Kỹ thuật trồng cây mồng tơi - Giáo sư Đường Hồng Dật
Đăng lúc: Thứ bảy - 18/11/2023 15:04, Cập nhật 18/11/2023 15:07
Kỹ thuật trồng cây mồng tơi đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.
Kỹ thuật trồng cây mồng tơi đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.
Đặc tính sinh học
Mồng tơi là một loài dây leo, sống hàng năm hay hai năm. Thân mọc cuốn, dài 1,5-2,0m. Thân lá phân nhánh, màu xanh nhạt hoặc tím nhạt. Lá mọc so le, đơn, nguyên, mẫm, có cuống. Phiến lá hình trứng, đầu nhọn, phía cuống bằng hay hơi hẹp lại, dài 3-12 cm, rộng 2-6 cm.Hoa tự, hình bông mọc ở kẽ lá, hoa nhỏ, màu trắng hay tím đỏ nhạt. Những bông ở phía trên dài và gầy hơn. Quả mọng, nhỏ, hình cầu hay hình trứng, dài 5-6 mm, màu tím đen khi chín.
Ở nước ta, mồng tơi mọc hoang dại hoặc trồng cho leo hàng rào để lấy rau ăn.
Trong rau mồng tơi có vitamin A, vitamin Bạ, chất sapomin, sắt, chất nhầy.
Rau mồng tơi thường dùng để nấu canh ăn cho mát. Ngoài ra còn dùng làm thuốc tán nhiệt, lợi tiểu, giải độc.
Mồng tơi là loại rau mùa hè. Nhiệt độ thích hợp là 25-30°C. Bộ rễ mồng tơi ăn nông.
Đặc tính sinh học của cây mồng tới
Kỹ thuật trồng
- Các giống mồng tơi được trồng phổ biến hiện nay là:• Mồng tơi trắng: lá hình bầu dục, thân lá màu xanh nhạt.
• Mồng tơi tầu: lá lớn như lá trầu không. Màu xanh đậm.
- Làm đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại. Lên luống rộng 1,0-1,2m. Rãnh luống rộng 25-30 cm. Luống cao 30 cm.
Bón lót 10-15 tấn phân chuồng cho 1 ha.
Hạt trước khi gieo ngâm nước 2- 3 giờ. Vớt ra để se rồi đem gieo. Gieo xong, phủ trấu, tưới nước, giữ ẩm.
Thời vụ gieo: tháng 3 đến tháng 6.
Khi mọc được 3-4 lá thì đem cấy ra ruộng. Khoảng cách trồng trên ruộng là 20 × 20 cm. Trên mỗi luống trồng 5 hàng.
Chăm sóc mồng tơi giống như loại rau ăn lá khác, khi cây đã bén rễ, bón thúc các loại phân hữu cơ, phân chuồng pha loãng. Cứ 6-7 ngày tưới 1 lần. Chú ý khi tưới không đổ nước phân vướng trên lên lá, lên thân cây vì như vậy dễ gây táp lá, cháy lá hoặc thối lá.
- Sau khi trồng 1 tháng thì thu hoạch. Dùng dao sắc cắt cách gốc 5-10 cm. Sau khi thu hoạch lần thứ nhất thì bón thúc ngay. Sau đó cứ 12-15 ngày thu hoạch một lứa. Nên thu hoạch vào buổi sáng sớm, vì mồng tơi sau khi thu hoạch xong gặp nắng nóng dễ bị ôi, kém phẩm chất.
- Khi mồng tơi đã già, sinh trưởng kém, thì không thu hoạch nữa để cho cành nhánh ra quả. Thu hoạch quả vào tháng 10-11, đem phơi để làm giống.
Tác giả bài viết
Đường Hồng Dật
Bài viết liên quan
-
Tìm hiểu thêm tại 📂 chuyên đề họ mồng tơi để biết rộng hơn ◕‿◕
Họ Mồng tơi - danh pháp Basellaceae hay Anrederaceae J. Agardh, Ullucaceae Nakai là một họ thực vật nhỏ các cây thân thảo. Cây Mồng tơi của họ này được dùng làm rau ăn ở Việt Nam. Chuyên đề này sẽ giới thiệu các nội dung về cách canh tác cây họ mồng tơi cũng như cách chế biến rau mồng tơi.
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau mồng tơi - Khang Việt
Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau mồng tơi đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về nghề trồng trọt các loại ❤️❤️❤️
Cung cấp công cụ trồng trọt chuyên nghiệp hiệu năng cao