Kỹ thuật cải tạo nương chè shan năng suất thấp
Đăng lúc: Thứ hai - 01/01/2024 22:28, Cập nhật 01/01/2024 22:28
Hiện nay chè Shan núi cao năng suất thường thấp do: tập quán canh tác cũ, kỹ thuật lạc hậu; chè chưa được đốn, hái và chăm sóc đúng kỹ thuật; đất không được cải tạo theo một quy trình hợp lý, không bón hoặc bón quá ít phân hữu cơ; thiếu hệ thống cây cải tạo đất và cây che bóng... Để nâng cao năng suất các nương chè Shan xuống cấp, bài viết sau sẽ cho bạn lời giải đáp
Kỹ thuật cải tạo nương chè shan năng suất thấp
1. Cây cải tạo đất
- Với nương chè có thảm thực vật nghèo kiệt:+ Những nương chè mất khoảng cuốc lật theo băng ở những nơi bị mất khoảng trống chưa khép tán: cần trồng tràm lá nhọn để cải tạo đất, chuẩn bị cho quá trình trồng dặm và có một phần chất xanh bón cho những cây chè còn lại trên nương chè.
+ Thời vụ: tháng 11 - 12 cuốc lật; từ 1/2 - 25/2 thì gieo hạt.
+ Lượng hạt (tràm lá nhọn): 7 - 8 kg/ha.
- Với nương chè đất dốc, thảm thực vật phong phú: áp dụng giải pháp như trồng chè ở mật độ dưới 3.000 cây/ha.
2. Kỹ thuật trồng dặm
- Tiêu chuẩn cây: 15 - 16 tháng tuổi, chiều cao cây > 50cm, cây khoẻ.- Phương pháp trồng: Kích thước hố trồng dặm 50 x 50 x 50cm.
-Thời vụ trồng dặm: Tháng 7-9 và tháng 2, 3 năm sau
-Phân bón: trước khi trồng 1 tháng cần đốn tỉa cốt khí rồi trộn với phân compost (4 kg/hố) và phân vi sinh (0,5kg phân vi sinh/hố).
- Phương thức trồng: Khi trồng bố hố không để rễ chè tiếp xúc trực tiếp với phân, mặt bầu chè cách mặt đất đào hố 5 - 7cm, lèn chặt đất nhỏ quanh gốc, tủ cỏ rác, chất hữu cơ cho chè.
3. Kỹ thuật đốn hái, tạo tán, nuôi tán
- Kỹ thuật đốn: Tuỳ thuộc vào sinh trưởng của nương chè mà quyết định kỹ thuật đốn.Đối với những nương chè bị đốn quá đau, hái sát mất toàn bộ tán thì không hái lứa 1, lứa sau hái chừa 5-7 lá, sau đó hái bình thường.
Đối với những cây chè quá cao, nhiều cành yếu thì đốn trẻ lại đưa về độ cao 2,5 - 3m để tạo bộ tán (ở độ cao có thiết diện tán lớn nhất).
Đối với những cây chè còn sung sức thực hiện đốn phớt hoặc sửa bằng, cách vết đốn cũ 5-7cm.
Thời vụ đốn: tháng 12 và tháng 1.
- Kỹ thuật hái chè:
Khai thác sản phẩm chè Shan thường gắn liền với tập tục của đồng bào các dân tộc vùng cao. Đặc điểm của kiểu canh tác này gần như là khai thác tự nhiên, không có đầu tư thâm canh. Những cây chè khai thác theo tập quán là những cây chè to, cao, sống hồn giao với cây rừng (rừng gỗ hoặc rừng che nứa). Ở đây, đồng bào thường khống chế độ cao của cây khoảng 2, 5 - 3, 5m tán rộng tuỳ theo sức sinh trưởng của cây, có cây rộng 2 - 3m , có cây tán rộng tới 8-9m.
Thu hái những cây chè cao thường phải dùng thang. Thông thường, cuối tháng 3 - đầu tháng 4 là thời vụ hái vụ 1, tháng 5 - 6 là vụ 2, tháng 8 là vụ 3 và tháng 10 - 11 là vụ 4. Thực tế không có quy trình đốn rõ rệt mà kết hợp vụ 1 vừa đốn vừa hái (dùng dao đốn sâu cành, sau đó thu hái các búp trên cành đã đốn). Các vụ khác tiến hành hái bình thường.
Chỉ tiến hành hái những búp đủ tiêu chuẩn và chừa lại hợp lý (vụ xuân chừa 3 - 4 lá, vụ hè thu chừa 1 - 2 lá). Những búp ở đỉnh trục cành chính, thân chính có thể hái sát lá cá.
- Kỹ thuật nuôi tán:
Những nương chè yếu mới đốn trẻ lại, vụ xuân nuôi chừa, đến tháng 5 hái chừa 5 - 6 lá, bấm ngọn mù xoè, thời gian sau thì hái bình thường.
Tác giả bài viết
Dương Phong
Bài viết liên quan
-
Tìm hiểu thêm tại 📂 chuyên đề trồng cây chè để biết rộng hơn ◕‿◕
Cây chè là một loài cây có giá trị thương mại chính do trà - đồ uống - được sản xuất từ lá của nó. Cây chè được trồng nhiều ở các nước châu Á, nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam. Khí hậu ẩm ướt và nhiều nắng ấm là hai yếu tố chính trong canh tác cây chè. Chuyên đề trồng cây chè này sẽ cung cấp các tài liệu cần thiết về kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch chè cũng như giới thiệu nhiều giống chè khác nhau.
-
Một số biện pháp phòng chống sâu bệnh hại chè trong sản xuất chè an toàn
Trong sản xuất chè an toàn việc phòng chống sâu bệnh là rất cần thiết, nên bài viết sau sẽ cho bạn thêm thông tin.
-
Kỹ thuật trồng cây chè
Trà (hay chè theo phương Bắc bộ, tên khoa học: Camellia sinensis) là loài cây mà lá và chồi được sử dụng để sản xuất trà (đừng nhầm với cây hoa trà). Tên gọi sinensis có nghĩa là "Trung Quốc" trong tiếng Latinh. Các danh pháp khoa học cũ còn có Thea bohea và Thea viridis. Trà xanh, trà ô long và trà đen tất cả đều được chế biến từ loài này, nhưng ở các mức độ oxy hóa khác nhau.
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về nghề trồng trọt các loại ❤️❤️❤️
Cung cấp công cụ trồng trọt chuyên nghiệp hiệu năng cao
-
Bón phân NPK văn điều cho cây chè miền núi phía bắc
Chè là một loại nguyên liệu phổ biến và đem lại giá trị kinh tế cao, cho nên việc bón phân NPK đúng cách, đúng thời điểm là việc vô cùng quan trọng, bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn việc đó.