Công Cụ Tốt

Nội dung

Kỹ thuật chọn giống, trồng và chăm sóc cây dưa lê - Dương Phong

Đăng lúc: Thứ bảy - 06/01/2024 20:40, Cập nhật 06/01/2024 20:40

Với sự ra đời của nhiều giống dưa lê siêu ngọt tiến bộ được đưa vào áp dụng trong sản xuất hiện nay đã thúc đẩy thị trường tiêu thụ cũng như được nhiều nông dân các vùng quan tâm để thâm canh giống cây trồng này. Qua thực tế chỉ đạo, theo dõi một số mô hình dưa lê siêu ngọt trình diễn ở các vụ trong những năm gần đây xin trao đổi một số kinh nghiệm để đạt hiệu quả khi thâm canh cây trồng này vụ xuân hè.Bài viết sau sẽ cho bạn thông tin về Kỹ thuật trồng cũng như các lợi ích của dưa lê.

Kỹ thuật chọn giống, trồng và chăm sóc cây dưa lê

KỸ THUẬT TRỒNG DƯA LÊ XUÂN HÈ

Giống

Nên lựa chọn các giống dưa lê lai F1 siêu ngọt có những đặc điểm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hiện nay là: Dưa có kích thước quả vừa phải, độ ngọt cao, vỏ xanh da đá hoặc trắng, cứng, cùi dày, ít hạt, vị thơm đặc trưng... Một số giống dưa lê lai siêu ngọt phổ biến hiện nay là: NS-333, Hồng Ngọc, Dưa Thanh Lê, Trang nông, Ngân Huy 233 (Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm)...

Thời vụ

Dưa lê ưa biên độ nhiệt rộng hơn dưa hấu (18- 32°C). Vì vậy thời vụ trồng dưa lê đối với các tỉnh miền bắc nước ta có thể tiến hành từ tháng 2 đến tháng 9 DL. Tuy nhiên với dưa lê xuân hè gieo trồng thích hợp nhất vẫn là sau tiết lập xuân (năm 2015 với thời tiết dự báo là ấm thì có thể gieo hạt từ trung tuần tháng 2 đến hết tháng 3 DL).

Ngâm ủ hạt và làm bầu

Vụ xuân hè do thời tiết đầu vụ trời rét, ít nắng, nồm ẩm nên bố trí gieo cây con trong bầu và có khung nilon che chắn để giúp cho cây phát triển được thuận lợi.

Kỹ thuật làm bầu: Tùy thuộc thời điểm có thể giải phóng được ruộng để xác định vào bầu. Lượng giống 20g, sẽ đảm bảo 650 - 700 bầu/sào, Hạt giống được ngâm trong nước ấm, sạch khoảng 2-3 tiếng. Khi hạt đã hút no nước vớt ra rửa, vò sạch nhớt rồi đem ủ. Sau ủ khoảng 20 - 24 giờ, kiểm tra hạt nảy mầm đến đâu tra luôn vào bầu đến đó.

Cách làm bầu: Đất làm bầu nhiều mùn, tơi xốp, không chua... không nên lấy đất ở những ruộng đã trồng cây trong họ bầu bí như: bầu bí, các loại dưa... Tốt nhất nên lấy ở những ruộng ải hoặc là đất vườn ủ với phân chuồng mục, sẽ hạn chế được nấm bệnh và côn trùng hại cây con.

Tùy thuộc thời gian cây con ở trong bầu để làm kích cỡ bầu khác nhau, với tuổi bầu 12 - 15 ngày, kích cỡ bầu khoảng 5 - 6cm. Vỏ bầu có thể dùng túi nilon hoặc lá chuối, lá xoài... Nếu làm túi nilon cần chọc thủng góc, cạnh; nếu làm bằng lá chuối, lá xoài... cần dồn đất để tạo để bầu. Sau đó dồn đất vào bầu cách mặt bầu khoảng 1cm, rồi tra hạt sau đó tưới ẩm, phủ bầu bằng đất bột có trộn một ít thuốc xử lý đất. Bầu đặt nơi thoáng mát, không bị cớm nắng và cách nhau 1 - 2cm để tránh khi bầu to lá đan xen vào nhau.

