Công Cụ Tốt

Nội dung

Kỹ thuật sửa chữa cụm pít tông - một trong các linh kiện chính trong động cơ xe máy - Hùng Lê

Đăng lúc: Thứ hai - 08/01/2024 14:32, Cập nhật 08/01/2024 14:38

Do động cơ là khu vực hoạt động cần độ chính xác cao nhất trên xe cho nên chỉ cần một chi tiết nhỏ trong cụm pít tông bị hỏng hay mài mòn quá giới hạn cho phép thì động cơ cũng không thể hoạt động bình thường thậm chí dẫn tới hỏng hóc nghiêm trọng cho xe, vì vậy mà việc kiểm tra thay thế sửa chữa các chi tiết trong động cơ cần sự chuẩn xác và kĩ thuật cao. Dưới đây Hùng Lê sẽ giúp các bạn bổ sung, nâng cao kỹ năng kiểm tra sửa chữa thay thế cụm pít tông cho động cơ xe máy.

Kỹ thuật sửa chữa cụm pít tông xe máy

1. Pít-tông

Trong xe máy pít- tông là một bộ phận cực kỳ quan trọng của một động cơ, có nhiệm vụ kết hợp với xi lanh và nắp máy để tạo thành buồng đốt sinh công, cung cấp năng lượng cho động cơ xe máy hoạt động. Có thể hiểu đơn giản nhiệm vụ của pít-tông chính là nhận áp suất và truyền lực cho trục khuỷu để sinh công

Cấu tạo cơ bản của pít-tông trong động cơ xe máy

1.1 Nguyên nhân hư hỏng và các dạng hư hỏng của pít tông

+Nếu phần thân dưới pít tông có màu trắng chứng tỏ độ mài mòn tương đối nhẹ, có thể tiếp tục sử dụng.
+Nếu phần thân dưới pít tông có 1/3 là màu hơi đen, trên bề mặt có vết mài mòn dạng sợi mành thì cũng có thể sử dụng tiếp.

Đầu pít tông bị oxi hóa, cháy tạo lớp muội than do  làm việc trực tiếp trong buồng đốt dưới áp lực và nhiệt độ cao

1.2 Lựa chọn và thay pít tông

Sau khi tháo pít tông ra, nếu kiểm tra thấy độ mài mòn bình thường thì dùng panme đo đường kính ngoài của pít tông, đồng thời dùng thước đo lỗ (calip đo trong) đo đường kính trong của xi lanh, từ đó tính độ hở liên kết giữa chúng. Nếu độ hở liên kết vượt quá giá trị quy định thì phải thay pít tông mới. Độ hở liên kết giữa pít tông và xi lanh của một số xe được thể hiện trong bảng 3-5. Phương pháp lựa chọn cụ thể xem mục 1 của bài này.

Dùng thước panme đo đường kính pít tông xác định xem pít tông có cần thay thế hay không
 
Đối với động cơ 2 xi lanh, khi chọn pít tông còn phải chú ý sai số trọng lượng của 2 pít tông. Ví dụ, đối với động cơ xe CJ750 thì sai số trọng lượng của 2 pít tông không được vượt quá 5% tổng trọng lượng của một pít tông, nếu không thì có thể gây ra sự mạnh khi động cơ hoạt động.
 
Bảng 3-5: Độ hở liên kết giữa pít tông và xi lanh của một số loại xe Đơn vị: mm

2. Vòng găng pít tông

Vòng găng trong pít tông hay còn gọi là xéc măng là một vòng kim loại hở được gắn với đường kính ngoài của pít tông trong động cơ đốt trong của xe máy, chúng có chức năng chính là làm kín buồng đốt, truyền nhiệt từ pít tông sang áo xi lanh, giảm tổn hao dầu bôi trơn

Cấu tạo và vị trí của vòng găng trên pít tông

2.1 Nguyên nhân và các kiểu hỏng hóc của vòng găng pít tông


Trong quá trình hoạt động và vận hành vòng găng pít tông dễ bị hỏng do mài mòn
Ví dụ , xi lanh nạp bụi bẩn hoặc nhiên liệu không sạch thì khó hình thành váng dầu, tạo ra hiện tượng ma sát khô.

