Công Cụ Tốt

Nội dung

Kỹ thuật ốp lát gạch chuyên nghiệp hiệu quả

Đăng lúc: Thứ sáu - 26/11/2021 16:38, Cập nhật 26/11/2021 16:44

Ngày nay, việc ốp lát gạch là một phần không còn xa lạ trong việc hoàn thiện một ngôi nhà. Tuy nhưng để có thể tạo nên một không gian nhà cửa bắt mắt là chuyện không đơn giản. Vì vậy, nhằm để giúp các bạn có thể tự mình tạo ra một không gian sáng sủa và trang trọng hơn. Chúng tôi sẽ bật mí cho bạn những kinh nghiệm ốp lát gạch. Đặc biệt là kỹ thuật ốp lát gạch tuyệt vời để bạn có thể thỏa sức tạo ra một không gian sống như mong muốn cho mình.

Kỹ thuật thi công và thực hành kỹ thuật ốp lát gạch tường và nền nhà.

Hướng dẫn chọn các tiêu chí lựa chọn gạch phù hợp

Lựa chọn gạch là bước bắt đầu trong kỹ thuật ốp lát gạch. Bạn nên dành thời gian để đo đạc kích thước các bề mặt cần được ốp lát gạch. Việc đo đạc kỹ càng sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn được gạch phù hợp trong kỹ thuật ốp lát gạch
Có nhiều tiêu chí, điều kiện để lựa chọn gạch. Bạn có thể tham khảo một số bí quyết dưới đây để lựa chọn:

Màu sắc:

Có lẽ yếu tố màu sắc là yếu tố bạn quan tâm đầu tiên trong việc lựa chọn gạch. Bạn có thể dựa vào sở thích cá nhân, công dụng của căn phòng. Hoặc lựa chọn dựa trên màu gạch lát nền (tường), diện tích không gian. Nếu không gian căn phòng bị hạn chế bạn có thể lựa chọn những màu tươi sáng. Điều ấy sẽ mang đến cho bạn không gian thoáng đãng, không quá bí bách.

Chủng loại:

Có nhiều loại gạch phổ biến hiện nay như: gạch men, gạch granite, gạch nhám, gạch ceramic, gạch giả gỗ,… Mỗi loại gạch sẽ mang đến công dụng và mục đích sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, bạn hãy lựa chọn những loại gạch mang đến công dụng phù hợp với bạn hay căn phòng. Ví dụ như gạch nhám thì chống trơn trượt và thấm nước tốt, do đó rất phù hợp để lát nền nhà tắm. Chủng loại cũng là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến kỹ thuật ốp lát gạch

Phong thuỷ:

Bạn có thể lựa chọn dựa trên tuổi, mệnh của bạn. Điều này có thể sẽ giúp bạn gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống. Và căn nhà cũng sẽ thể hiện được nét đặc trưng cá nhân của bạn.

Lựa chọn gạch phù hợp với màu sắc, phong thủy và kích thước mà bạn mong muốn (Ảnh sưu tầm)

Các bước thực hành kỹ thuật ốp lát gạch tường hiệu quả nhất

 
Điều đầu tiên là kiểm tra gạch có xảy ra vấn đề móp méo hay bị nức không. Hoạ tiết, hoa văn có phù hợp khi được ốp lên tường. Tuýp nhỏ là bạn nên lựa chọn những viên gạch trong cùng một lô hàng.
 
Điều thứ hai là chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thi công như: bay, nivo, xô chứa vữa ốp lát, thước, dao cắt gạch, vữa ốp gạch, vữa hồ dầu theo định mức vữa ốp lát chuẩn. Một định mức vữa ốp lát chuẩn sẽ giúp bạn giảm thiểu những sai sót. Đặc biệt là giảm lãng phí khi thực hành theo kỹ thuật ốp lát gạch.
 
