.6.2.  Rươi xào củ niễng

Nguyên liệu chế biến món rươi xào củ niễng (bạn có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với khẩu phần ăn của gia đình)

  • 400 gram rươi

  • 500 gram củ niễng

  • 200 gram thịt ba chỉ

  • 1 củ hành tây

  • 1 củ hành khô

  • 1 quả trứng gà (hoặc trứng vịt)

  • 1 ít vỏ quýt

  • Các loại rau thơm: hành lá, lá gấc, rau răm, rau ngò, lá gừng

  • Gia vị thông dụng: dầu ăn, nước mắm, bột canh, hạt nêm, bột ngọt

Củ niễng
Củ niễng

Sơ chế nguyên liệu
- Sơ chế rươi

  • Đối với rươi tươi, vẫn còn sống, bạn cần sơ chế rươi bằng cách cho rươi vào một chậu nước đầy để các chất bẩn cặn bã nổi lên và nhặt chúng ra. Công đoạn này bạn cần chú ý thật nhẹ tay để không làm rươi bị vỡ. Tiếp đó, bạn sử dụng nước nóng khoảng 60-70 độ C để chần qua rươi, dùng đũa khuấy nhẹ nhàng để bùn đất còn sót lại và lông, chân rươi rụng ra. Sau đó rươi nổi lên và vớt chúng lên bỏ vào bát, tô.

  • Còn đối với rươi đông lạnh, bạn cần để chúng từ ngăn đá xuống ngăn mát hoặc bỏ ra ngoài để rã đông rồi thực hiện sơ chế như sơ chế rươi tươi. Tránh không nên dùng lò vi sóng hoặc ngâm nước để rã đông, vì khi làm vậy rươi sẽ dễ bị vỡ, nát, nhiễm khuẩn, mất vệ sinh.

- Sơ chế các nguyên liệu khác

  • Củ niễng lột bỏ phần bẹ già, rửa sạch, thái xéo

  • Thịt ba chỉ rửa sạch thái miếng vừa ăn

  • Vỏ quýt, hành lá, rau răm, lá gấc, rau ngò, lá gừng rửa sạch thái nhỏ

  • Hành tây lột vỏ, rửa sạch, thái múi cau nhỏ

  • Hành khô rửa sạch, đập dập, băm nhỏ

  • Trứng đập vào bát và khuấy đều

Tiến hành chế biến món rươi xào củ niễng

  • Đầu tiên, bạn bắc một cái chảo lên bếp và cho dầu ăn và phi thơm hành củ, vỏ quýt lên. Cho thêm một chút nước mắm để tạo độ thơm.

  • Sau đó, đổ rươi vào xào, đảo khuấy nhẹ tay để rươi không bị vỡ.

  • Khi thấy rươi săn lại thì tắt bếp rồi đổ ra đĩa.

  • Tận dụng chiếc chảo xào rươi, cho chút dầu ăn vào đun sôi, cho thịt ba chỉ vào rang đến khi cháy cạnh.

  • Sau đó cho củ niễng, hành tây vào xào cho đến khi gần chín thì cho đĩa rươi xào vừa rồi vào.

  • Cho gia vị vào nêm nếm sao cho vừa với khẩu vị của gia đình mình rồi xào trong vòng 2-3 phút.

  • Cuối cùng, cho trứng và các loại rau thơm vào đảo đều và tắt bếp.

Rươi xào củ niễng
Rươi xào củ niễng

Thành phẩm món rươi xào củ niễng
Món rươi xào củ niễng đạt chuẩn là món ăn có sự hòa quyện, kết hợp của các nguyên liệu. Một chút béo ngậy của rươi, chút vị ngọt của thịt bao chỉ, hành tây và củ niễng, cùng hương thơm từ vỏ quýt và các loại rau thơm, chúng tạo nên một món ăn hấp dẫn và đưa cơm.

3.7. Mắm rươi chuẩn vị Tứ Kỳ

Nguyên liệu và các vật dụng cần thiết cần chuẩn bị

  • Rươi tươi, còn sống

  • Rượu nếp

  • Hạt muối tinh

  • Các loại bột gia vị như: Bột gừng, bột thính, bột vỏ quýt (có thể thay bằng vỏ quýt thái nhỏ)

  • Các vật dụng để lọc và chứa mắm rươi: Chai, hũ đựng thủy tinh, vại sành, thùng, khăn vải xô

