Công Cụ Tốt

Nội dung

Sử dụng chế phẩm sinh học làm thuốc bảo vệ thực vật

Đăng lúc: Thứ bảy - 29/07/2023 02:13, Cập nhật 29/07/2023 02:13

Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật là những sản phẩm được nghiên cứu, sản xuất từ các loại vi sinh vật chuyên gây bệnh cho sâu bệnh, côn trùng gây hại đến cây trồng của chúng ta. Vì vậy, sử dụng chế phẩm sinh học để bảo vệ cây trồng là một phương pháp vô cùng an toàn và hiệu quả, đem lại nhiều tác động tích cực đến không chỉ cây trồng mà còn có lợi đối với sự phát triển của con người, môi trường, thiên nhiên trong tương lai.

Sau rất nhiều thập kỷ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thì xu thế hiện nay lại là sử dụng các chế phẩm sinh học để làm thuốc bảo vệ cây trồng.

Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật và tầm quan trọng của chúng

Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật là gì?

Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật là những sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất ra từ các loại vi sinh vật chuyên gây bệnh cho sâu bệnh, côn trùng có hại đến cây trồng của chúng ta. Sở dĩ chúng ta có thể nghiên cứu ra cách dùng vi sinh vật để gây bệnh ngược lại lên sâu bệnh, côn trùng là vì những loài này cũng có thể bị nhiễm bệnh do các yếu tố như khí hậu, đất, nước hay do các sinh vật khác tác động lên chúng. Từ phát hiện trên mà các nhà khoa học đã nghiên cứu sự tác động của vi sinh vật lên các loài sâu bệnh gây hại, sau đó đã cho ra đời hàng loạt các loại chế phẩm sinh học để giúp ích hơn cho quá trình chăm sóc cây trồng của chúng ta.
Trong các chế phẩm sinh học sẽ chứa một loại men vi sinh có nhiệm vụ riêng là bảo vệ cây trồng, với tên gọi khoa học là probiotics, có nghĩa là sự sống thân thiện. Những men vi sinh này là những nhóm vi khuẩn sống, sẽ có lợi với con người, động vật, thực vật ở một phương diện nào đấy hoặc cũng có thể gây bất lợi tùy vào hoàn cảnh mà chúng ta sẽ sử dụng chúng. Một đặc điểm chung có lợi của những loại men vi sinh, vi khuẩn dùng để làm chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật là không gây hại đến môi trường.


Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật là gì?

Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật có bao nhiêu nhóm?

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều các loại chế phẩm sinh học từ vi sinh vật có khả năng bảo vệ cây trồng. Căn cứ vào nguồn gốc vi sinh vật, chức năng, nhiệm vụ mà có thể chia làm 3 nhóm chính:

a. Chế phẩm có vi sinh vật làm nhiệm vụ cải tạo, nuôi dưỡng đất và xử lý phế thải nông nghiệp

Nhóm này gồm các loại nấm và vi khuẩn có nhiệm vụ hỗ trợ giúp cây quang hợp tốt hơn, thường được sản xuất dưới dạng phân bón hữu cơ vi sinh và phân bón hữu cơ sinh học. Ngoài ra, các sản phẩm ở nhóm này sẽ giúp cây trồng có sức sống mạnh mẽ hơn, tăng sức đề kháng lại các loại bệnh, giúp phân giải các dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng từ phân lân và phân đạm. Từ đó bản thân cây trồng sẽ tự mình hấp thụ được các khoáng chất thiết yếu, hạn chế việc phải dùng các phân bón hóa học khác để bổ sung dinh dưỡng.


