Công Cụ Tốt

Nội dung

Một số kinh nghiệm trồng rau họ thập tự đạt hiệu quả và an toàn - Tiến sĩ Ngô Quang Vinh

Đăng lúc: Thứ tư - 08/11/2023 10:15, Cập nhật 08/11/2023 10:15

Một số kinh nghiệm trồng rau họ thập tự đạt hiệu quả và an toàn đã được Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo, nghiên cứu và biên soạn.

Một số kinh nghiệm trồng rau họ thập tự đạt hiệu quả và an toàn đã được Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo, nghiên cứu và biên soạn.

CHỌN ĐẤT TRỒNG RAU

Chọn đất cao ráo, dễ thoát nước và có đầy đủ ánh sáng. Đặc biệt cần phải được bồi thêm đất ruộng và hun đốt trong mùa khô.

CHUẨN BỊ CÂY CON

Trước khi gieo cuốc đất phơi khô ít nhất 15 - 20 ngày. Bón lót (ví dụ cho 10 m ^ 2 ươm giống): phân hữu cơ 10 kg, phân supe lân 300 - 500 g.

Hạt giống phải được phơi nắng 2 - 3 giờ rồi mới đem gieo. Nếu trồng trong mùa mưa phải có mái che cho cây con.

Giai đoạn cây con cần nhiều lân, ít đạm và khá kali.

Chú ý: Phun ngừa bệnh chết cây con bằng thuốc Ridomil hoặc Validacin.

Đất trước khi gieo phun ngừa kiến, dế, sâu đất. bằng các loại thuốc thông thường (nhóm cúc tổng hợp: Peran, Karate, Sherpa...)

Giảm lượng nước tưới trước 3 ngày rồi mới nhổ cây đem trồng, giúp cho cây chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường. Ngoài ra cần chú ý khi nhổ cây đem trồng phải tưới nước ướt đẫm và sau đó dùng dao nhọn hay que tre để nạy cây con l hat e n tránh làm thương tổn rễ cây, giúp cây nhanh chóng phục hồi sau khi trồng.

Thăm đồng hàng ngày sau khi cây bắt đầu mọc để sớm phát hiện sâu bệnh thường gặp trên cây con như dế, sâu ăn tạp, chết héo cây con. để có biện pháp xử lý kịp thời.

• Cây con trước khi nhổ đem trồng phải được chọn lựa kỹ càng. Cụ thể:

+ Chọn cây to, khỏe, cứng cáp, loại bỏ những cây còi cọc và bị nhiễm bệnh (chú ý bệnh tóp thân).

+ Đặc biệt chú ý trước khi trồng phải xịt một trong các loại phân vi sinh để giúp cho cây con ra rễ và phát triển nhanh: Argispon + Sincosin, Agrostim, TD, Seaweed.

+ Nhúng cây con vào thuốc trừ sâu trước khi trồng có tác dụng giảm số lần phun thuốc từ 3 5 lần (có thể sử dụng thuốc BT hay Pegasus pha 10 ce thuốc trong 10 lít nước để nhúng cây con). Đây là một biện pháp ứng dụng có hiệu quả và kinh tế, nhất là trong vụ Xuân Hè áp lực sâu tơ rất cao. (Theo tôi nên pha Validacin phòng bệnh chung với thuốc sâu nói trên (NQV).

Chuẩn bị cây con

CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

Tạo môi trường đất phù hợp cho vi sinh vật hoạt động và bộ rễ phát triển tốt. Cụ thể:

+ Cày ai phơi đất trước khi trồng từ 15 đến 30 ngày, kết hợp với rủi vài (50 - 100kg / 1 * m ^ 2) ,

+ Bón lót: Có thể sử dụng một trong các loại phân hữu cơ sau đây: phân chuồng 1 tấn, phần hữu cơ vì sinh của công ty mía đường 50 kg, rơm rác mục 500 - 1000 kg, trộn với 30 - 50 kg lên 1.000 m để cải tạo đất. Tuyệt đối không được sử dụng phân tươi để bón hay tươi cho cây,

Bón phân NPK cho cây trong suốt giai đoạn phát triển của cây, điều chỉnh lượng phân N, P, K theo nhu cầu ở từng giai đoạn, có thể đưa ra một số gợi ý sau:

+ Giai đoạn mới cây: cần nhiều lần, ít đạm, ít kali. + Giai đoạn tăng trưởng; cần nhiều đạm, làn, kali trung bình,

+ Giai đoạn chuẩn bị tượng hoa, tượng bắp có 2 trường hợp: cây cần ít lá hoặc cây có qua nhiều là thì phun phân bón là 5-7-44. Trường hợp cây cần phát triển lá thì phun MKP (0-52-34),

+ Giai đoạn phát triển hoa: nhiều lần, ít đạm, ít kali.

Ngoài 3 yếu tố N, P, K cần phun bổ sung các loại phân bón lá có chứa vi lượng: Multipholate, Agrostim, TD, Saeweed....