2.2 Kiểm tra vòng găng pít tông


Hình 3-8:Kiểm tra lực đàn hồi của vòng găng pít tông
- Ngoài ra còn có thể dùng phương pháp đối chiếu đơn giản để tiến hành kiểm tra:
 
+Để dựng vòng găng pít tông cũ song song với vòng găng pít tông mới, miệng của 2 vòng cùng hướng về một bên, sau đó dùng tay ấn với lực như nhau rồi quan sát độ hở miệng của 2 vòng. Độ hở miệng lớn thì lực đàn hồi lớn, còn ngược lại thì nhỏ.
+Lực đàn hồi của vòng găng pít tông quá lớn sẽ làm cho vòng găng pít tông và xi lanh chóng bị mài mòn. Còn lực đàn hồi quá nhỏ thì tác dụng bịt kín của vòng găng pít tông giảm, từ đó dễ bị dò khí và rỉ dầu.

Hình 3-9:Kiểm tra độ hở miệng của vòng găng pít tông
1-Độ hở miệng;2-Bộ căn lá


Bảng 3-6:Độ hở miệng và hở bên của vòng găng pít tông Đơn vị:mm
Loại xe Độ hở miệng tiêu chuẩn Giới hạn sử dụng Hở bên vòng hơi
(hoặc vòng đầu tiên)
Hở bên vòng (hoặc vòng thứ hai)
CJ750 0,15-0,2 1,2 0,04-0,08 0,025-0,065
DH-SM750 0,2-0,3 1,2 0,06-0,095 0,02-0,06
XF250 0,05-0,15 1,0 0,04-0,08  
NF125 0,15-0,35 0,6 0,03-0,05 0,03-0,05
Mô tô phân khối nhỏ K90 0,15-0,35 0,85 0,025-0,065  
JL-JH70 0,15-0,35 0,75 0,04-0,08 0,02-0,04
JL-CJ50 0,1-0,2 0,8 0,03-0,06  
XF50 0,1-0,2 0,7 0,03-0,06  
Yamaha RX125 0,15-0,35 0,6 0,03-0,05 0,03-0,05
Yamaha DX100 0,15-0,35 0,6 0,03-0,05 0,03-0,05
Suzuki K125 0,15-0,35 0,8 0,02-0,055  
Suzuki AX100 0,15-0,35 0,8 0,03-0,07 0,01-0,05
Suziku A100 0,15-0,35 0,8 0,025-0,065  
Suzuki A80 0,1-0,3 0,7 0,03-0,07  
Suzuki A50 0,1-0,3 0,8 0,03-0,07  
Suzuki FA50 0,1-0,3 0,8 0,02-0,06  
Suzuki K50 0,1-0,3 0,75 0,02-0,06  

Hình 3-10:Kiểm tra độ hở bên của vòng găng pít tông
1-Độ hở bên;2-Bộ căn lá

2.3 Thay thế và lựa chọn vòng găng pít tông

Khi vòng gằng pít tông vượt quá giới hạn mài mòn, hoặc lực đàn hồi nhỏ, hoặc độ hở miệng và độ hở bên quá lớn thì phải thay vòng găng pít tông mới. Nếu không thì sẽ làm giảm tính bịt kín của vòng găng pít tông, khiến cho công suất của động cơ giảm, lượng tiêu hao nhiên liệu tăng. Khi thay vòng thì phải tiến hành lựa chọn, trình tự chọn lựa như sau:

Khi thay thế vòng găng/xéc măng pít tông cần lựa chọn theo các tiêu chí sau
Chọn vòng găng pít tông theo kích thước xi lanh, đảm bảo độ hở miệng của vòng găng pít tông nằm trong phạm vi quy định.
Lưu ý: Chọn vòng găng pít tông phải đáp ứng được độ hở liên kết giữa vòng găng pít tông và rãnh vòng găng pít tông. Khi thay vòng găng pít tông, còn phải kiểm tra độ hở bên theo phương pháp kiểm tra độ hở bên của vòng găng pít tông.

