Công Cụ Tốt

Nội dung

Kỹ thuật trồng và chăm sóc đậu rồng - Khang Việt

Đăng lúc: Thứ năm - 07/12/2023 11:48, Cập nhật 07/12/2023 11:48

Kỹ thuật trồng và chăm sóc đậu rồng đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc đậu rồng đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Giới thiệu chung về cây đậu rống


Đậu rồng (còn được gọi là đậu khế, đậu xương rồng, đậu cánh), danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus. Đây là một cây thuộc họ đậu, có nguồn gốc từ châu Phi, Ấn Độ, New Guinea và được trồng tại những vùng Đông Nam Á, Philippines và Ghana... Hiện nay, Indonesia được coi là “thủ phủ” của loài cây này vì mức độ phổ biến và mật độ trồng dày đặc của nó.

Đậu rồng thuộc loại thân thảo leo, đa niên nhờ có củ to dưới đất. Nếu được dựng giàn, đậu rồng có thể bò lan trên 3m. Lá có 3 lá chét hình tam giác nhọn. Hoa mọc thành chùm ở nách lá, mỗi chùm có 3-6 hoa màu trắng hay tím. Quả đậu màu vàng cho đến xanh lục, hình bốn cạnh có bốn cánh, mép có khía răng cưa, trong có thể chứa đến 20 hạt. Hạt gần như hình cầu, có màu sắc thay đổi có thể vàng, trắng hay nâu, đen tùy theo chủng, có thể nặng đến 3g. Đây là loại cây rất dễ trồng, chỉ cần gieo hạt khô là dây leo sẽ mọc lên và phát triển. Đậu rồng sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.

- Cây đậu rồng ưa trồng nơi đất tốt, giàu mùn, đất thịt nhẹ hoặc đất thịt pha cát, có điều kiện tưới tiêu tốt. Là cây có nguồn gốc nhiệt đới nên nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng và phát triển từ 18 - 30°c.
Đậu rồng là loại thực vật khá phổ biến ở những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mọi thành phần của cây đều có thể chế biến thành món ăn ngon và bổ dưỡng, ở Việt Nam, đây là loại rau quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Các món chay chế biến từ đậu rồng cũng khá dễ thực hiện và rất ngon. Vị giòn ngọt của đậu rồng là điểm nhấn giúp món ăn thêm ngon. Đậu rồng thường được ăn kèm với các loại mắm, cá kho, thịt kho... như một loại rau ghém trong bữa cơm, nhưng cũng được dùng làm gỏi với mùi vị rất đặc biệt.

Hiện nay, nhiều nơi ở nước ta đã trồng đậu rồng quanh nhà, trước sân vừa làm giàn che bóng mát cho mảnh sân, vừa lấy rau ăn hằng ngày. Những nơi trồng nhiều đậu rồng thành hàng hóa tập trung để cung cấp rau sạch cho bà con phố phường như ở các vùng ven đô Nha Trang, Quy Nhơn, Bình Định, Củ Chi... Cây đậu rồng còn có thể sinh trưởng, phát triển tốt hat sigma nhiều nơi các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đây là loại cây trồng hứa hẹn sẽ đem lại lợi nhuận cao cho bà con nông dân khắp mọi miền tổ quốc.

Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của đậu rồng

Giá trị dinh dưỡng

Đậu rồng thường thu hái non để làm rau ăn dưới dạng cẩc món xào rất có giá trị. Kết quả phân tích của các nhà dinh dưỡng cho thấy, trong hạt đậu rồng cố 1, 9 - 2, 9% protit, 30 - 37% protit, 3, 1 - 3, 9% 28 - 31% gluxit. gluxit; trong quả non có từ

Hạt đậu rồng màu nâu, hình trái xoan hoặc dẹt hai đầu, cố nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho con người, đặc biệt là trẻ nhỏ và người già → như các axit amin (lysin, menthionin, cystin), canxi... Do đó, có thể sử dụng hạt đậu rồng để làm nguyên liệu chế biến bột dinh dưỡng, có thể thay thế sữa mẹ để điều trị bệnh suy dinh dưỡng trẻ nhỏ.

Lá đậu rồng cũng có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi gia súc rất tốt vì giàu đạm và chất dinh dưỡng.

Đậu rồng còng giàu giá trị dinh dưỡng vì có nhiều vitamin E và A. Đậu rồng chứa nhiều canxi hơn cả đậu tương và lạc.

Gía trị dinh dưỡng và tác dụng của đậu rồng

Tác dụng

Những lợi ích cho sức khỏe con người của đậu rồng có thể thấy rất rố vì nó có hàm lượng canxi cao nhất trong số tất cả các loại đậu, rất có lợi cho khung xương của con người, nhất là trong việc phòng chống loãng xương.

Đậu rồng cũng là một nguồn khoáng sản tự nhiên cung cấp cho con người rất nhiều vitamin (A, C) , là những vitamin giúp gia tăng sức để kháng và chông lão hóa tế bào.