Chăm sóc bầu: Khi cây đội 2 lá mầm, lúc này cần thường xuyên giữ ẩm cho cây, trung bình 1 - 2 ngày tưới doa nhẹ 1 lần tránh làm bật gốc hoặc cây bị đổ ngã. Nếu trời nắng to có thể dùng lưới đen, mưa dùng nilon trắng để che cho bầu. Tốt nhất dùng lần ngâm nước giải vài ba ngày rồi tưới cho bầu 1 lần. Định kỳ 5 ngày nên tưới bằng thuốc Validacin để hạn chế nấm bệnh hại cây và thối gốc.

Khi cây khoảng 12 - 15 ngày có 1,5 - 2 lá thì đưa bầu ra trồng. Trước khi đưa bầu ra ruộng 1 - 2 ngày nên sử dụng 1 loại thuốc sâu + Validacin phun cho bầu để hạn chế nấm bệnh và côn trùng hại cây.

* Lưu ý: Thời kỳ cây con trong bầu không nên cung cấp dinh dưỡng cho cây qua đường gốc sẽ làm cây bị thối hỏng rễ non. Tốt nhất nên bổ sung bằng các chế phẩm phân qua lá giàu vi lượng và canxi định kì 4 - 5 ngày/lần. Lượng phân sử dụng chỉ cần bằng 1/2 so với lượng cho cây trưởng thành. Đồng thời, tưới bổ sung thêm chế phẩm nấm đối kháng Trichodecma để giảm thiểu lượng cây non chết vì bệnh thắt thân (lở cổ rễ). Khung che cần đóng mở linh hoạt để đảm bảo cây được ấm và không quá ẩm.

Tưới nước cho cây dưa lê trong bầu cũng cần lưu ý chỉ nên tưới đủ ẩm (nước ngấm hết vào đất sau khi tưới) và không tưới quá muộn. Đảm bảo cho cây con về đêm luôn khô nước trên thân lá.

Làm đất, trồng cây

Đất trồng dưa lê tốt nhất không trồng trên ruộng đã trồng cà chua, cà pháo, bí, khoai tây, ớt, dưa và ruộng cây trồng trước đã bị héo xanh. Xử lý đất trồng bằng vôi tả (30 - 40kg/sào) hoặc chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma. Lên luống rộng 1,8 - 2m cả rãnh, cao 25 - 30cm, rãnh rộng 30 - 35cm. Luống thoải dần về hai bên mép. Nên dùng màng phủ chuyên dùng cho rau màu với xuân hè Trồng cây theo hàng, cây cách cây 25 - 30cm đảm bảo 700 - 800 cây/sào Bắc Bộ.

Bón phân, chăm sóc

Lượng phân bón cho 1 sào khoảng 300kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh thay thế (30kg) + 7- 8kg ure + 10 kali + 25 - 30kg supe lân.

Bón lót toàn bộ phân chuồng và 3kg ure + 3kg kali vào rạch cách gốc dưa 20cm.

Bón thúc lần 1 kết hợp với vun xới sau trồng 15 - 20 ngày: Bón 2kg dam + 2 kg kali.

Bón thúc lần 2: Khi có hoa cái nở, bón 2kg đạm + 2 kg kali.

Thúc lần 3: Sau trồng 40 - 45 ngày, bón hết lượng phân còn lại.

* Lưu ý: Trước lần bón thúc đợt 1 có thể tưới nhử cho cây dưa non bằng 0,5kg u rê + 1kg supe lân kết hợp với phun phân vi lượng qua lá. Tốt nhất nên sử dụng phân bón chuyên dùng cho dưa để bổ sung dinh dưỡng cho dưa kịp thời.

Điều tiết nước

Thường xuyên giữ đủ ẩm cho dưa mới đạt hiệu quả. Nên tưới ngấm cho dưa, không nên tế lên thân lá dưa nhất là khi chiều tối. Thời kì cây ra hoa và quả non cần nhiều nước.

Tỉa nhánh, bấm ngọn

Khi thân chính có 4 - 5 lá thật thì bấm ngọn. Nhánh cấp 1, cấp 2 có 4 - 5 lá lại bấm tiếp. Mỗi cây chỉ nên để 3- 5 quả tùy theo các giống. Lần cuối cùng bấm ngọn để lại 2 - 3 lá sau quả.