Chế phẩm có vi sinh vật làm nhiệm vụ cải tạo, nuôi dưỡng đất và xử lý phế thải nông nghiệp

b. Chế phẩm có vi sinh vật làm nhiệm vụ phân hủy các thành phần hữu cơ, sản xuất phân bón hỗ trợ tăng trưởng cho cây trồng 

Chức năng chính của nhóm này là hỗ trợ phân giải các thành phần chất hữu cơ có trong đất, nước hoặc phân hủy các thành phần chất hữu cơ có trong rơm rạ, trấu, phân chuồng,...Tiêu biểu là nấm vi sinh Trichoderma là một loại nấm sinh sống ở các rễ cây, có khả năng tiết enzyme tiêu diệt, phân giải hầu hết các loại nấm gây bệnh khác và chuyển thành các chất có lợi cho cây trồng. Phổ biến nhất là dùng nấm Trichoderma với công dụng khử mùi hôi của phân gia súc, gia cầm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhờ quá trình ủ phân hữu cơ hoặc tạo ra vi khuẩn Bacillus.


Chế phẩm có vi sinh vật làm nhiệm vụ phân hủy các thành phần hữu cơ, sản xuất phân bón hỗ trợ tăng trưởng cho cây trồng

c. Chế phẩm có vi sinh vật làm nhiệm vụ chống lại dịch hại cây trồng

Các sản phẩm ở nhóm này chủ yếu được sản xuất từ các loại thực vật hoặc các enzyme có ích. Kết quả là thu về các loại vi sinh vật sống có khả năng chống lại các dịch hại côn trùng. Ví dụ như: nấm xanh, nấm trắng,...

3. Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật có bao nhiêu loại?

Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật đã có nguồn gốc từ rất lâu và hiện nay chúng lại càng được sử dụng rộng rãi. Hiện nay, trong trong danh mục nông dược có nguồn gốc từ tự nhiên được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thống kê từ năm 2000 đến nay đã có hơn 500 loại thuốc được cấp phép lưu hành rộng rãi. Trong đó có 300 loại thuốc trừ sâu và 98 sản phẩm thuốc trừ bệnh, tác dụng của những loại thuốc này là vừa phòng trừ sâu bệnh cho cây, vừa an toàn với môi trường và con người. Dưới đây là 5 nhóm nông dược có nguồn gốc từ tự nhiên:

a. Chế phẩm sinh học có nguồn gốc thảo dược

Loại thảo dược được sử dụng làm chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật nhiều nhất có tên gọi ở Việt Nam là cây xoan chịu hạn, loài cây này được trồng khá phổ biến ở Việt Nam, với nhiều công dụng khác như để lấy gỗ, lấy bóng mát,... Nông dược sản xuất từ cây xoan chịu hạn có thể được sử dụng hầu hết cho các loại cây trồng, từ lúa, hoa màu, cây ăn quả,...đến các loại cây cảnh. Nguyên lý hoạt động của loại thuốc này là gây chán ăn cho các loại sâu bệnh, từ đó khiến sâu bệnh không thế sinh sôi, đẻ trứng và phát triển được nữa. Sản phẩm từ cây xoan chịu hạn không tạo cho sâu bệnh khả năng kháng lại thuốc, không gây ảnh hưởng đến các loài thiên địch và càng không để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng đến môi trường.
Công dụng:

b. Chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ vi khuẩn

Chế phẩm sinh học có nguồn gốc vi khuẩn được chiết xuất từ chủng khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt). Sản phẩm từ chủng khuẩn này có tác dụng tiêu diệt sâu bệnh trên  rộng và cực kỳ hữu hiệu đối với các loại sâu bệnh như: sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu ăn tạp…
Khi sâu bệnh ăn phải thuốc này vì BT có khả năng tổng hợp protein sẽ gây tê liệt côn trùng, sâu bệnh sau đó chúng sẽ ngừng ăn sau vài giờ. Sau 1-3 ngày thì chết. Ở Việt Nam, chế phẩm từ Bacillus thuringiensis đã được nghiên cứu và cho ra đời từ khá sớm vào năm 1971. Một số sản phẩm BT trên thị trường bao gồm: Vi-BT 16000WP, 32000WP; Firibiotox P dạng bột; BT Xentary 35WDG, Firibiotox C dạng dịch cô đặc…
Công dụng:

c. Chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ nấm

Chế phẩm sinh học tự nhiên có nguồn gốc từ nấm được điều chế chủ yếu trên hai loại nấm là: nấm vi sinh Chaetomium và Trichoderma, là hai loại nấm có khả năng đối kháng lại các loại nấm bệnh có trong đất gây hại đến rễ cây.
Công dụng:

d. Chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ virus

Nuclear Polyhedrosis Virus (NPV) là loại virus tiêu biểu nhất, nổi bật nhất trong nhóm các chủng virus được dùng để sản xuất nông dược tự nhiên. Dù loại virus này có tính chuyên biệt, chỉ có khả năng tiêu diệt, loại trừ một số loại bệnh dịch trên cây do sâu xanh da láng tạo ra, nhưng nhìn chung chủng virus này lại rất phù hợp để dùng cho một số loại cây trồng như: các loại cây họ đậu, cây nho, ngô, hành,...Công dung chính của các loại thuốc nông dược từ virus là chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể sâu bệnh, phá hủy các cơ quan tiêu hóa của sâu bệnh, từ đó sâu bệnh sẽ chết dần chết mòn.

e. Chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ tuyến trùng

Tuyến trùng ký sinh gây bệnh cho côn trùng, sâu bệnh là Entomopathogenic nematodes - EPN là tác nhân sinh học đặc biệt có nhiều ưu điểm trong phòng trừ sâu bệnh như: phổ diệt sâu hại trên diện rộng, khả năng diệt sâu bệnh nhanh, có khả năng tự sản sinh với số lượng lớn sau khi đã giết chết sâu hại và có thể sản xuất bằng công nghệ sinh học. Các tổ hợp tuyến trùng EPN được coi là nông dược của thế kỷ 21, là một trong các nhân tố chủ yếu để xây dựng hệ thống nông nghiệp sinh thái, hạn chế thuốc bảo vệ thực vật hóa học góp phần phát triển nông nghiệp bền vững và phát triển kinh tế xanh. 
Công dụng chính là xâm nhập trực tiếp vào cơ thể sâu bệnh, tuyến trùng sẽ phát triển nhanh trong cơ thể sâu bệnh và gây chết cho sâu bệnh trong vòng từ 1-2 ngày.

Tầm quan trọng của chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật

Hiện nay, sử dụng chế phẩm sinh học để bảo vệ thực vật trong ngành nông nghiệp là một phương pháp vô cùng hiệu quả đem lại nhiều tác động tích cực đến con người, các loại động vật khác và an toàn với môi trường. Các loại chế phẩm sinh học được sản xuất từ các vi sinh vật có ích hoặc từ các loại thảo mộc hay các thành phần tự nhiên khác. Lợi ích đầu tiên khi chúng ta sử dụng các loại chế phẩm sinh học để bảo vệ cây trồng chính là giúp cây trồng tăng sức đề kháng đối với các mầm bệnh, giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa sự phát triển của các loại sâu bệnh gây hại. 