Trong quả đậu rồng còn có chất sắt giúp phòng chống thiếu máu, nhiều men tiêu hóa thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe. Là một cây họ đậu nên đậu rồng cũng chứa hàm lượng cao protein có thể thay thế cho protein từ động vật, tốt cho người ăn chay và phòng bệnh suy dinh dưỡng.

Như vậy, có thể khẳng định đậu rồng là một thực phẩm giàu dinh dưỡng và có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người.

Một số món ăn từ đậu rồng

Đậu rồng xào thịt bò

Nguyên liệu: 300g đậu rồng loại non, 150g thịt bò, 1 củ hành tây nhỏ, tỏi băm, gia vị.

Cách làm:

+ Đậu rồng tước bỏ xơ, rửa sạch, thái miếng vừa ăn.

+ Hành tây cắt múi cau.

+ Thịt bò thái lát mỏng, ướp hạt tiêu, nước tương, hạt nêm. Để trong 10 phút.

+ Phi thơm hành tây trong chảo dầu.

+ Cho thịt bò vào xào nhanh tay, thịt vừa chín tái thì cho ra để riêng.
Phi thơm tỏi, cho đầu rồng vào xào chỉ cần đầu rồng chín vừa là

+ Đậu rồng vừa chín tới thì đổ thịt bò vào, nêm vừa ăn, tắt bếp.

Đậu rồng xào trứng

Nguyên liệu: 150g đậu rong, 100g cất lớn, 50g cà rốt, 1 quả ớt, 2 quả trứng vịt, hành lá, hành và tỏi băm, dầu ăn, nước mắm, rượu trang hạt tiêu.

Cách làm:

+ Đậu rồng rửa sạch, thái miếng vừa ăn.

+ Cà rốt thái sợi dài 4cm.

+ Hành lá cắt nhỏ.

+ Trứng vịt lấy lòng đỏ đánh tan, nêm ít hạt tiêu.

+ Cật lợn làm sạch, khứa ca rô rồi cắt miếng dày 2cm, ướp với hạt nêm, hạt tiêu và hành, tỏi băm.

+ Phi thơm hành và tỏi băm, cho cật lợn vào xào, nêm rượu trắng, một ít nước, xào vừa chín tới, bày ra đĩa.

Thêm dầu ăn vào chảo, phi hành và tỏi băm, cho đậu rồng và cà rốt vào xào, nêm hạt nêm, xào rau vừa chín thì đổ cật lợn đã xào vào. Cho lòng đỏ trứng vào đảo đều, thêm một ít nước, trứng chín tắt bếp là được.

Lưu ý khi sử dụng đậu rồng

Cũng như tất cả các cây trong họ đậu khác, đậu rồng có chứa purin nên không thích hợp với những người bị thông phong (gout), mặt khác cũng dễ gây đầy bụng, cho nên cần phải luộc bỏ nước và nấu chín hột đậu trước khi ăn.

Những phụ nữ bị nhức nửa đầu (migraine) cũng nên tránh ăn vì đậu rồng có thể kích thích cơn nhức đầu.

Nên mua đậu rồng lúc mới hái và còn tươi, không có đốm nâu trên trái, không bảo quản lâu trong tủ lạnh vì nó sẽ bị biến màu và giảm chất lượng.

Kỹ thuật trồng đậu rồng

Thời vụ

Đậu rồng là cây dễ trồng, có thể trồng được quanh năm. Tuy nhiên, thời vụ gieo hạt tốt nhất là vụ xuân (tháng 2 – 3) và vụ thu (tháng 8-9).

Giống

Chọn giống

Bà con nông dân có thể lựa chọn một số loại hạt giống sau đây:

Giống đậu rồng Thái: Thời gian thu hoạch 70 – 100 ngày. Giống đậu rồng Thái Lan TN196: Sinh trưởng mạnh, kháng bệnh tốt, cho quả quanh năm, sai quả. Quả màu xanh, thuôn dài bốn cạnh, có răng cưa (dài 15 – 17cm, đường kính 3cm), đặc ruột, ăn ngon.

Xử lý giống

Trước khi gieo, nên ngâm hạt trong nước ấm (48 - 52 deg * C) và ủ kín cho nứt nanh rồi đem gieo.

Để giống

Chọn quả già, to, đều gần gốc để lấy hạt phơi khô, cất giữ trong lọ kín có trộn tro bếp khô để làm giống cho vụ sau.

Kỹ thuật trồng đậu rồng

Đất trồng

Chọn đất

Đậu rồng không kén đất. Tuy nhiên, đậu rồng ưa đất tốt, giàu mùn,

ưa các loại đất thịt nhẹ, đất thịt pha cát, điều kiện tưới tiêu tốt.

Làm đất

Cuốc lật kỹ đất, xới cho tơi xốp. Nếu

trồng với diện tích lớn ngoài đồng ruộng, tiến hành lên luống rong 1,2m, trên luống trồng hai hàng cách nhau 50cm, cây cách nha 40cm.

Gieo trồng


Mật độ

Mỗi hốc gieo hai hạt.

