Công Cụ Tốt

Nội dung

Kỹ thuật trồng cải củ - Tiến sĩ Ngô Quang Vinh

Đăng lúc: Thứ tư - 01/11/2023 16:43, Cập nhật 08/11/2023 08:06

Kỹ thuật trồng cải củ do Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo, nghiên cứu và biên soạn.

Kỹ thuật trồng cải củ do Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo, nghiên cứu và biên soạn.

Cải củ là một loại rau phổ biến ở Việt Nam, dùng để ăn tươi và chế biến được nhiều người ưa thích. Cải củ có nhiều giống khác nhau với thời gian sinh trưởng có khác nhau: 45, 50, 55, 60 ngày. Trong đó giống cải củ 45 và 60 ngày là phổ biến hơn cả. Giống cải củ 60 ngày cho củ lớn, thớ to, chất lượng không bằng loại cải củ 45 ngày, thường dùng để chế biến như: muối mặn, phơi khô... tồn trữ lâu. Riêng cải củ ăn lá có thời gian sinh trưởng khoảng 25, 35 ngày.

THỜI VU

Vụ chính: Đông Xuân.
Vụ phụ: Xuân Hè, Hè Thu, Thu Đông.

ĐẤT ĐAI

Cây cải củ phát triển tốt ở vùng đất cát pha, đất phù sa ven sông. Nói chung đất phải không bị phèn, độ pH >= 5

GIỐNG

Cải củ Trang Nông

Giống có thể trồng được quanh năm, thời gian thu hoạch từ 40 - 45 ngày sau khi gieo. Dạng củ suôn, dài trung bình từ 20 - 22 cm, vỏ trơn láng, cổ củ nhỏ, lá ngắn, thịt củ trắng, chắc thịt, không có xơ, độ đồng đều củ cao, thích hợp thị trường nội địa ăn tươi và chế biến. Giống kháng sâu bệnh tốt, cho năng suất cao, trung bình từ 30 - 35 tấn/ha.

Cải củ lai F1 (Riviera 048)

Là giống lai có sức phát triển mạnh. Thời gian gieo đến thu hoạch từ 40 - 45 ngày. Dạng củ suôn đẹp, dài trung bình 20 - 25 cm. Vỏ củ trơn láng, chắc thịt, lá ngắn trung bình, cổ củ nhỏ, thích hợp thị hiếu người tiêu dùng. Giống kháng sâu bệnh tốt, năng suất cao.

Cải củ O.P

Cải củ O.P Chiatai có thể cho thu hoạch từ 40 - 50 ngày sau khi gieo. Đặc tính giống cũng gần giống như củ cải Trang Nông.

CHUẨN BỊ ĐẤT

Đất phải được cày, bừa tơi xốp. Vào mùa mưa phải lên mô thoát nước, cao 20 cm, rộng 70 cm, lối đi giữa 2 mô rộng 40 cm. Nếu trồng vào mùa khô (Đông Xuân) thường làm liếp chìm để hạn chế bốc thoát hơi nước, kích thước cũng như liếp trồng mùa mưa.

GIEO HẠT

Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 20 cm (bố trí hàng ngang vuông góc với liếp, mỗi hàng gieo 5 hốc), cây cách cây trên hàng 10 cm. Mật độ cây trung bình 30.000 - 35.000 cây/1.000 m. Gieo hạt thẳng trên luống, lượng hạt 1, 0 - 1, 5kg / 1 * m ^ 2 gieo 1 hốc từ 2 - 3 hạt. Dùng tro trấu hay một phần tro trấu, một phần phân chuồng hoai đã sàng kỹ, trộn đều với khoảng 100 g Basudin hạt để lấp hạt sau khi gieo. Dùng bàn in hốc để việc gieo hạt được nhanh và đều.

Gieo hạt cải củ

CHĂM SÓC

Khoảng 20 - 25 ngày sau khi gieo, nhổ tỉa, loại bỏ những cây không có khả năng cho củ hoặc củ nhỏ, chỉ để lại 1 cây tốt nhất cho mỗi hốc.

Bón phân

Loại, lượng phân bón tùy thuộc vào vùng đất tốt hay xấu, đất cát hay đất sét. Có thể tham khảo cách bón phân (cho 1m ^ 2 ) như sau:

• Phân hữu cơ

Phân chuồng hoai: lúc gieo hạt.

Phân bánh dầu dừa: 40 - 60 kg. Tro dừa: 60 giạ, rất cần cho vùng đất xám bạc màu như Củ Chi, Tây Ninh.