Tầm quan trọng của chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật

Việc sử dụng chế phẩm sinh học còn giúp giảm thiểu sự phát triển của một số loại vi khuẩn, virus, nấm bệnh đã trú ngụ lâu ở trong đất, bảo vệ cho cây trồng khỏi các tác nhân gây bệnh đáng sợ này, góp phần giúp cây phát triển tự nhiên, không bị hư hại trong quá trình sinh trưởng. Chế phẩm sinh học cũng giúp chúng ta giảm thiểu sử dụng các hóa chất độc hại đến cây trồng và giảm thiểu các ảnh hưởng xấu của chất hóa học đến môi trường sống của chúng ta. Bên cạnh đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học còn giúp cây trồng, nông sản của chúng ta tăng về cả số lượng lẫn chất lượng, giảm bớt các chi phí trong quá trình trồng trọt, giúp người nông dân tăng thêm thu nhập, đảm bảo chất lượng cuộc sống của họ được tốt hơn. Đây chính là một trong số những yếu tố cốt lõi để phát triển nông nghiệp bền vững và phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam.
Các loại chế phẩm sinh học có thể được sản xuất từ vi sinh vật như nấm, vi khuẩn, virus hoặc được sản xuất từ một số thành phần tự nhiên khác như enzyme, axit amin,...Chúng ta có thể sử dụng trực tiếp chế phẩm sinh học lên cây trồng hoặc trộn vào đất, nước để hỗ trợ phát triển cho cây từ gốc tới ngọn, giúp cây được bảo vệ từ trong ra ngoài.
Tuy nhiên, sử dụng chế phẩm sinh học cũng có nhiều thách thức và hạn chế. Do hiệu quả của các chế phẩm này có thể khác nhau ở các điều kiện, môi trường khác nhau, chi phí sản xuất có thể cao hơn nhiều so với các thuốc bảo vệ thực vật hóa học thông thường dẫn đến giá thành sản phẩm cũng cao hơn, từ đó dẫn đến khả năng tiếp cận đến người nông dân của thuốc cũng kém đi. Ngoài ra, sử dụng chế phẩm sinh học không phải là phương pháp bảo vệ thực vật không gây hại đến con người, các loại động vật và môi trường duy nhất, chúng ta nên nghiên cứu, kết hợp nhiều phương pháp tự nhiên khác để tăng tính hiệu quả trong công tác bảo vệ cây trồng.
Tóm lại, sử dụng chế phẩm sinh học là một phương pháp bảo vệ thực vật hiệu quả và an toàn cho con người, môi trường. Sử dụng chế phẩm sinh học có thể hạn chế sự phát triển của các loại nấm, vi khuẩn, virus và côn trùng, sâu bệnh gây hại, tăng cường sức đề kháng của cây trồng và giảm thiểu việc sử dụng các hóa chất độc hại khác. Tuy nhiên, việc sử dụng chế phẩm sinh học cũng có những thách thức và khó khăn khác nhau, đòi hỏi chúng ta phải có hướng phát triển và sử dụng các chế phẩm sinh học một cách có kế hoạch và hợp lý.

II. Phương pháp sử dụng các loại chế phẩm sinh học và lợi ích của việc sử dụng chúng

Cách sử dụng chế phẩm sinh học cho cây trồng

a. Chế phẩm có vi sinh vật làm nhiệm vụ cải tạo, nuôi dưỡng đất và xử lý phế thải nông nghiệp