Cách gieo trồng

Gieo thẳng vào các hốc, sau đó lấp một lớp đất nhẹ lên trên.

Chỉ khoảng 7 - 10 ngày là cây bắt đầu leo giàn. Lúc này, bỏ bớt cây yếu, chỉ để mỗi hốc một cây khỏe mạnh.

Kỹ thuật chăm sóc đậu rồng

Phân bón

Bón lót

Bón lót nhiều phân chuồng hoai mục và một ít phân lân.

Bón thúc

Thường xuyên pha nước phân chuồng đã ủ hoai mục và 5% đạm ure để tưới gốc, nhất là sau mỗi đợt thu quả.

Khi cây bắt đầu ra hoa, kết quả cần bón thúc thêm phân kali nhằm làm cho quả chắc, hạt mẩy, chất lượng quả cao, mẫu mã đẹp.

Sau mỗi đợt thu quả lại tiếp tục bón phân.

Nước

- Cần giữ độ ẩm thích hợp cho ruộng trồng.

Sau mỗi lứa thu hái cần tưới nước, vun xới cho cây bển gốc, ra nhiều hoa, cho nhiều quả.

Làm giàn

Trồng trước sân

- Làm giàn cao 2,5 - 3m.

Có thể dùng các cây tre, cây hóp bắc giàn hoặc dùng dây thép để căng giàn.

Dây thép căng thành hình ô vuông, mỗi chiều 30 – 40cm cho cây bò sẽ cho nhiều quả.

Trồng ngoài ruộng

Bắc giàn hình chữ A cao 2m như giàn đậu cove, giàn đậu đũa...

Một số kỹ thuật chăm sóc khác

Tưới nước kết hợp với vun xới cho bền gốc, cây sẽ ra nhiều hoa, cho nhiều quả và kéo dài thời gian thu hoạch hầu như quanh năm.

Kỹ thuật chăm sóc đậu rồng

Phòng trừ sâu bệnh trên đậu rồng

Cây đậu rồng dễ trồng, dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh hại nên hầu như không cận phun thuốc, chi phí đầu tư thấp mà lợi nhuận lại cao.

Trong số những sâu bệnh thường gây hại trên cây đậu rồng, rệp được coi là đối tượng nguy hiểm nhất.

Biểu hiện
Chúng xuất hiện khá phổ biến, nhất là trên những tược non, trên hoa và đặc biệt là trên những quả non, nhiều khi chúng bu bám dày đặc
làm cho quả không thể phát triển được, bị khô héo và rụng sớm. By thất thu rất nhiều cho người trồng.

Loại rệp này có kích thước của cơ thể rất nhỏ (khoảng 1,5-2mm) gần giống hình trứng hoặc hình quả lê, màu xám hoặc xám nhạt, có thể có cánh hoặc không.

Cả rệp trưởng thành và rệp non đều bu bám ở các bộ phận non của cây (đọt non, nụ, hoa, quả non, lá non...) để chích hút nhựa của những bộ phận này (chúng ít di chuyển).

Rệp sinh sản liên tục nhiều lứa trong năm, vòng đời của chúng lại ngắn nên chúng tích lũy mật số rất nhanh, vào những thời gian cao điểm chỉ cần không thăm vườn vài ngày là đã thấy chúng phát triển dày đặc.

Nếu mật số cao có thể làm cho lá non bị cong queo, vặn vẹo, bị vàng úa dần, mép lá có thể bị khô chết, lá không phát triển được, cây còi cọc, đọt non bị teo tóp, héo dần, hoa và quả non có thể bị rụng, gây ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất.

Biện pháp phòng trừ

Không nên trồng quá dày làm cho giàn đậu rậm rạp, tạo điều kiện cho rệp phát sinh, phát triển, gây hại và lây lan.

Không nên bón quá dư thừa phân đạm vì không những khiến cho cây bị lốp, ra quả ít mà còn tạo thức ăn phù hợp cho rệp, đồng thời cũng làm cho giàn đậu rậm rạp. Nên tăng cường bón thêm phân lân và kali.

Phải kiểm tra giàn đậu thường xuyên, nhất là vào những đợt giàn đậu ra đọt non, ra hoa, quả non. Nếu phát hiện rệp có chiều hướng tăng nhanh, phải dùng thuốc phun xịt để diệt trừ rệp ngay, không nên để chúng phát triển dày đặc rồi mới xịt, hiệu quả sẽ không cao, mặt khác còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của quả.

Khangvietbook.com.vn
Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau đây để phun xịt: Supracide 40 EC, suprathion 40 EC, bassa 50 EC, applaud-Bas 27 BTN applaud 10 WP...

- Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, cần chú ý đảm bảo đúng thời gian cách ly của thuốc.

Thu hoạch


- Thu hoạch đậu rồng khi quả đã đầy cạnh, màu xanh sáng, hạt còn non để xào hoặc nấu canh.

- Chọn quả già, tb, đều gần gốc để lấy hạt phơi khô, cất giữ trong lọ kín có trộn tro bếp khô để làm giống cho vụ sau.

Bài viết liên quan