Tro trấu: để gieo hạt.

• Phân hóa học

Tùy thuộc vào thời gian sinh trưởng của giống.
Lượng phân bón cho 1m ^ 2
Giống Phân urê (kg) NPK 16-16-8 (kg) KCl (kg)
1. Giống sớm
(40 - 45 ngày)
9 37 10
2. Giống lỡ
(50 - 55 ngày)
13 50 13
3. Giống muộn
(60 ngày trở lên)
15 56 14

Áp dụng lịch bón phân như sau:
STT Ngày bón phân
(sau khi gieo)
Tro dừa
(giạ)
Bánh dầu
(kg)
Urê
(kg)
NPK (kg)
16-16-8
KCl
(kg)
Ghi chú
1 7 10 10 2 10 2 Làm cỏ, vun gốc, rải, lấp phân
2 20 - 25 30 30 7 30 8 Rải phân, vun gốc, lấp phân
3 30 - 35 10 10 4 10 3 Rải phân, vun gốc, lấp phân
4 40 - 45 10  10 2 6 1 Rải phân, vun gốc, lấp phân

Ghi chú: Lần bón 1, 2: áp dụng cho giống 40 - 45 ngày. Lần bón 1, 2, 3: áp dụng cho giống 50 - 55 ngày. Lần bón 1, 2, 3, 4: áp dụng cho giống từ 60 ngày trở lên.

Giữa 2 lần bón có thể tưới thêm phân Urê, DAP nếu thấy cần thiết. Có thể kết hợp phun phân bón lá Mymix định kỳ 7 ngày/1 lần với liều lượng 10cc / 8 lít nước để giúp lá xanh phát triển tốt, cho củ to, chắc thịt, không xốp.

Đất phù sa ven sông cũng như vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất màu mỡ ít khi sử dụng phân chuồng, phân tro dừa, bánh dầu. Nên tăng cường sử dụng nhiều tro trấu để tạo độ xốp của đất. Lượng phân hóa học sử dụng cũng gần tương đương như trên nhưng thường ngâm phân tưới nhiều đợt.

Tưới nước

Nước cần thiết cho sự phát triển của cây cải củ, nếu thiếu nước, cây phát triển kém. Vào thời kỳ tạo củ (từ 25 ngày sau khi gieo trở đi), nếu thừa nước củ phát triển chậm, hay bị bệnh thối củ màu sắc củ không đẹp, nếu thiếu nước củ sẽ bị xốp.

Phòng trừ sâu bệnh

Sâu

Dế, kiến: nên xử lý đất (lúc làm đất) bằng Basudin hoặc Basudin hạt. Lượng thuốc sử dụng từ 1, 5 - 2, 0 kg / 1 * m ^ 2 (có thể rải đều trên mặt liếp).

Sâu đất: ăn hại lá, kể cả lá non và lá già. Xử lý đất giống như phòng trừ dế, kiến. Khi có sâu, phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát bằng thuốc Nockthrin, Decis, VBT (thuốc vi sinh Trang Nông).

Sâu tơ (sâu dù), sâu xanh da láng, sâu ăn tạp thường ăn lá, gây hại nghiêm trọng. Phun thuốc Atabron, Regent xanh, VBT.

Rệp dính (rầy mềm): chích hút nhựa làm cây phát triển kém. Phòng trừ bằng thuốc Nockthrin, Decis...

Sâu hại cải củ

Bệnh

Bệnh thối củ: vào mùa mưa nên làm liếp cao, thoát nước tốt, phun phòng bệnh Nomildew, Metazeb, Bavisan...

Bệnh đốm, vàng lá: phòng bệnh bằng cách phun Funomyl, Thane-M...

THU HOẠCH

Thu hoạch đúng thời gian sinh trưởng của giống, thu hoạch sớm quá, năng suất sẽ thấp. Thu hoạch trễ cho năng suất cao hơn nhưng củ không đẹp, vỏ củ bị nứt răng, cổ củ chuyển màu xanh và ruột bị xốp nhiều, chất lượng giảm, nhiều xơ, ăn không ngon. Thu hoạch cải củ vào buổi sáng hoặc buổi chiều, cắt lá và rửa củ cho sạch, trắng, rải mỏng để khô nước, xếp vào giỏ. Bảo quản nơi thoáng mát hoặc vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
Tiến sĩ Ngô Quang Vinh đã tham khảo từ Công ty Trang Nông
60A Lê Quang Sung Phường 2, Q. 6, TP.HCM

Bài viết liên quan