Nếu độ hở bên quá lớn thì phải chọn lại. Nếu độ hở bên quá nhỏ thì có thể mài theo cách dưới đây:

3. Chốt pít tông

Chốt pít tông có công dụng như một bản lề nối pít tông với đầu nhỏ thanh truyền trong quá trình làm việc của động cơ chốt pít tông phải chịu tác dụng dưới tải trọng, áp suất và nhiệt độ cao dẫn tới nhanh chóng bị mài mòn oxi hóa do đó việc kiểm tra thay thế và sửa chữa cần được tiến hành định kì.

Vị trí mối ghép của chốt pít tông

3.1Mức độ mài mòn và biến dạng của chốt pít tông

3.2 Kiểm tra và sửa chữa chốt pít tông

Kiểm tra đường kính ngoài và độ tròn của chốt pít tông có thể dùng vi kế chỉ báo (panme có thang số) để tiến hành đo. Còn độ cong thì có thể để lên bàn nguội rồi dùng bộ căn lá để kiểm tra, hoặc cũng có thể suy đoán qua độ trong suốt.

Chốt pít tông tuy được làm bằng vật liệu thép hợp kim tốt nhưng cũng không tránh khỏi hỏng hóc trong quá trình vận hành
 

3.3 Chọn lựa chốt pít tông

Khi độ mài mòn của chốt pít tông vượt qua giới hạn nhất định, hoặc biến dạng và bề mặt bị trầy hoặc có vết nứt thì phải thay cái mới. Khi thay chốt pít tông phải xem xét nên chọn loại chốt nào. Khi chọn chốt pít tông có thể tiến hành theo phương pháp dưới đây:
 
Xem xét độ hở liên kết giữa chốt pít tông và vấu chốt pít tông
 
Bảng 3-7: Độ hở lắp ghép giữa chốt pít tông và vấu chốt pít tông Đơn vị: mm
Loại xe Độ hở lắp ghép Loại xe Độ hở lắp ghép
CJ750 -0,01 - 0,02 Yamaha RX125 0 - 0,006
DH-SM750 -0,01 - 0,002 Yamaha DX100 0 - 0,006
XF250 -0,018 - 0,004 Suzuki A100 -0,002 - 0,011
NF125 0 - 0,006 Suzuki AX100 0,005 - 0,010
Mô tô phân khối nhỏ K90 0,002 - 0,011 Suzuki A50 -0,002 - 0,01
JL-JH70 -0,002 - 0,01  Suzuki K50 -0,004 - 0,012
JL-CJ50 0,001 - 0,015 Suzuki FA50 -0,002 - 0,01
XF50 0 - 0,015    

 
Khi sửa chữa, để lắp ghép chốt pít tông với vấu chốt thì trước tiên phải chọn kích thước của chốt pít tông, sau đó tiến hành doa, khoét (chà) hoặc chuốt để đạt yêu cầu lắp ghép.

Sau đây sẽ giới thiệu quá trình tiến hành công nghệ doa, sửa và lắp vấu chốt pít tông.
Phương pháp thử nghiệm là:
Xem xét việc lắp ghép chốt pít tông với đầu nhỏ thanh truyền
Lắp gá thanh truyền của động cơ xe máy với chốt pít tông được phân thành 2 loại:

Chốt pít tông được kết nối với thanh truyền thông qua một mối ghép
Trong trường hợp lắp vòng đệm với chốt pít tông
Khi sửa chốt pít tông cũng phải chọn vòng đệm thanh truyền theo đúng kích thước của chốt pít tông, sau đó tiến hành khoét vòng đệm thanh truyền để đáp ứng yêu cầu lắp ghép. Quá trình khoét vòng đệm thanh truyền như sau:

Bài viết liên quan