Tiếp đến, là loại bỏ đi chỗ lồi lõm và làm sạch bề mặt tường cần ốp gạch. Hãy kiểm tra độ phẳng của tường. Và liên tục điều chỉnh bằng cách thêm vào xi măng hoặc vữa. Để chắc chắn rằng bề mặt tường luôn được bằng phẳng.

Chuẩn bị dụng cụ trước khi thi công ốp lát gạch (Ảnh sưu tầm)

Hướng dẫn các bước thi công và thực hành kỹ thuật ốp lát gạch tường

Bước 1: Pha trộn xi măng hoặc keo dán gạch.

Việc pha trộn là rất quan trọng và bạn cần phải làm đúng tỉ lệ. Nếu tỉ lệ không chính xác thì xi măng có thể sẽ quá khô hay quá ướt. Làm giảm đến độ bám của gạch.
Cụ thể theo tỷ lệ như sau: Trộn 25 kg keo dán gạch Quicseal 600 với 5-5,5 lít nước. Sau đó, trộn bằng máy trộn ở tốc độ thấp cho đến khi hỗn hợp đồng nhất, dẻo và không bị vón cục. Sau đó, để hỗn hợp trong khoảng 5 phút, rồi khuấy lại trước khi sử dụng.

Bước 2: Căn chỉnh lề trong kỹ thuật ốp lát gạch tường cho cân đối.

Ta đóng một thanh gỗ ngay và thẳng để lấy cữ cho mép dưới của gạch. Nếu chiều cao không hạn chế, thì để khoảng cách từ mép trên thanh gỗ xuống sàn nhà sao cho bằng với chiều cao của viên gạch.
Tiếp đến, ta đo mép gỗ theo chiều cao của từng hàng gạch. Dùng bút để đánh dấu các đường mạch của gạch sao cho cân và thẳng. Sử dụng thước nivo để căn đường ngang và giăng dây để căn đường dọc. Cách đánh dấu này sẽ giúp bạn có thể tính toán được số lượng gạch, tránh việc mua quá nhiều lãng phí gạch.

Căn chỉnh lề trong kỹ thuật ốp lát gạch tường cho cân đối (Ảnh sưu tầm)

Bước 3: Dùng keo dán hay trét vữa để ốp gạch.

Đến bước này thì trải keo hoặc xi măng lên mặt sàn cần được thi công. Trong kỹ thuật ốp lát gạch thì công đoạn này rất quan trọng. Phải thật tỉ mỉ, khéo léo và thật sự cẩn trọng.
Việc gạch ốp lát cũng tương đối dễ vỡ, nên khi thi công phải thực sự nhẹ nhàng. Các khe giữa các viên gạch nhỏ nhất là 1mm. Ta có thể sử dụng công cụ ke vuông để điều chỉnh các khe. Sử dụng lưỡi dao hình lượn sóng để có thể tạo được sóng lên vữa. Chú ý phải ốp sao cho vữa vừa trào lên tường.

Dùng keo dán chuyên dụng hay trét vữa để ốp gạch (Ảnh sưu tầm)

Bước 4: Sử dụng khe ốp gạch để ốp gạch lên tường.

Khe ốp gạch còn gọi là ke mạch có công dụng để định vị khoảng cách ron giữa hai viên gạch gần nhau. Thường có khoảng độ dày lá 1 mm hoặc 1,5 mm. Dùng bột trét mạch gạch ốp lát để trám và chà vào ron mạch. Điều này nhằm tạo sự liên kết giữa các viên gạch. Và giúp làm kín các bề mặt sàn khiến cho mặt sàn trông đẹp hơn.
Nên ốp các gạch bị cắt vào góc khuất hoặc cạnh tường. Khi thi công thì nên ốp từ dưới lên, được hàng nào thì trát vữa hàng đấy. Xác định và ốp một viên gạch làm mốc. Rồi từ đó triển khai các viên gạch kế tiếp. Được 3-4 viên thì dừng lại kiểm tra. Dùng thước tầm để kiểm tra và điều chỉnh độ phẳng của từng viên gạch. Nếu chưa phẳng có thể dùng thước tầm để gõ vào gạch. Cứ tiếp tục đến khi ốp kín toàn bộ bức tường. Gạch nhỏ có thế gắn trực tiếp lên tường. Với gạch lớn phải lựa chọn dùng thêm các móc sắt để neo vào tường.