• Một vài kinh nghiệm giúp cây phục hồi và phát triển tốt khi gặp thời tiết bất lợi và xử lý trường hợp bón lố phân:
- Khi gặp thời tiết bất lợi cây phát triển kém và suy yếu thì phun Polyhuma ( 10g / 8 lít nước).
- Trong điều kiện cây nghẹt rễ thì phun Hyd-rophos hoặc Polyhuma.
- Điều chỉnh khi cây phát triển quá mức bằng phân bón lá 7 - 5 - 44

Trường hợp rễ bị hư do mưa nhiều có thể phục hồi bằng cách đánh rãnh sâu, tưới vào gốc cây các sản phẩm tăng cường kích thích sự hoạt động của bộ rễ và tạo thông thoáng trong đất (tưới 2 - 3n g hat a y/l hat a n) đồng thời tiến hành phun phân bón lá có chứa vi lượng lên lá để cung cấp nguồn dinh dưỡng tạm thời cho cây trong thời gian phục hồi bộ rễ.

Chuẩn bị đất trồng và chăm sóc

PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

Sâu hại

• Sâu tơ (Plutella xylostella): Trồng xen cà chua với rau cải (xua đuổi bướm, sâu tơ) hoặc phun thuốc diệt bướm vào buổi chiều.
Thường xuyên nhổ sạch cỏ trên ruộng và có bờ xung quanh.
Đặc biệt trong thời kỳ nóng khô nên phân bổ lượng nước tưới nhiều lần để tạo tiểu khí hậu ẩm, sâu sẽ phát triển chậm.
Để trừ sâu tơ sử dụng kết hợp hoặc luân phiên thuốc trừ sâu vi sinh (Dipel, Denfil, Forwabit) và thuốc hóa học (Pegasus).
Chú ý khi phun thuốc trừ sâu nên pha thêm chất bám dính.

• Sâu ăn tạp (Spodoptera litura): Khi phát hiện trứng rộ, 2 ngày sau tiến hành phun xịt thuốc Match hoặc Atabron (kết hợp với ngắt ổ trứng sáng sớm hoặc chiều mát sẽ có hiệu quả rất cao).

• Sâu cắn đọt (Hellula undalis), rầy mềm (Aphis gossypii): ứng dụng biện pháp nhưng cây con vào thuốc pha Pegasus trước khi trồng rất có hiệu quả trên cả 2 đối tượng này. Trường hợp không nhúng thì có thể phun thuốc cũng được. Đối với sâu cắn đọt phun Polytrin, Match, Nurelle và rầy mềm phun Actara, Admire.

• Ruồi đục nõn (Liriomyza trifolli): Phun một trong các loại thuốc Verimec, Karate, Peran.

• Bọ nhảy (Phyllotrea strilata): Thuốc gốc lân hữu cơ có hiệu quả cao đối với bọ nhảy như Polytrin, Nurelle. Để phòng trừ tốt chú ý phun ướt cả lá và rễ, củ dưới đất.

Sâu hại trên rau

Bệnh hại

Đối với bệnh hại ngoài việc sử dụng thuốc hóa học phải kết hợp với một số biện pháp sau đây:

- Thường xuyên nhổ bỏ lá già, tạo thông thoáng cho cây.

- Khi phát hiện trên ruộng có bệnh nên tiêu hủy lá bệnh hay cây bị bệnh.

- Khi phun thuốc trừ bệnh phải đi thật chậm và phun ướt đều lá và cây, sau đó tiếp tục theo dõi và phun lại 3 ngày sau nếu chưa hết.

- Sau khi cây hết bệnh có thể bón phân với tỷ lệ N, P, K bằng nhau.

- Nên đánh rãnh sâu và chiều dài rãnh vừa phải (không quá 15 m).

- Trong mùa mưa, để hạn chế được bệnh có thể sử dụng màng phủ nông nghiệp. Khi sử dụng màng phủ nông nghiệp trên cây rau muốn đạt hiệu quả cần phủ rơm hay cát tùy theo từng loại cây rau (ví dụ: Xà lách phủ rơm, hẹ phủ cát...). Ngoài ra, với rau cải hoặc xà lách còn có thể phủ lưới cước trên luống.

- Phòng trị bệnh bằng thuốc hóa học: Chết héo cây con dùng Ridomil, Validacin; đốm lá, thối mềm lá, thối hạch dùng Score, Anvil, Daconil; thối nhũn phun ngừa các loại thuốc có gốc đồng hay Starner, Kusumil; thối trắng gốc có tơ dùng Score + Ridonil hay Candazol + Kasuran. Khi phun xịt thuốc trừ bệnh cộng thêm chất bám dính và không được pha chung với bất kỳ phân bón lá nào có chứa NPK, mà có thể kết hợp phun phân bón lá thuần vi lượng.
Tiến sĩ Ngô Quang Vinh đã tham khảo từ chị Đặng Thị Cúc
CBKT Chi cục BVTV Sóc Trăng

Bài viết liên quan