Kỹ thuật trồng rừng sao đen
Đăng lúc: Chủ nhật - 31/12/2023 12:43, Cập nhật 01/01/2024 16:07
Sao đen có tên khoa học Hopea Odorata Roxb, họ sao dầu (Dipterocarpaceae) là cây gỗ lớn cao 30 - 40m, thân hình trụ thẳng, tán nhỏ, vỏ màu nâu đen, cành non và cuống lá phủ lông, hoa mọc thành chùm, quả có 2 cánh dài lúc còn non có màu xanh nhạt, khi già chuyển sang màu nâu. Cây mọc thành từng đám, phân bố chủ yếu ở các vùng Đông Nam Bộ. Gỗ sao đen rất được ưa chuộng làm vật liệu xây dựng, đóng thuyền, tầu hoặc có thể được trồng ven đường, trong công viên.
Kỹ thuật trồng rừng sao đen
ƯƠM HẠT GIỐNG
- Nguồn giống: hạt giống được thu hái từ cây mẹ có tuổi từ 15 năm trở lên, cây sinh trưởng tốt, có dáng đẹp, phát triển cân đối, tán lá dày, đều, thân cao và thẳng, không bị sâu bệnh.- Tạo cây con: phân loại, loại bỏ những quả nhỏ, sâu bệnh và xanh. Cắt bỏ cánh hạt, chừa lại 1-2cm, ngâm vào nước lã 2 - 3 giờ rồi đem gieo. Hạt được gieo ươm vào tháng 4 - 5. Thời gian nuôi cây trong vườn ươm là 1 năm. Luống gieo ở nơi đất tốt, ẩm, rộng 1m, cao 0,1 - 0,15m và được khử trùng. Cần có giàn che có thể tháo gỡ được dần khi tuổi cây tăng lên và phải thường xuyên tưới nước, làm cỏ bắt sâu trong quá trình chăm sóc.
- Tiêu chuẩn cây con: khi tuổi cây được 65 ngày, cây có được 4 lá và cao khoảng 8 - 10cm, các rễ ngang đầu tiên xuất hiện. Đem cấy cây vào bầu những ngày có mưa, ẩm độ tương đối khoảng 90 - 100%. Tưới nước cho bầu đủ ẩm trước khi cấy 1 ngày, xếp lại các bầu bị nghiêng cho thẳng đứng, bổ sung đất vào những bầu đất bị vơi. Đồng thời phân loại cây con làm 3 loại: lớn, trung bình và nhỏ để đem cấy riêng từng khu vực giúp cho cây trong vườn ươm sau này được đều đặn và có các chế độ chăm sóc thích hợp.
Cây cấy vào bầu sao cho rễ ở tư thế tự nhiên, tiếp xúc tốt với đất, cây thẳng không bị giập nát, giữ ẩm trong suốt thời gian gieo ươm cây tại vườn ươm, lượng tưới 3 - 4 lít/m², ngày tưới 1 lần. Ngay sau khi cấy cây vào bầu xong, phải che bằng giàn che. Khi rễ cây đâm xuống nền luống thì tiến hành đảo bầu 1 tháng 1 lần. Tuổi cây con: 12 - 14 tháng tuổi, đường kính cổ rễ > 5mm, chiều cao cây: cao hơn 50cm.
Yêu cầu: cây sinh trưởng tốt thân thẳng, cân đối, không bị sâu bệnh, cụt ngọn. Những cây ốm yếu, không đạt tiêu chuẩn cần phải được loại bỏ.
Cây con bốc dỡ khỏi vườn ươm tốt nhất là trồng ngay. Thời gian lưu cây không quá 15 ngày.
KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ
1. Trồng cây
Chọn cây đủ tiêu chuẩn đem trồng. Khi vận chuyển cây đem trồng, ruột bầu phải ẩm, nhưng không được tưới đẫm nước làm cho ruột bầu quá mềm nhão. Trộn đều đất trong hố. Đào lỗ đặt bầu sao cho rễ và thân cây ngay thẳng ở giữa hố, mặt trên của bầu thấp hơn miệng hố 1 - 2cm. Lấp phần đất mặt xuống trước, lèn chặt bầu, vun thêm đất mặt vào quanh gốc trên cổ rễ 2 - 3cm.Sau khi trồng 1 - 2 tháng tiến hành kiểm tra nếu:
- Số cây chết ít (≤10%) và rải rác (dưới 3 cây liền kề nhau) thì không cần trồng giặm.