Bạn có thể tham khảo thêm về ke dấu cộng tại đây
 

Sử dụng khe ốp gạch để ốp gạch lên tường (Ảnh sưu tầm)
 

Bước 5: Thi công keo chà ron

Kiểm tra và xử lý bề mặt cho phẳng bằng thước thủy. Sau đó vệ sinh sạch sẽ và bắt đầu chà ron. Lưu ý lựa chọn loại bột chà ron sao cho màu sắc của chúng phù hợp nhất với màu gạch.
 

Thi công keo chà ron ốp tường (Ảnh sưu tầm)
 

Bước 6: Vệ sinh tường gạch.

Sau khi đã ốp lát gạch tường xong, hãy lau chùi vệ sinh sạch sẽ. Nếu vữa chưa khô thì sử dụng miếng dán gạch để lau chùi. Lưu ý là nhẹ tay để không gây ra vết xước cho gạch.

Vệ sinh và làm sạch bề mặt (Ảnh sưu tầm)

Hướng dẫn kỹ thuật lát gạch nền đúng tiêu chuẩn

Giữa biện pháp thi công lát gạch nền và tường có sự khác nhau trong quy trình, cụ thể như sau:

Công đoạn chuẩn bị trước khi thi công lát gạch nền

Đối với nền chưa rải bê tông thì đổ bê tông thấp sơn so với cốt 0-0 đến 3-5cm, Điều đó sẽ giúp bảo vệ cấu trúc hạ tầng. Và không làm tổn hại đến phong thuỷ của căn nhà.
Tùy vị trí lật nền mà lựa chọn định vị mặt sàn theo cốt 0-0 là phăng thăng bằng hay là phẳng dốc.
Vệ sinh sạch sẽ nền và tạo độ ẩm cho mặt nền trước khi cán vữa.
Hỗn hợp vữa nên trộn giữa cát đen và xi măng để giúp tạo mặt nền được bằng  phẳng, không xảy ra hiện tượng lồi lõm. Vữa được trộn không được quá nát hay quá khô. Nếu quá nát sẽ không tạo được bề mặt phẳng. Còn khi vữa quá khô thì khi lát sẽ dễ bị ộp. Khiến cho chất lượng của kỹ thuật ốp lát gạch bị giảm xuống đáng kể.

Các bước bắt đầu thi công kỹ thuật lát gạch nền

Bước 1: Tạo một lớp trên bề mặt

Các bạn dùng ống tio căng dây để lấy cốt và tạo độ dốc theo mong muốn của chủ nhà. Tiếp đến cho nước để trộn lớp vữa xi măng cát xây loại 50 hay 75 để nó tự ngấm.
Hãy đảm bảo rằng bạn tạo ra một lớp vữa có độ khô vừa phải không để bị nhão hay là quá khô. Sau đó, rải đều lớp vữa vừa trộn được lên đều bề mặt. Sử dụng thước xây để tạo được một bề mặt phẳng. Bề mặt lí tưởng là có chiều dày tử 2-3 cm. Không nên đổ quá dày, như vậy thì rất khó thi công.