Đầu tiên, đất được dùng trong nông nghiệp để trồng cây và các loại rau, củ, quả khác đều yêu cầu phải đảm bảo phải có sự tơi xốp, có khả năng giữ ẩm tốt và thoát hơi nhanh như các loại đất pha cát, đất phù sa,…Trong trường hợp đất để trồng cây không đạt được các tiêu chí như trên thì chúng ta phải dùng các chế phẩm sinh học để xử lý, cải tạo nguồn đất cho phù hợp. Quy trình cải tạo được thực hiện lần lượt như sau:
Bước 1: Lấy một lượng chế phẩm sinh học vừa đủ dùng rồi pha loãng theo tỉ lệ được hướng dẫn sau đó tiến hành phun đều trực tiếp lên bề mặt đất trồng. Lưu ý: Tuyệt đối phải pha thuốc theo tỷ lệ đã được yêu cầu sẵn, không được tự ý pha quá nhiều nước hoặc thuốc vượt mức quy định và ngược lại. Bởi nếu pha các chế phẩm sinh học quá ít, không đủ liều lượng thì sẽ thu về kết quả không được như mong muốn. Còn nếu pha dư quá nhiều thuốc không những sẽ gây lãng phí chế phẩm mà còn có thể gây phản tác dụng ảnh hưởng đến đất và cây trồng.
Bước 2: Tiếp theo chúng ta dùng rơm, rạ hoặc lá cây, cây rau bị hư, già phải cắt bỏ có sẵn ở trong ruộng,… để phủ lên bề mặt đất với độ dày trong khoảng từ 4 đến 5cm. Tiếp đó, chúng ta tiếp tục chờ đợi sau khoảng 2 đến 3 tuần là có thể bắt đầu tiến hành gieo hạt hoặc trồng cây như mong muốn. Lưu ý: Có thể trước khi muốn gieo hạt hoặc trồng cây từ 5 đến 7 ngày, chúng ta nên phun lại chế phẩm sinh học theo đúng như tỉ lệ mà nhà sản xuất đã hướng dẫn sử dụng.
Bước 3: Dùng thêm các loại phân hữu cơ vi sinh có chứa hỗn hợp Enzyme và các vi khuẩn có lợi cho đất để kết hợp với nhau, tất nhiên là phải đảm bảo phân bón kết hợp cùng đều có thành phần sinh học hoàn toàn, không chứa các độc tố hoặc hóa chất gây hại. Nhờ đó mà đất sẽ có thể hồi phục được độ phù sa, màu mỡ của mình, và đảm bảo tái tạo được dinh dưỡng, các chất có lợi  trong đất để nuôi trồng cây một cách hiệu quả hơn.
Bước 4: Chúng ta có thể dùng thêm các hoạt hóa vi sinh, phương pháp ủ hoạt hóa vi sinh như sau:      Dùng 1 lít chế phẩm sinh học cùng với 1.2kg rỉ mật đường thêm 100 lít nước sạch (không chứa clo). Tất cả đem khuấy đều để tạo thành một hỗn hợp, sau đó ủ kín trong khoảng thời gian 24 giờ rồi tiến hành mở nắp ra, tiếp đó phải dùng màn vải che chắn cẩn thận không được để bất kì một sinh vật hay bụi bẩn nào có thể bay vào.
Bước 5: Theo định kỳ, hoạt hóa vi sinh cứ ủ được từ 3 đến 5 ngày thì sẽ tiếp tục được pha thêm từ 400 đến 500 lít nước dùng để tưới cho cây trồng. Mỗi lần tưới như thế sẽ cách nhau từ 10 đến 15 ngày. Lưu ý: Sau khi dung dịch ủ được pha loãng thì phải được mang ra dùng ngay, không thể cất trữ vì để lâu sẽ bị mất chất, không còn tốt cho cây.

b. Chế phẩm có vi sinh vật làm nhiệm vụ phân hủy các thành phần hữu cơ, sản xuất phân bón hỗ trợ tăng trưởng cho cây trồng

