Những điều cần lưu ý khi thay má phanh xe máy
Một trong những bộ phận của xe máy dễ bị hư đó là má phanh. sau đây là những lưu ý khi thay má phanh xe máy.
Tác giả bài viết: Nguyễn Trần Mỹ Phương
1. Chọn mua má phanh
- Theo kinh nghiệm của những người dạy nghề sửa chữa xe máy thì chọn mua má phanh cần dựa vào tốc độ vận hành xe. Tuyệt đối không dùng má cũ với đĩa phanh mới.- Có hai loại má phanh dùng trên xe máy: má phanh hữu cơ và má phanh nung kết.
- Má phanh hữu cơ làm từ vật liệu tự nhiên như cao su, hoặc Kevlar (sợi polyamide thơm). Chúng được gắn kết với nhau và có khả năng chịu nhiệt. Ưu điểm của loại này là không gây ô nhiễm môi trường, dễ gia công, mềm, làm việc êm nhưng nhược điểm nhanh mòn.
- Má phanh nung kết chịu mài mòn và nhiệt độ cao vì thành phần chủ yếu là các hạt kim loại (đồng hoặc một số hợp kim chịu mài mòn, nhiệt độ cao).
Khe nhỏ trên mặt má phanh, lỗ trên đĩa giúp tiêu tán nhiệt, loại bỏ nước, bụi bẩn trên bề mặt khi má tiếp xúc với đĩa.
2. Rà phanh
- Rà phanh ngay sau khi thay mới luôn cần thiết bởi nó mang lại nhiều lợi ích. Nếu cả má và đĩa đều mới, việc này giúp tạo ra quá trình sinh nhiệt đúng khi phanh, nó cũng truyền một lớp vật liệu mỏng từ má sang đĩa, tăng cường độ bám dính giữa hai bề mặt.
- Trong trường hợp má mới, đĩa cũ, rà phanh chính là công đoạn giúp má thích ứng với bề mặt đĩa, nên phanh rà (phanh nhẹ) trong 100 km đầu tiên để tăng tuổi thọ má. Tuyệt đối không sử dụng má cũ với đĩa mới, bởi các vân xước trên má sẽ làm hỏng mặt đĩa.
Bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết kinh nghiệm hay tại đây.
- Trong trường hợp má mới, đĩa cũ, rà phanh chính là công đoạn giúp má thích ứng với bề mặt đĩa, nên phanh rà (phanh nhẹ) trong 100 km đầu tiên để tăng tuổi thọ má. Tuyệt đối không sử dụng má cũ với đĩa mới, bởi các vân xước trên má sẽ làm hỏng mặt đĩa.
Bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết kinh nghiệm hay tại đây.
Nguồn tin: Công Cụ Tốt
Người đăng bài viết: Vũ Hải Sơn