Công Cụ Tốt

Nội dung

Kỹ thuật trồng hành lá tại Bình Dương - Tiến sĩ Ngô Quang Vinh

Đăng lúc: Thứ năm - 09/11/2023 14:16, Cập nhật 09/11/2023 14:16

Kỹ thuật trồng hành lá tại Bình Dương đã được Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo, nghiên cứu và biên soạn.

Kỹ thuật trồng hành lá tại Bình Dương đã được Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo, nghiên cứu và biên soạn.

NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc cấm để phun trên cây rau như: Monitor, Azodrin, Thiodan....

Không được bón phân rác và phân hữu cơ chưa hoài.

Dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng, nitrat dưới mức cho phép theo tổ chức W.H.O

Không có vi sinh vật (kí sinh trùng, vi trùng) gây bệnh cho người.

QUI TRÌNH CANH TÁC

THỜI VỤ

Hành lá trồng được quanh năm - tuy nhiên năng suất mùa nắng cao hơn vào mùa mưa.

Một vụ hành từ lúc trồng đến thu hoạch: 45 - 50 ngày.

ĐẤT TRỒNG

Hành lá trồng được trên nhiều chân đất sét pha - thịt, thịt, thịt pha cát, cát.

Phải chủ động được nước tưới (giếng, nước sông, suối) và tiêu nước tốt.

Đổi liếp trồng sau mỗi vụ trồng hành trên đất chuyên canh và xử lý 80 - 100 kg hat oi / 1 * m ^ 2 * 7 ngày trước trồng. Tốt nhất là luân canh với lúa hoặc rau, đậu.

Đất trồng lên liếp cao, tối thiểu 0,4 m dễ thoát nước, tránh ngập úng, liếp rộng 0.8 - 1, 0m .

Phun thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm Dual 720ND 1 ngày trước khi trồng liều lượng thật đều, kỹ trên mặt liếp hành. 1.2 - 1, 4 Nha phun

Chuẩn bị rơm sạch (không có nguồn bệnh đốm vằn) để phủ liếp hành. Có thể phun xử lý rơm bằng Validacin.

Đất trồng hành lá

GIỐNG

Giống hành hương địa phương còn gọi là hành mốc. Lượng giống trồng:

300 - 400kg / 1 * m ^ 2 vào mùa mưa.

400 - 500kg / 1 * m ^ 2 vào mùa nắng.

Đa số nông dân tự để giống trồng, không nên trồng lại hành đã bị sâu, bệnh. Nên đổi giống hành sạch nguồn sâu, bệnh.

CÁCH TRỒNG

Trồng thành hàng theo chiều rộng của mặt liếp, 6 hốc hành/hàng, mỗi hốc trồng 2 tép.

Khoảng cách hốc và hốc:

10 * 15 cm vào mùa mưa. 10 * 10 cm vào mùa khô.

Phủ một lớp rơm mỏng trước khi trồng.

Sau khi trồng, tưới thường xuyên ngày 2 lần vào sáng và chiều (chỉ không tưới vào ngày mưa).

Trong thời gian tưới hành, kết hợp với việc ngắt hủy bỏ lá hành có sâu xanh da láng, lá có vết bệnh, lá già sát mặt đất và làm cỏ tay.

Cách trồng hành lá

BÓN PHÂN (cho 1.000 m ^ 2 )

Bón lót: 500 kg phần chuồng hoai và tro trấu hoặc 200 kg phân hữu cơ vi sinh Humix.

20 kg Supe lân hoặc 10 kg DAP (18 - 46 + 0)

Bón thúc 1: 8 ngày sau khi trồng

Tưới urê pha loãng: 5 kg/1.000 m

Bón thúc 2: 16 ngày sau khi trồng

Tưới urê pha loãng: 6 kg/1.000 m hoặc 5 kg DAP.

Bón thúc 3: 23 ngày sau khi trồng, phun phân bón lá Humix 40 cc/bình 8 lít hoặc chế phẩm sinh học EM và 6 kg NPK (20-20-15) hòa loãng, tưới.