Từ xưa đến nay, chúng ta vẫn hay thường sử dụng phân của các loại gia súc, gia cầm để bón cho cây trồng, chẳng hạn như phân bò, phân gà, phân heo,... Không thể phủ nhận lợi ích, chất dinh dưỡng mà các loại phân này đem lại cho cây trồng với hàm lượng đạm tự nhiên lên đến 2%. Nhưng bên cạnh đó, các loại phân này lại có độ ẩm rất cao, trung bình từ khoảng 70% đến 80%. Vì vậy nếu sử dụng trực tiếp phân bò, phân gà, phân heo,... để bón cho cây trồng sẽ khiến vườn cây của chúng ta có mùi rất khó chịu, gây ảnh hưởng đến không khí, môi trường.
Bên cạnh đó, do trong các loại phân này chứa một lượng lớn hàm lượng các chất hữu cơ, nên dễ khiến cây trồng bị ngộ độc hữu cơ. Và nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong phân bò, phân gà, phân heo… có chứa một lượng tương đối lớn các vi sinh vật gây hại cho cây trồng, ví dụ đặc biệt như nhóm vi khuẩn  Salmonella và Escherichia coli (E.coli). Vì những lí do kể trên, mà khi muốn sử dụng các loại phân này một cách hiệu quả thì chúng ta nên ủ phân hoặc trộn cùng các giá thể khác để giảm độ ẩm có trong phân, hạn chế mùi khó chịu và tăng tính hiệu quả hơn.
Bước 1: Muốn tạo ra hỗn hợp chế phẩm phân chuồng tốt nhất để bón cho cây trồng thì chúng ta có thể chọn các chế phẩm sinh học dưới dạng bột, để ủ và bổ sung thêm các vi sinh vật cần thiết vào hỗn hợp phân ủ. Loại chế phẩm này có nhiều ưu điểm như: chứa nhiều vi sinh vật cần thiết, thời gian ủ ngắn chỉ mất thời gian khoảng 24h đến 48h ủ là có thể dùng được. Ngoài ra, thời gian bảo quản, cất giữ của chế phẩm này cũng được khá lâu để tránh không sử dụng hết trong một lần có thể để sử dụng tiếp lần khác. Thậm chí là có thể dụng được trong 6 tháng bảo quản, mà không lo phân ủ bị hư hại hay giảm các vi sinh vật, chất dinh dưỡng cần thiết.
Trên thực tế, các chế phẩm sinh học này không chỉ dùng để ủ phân chuồng cho cây trồng, mà nó còn có tác dụng xử lý các hồ nuôi thủy hải sản, gây ức chế mọc tảo lam, khử khí độc, khí có mùi khó chịu,…
Bước 2: Chúng ta cũng có thể sử dụng các chế phẩm sinh học để trộn phân cùng với những chế phẩm nông nghiệp khác có sẵn như: vỏ chuối, vỏ thanh long,vỏ cam, vỏ cà phê, xơ dừa, mùn cưa, lá cây,… Chỉ cần có thể đảm bảo tỷ lệ chế phẩm sinh học và các thành phần nguyên liệu khác đạt được độ ẩm từ 50% đến 55% là đã đạt yêu cầu. Tiếp đó tiến hành vun các nguyên liệu đã trộn cùng thành các đống ủ cao từ 1m2 đến 1.5m2, rồi dùng bạt hoặc các bao nilon lớn để trùm kín lại, để tránh đống ủ tiếp xúc với mưa nắng gây hư hại, ảnh hưởng.
Bước 3: Cứ sau khoảng 15 ngày thì tiếp tục mở ra và tiến hành đảo trộn các khối ủ một lần. Khi nào mà kiểm tra thấy nhiệt độ các khối ủ bằng với nhiệt độ ở bên ngoài trời thì có thể đây là lúc phân hữu cơ có thể sử dụng được, chúng ta có thể đem loại phân này ra bón trực tiếp cho cây trồng.
Bước 4: Sau khoảng 15 ngày sau khi khối ủ đã được đem đi dùng thì nhiệt độ của khối ủ bắt đầu giảm đi khoảng 40 đến 45 độ C, lúc này chúng ta bắt đầu cần phải bổ sung thêm các loại men sinh học để tăng chất lượng của phân. Cách sử dụng các loại men này cũng rất đơn giản, chỉ cần đem chúng hòa cùng nước sạch rồi tưới hoặc trộn đều với các khối ủ là được. Lúc này, tiếp tục ủ cho đến khi nào mà kiểm tra thấy nhiệt độ các khối ủ bằng với nhiệt độ ở bên ngoài trời thì đây là lúc phân hữu cơ có thể sử dụng được ,có thể đem loại phân này ra bón trực tiếp cho cây trồng.