- Số cây chết lớn hơn 10% và tập trung từ 3 cây liền kề nhau trở lên phải tiến hành trồng giặm. Nếu thời gian trồng rừng muộn thì có thể tiến hành trồng giặm vào thời vụ sau.
Cây trồng giặm phải được dự trữ trước trong vườn ươm và được chăm sóc đặc biệt để có chất lượng cao và kích thước tương đương với cây trồng trên đồi, tạo cho cây sinh trưởng và phát triển đồng đều.
2. Chăm sóc, quản lý và bảo vệ
- Năm thứ nhất và năm thứ hai: phát dọn dây leo, cây bụi và cành nhánh cây tái sinh chèn ép cây trồng, cuốc xới vun gốc đường kính rộng 1m cho cây mỗi năm 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.- Năm thứ 3 và năm thứ 4: phát cây bụi, cây tái sinh, dây leo và cành nhánh cây ở băng trồng rừng hoặc băng chữa chèn ép tán của cây trồng, bảo đảm cho cây sinh trưởng tốt. Nếu thấy hiện tượng cây phù trợ chèn ép Sao đen thì phải phát tỉa bớt cành nhánh cây phù trợ.
- Cấm chăn thả trâu bò trong 2 năm đầu. Cấm chặt phá, quét lá.
- Có biện pháp phòng chống lửa rừng (theo quy trình phòng chống cháy).
- Phòng chống sâu bệnh.
- Thường xuyên có người tuần tra canh gác, trông nom, bảo vệ rừng, kịp thời phát hiện các tác nhân phá hoại để ngăn ngừa.
Tác giả bài viết
Dương Phong
Bài viết liên quan
-
Tìm hiểu thêm tại 📂 chuyên đề trồng cây lâm nghiệp để biết rộng hơn ◕‿◕
Trong chuyên đề này, chúng tôi sẽ giới thiệu các loài cây lâm nghiệp lấy gỗ cũng như cây lâm sản ngoài gỗ. Chúng tôi cũng đề cập các kiến thức về cây lâm nghiệp. Tài liệu được biên soạn từ các soạn giả cung cấp hoặc các nhà khoa học lập nghiệp.
-
Quy trình kỹ thuật trồng trám đen
Bài viết này trình bày về quy trình kỹ thuật trồng cây trám đen.
-
Kỹ thuật trồng cây dầu rái
Dầu rái có tên khác là dầu con rái, dầu nước, dầu sơn. Tên khoa học Dipterocarrpus alatus Roxb. ex G.Don, thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae).
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về nghề trồng trọt các loại ❤️❤️❤️
Cung cấp công cụ trồng trọt chuyên nghiệp hiệu năng cao
-
Kỹ thuật trồng cây mây nếp
Mây nếp là loài cây thân leo, mọc cụm. Cây mây nếp (tên khác: Mây tắt, Mây trắng, Mây ruột già, Mây nhà) có tên khoa học: Calamus tetradactylus Hance, thuộc họ thực vật: họ Cau (Arecaceae). Mây nếp là một trong loài Mây có khu phân bố rộng nhất ở Việt Nam, tập trung nhiều ở Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình và Nghệ An. Cây mây có lóng dài, màu trắng đẹp, dẻo bền, dễ chẻ nên rất được ưa chuộng làm đồ đan lát, làm hàng mỹ nghệ. Gần đây, mây được sử dụng nhiều để đan mặt ghế và các đồ thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu.
-
Kỹ thuật trồng cây mây nước
Cây Mây Nước (Calamus armarus Lour hoặc Calamus tenuis Roxb) được nhân dân dùng làm lạt buộc, đan rổ rá, bàn ghế, làm hàng mỹ nghệ. Cây Mây nước sinh trưởng nhanh, kích thước của thân to hơn so với mây nếp, thân có nhiều gai có tác dụng làm thành các hàng rào bảo vệ quanh nhà và vườn cây. Cây Mây nước hiện nay đang được trồng phổ biến ở nhiều nơi như trồng ở vườn hộ gia đình, trồng dưới tán rừng,... Có thể phát triển trên nhiều loại đất nhưng phát triển mạnh ở trong rừng thứ sinh, ưa ẩm và chịu được ngập nước.