Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau đay - Khang Việt
Đăng lúc: Thứ bảy - 02/12/2023 15:42, Cập nhật 02/12/2023 15:42
Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau đay đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau đay đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.
Đặc điểm
Cây cao 60 – 70cm, lá nhỏ, xanh; thân, cành và gân lá đỏ tía; tính sinh cành lớn so với các loại rau ăn lá khác, có bộ rễ rất phát triển, nhưng ăn nông, không chịu được úng. Có 2 loại rau đay quả tròn, thân tía và loại rau đay quả dài, thân trắng.Cây rau đay sinh trưởng tốt tại những nơi đất thấp trong vùng nhiệt đới. Rau đay có thể sinh trưởng tốt ở nơi có độ cao 500m so với mặt biển, thậm chí có thể mọc cả ở những khu vực cao trong vùng ôn đới.
Tác dụng
Lá rau đay dài có chất nhầy dịu nên dùng ăn bổ lợi tiêu hoá, nhuận tràng, giải nhiệt và lợi tiểu. Toàn cây có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng kháng viêm, cầm máu, giải nóng mùa hè, hoạt trường, lợi sữa, sinh tận dịch. khỏi táo bón, làm cho dễ đẻ và mát máu, an thai. Hạt đay quả dài có vị đắng, tính nóng, không độc, có tác dụng chuyển máu, bổ tim.Rau đay chủ yếu dùng nấu canh (với cua, tôm tép), đôi khi với mồng tới hoặc mướp. Món canh rau đay với thịt cua đồng (đâm nhuyễn lọc bỏ xác) là món ăn truyền thống và bổ dưỡng ở miền Bắc Việt Nam.
- Theo Đông y
Rau đay có vị cay, tính lạnh, không độc, có công dụng giải nhiệt, nhuận tràng, tiêu đàm, cầm máu, giải cảm nắng, giải ngộ độc thực phẩm ôi thiu...
Lá và hạt non của cây đay vừa được dùng làm rau và vừa được dùng như vị thuốc ở nhiều nước như: Bangladesh, Trung Đông, châu Phi, Đông Nam Á, Bengal...
Ở Nhật Bản lá rau đay được dùng trong bữa ăn như một loại thuốc bổ, đôi khi lá rau đay sấy khô thay thế cho cà phê và trà được dùng bởi những người ăn kiên.
Ở vùng Bengal lá rau đay được sấy khô và sắc nước uống để trị bệnh gan.
Ở Ấn Độ lá rau đay khô được sắc uống để trị bệnh nhức đầu, trướng hơi và giải nhiệt.
Ở Malaysia sử dụng nước sắc của lá rau đay để trị kiết lỵ, họ và bịnh ho lao, và như một loại thuốc bổ cho trẻ em. Ngoài ra bột lá rau đay sấy khô tán nhuyễn và ngâm nước nóng dùng để băng vết thương.
Ở Quảng Tây (Trung Quốc) người ta dùng toàn cây trị thấp khớp, đau xương và dùng ngoài trị lở ghẻ.
Ở Nhật Bản đay được sử dụng như một loại thuốc thảo dược để kiểm soát hay ngăn ngừa bệnh lỵ, sâu và táo bón lá đang được sử dụng làm thực phẩm chức năng y tế.
Ngoài ra Y học cổ truyền ở nhiều nước Đông Nam A cũng sử dụng , rau đay để trị suy nhược khó tiêu, rối loạn gan,viêm bàng quang mạn tính, bệnh lậu, khó tiêu, đau ruột và dạ dày.
Hạt đay có vị đắng, tính nóng, có độc, có tác dụng hoạt huyết, trợ tim.
Tác dụng của rau đay
- Theo Tây y
Lá rau đay chứa một glucosid gọi là capsulin, một hoạt chất đắng và bổ, tác dụng lên tim như digitalin của cây Dương địa hoàng (hoa móng tay). Hạt chứa một chất đắng là corchorin và 2 glucosid digitalin là corchoroside A và corchoroside B, tác dụng tương tự như digitalin đối với tim.
Y học hiện đại Ấn Độ phát hiện trong hạt của cây đay có chứa một chất hoạt động tương tự như chất trợ tim digitalin (trích từ Các loài cây móng tay – Digitalis spp.), nhưng tác dụng ít mãnh liệt hơn, có tính an toàn hơn.
Rau đay lá có chứa chất kháng u Phytol và Monogalactosyl diacylglycerol. Nó có thể làm giảm nguy cơ ung thư.