c. Chế phẩm có vi sinh vật làm nhiệm vụ chống lại dịch hại cây trồng

Sử dụng chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng cũng được xem là một giải pháp khá hiệu quả. Phương pháp này giúp chúng ta có thể đảm bảo được công tác phòng trừ dịch bệnh, hạn chế được các ảnh hưởng tiêu cực từ các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học lên con người, các loại động vật và môi trường. Từ đó giảm thiểu được các tác động xấu và những hệ lụy cho tương lai mà thuốc bảo vệ thực vật hóa học đem lại. 
Chế phẩm sinh học dùng để chống lại côn trùng, sâu bệnh cho cây trồng có chứa rất nhiều thành phần có lợi như: Aspergillus oryzae,  Bacillus thuringiensis, Bacillus sphaericus,  Beauveria bassiana,… và nhiều thành phần khác nữa. Khi sử dụng sẽ mang lại nhiều kết quả tích cực trong việc phòng trừ các bệnh hại thường gặp ở cây trồng như nhện đỏ, bọ cánh cứng, châu chấu, cào cào, ấu trùng sâu, ve sầu, mối, rệp sáp, rệp nâu,…
Nhờ có các chế phẩm sinh học mà cây trồng của chúng ta được nâng cao khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, và ngăn ngừa nhiều bệnh xảy ra ở lá, rễ, thân, quả. Hay cây trồng cũng dễ mắc phải một số bệnh như: Mốc sương, sương mai, héo rũ, héo xanh, phấn trắng, thối lở rễ,… Tất cả những căn bệnh trên sẽ được phòng ngừa, điều trị hiệu quả chỉ nhờ vào chế phẩm sinh học.

Lợi ích của việc sử dụng chế phẩm sinh học

Lợi ích của việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nông nghiệp là rất lớn, nhưng đáng kể là các lợi ích dưới đây:

Hạn chế sự phát triển của các loại nấm, vi khuẩn, virus và côn trùng, sâu bệnh gây hại

Tăng cường sức đề kháng của cây trồng

Giảm thiểu sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật độc hại

Tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông sản

Phát triển bền vững trong nông nghiệp

III. Thách thức và giới hạn của việc sử dụng chế phẩm sinh học cho cây trồng

Hiệu quả của chế phẩm sinh học không cao như các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học

Mặc dù sử dụng chế phẩm sinh học đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích, nhưng hiệu quả của chúng thường không cao như các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Các loại chế phẩm sinh học dễ bị tác động bởi các điều kiện bên ngoài môi trường hoặc bị hư hỏng do quá trình bảo quản, vận chuyển, từ đó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng. Điều này có thể làm giảm khả năng bảo vệ thực vật khỏi các loại nấm, vi khuẩn, virus và côn trùng, sâu bệnh gây hại cho cây.

Điều kiện lưu trữ và vận chuyển khó khăn

Vì các loại chế phẩm sinh học đều được sản xuất từ các nguyên vật liệu tự nhiên nên có thể yêu cầu điều kiện lưu trữ và vận chuyển đặc biệt hơn để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn. Vì vậy nên quy trình vận chuyển, bảo quản, đóng gói sẽ có những quy định khắt khe hơn, đòi hỏi nhà sản xuất, nhà phân phối và người sử dụng phải chú ý, có các biện pháp cất trữ, vận chuyển hợp lý để đảm bảo sản phẩm được sử dụng hiệu quả và an toàn hơn. Điều này có thể làm tăng chi phí sản xuất và gây khó khăn trong việc vận chuyển sản phẩm đến người tiêu dùng.

Độ bền của chế phẩm sinh học

Chế phẩm sinh học có thể không có độ bền cao như các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học, nguyên nhân do thành phần của chúng đều là các nguyên liệu từ tự nhiên. Do đó, người sử dụng phải chú ý đến thời gian sử dụng, mua một lượng chế phẩm đủ dùng và phải sử dụng chúng thường xuyên hơn để đảm bảo tính hiệu quả.

Chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất các chế phẩm sinh học thường cao hơn so với các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học, nguyên nhân cũng do chúng đều được sản xuất từ các nguyên vật liệu tự nhiên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đến các loại động vật khác và đến môi trường. Chi phí sản xuất cao dẫn đến giá thành sản phẩm cũng cao hơn, từ đó sẽ khó tiếp cận đến nhiều người sử dụng và việc sử dụng chúng có thể gây áp lực tài chính lên những người nông dân.

Sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp

Do chế phẩm sinh học được sản xuất từ các vi sinh vật hoặc các thành phần tự nhiên khác, vì vậy có thể do nhiều lý do mà các nguyên vật liệu có ích này sẽ không đủ để cung cấp cho khâu sản xuất mà gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất chế phẩm sinh học. Vì vậy nhà sản xuất nên lựa chọn một nơi có thể cung ứng nguyên vật liệu lâu dài và đảm bảo.

Một số loại chế phẩm sinh học cần thiết cho cây trồng

Chế phẩm sinh học Effective microorganisms (EM1)

Chế phẩm EM gốc hay EM1 là tên viết tắt của Effective microorganisms có nghĩa là vi sinh vật hữu hiệu.
Công nghệ sản xuất EM1 là một trong những công nghệ sinh học hiện đại nhất, hiệu quả nhất, với nhiều tác dụng và có tỷ lệ an toàn cao được phát minh bởi các nhà khoa học người Nhật Bản vào những năm 80. Đây được xem là sáng kiến quan trọng và cốt lõi của việc phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp bền vững trên thế giới hiện nay.
Chế phẩm vi sinh EM1 là một nhóm các vi sinh vật có nhiều lợi ích thuộc 5 nhóm vi sinh khác nhau (Vi khuẩn quang hợp, Vi khuẩn Axit Lactic, Men, Xạ Khuẩn) bao gồm từ 80 – 120 loại.Những chủng vi sinh vật này luôn hòa hợp và không xung đột với nhau, sau khi được lên men thì cá thể của chúng lại càng được nhân rộng hơn. Vì vậy khi chúng ta sử dụng EM1 sẽ có nhiều lợi ích như sau:


Chế phẩm sinh học Effective microorganisms (EM1)

Chế phẩm sinh học Bima Trichoderma

Chế phẩm sinh học Bima Trichoderma đã được nghiên cứu, thử nghiệm thành công vào năm 2007, và từ đó đến nay sản phẩm này cũng đã được Trung tâm Công nghệ sinh học TP.Hồ Chí Minh tiếp tục nghiên cứu, sản xuất và phân phối. Chế phẩm sinh học Bima Trichoderma chứa nấm đối kháng Trichoderma có nhiều tác động tốt trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh trên cây trồng, như:


Chế phẩm sinh học Bima Trichoderma

Chế phẩm sinh học Chitosan


Chế phẩm sinh học Chitosan

Trên đây là một số gợi ý về một vài chế phẩm sinh học cần thiết, đem lại nhiều lợi ích cho cây trồng. Hi vọng những gợi ý trên có thể giúp quá trình nuôi trồng, chăm sóc cây trồng của người nông dân trở nên thuận lợi và ít vất vả hơn.

Kết luận


Sử dụng chế phẩm sinh học làm thuốc bảo vệ thực vật
Chế phẩm sinh học có thể coi là linh hồn của quá trình phát triển nông nghiệp bền vững, bởi lợi ích và hiệu quả mà chúng đem lại là vô cùng lớn đối với không chỉ cây trồng mà còn đem lại nhiều tác động tích cực đến con người, các loại động vật khác và nhất là môi trường. Tuy còn vài hạn chế, nhưng những hạn chế này là quá nhỏ và có thể khắc phục được so với những lợi ích mà chúng đem lại. Mong rằng trong tương lai không xa, chúng ta sẽ có thể loại bỏ dần các chất bảo vệ thực vật hóa học, thay vào đó là sử dụng chế phẩm sinh học. 

Bài viết liên quan