Ngoài ra, cần tỉa lá già, lá bệnh không còn khả năng quang hợp, lá bị che khuất... Trước khi thu hoạch khoảng 15 ngày bấm ngọn và quả không có khả năng cho thu hoạch.

Phòng trừ sâu bệnh theo nguyên tắc 4 đúng. Tốt nhất nên thực hiện theo quy trình Vietgap để đảm bảo cho sản phẩm được an toàn.

Theo webSoNN&PTNT tinhHaiDuong

KỸ THUẬT TRỒNG DƯA LÊ "KIM CÔ NƯƠNG"

I. Đặc tính giống

- Thời gian sinh trưởng: 58 - 60 ngày.

- Dạng trái hình oval, vỏ trơn, khi chín có màu vàng kim, ruột màu trắng, thịt giòn.

- Trọng lượng trái từ: 1,1 - 1,5kg.

- Giống này có thể trồng quanh năm, nhưng thích hợp nhất trong vụ Xuân Hè.

II. Kỹ thuật canh tác

1. Gieo hạt và ươm cây con

Nên gieo ươm cây trong bầu đất.

Vật liệu gồm: Phân chuồng, tro trấu hoai mục, đất xốp nhẹ đã xử lý sạch mầm bệnh, trộn đều nhau theo tỷ lệ 30% + 10% + 60%

Hạt giống ngâm nước sạch trong 4 giờ, sau đó ủ 24 giờ, thì hạt nẩy mầm, rồi gieo vào bầu đất 1 hạt/bầu.

Sau khi gieo từ 8 - 10 ngày, khi cây có 1 - 2 lá thật thì có thể đem trồng.

2. Mật độ và khoảng cách

Trồng giàn: Lượng giống từ: 1 - 1, 2kg / ha . Cây cách cây 0,5cm, hàng cách hàng: 1,5m Trồng hàng đôi, mật độ cây từ 25.000 - 26.000 cây/ha.

Nếu trồng bò trên mặt đất, lượng giống từ: 400 - 500 g/ha. Cây cách cây: 0,5cm, hàng cách hàng: 4m. Trồng hàng đôi, mật độ cây từ: 9.000 - 10.000 cây/ha.

3. Phân bón và cách bón phân/ha

- Bón lót: 15 - 20 tấn phân chuồng, 400-500kg NPK 16-16-8.

- Bón thúc:

Lần 1: 18 - 20 ngày sau khi gieo: 40 - 50kg NPK 16-16-8.

Lần 2: 7 - 10 ngày sau khi đậu trái: 200 - 250kg NPK 16-16-8.

Lần 3: 16 - 18 ngày sau khi đậu trái: 100kg KCL Nếu sử dụng phân Urê và DAP có thể sử dụng để tưới dặm trong giai đoạn cây còn nhỏ.

4. Chăm sóc cây sau trồng

- Tưới nước: Lượng nước tưới phụ thuộc vào cơ cấu đất, thời tiết và thời kỳ phát triển của cây, nên tưới vào lúc sáng hoặc chiều mát.

- Bấm ngọn, tỉa nhánh, chọn trái:

+ Để một dây chính: Cây không cần bấm ngọn, định hướng dây bò theo hướng vuông góc với mặt líp. Dưa lê có đặc tính trái nằm trên dây chèo, muốn trái to, mỗi dây để một trái, cần cắt bỏ chèo trên dây chính từ lá thứ 10 trở vào gốc trước khi để trái. Vị trí để trái tốt nhất là lá thứ 10 đến lá thứ 15. Trên chèo chọn trái để 2 lá (kể cả lá để trái), rồi bấm ngọn.

+ Để 2 dây chèo: Cây được 4 - 5 lá thật tiến hành bấm ngọn chính, sau khi bấm ngọn được 7 ngày đến 10 ngày, chọn 2 nhánh tốt nhất, định hướng dây bò theo hướng vuông gốc với mặt líp Mỗi gốc nên để một trái, cần cắt bỏ chèo trên cây nhánh từ lá thứ 7 trở vào gốc trước khi để trái. Vị trí để trái tốt nhất là lá thứ 7 đến lá thứ 10. Trên chèo chọn trái để 2 lá (kể cả lá để trái), rồi bấm ngon.

5. Cách phòng trừ sâu bệnh

- Bọ trĩ: Còn gọi là rầy lửa hay bù lạch, sống tập trung trên đọt non hay dưới mặt lá non. Chích hút nhựa làm đọt non chùn lại, không phát triển.