- Chữa trúng năng: Lấy một nắm rau day tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho uống, còn bã đắp vào hai bên thái dương rồi lấy băng vải buộc lại để hút hết nóng độc sẽ khỏi. Hoặc có thể lấy từ 10 - 20g hat rau đay đem sắc lên lấy nước cho uống nóng sẽ toát mồ hôi ra hết nóng độc cũng khỏi.
Giải nhiệt trong mùa hè: Lấy rau đay nấu với cua thành canh cua ăn với cơm hằng ngày sẽ có tác dụng bổ dưỡng, tăng cường can xi và giải nhiệt. Hoặc có thể nấu canh phối hợp với cách thức như: Rau đay 100g, rau mồng tơi 50g, khoai sọ 2 củ, rửa sạch thái nhỏ, nấu ăn với cơm trong ngày sẽ có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng, chữa táo bón, cần ăn 2 - 3 ngày liền.
- Chữa hen suyễn: Dùng hạt rau đay sắc hơi đặc, uống chằn cơn suyễn rất hay. Hoặc sử dụng hạt rau đay 12g, giã nát (sao), xơ mướp | 20g, cắt nhỏ (sao), sau cả hai thứ đem sắc lấy nước uống làm 2 lần trong ngày.
- Chữa tràn dịch màng phổi: Lấy hạt rau đay 8g, ý dĩ nhân 16g, tỳ gái 12g mộc thông 12g, huyền sâm 12g, thổ phục linh 12g, bách bộ lng, hạt bìm bìm biếc 8g, rễ cỏ tranh 8g, hạt mã đề 8g, sắc uống ngày 1 | thang chia 2 – 3 lần.
- Chữa phù thũng: Hạt rau đay mỗi ngày từ 15 - 20g sắc lấy nước tống nóng, rồi đắp chăn cho vã mồ hôi sẽ thấy người nhẹ nhõm, phù giảm nhanh.
- Chữa phù thùng cổ trướng: Hạt rau đay 12g (sao), vỏ rễ dâu 24g (tẩm mật ong sao), trần bì lâu năm 12g, gừng sống 3 lát. Tất cả sắc lấy nước uống, chia 2 lần trong ngày.
- Chữa phụ nữ sau sinh ít sữa: Tuần đầu tiên sau sinh mỗi ngày ăn từ 150 – 200g rau đay vào các bữa ăn chính. Các tuần lễ sau mỗi tuần ăn 2 lần, mỗi lần ăn từ 200 - 250g rau đay sữa ra đều và rất tốt.
- Chữa táo bón: Lấy 10 - 20g lá rau đay sắc lên lấy nước uống làm 2 – 3 lần trong ngày.
- Chữa bí tiểu tiện: Dùng 2 nắm rau đay cho vào nấu lên lấy nước uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần 1 bát, sẽ tác dụng tiêu nhiệt, lợi tiểu.
- Chữa rắn cắn: Lấy ngọn rau đay với ngọn chuối tiêu, dây kim cang mỗi thứ một nắm, rửa sạch vẩy ráo nước, giã nhỏ vắt lấy nước cốt cho uống, còn bã đắp vào chở rắn cắn (chỉ sử dụng khi không có điều kiện đi viện kịp thòi, nhưng cần đặt ga–rô trên chỉ bị rắn cắn, hoặc bầu giác hút chất độc. Nhìn chung cần thực hiện ở cơ sở y tế địa phương là tốt nhất),
Thời vụ
Rau đay được gieo trồng chủ yếu trong vụ xuân và thu hoạch từ vụ hè đến mùa thu. Thời vụ gieo trồng từ đầu tháng 3 đến tháng 7, thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9.Giống, mật độ, khoảng cách
Có thể gieo thẳng hàng, gieo vãi hoặc gieo cây con rồi tỉa cây khi có 4 lá thật. Lượng hạt gieo: 0, 6 + 0, 7kg / s * ao Khoảng cách; Hàng cách hàng 20 – 25cm và cây cách cây 20cm. Mật độ 16 - 17 vạn cây/ha.Làm đất
Chọn loại đất thịt nhẹ, thịt trung bình, đất cát pha, pH từ Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo trồng, đất nên được 6, 0 - 6, 7 luân cạnh với cây trồng khác họ.
Làm luống: Mặt luống rộng 0, 9 - 1, 0m rãnh luống 0, 2 - 3m cao 20-30cm.