Bón thúc 4: 37 ngày sau khi trồng phun bón lá Humix.

PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

Trên cây hành thường gặp các loại sâu, bệnh gây hại chủ yếu như dòi đục lá hành, sâu xanh da láng, sâu ăn tạp, bệnh khô đầu lá, bệnh nổ lá, bệnh đốm mặt trăng có khả năng ảnh hưởng đến sinh trưởng và nâng xuất hành. Vì vậy, để quản lý các đối tượng trên đạt hiệu quả cao cẩn áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hop.

Sâu trên cây hành lá

Biện pháp canh tác

Luân canh với cây trồng khác họ hành, tốt nhất là lúa hoặc đậu, để cắt đứt cầu nổi sâu bệnh giữa các vụ.

Chọn giống hành sạch nguồn sâu, bệnh nhất là đời đục lá hành, sâu xanh da láng bệnh khô đầu lá. Khi cần thiết thì những lá hành giống vào dung dịch thuốc trừ sâu (Ofunack, Pirynex...), hoặc dung dịch thuốc trừ bệnh (Rovral) để xử lý giống trước khi trồng. (Tốt nhất nên pha chung thuốc sâu và bệnh để nhúng hành - NQV

Mật độ: Trồng hành với mật độ thích hợp, vào mùa nắng trồng dày hơn mùa mưa (10 * 15cm) .

Bón phân cân đối giữa đạm, lân, kali và bón lót với phân chuồng hoại hoặc phân hữu cơ vi sinh. Hạn chế việc tưới urê định kỳ 1 tuần/lần mà thay vào đó bằng việc phun phân bón sinh học (EM), phân bón lá hay tươi bằng bánh dầu. Đây là một biện pháp rất cần thiết trong việc quản lý bệnh hại trên hành lá.

Vệ sinh đồng ruộng. Làm cỏ trong thời gian chăm sức, tuổi hành, kết hợp với việc tia hủy bỏ là già, lá có vật sâu bệnh. Việc ngắt hủy lá có sâu xanh da láng là biện pháp rất có hiệu quả.

Biện pháp vật lý - cơ học

Làm đất phơi ải, xử lý bằng với 100 - 200 kg/1.000 m ^ 2 để diệt mầm bệnh, nhộng trong đất.

Lên liếp cao, để thoát nước, phủ rơm sạch nguồn bệnh trên liếp hành

Đặt bẫy dính màu vàng ở dọc theo đầu liếp hành để thu hút ruồi đục lá hành. Bảy có kích thước 30 - 40 cm, màu vàng, thoa mỡ bò trộn nhớt, treo bằng kẽm cách đầu lá hành 10 cm, khoảng 2 m treo 1 bẫy.

Biện pháp sinh học

Hạn chế dùng thuốc trừ sâu để bảo tồn thiên địch, nhất là ong kí sinh sâu xanh da láng, dòi đục lá hành, bọ đuôi kìm ăn sâu.

Không bắt giết các thiên địch khác như: cóc, ếch, nhái... để các loài có ích này ăn sâu hại.

Nên sử dụng các chế phẩm sinh học như A.LM trừ dòi đục lá hành; SeBa, Dipel, Centari, Tập Kỳ 1.8 EC và thuốc điều hòa sinh trưởng như Mimic, Atabron... để trừ sâu xanh da láng.

Biện pháp hóa học

Bệnh khô đầu lá hành: Mexyl MZ72 BHN, Rovral 50WP, Score 250EC, Antracol 70 WP.

Bệnh nổ lá hành: Topsin-M 70 WP, Daconil 75 WP, Tilt-super 250EC, Polyram DF80.

Đối với bệnh thì nên phun thuốc đặc trị khi mới phát hiện bệnh và phun lần 2 sau 1 tuần nếu thấy bệnh chưa dừng hẳn, đồng thời ngưng bón urê, đảm bảo thời gian cách ly từng loại thuốc theo khuyến cáo ghi trên bao bì.
Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo từ TT. Khuyến Nông Bình Dương

Bài viết liên quan