Hướng dẫn ghép cây cà phê một cách hiệu quả

Cà phê là giống cây ít khi được trồng bằng hạt, thay vào đó chúng ta sử dụng phương pháp ghép chồi (nêm).
Hướng dẫn ghép cây cà phê một cách hiệu quả

1. Chuẩn bị dụng cụ

- Dao rọc sắc hoặc keo cắt ghép cành chuyên dụng.
dao rọc Stanley 10-779
Dao rọc Stanley 10-779

Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn về sản phẩm kéo ghép cành cây tại đây.
kéo cắt ghép cành chuyên dụng
Kéo cắt ghép cành chuyên dụng
 
- Băng dùng để quấn vết ghép (chuyên dùng hoặc cắt từ bao nilon), túi nilon 14x20cm.
- Chồi ghép là chồi, ngọn của các dòng vô tính chọn lọc và đã được nhà nước công nhận hoặc lấy ngay tại vườn chọn những cây không bị sâu bệnh, năng suất ổn định nhiều năm liền.
- Chồi gốc: khi chồi gốc lên cao 25-30cm là ghép được.

2. Các bước thực hiện

- Cắt bỏ phần ngọn của chồi gốc chừa lại 7-10 cm (gốc ghép), dùng dao rọc chẻ dọc giữa thân khoảng 2-2.5 cm. Chồi ghép dài 4-5cm có cặp lá bánh tẻ cắt bỏ còn 1/3 phiến lá, dùng rao dọc cắt vát hai bên hình cái nêm có độ dài bằng vết chẻ ở gốc ghép.
- Đặt ngọn ghép vào vết chẻ của gốc sao cho lớp vỏ của ngọn và gốc áp vào nhau , quấn chặt vết ghép, quấn từ dưới lên trên rồi buộc lại. Sau đó lấy túi nilon chụp kín ngọn ghép rồi buộc kín dưới vết ghép, từ một tuần đến 20 ngày sau ghép là có thể tháo chụp, từ 20-30 ngày tháo băng.
ghép nêm
- Ngoài ra nếu bạn sở hữu 1 chiếc kéo ghép cành chuyên dụng thì chỉ việc dùng kéo cắt lên chồi gốc và chồi ghép là có thể ghép vào nhau 1 cách dễ dàng hơn.
cắt gốc và cành ghépghép cành vào gốc ghép
Cắt chồi gốc và chồi ghép                        Ghép chồi ghép vào gốc ghép rồi quấn lại

3. Một số lưu ý

- Kinh nghiệm trên thực tế tùy theo cách canh tác và khí hậu của từng vùng mà một số nơi ghép mà không cần chụp túi nilon chồi ghép vẫn sống và phát triển bình thường. Sau khi ghép có một số % nhất định ko tương thích với ngọn ghép thì có những biểu hiện là chồi ghép phát triển còi cọc, ít cành cấp và hay bị khô cành, để hạn chế những vấn đề trên ta nên ghép vài giống vô tính vào cùng một gốc.Thời gian ghép là quanh năm cứ khi nào có chồi gốc đủ tiêu chuẩn là ghép được.Theo tài liệu tham khảo thì thời gian ghép tốt nhất là tháng 5 và tháng 6.
- Hiệu quả ban đầu cho thấy, phương pháp ghép chồi cần thận trọng ở các khâu cưa gốc và kỹ thuật ghép chồi: chỉ chọn những cây có u ở thân để chồi phát triển, không nên cưa thân bằng phẳng hay lõm xuống mà mặt cưa phải có độ chênh hướng về phía mặt trời mọc và xoay lưng về phía mặt trời lặn để hạn chế việc nứt thân.
- Chồi chọn để ghép không quá già hoặc quá non vì già thì ít nhựa, khó bám dính còn non thì dễ bị khô héo trong tuần đầu tiên. Chỉ nên để lại từ 2~3 cặp lá non, vát bớt diện tích lá sau đó gọt hình cây nêm dẹt và nhét vào khe hở đã chẻ sẵn, quấn nilon mỏng để cố định vị trí và bảo vệ vết thương.


Nguồn tin: Công Cụ Tốt