Sử dụng thuốc: Confidor 100SL, Admire 50EC, Oncol 20ND, Regent.

- Rầy mềm còn gọi là rầy nhớt. Chích hút nhựa làm cây chùn đọt lại, không phát triển, lá bị vàng, Ngoài ra còn là môi giới truyền bệnh khảm vàng.

Sử dụng thuốc: Topsin, Antracol 70WP, Aliette 80WP, Mancozeb, Fusin, Phun Benlate, Copper B 23% vào gốc. Mặc khác, cần giảm nước tưới, giảm phân bón, nhất là Urê.

+ Bệnh thối rễ, héo dây: Khi thời tiết ẩm ướt trên gốc thân xuất hiện những vết màu trắng xám, phát triển thành một lớp mốc bông xốp màu trắng. Cây dưa héo khi trời nắng và tưới lại khi trời mất, cây có thể bị héo đột ngột.

6. Thu hoạch

Sau khi đậu trái khoảng 28 - 35 ngày, vỏ trái chuyển sang màu vàng đặc trưng của giống, là thời kỳ thích hợp cho thu hoạch.
Châu Đăng Sou
Trung tâm Khuyến nông An Giang
Nguồn: http://koinongdan.cantho.gov.m
 

LỢI ÍCH VÀNG TỪ QUẢ DƯA LÊ

Dưa lê là một trong những trái cây thuộc họ nhà dưa, có vị ngọt khi chín. Loại trái cây phổ biến ở châu Á mùa hè này không chỉ mang vị thơm, ngon ngọt mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Dưa lê thường được dùng làm món tráng miệng và có hai loại dưa lê là dưa da trơn và dưa da sần.

Ngừa bệnh Alzheimer

Bạn muốn não khỏe mạnh và minh mẫn? Một nghiên cứu gần dây cho thấy, cơ thể có ít folate sẽ tăng gấp 3 lần nguy cơ mắc bệnh Alzheimer (bệnh mất trí nhớ) ở những người cao tuổi. Và các chuyên gia khuyên bạn nên ăn những thực phẩm giàu chất forlate như dưa lê.

Dưa lê giúp hạ huyết áp

Dưa lê cũng giàu hàm lượng kali, một loại khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp. Kali cũng cần thiết cho mọi tế bào trong cơ thể, nó giúp tế bào khỏe mạnh và có sức đề kháng với nhiều bệnh tật.

Giúp da sáng đẹp hơn

Dưa lê là một trong những trái cây giàu vitamin C-m hat ot loại vitamin chống oxy hóa giúp tăng nồng độ collagen, loại protein giúp da khỏe và trẻ trung.

Vitamin C cũng đóng vai trò quan trọng trong chức năng của hệ miễn dịch và có thể giúp chống lại virut gây sốt và cảm cúm. Mặt khác, vitamin C giúp hấp thụ chất sắt. Chỉ cần ăn một quả dưa lê cỡ trung bình cũng sẽ giúp bạn nhận đủ lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày.

Hạt dưa lê giàu protein

Hạt dưa lê có chứa khoảng 3,6% protein, tương đương với lượng protein có trong đậu nành. Vì vậy, bạn nên ăn cả hạt dưa lê vì chúng rất có lợi cho sức khỏe.

Tốt cho tim mạch

Các axit béo omega-3 trong hạt dưa lê đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại các vấn đề về tim mạch. Đây là một trong những lợi ích của hạt dưa lê với sức khỏe.

Dưa lê có tác dụng giảm béo

Nếu bạn muốn giảm cân trong thời gian mùa hè thì dưa lê cũng như dưa hấu cần được đưa lên hàng đầu. Lý do là dưa lê không những vừa ngon, dễ ăn mà trong một quả dưa lê trung bình chỉ có chứa 64 calo và không có chất béo.

Loại trái cây ngọt ngào này cũng là món tráng miệng tuyệt vời sau mỗi bữa ăn. Hàm lượng chất xơ cao trong dưa lê giúp bạn no nhanh, lâu hơn, hạn chế chứng thèm ăn.

Dưa lê cải thiện mật độ xương

Một trong những lợi ích sức khỏe của dưa lệ là giúp ngăn ngừa loãng xương. Vì vậy, phụ nữ và trẻ em nên tăng cường ăn nhiều trái cây này.