Cán nền nhà lát gạch (Ảnh sưu tầm)

Bước 2: Bắt đầu thực hiện việc lát gạch

Ta chuẩn bị sợi dây cước căng lên để tạo một đường thẳng. Bắt đầu tiến hành theo chiều từ trái sang phải, từ trong ra ngoài. Lưu ý trong kỹ thuật lát gạch thì không làm các hướng ngược lại.
Trước khi lát gạch thì rải lớp nước xi măng đã chuẩn bị lên bề mặt. Khi đó giữa gạch và lót nền tạo được độ bám dính chắc chắn. Đặt gạch theo cùng một chiều vân ( mặt dưới của gạch) của viên gạch lên lớp vữa vừa lót.
Sau khi lót gạch ta sử dụng chiếc búa cao su để chỉnh gạch, gõ nhẹ đồng thời 4 góc và mặt giữa viên gạch. Làm vậy sẽ tạo ra được bề mặt bám dính chắc chắn. Nhẹ nhàng điều chỉnh để các bề mặt gạch được bằng phẳng và đồng đều với viên gạch còn lại.

Bắt đầu thực hiện việc lát gạch (Ảnh sưu tầm)

Bước 3: Công đoạn chà ron hay còn gọi là chít mạch

Chà ron (chít mạch) là bước tiếp theo trong kỹ thuật ốp lát gạch . Cụ thể là sau khi đã hoàn thành việc ốp lát gạch. Người thợ sẽ dùng các vật liệu chuyên dùng để chít mạch. Có thể là xi măng trắng, các loại sơn chỉ gạch gốp lát khác. Nhằm để tạo liên kết giữa các viên gạch và giúp làm tăng thẩm mỹ.
Việc chít mạch sẽ được bắt đầu ngay sau khi lát gạch 3-4 giờ. Số giờ này đảm bảo được độ dính được bền chặt với nền hơn. Ta cho nước từ từ vào hỗn hợp xi măng với cát theo tỉ lệ 1:1. Rồi trộn đến khi hỗn hợp đạt được độ nhão vừa phải.
Bên cạnh đó, ta có thể thay đổi màu của mạch vữa bằng cách thêm vào nước thang hoặc bột màu. Sử dụng vật bay có mũi nhọn để lấy một lượng vừa đủ. Chét vào đoạn mạch cần chít. Nhẹ nhàng lấy đi lượng vữa dư thừa và cẩn thận để không bị vữa rơi vãi. Điều này sẽ giữ được thẩm mĩ của nền gạch.

Công đoạn chà ron hay còn gọi là chít mạch (Ảnh sưu tầm)

Bước 4: Vệ sinh và làm sạch bề mặt nền

Trong kỹ thuật lát gạch nền nhà thì đây là công đoạn nhẹ nhàng và đơn giản. Nhưng đây cũng là bước cuối cùng để đảm bảo nền nhà có được màu sắc tự nhiên. Sau 2-3 ngày khi mà mạch vữa đã hoàn toàn khô cứng. Ta tiến hành ngay công việc cuối cùng trong kỹ thuật lát gạch là xử lý những vết bẩn hay vữa bám trên bề mặt của gạch.
Bạn có thể dùng vải để lau chùi đi những vết bẩn. Rồi xả nước vào nền nhà lần cuối. Có thể dùng cây đẩy nước để loại bỏ đi nước kèm với vữa ra khỏi nền nhà. Công đoạn này sẽ giúp cho nền nhà được sáng và bóng hơn.


Làm sạch đường ron (Ảnh sưu tầm)
 

Những yêu cầu trong kỹ thuật ốp lát gạch mà bạn cần lưu ý

●       Hoạ tiết, hoa văn của nền gạch phải đúng mẫu.
●       Bề mặt gạch khi gõ không nghe tiếng cốc.
●       Không có những vết bẩn hay vữa bám vào các nền gạch.
●       Các mạch vữa hay joint phải thẳng một hàng, đều và có độ lớn phù hợp.
●       Các viên gạch có vết nứt thì phải được bố trí nơi kín.
 
Công cụ tốt cảm ơn bạn đã đọc đến đây. Mong những kinh nghiệm ốp lát gạch được chia sẻ trong bài hay những kỹ thuật ốp lát gạch sẽ thực sự hữu ích cho các bạn. Hẹn gặp được các bạn ở những bài viết sau.

Bài viết liên quan