Làm mắm rươi chuẩn vị Tứ Kỳ
Làm mắm rươi Tứ Kỳ

Quy trình chế biến
- Bước 1: Rươi mua về sẽ được làm sạch bằng cách loại bỏ phần rác hay cọng bẩn, bùn đất lẫn vào, tựu chung lại là bạn sẽ loại bỏ những thứ không phải rươi ra ngoài. Tiếp đến, bỏ sạch hết lông rươi bằng cách cho chúng vào nước nóng khoảng 60-70 độ C, dùng đũa khuấy nhẹ nhàng để bùn đất còn sót lại và lông, chân rươi rụng ra. Sau đó rươi nổi lên và vớt chúng lên, để ráo rồi bỏ vào bát, tô.
- Bước 2: Dùng đũa khuấy thật mạnh để rươi vỡ ra tại thành một hỗn hợp sánh quyện.
- Bước 3: Kế đến bạn tiến hành trộn rươi cùng với muối tinh theo tỉ lệ 6 rươi : 1 muối tinh vào trong vại sành. Nhớ rằng một lớp rươi rồi một lớp muối, lần lượt cho đến hết và chú ý rằng lớp trên cùng là lớp muối nhé.
- Bước 4: Dùng vải xô đậy vại rươi muối lại rồi đem đi phơi nắng. Khi sử dụng vải xô sẽ giúp ngăn chặn được ruồi nhặng bu vào, gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, vại không bị kín và bí giúp việc ủ mắm được nhanh hơn. 
- Bước 5: Lần lượt cho các nguyên liệu vào trong quá trình làm mắm

  • Tuần thứ 4 ủ mắm: Đây là khoảng thời gian rươi đã phân hủy và bắt đầu nổi lên trên bề mặt cùng với đó là màu sắc dần chuyển sang màu đen. Khi đó, sẽ là lúc bạn cho rượu nếp đã chuẩn bị từ trước vào với tỉ lệ: 1 kg rươi tươi : 1 chén rượu.

  • Tuần thứ 6 ủ mắm: Bạn cho bột thính vào, trộn đều, đậy kín và mang đi ủ tiếp.

  • Đến tuần thứ 8: Bạn cho bột gừng và bột vỏ quýt vào theo tỉ lệ 1 kg rươi tươi : 1 thì bột gừng : 1 thìa bột vỏ quýt. Sau đó khuấy đều, đậy kín hũ rồi đem đi ủ tiếp.

  • Tuần thứ 10: Bạn chiết mắm rươi từ vại sành sang các chai, hũ thủy tinh rồi đem đi phơi nắng khoảng 3 tháng nữa thì mới có thể sử dụng được.

Vậy là món mắm rươi thơm ngon chuẩn vị Tứ Kỳ đã được hoàn thành.
Thành phẩm mắm rươi chuẩn vị Tứ Kỳ
Mắm rươi Tứ Kỳ đạt chuẩn là mắm phải có độ sánh quyện, màu sắc vàng cam tươi tắn. Khi ăn cảm nhận được hương vị của rươi, của bột thính, bột gạo rồi lá gừng, kết hợp với nhau làm bùng nổ hương vị trong khoang miệng của bạn. Mắm rươi này thích hợp dùng để chấm các món luộc như rau luộc, thịt luộc, các món cuốn,....

Dùng để chấm các loại đồ luộc
Dùng để chấm các loại đồ luộc

4. Giải đáp một số thắc mắc khi chế biến các món ăn từ rươi

4.1. Nên chọn mua rươi như thế nào để rươi được chất lượng và tươi ngon?

  • Khi đi mua rươi, bạn nên chọn những con rươi có kích cỡ lớn, thân hình mập mạp, có màu sắc hồng tươi hoặc đỏ, vẫn còn sống nghĩa là vẫn còn ngọ nguậy và di chuyển một cách linh hoạt. Đấy là những con tươi ngon và chất lượng nhất.

  • Khi mua rươi, bạn nên chọn những con còn khỏe ở phía bên trên thay vì những con nằm ở phía dưới. Vì có thể những con ở phía dưới bị đè bẹp, vỡ, làm rươi bị tanh và khi chế biến các món ăn sẽ kém ngon hơn.

  • Không nên chọn những con rươi có thân hình nhỏ, gầy, có màu xanh, di chuyển, bò yếu, nó có thể làm ảnh hưởng tới hương vị món ăn của bạn.

  • Đối với rươi đông lạnh, bạn nên hạn chế mua rươi đông lạnh ở ngoài. Nếu muốn mua về để bảo quản ăn trong thời gian dài thì bạn hãy tự mua về, sơ chế rồi bảo quản trên ngăn đông tủ lạnh hoặc chọn những nơi có địa điểm uy tín, chất lượng để mua.

