Hướng dẫn cách bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh

Công dụng chủ yếu của tủ lạnh là bảo quản thực phẩm tránh bị ôi thiu và biến chất. Nhưng bảo quản sao cho đúng cách, thực phẩm luôn tươi ngon thì không phải ai cũng biết.

Tác giả bài viết: Lê Thị Lệ Hoa

1. Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Để bảo quản thực phẩm hiệu quả thì không nên để quá nhiều đồ ăn, thức uống hoặc mở tủ lạnh thường xuyên. Tủ lạnh chứa quá đầy đồ ăn sẽ khiến không khí khó lưu thông, làm chậm quá trình làm mát. Khi rã đông, cách tốt nhất là để thực phẩm trong ngăn mát của tủ lạnh cho rã đông dần và phải dùng ngay phần đã rã đông, không nên cất để dùng tiếp vì dễ bị nhiễm trùng.

2. Bảo quản thực phẩm đã nấu chín

Bảo quản thực phẩm (thức ăn) đã qua chế biến có thể để được từ 4-6 giờ nếu trời mát mẻ. Với cơm, tốt nhất nên nấu vừa lượng người ăn. Cơm còn thì để chỗ thoáng mát, đậy lại bằng rổ thưa hoặc cho vào ngăn mát của tủ lạnh. Với các loại thức ăn đã qua chế biến không dùng hết thì nên cho vào hộp riêng, đậy nắp kín rồi cho vào tủ lạnh. Lưu ý, không để lẫn thực phẩm đã nấu chín chung với nguyên liệu tươi sống.

3. Bảo quản thực phẩm tươi sống

Bảo quản thực phẩm được lâu cần tránh để thực phẩm bị ướt. Không nên dự trữ quá nhiều, mua vừa đủ dùng trong 1-2 ngày.

4. Bảo quản thực phẩm đông lạnh

Bảo quản thực phẩm đông lạnh cần xem kỹ phần hướng dẫn bảo quản của sản phẩm để lưu trữ đúng cách: Thông thường thực phẩm như thịt gia súc, gia cầm, trứng… nếu dùng khay xốp PS hoặc màng bao PE để bao gói miếng thịt hoặc gói kín trứng lại để ở ngăn mát của tủ lạnh với nhiệt độ từ 0 độ C – 5 độ C, sản phẩm trên vẫn dùng được trên 10 ngày. Thực phẩm đông lạnh sử dụng lâu (trên 1 tháng) nên trữ đông từ âm 12 độ C đến âm 18 độ C.
Lưu ý: cá và hải sản (tôm, cua, mực…) có mùi tanh, vì vậy cần sơ chế sạch, bọc kín trước khi cho vào tủ lạnh.

Tại Cộng Cụ Tốt còn có nhiều bài viết về kinh nghiệm sử dụng tủ lạnh. Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn về kinh nghiệm sử dụng tủ lạnh tại đây.

Nguồn tin: Công Cụ Tốt

Người đăng bài viết: Vũ Hải Sơn

Nội dung