Phân bón
Loại phân | Tổng lượng phân bón Kg/ha | Tổng lượng phân bón Kg/sào | Bón lót (%) | Bón thúc Lần 1 | Bón thúc Lần 2 | Bón thúc Lần 1 |
---|---|---|---|---|---|---|
Phân chuồng hoai mục | 12.000 - 15.000 | 360 - 540 | 100 | - | - | - |
Đạm urê | 150 - 200 | 5, 5 - 7, 5 | 20 | 20 | 30 | 30 |
Lân supe | 120 - 150 | 4.5 - 5.5 | 100 | - | - | - |
Kali sunphat | 120 - 150 | 4.5 - 5.5 | 50 | 20 | 20 | 20 |
Phân chuồng hoai mục | 12.000 - 15.000 | 360 - 540 | 100 | - | - | - |
Tuyệt đối không được dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi và nước phân tươi để bón hoặc tưới. Có thể dùng phân hữu cơ sinh học hoặc nhân rác chế biến thay thế phân chuồng với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng.
Cách bón thúc:
- Lần 1: Sau trồng 10 ngày.
- Lần 2: Sau trồng 25 – 30 ngày.
+ Lượng phân đạm và kali còn lại hòa tưới sau mỗi đợt hái.
- Xới xáo, vun gốc, làm cỏ, kết hợp với các đợt bón thúc.
Chỉ được thu hoạch sau khi bón lót hoặc tưới phân ít nhất 7 - 10 ngày.
Tưới nước, chăm sóc
Sử dụng nguồn nước sạch để tưới, luôn giữ độ ẩm đất 80%.Gieo xong, tưới giữ ẩm, khi mọc được 2 - 3 lá thật tưới phân chuồng, phân đạm pha loãng. Cứ 8 - 10 ngày bón thúc một lần. Rau đay rất sợ bị úng ngập, nhưng không chịu được hạn, rau phải tưới giữ ẩm luôn.
Khi cây cao 10 – 15cm thì nhổ tá, để lại cây nọ cách cây kia 20cm. Sau khi gieo hạt được 50 - 60 ngày thì nhổ. Khi cây lớn thì nhổ tỉa lần nữa chỉ để lại khoảng cách giữa các cây và các hàng là 30 * 40cm , hoặc 40 * 40cm Bón thúc phân sau 1 - 2 lứa thu hoạch. Gieo một lần có thể ăn hết vụ.
Phòng trừ sâu bệnh
Sâu hại rau đay chủ yếu là sâu khoang và một số sâu ăn lá nhưng ít khi nghiêm trọng, cần sử dụng biện pháp thủ công bắt sâu và ngắt ổ trứng sâu. Bị sâu bệnh hại nghiêm trọng mới dùng thuốc NPV hoặc Sherpa 25EC.Bệnh hại thì có bệnh thán thư trên cây khi còn non và bệnh chết cây do úng nước, Phòng trừ bằng cách xử lý hạt giống bằng nước ấm trước khi gieo. Không để ứ dọng nước và khi làm đất rắc vôi bột lên luống.
Thu hoạch
Cần thu hoạch đúng lứa đảm bảo chất lượng rau non và thời gian cách ly thuốc hóa học bảo vệ thực vật, phân đạm bón thúc.Sau đánh tỉa lần đầu khoảng 40 - 45 ngày có thể thu hoạch lứa đầu. Chỉ cần gieo hạt 1 lần có thể thu hoạch đến cuối vụ.
Có thể cắt nhiều đợt trên một gốc trồng, bằng cách hái ngọn để phân thành, sau đó bón phân để cành phát triển tiếp.
Để giống
Tháng 7 thu hái quả sau đó để vào thủng hoặc nong nửa phơi cho khô rồi vì lấy hạt, làm sạch cất giữ cho vụ tới.
Tác giả bài viết
Khang Việt (biên soạn)
Bài viết liên quan
-
Tìm hiểu thêm tại 📂 chuyên đề trồng rau đay để biết rộng hơn ◕‿◕
Cây rau đay (Corchorus olitorius L.) thuộc họ Cẩm quỳ (Malvaceae) được dùng làm thực phẩm khá phổ biến. Chuyên đề này về cây rau đay, trồng và sử dụng cây rau đay
-
Kinh nghiệm trồng rau đay - Tiến sĩ Ngô Quang Vinh
Kinh nghiệm trồng rau đay đã được Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo, nghiên cứu và biên soạn.
-
Kỹ thuật trồng rau đay - Giáo sư Đường Hồng Dật
Kỹ thuật trồng rau đay đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về nghề trồng trọt các loại ❤️❤️❤️
Cung cấp công cụ trồng trọt chuyên nghiệp hiệu năng cao