4.2. Vì sao khi chế biến các món ăn từ rươi nên cho vỏ quýt?

Theo Đông y, vỏ quýt có vị cay đắng, tính ôn ấm, khi ăn sẽ đi vào các kinh như: tỳ, vị, phế, đại tràng. Có khả năng chữa trị các vấn đề về tiêu hóa, khử độc, chữa các triệu chứng đau bụng, khó tiêu, đầy chướng,...
Mùi thơm tính ấm của vỏ quýt sẽ có tác dụng khử mùi tanh và tính lạnh (hàn) của rươi. Bên cạnh đó, tạo mùi vị đặc trưng cho món ăn và tạo nên món ăn thơm ngon, bổ dưỡng.

Vỏ quýt
Vỏ quýt

5. Khi ăn rươi cần lưu ý điều gì?

Các món ăn từ rươi tuy ngon nhưng cũng tiềm ẩn một số nguy hiểm không an toàn. Nếu bạn không biết có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và những người ăn chúng. Dưới đây là một số lưu ý khi ăn các món ăn từ rươi bạn cần chú ý.

  • Được ví như “rồng đất”, là một loại thực phẩm quý giá và giàu dinh dưỡng,  tuy nhiên, trên thực tế, rươi vẫn là một sinh vật thuộc họ nhà giun, môi trường sống là ở bùn đất, đáy sông nước. Vì thế nguy cơ bị nhiễm độc từ môi trường sống xung quanh nó là điều không thể tránh khỏi. Nếu bạn không chế biến sạch và đúng cách có thể dẫn đến khả năng bị truyền nhiễm các loại vi khuẩn gây ảnh hưởng đến đường ruột vô cùng nguy hiểm.

  • Nên sử dụng rươi còn tươi, hoặc rươi đông nhưng được cấp đông khi còn tươi sống bởi những con rươi chết sẽ sản sinh ra độc tố có hại cho cơ thể, gây ra các triệu chứng như đau đầu, nôn ói, tiêu chảy, dị ứng nổi ban đỏ,...

  • Chất đạm trong rươi khác với chất đạm có trong thịt các động vật khác mà chúng ta thường xuyên sử dụng hằng ngày. Chính vì vậy, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn từ 50 – 100g rươi để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.

Điều đặc biệt, đối với những người mới lần đầu tiên ăn rươi, bạn nên thử một ít trước để xem phản ứng của cơ thể đối với rươi để tránh dị ứng hay ngộ độc thực phẩm. Khi ăn vào thấy chắc chắn không có bất kỳ hiện tượng bất thường nào thì mới được ăn với lượng nhiều hơn và ăn được lâu dài. Còn nếu sau khi ăn rươi, bạn cảm nhận thấy cơ thể mình có dấu hiệu dị ứng thực phẩm như nổi mẩn đỏ, ngứa, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, choáng váng, khó thở, sưng húp,... thì cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp xử lý kịp thời. Và một điều chắc chắn là bạn không được ăn rươi nữa nhé, vì nó không dành cho bạn.

6. Những ai không nên ăn rươi

  • Những người có cơ địa bị hoặc đã từng dị ứng với các loại hải sản, nhộng ong, nhộng tằm,... thì không nên ăn rươi.

  • Nếu bạn đã thử và dị ứng với rươi thì đừng bao giờ ăn lại chúng.

  • Những người bị bệnh hen suyễn, bệnh gút, hay bị nổi ngứa, mề đay

  • Trẻ em và phụ nữ mang thai không ăn rươi, vì nó sẽ gây khó tiêu, sình bụng, không có lợi cho đường tiêu hóa và ảnh hưởng không tốt đến em bé.

  • Người có tiền sử bệnh hen không nên ăn rươi vì trong rươi có chất gây hen suyễn

  • Những người vừa ốm dậy, người có hệ tiêu hóa kém cũng không nên ăn rươi để tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra.

​Với các công thức chế biến các món ăn từ rươi trên, ắt hẳn bạn đã không cần tốn công phải suy nghĩ khi mua rươi về nên làm món gì và cách chế biến ra sao. Mong rằng những thông tin trên của Công Cụ Tốt sẽ là thông tin hữu ích giúp bạn có thể nấu ra những món ăn thơm ngon để chiêu đãi cho gia đình, người thân và bạn bè. Và đặc biệt thận trọng, lưu ý khi ăn rươi để tránh xảy ra những vấn đề không mong muốn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe bạn nhé. Những công thức trên cũng chỉ mang tính khái quát và khách quan, bạn hãy cùng sáng tạo và biến tấu để có thể tạo ra nhiều món ăn từ rươi theo công thức của riêng nữa nhé!

 
gọi Miễn Phí