Hỗ trợ đường ruột

Dưa lê có tác dụng loại bỏ các loại giun, sán trong ruột. Đó là lý do tại sao bạn nên cho trẻ ăn dưa lê trong mùa hè vì nó giúp trẻ phòng ngừa các căn bệnh về tiêu hóa.

Ngăn ngừa tiểu đường

Không chỉ giàu protein, hạt dưa lê còn giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.

Chống cảm cúm

Dưa lê có tác dụng kích thích hệ hô hấp, làm long và tống đờm ra ngoài cơ thể dễ dàng. Ngoài ra, vitamin C trong dưa lê cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại virus gây sốt và cảm cúm.

Bên cạnh đó, dưa lê giàu folate, một loại vitamin có vai trò quan trọng cho sức khỏe của tim, đồng thời ngăn chặn những khuyết tật ở thai nhi.

CÁCH CHỌN DƯA LÊ NGỌT LỊM VÀ KHÔNG ĐỘC

Sợ vớ được quả dưa nhạt hoét hoặc có chất độc, nhiều người không dám mua dưa lê. Thực ra bạn vẫn có cách chọn dưa lê ngọt và an toàn.don

Dưa lê có hương vị cực kỳ quyến rũ, ăn ngọt mát, giá lại rẻ nên nhiều người thích. Nó lại có rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.

Loại quả này chứa rất nhiều folate, loại vitamin cần cho tim, ngăn khuyết tật ở thai nhi và duy trì trí tuệ minh mẫn ngay cả khi về già. Nó cũng giàu vitamin A, C, E, giúp sáng mắt, chống lão hóa và tăng sức đề kháng.

Dưa lê rất có lợi cho người thích giảm béo, người cao huyết áp, hay cảm cúm. Nó cũng làm tăng mật độ xương, ngăn chuột rút, hỗ trợ loại trừ giun sán...

Tuy ngon và tốt như vậy nhưng có những lúc người tiêu dùng gần như tẩy chay dưa lê vì nó đã mang tiếng là ngậm đầy chất độc. Dưa lê được phun thuốc trừ sâu và lượng thuốc tồn dư nhiều cho đến khi tới tay người tiêu dùng. Đó là chưa kể nhiều thương lái ngâm dưa trong hóa chất bảo quản. Chất độc dễ dàng ngấm qua lớp vỏ mỏng.

Tuy nhiên, nếu biết cách chọn dưa lê, bạn có thể bảo đảm tối đa sự an toàn, đồng thời mua được những quả dưa ngon ngọt.

Bí quyết đầu tiên cần nhớ là ăn lê vào chính vụ, chính là thời điểm từ cuối tháng 5 cho đến khoảng tháng 8. Dưa chính vụ sẽ ít bị phun thuốc trừ sâu hơn dưa trái vụ.

Thường dưa lê vỏ xanh có vị ngọt đậm và thơm hơn dưa vỏ trắng, cùi cũng dày hơn. Với dưa vỏ trắng, bạn nên chọn những quả ngả sang màu ngà, sẽ ngọt hơn.

Đừng mua dưa lê vào những ngày mưa hoặc khi trời vừa mưa vì lúc đó dưa rất nhạt. Trời càng nắng, dưa lê càng ngọt.

Những quả dưa lê ngon nhất đều chắc tay, vỏ cứng, cuống nhỏ và tươi, không bị nứt hay sứt. Quả nào có phần đáy quả lồi ra là dưa lê già, cùi sẽ giòn và ngọt, thơm.

Hãy ngửi quả dưa từ phía đáy, dưa càng thơm thì càng ngon. Dưa không có mùi thơm thường rất nhạt và không giòn.

Dưa lê mua về cần được rửa sạch dưới vòi nước chảy, tốt nhất là ngâm hoặc sục qua ozone để loại trừ tối đa độc tố. Tuyệt đối đừng ham rẻ mà mua những quả dưa nứt vỡ, mềm... vì nguy cơ với sức khỏe rất cao.

Nguồn: http://vtv.vn/doi-song/ca-ch-cho-n-dua-lo-ngo-blo
m-va-khong-do-c-201503 30727589.htm

 

 

Bài viết liên quan