Công Cụ Tốt

Nội dung

Phân biệt 7 loại kính

Đăng lúc: Thứ sáu - 12/01/2024 10:10, Cập nhật 12/01/2024 10:10

Bạn có thể bắt gặp kính ở khắp mọi nơi, hàng năm có tối thiểu 20 triệu tấn kinh được sản xuất và tiêu thụ trên thế giới. Nếu bạn tò mò về sự khác biệt giữa các loại kính đang có trên thị trường hiện nay thì hãy cùng tìm hiểu qua bài đăng sau đây.

Phân biệt 7 loại kính phổ biến hiện nay và những câu hỏi thường gặp về kính


Các loại kính có thể được phân loại thành 3 loại chính và 4 loại phụ. Các phương pháp kỹ thuật làm kính khác nhau sẽ phản ánh khả năng thể hiện các đặc tính hóa học, cơ học, nhiệt và hóa học của chúng. Điều này tạo ra sự biến đổi về độ cứng, độ trong suốt và độ bền tổng thể của kính.

Phân biệt 3 loại kính chính

1. Kính ủ (Annealed Glass)

Kính ủ là một loại kính thông thường chưa trải qua quá trình cường lực. Đây là loại kính cơ bản được sử dụng để chế tạo ra các loại kính cao cấp hơn. Loại kính này rất dễ vỡ và có thể vỡ thành các mảnh thủy tinh vụn nhọn và lớn.

Kính ủ

Tất cả các loại kính hiện nay đều được sản xuất bằng việc nấu ra thủy tinh nóng chảy, kính ủ là loại kính được làm lạnh từ từ để làm căng bề mặt cho đến khi đạt được nhiệt độ phòng. Quá trình này được gọi là ủ. Việc làm lạnh từ từ có thể làm cho kính nguội một cách đồng đều, giảm thiểu căng thẳng do nhiêt và làm cho kính trở nên ổn định hơn. Nếu không có quá trình làm lạnh này thì kính sẽ bị vỡ vụn khi được để nguội tự nhiên. Loại kính này rất dễ ảnh hưởng bởi nhiệt độ khi chỉ cần một chút nắng và gió mạnh có thể làm loại kính này bị vỡ bất cứ lúc nào.

Kính ủ vỡ thành các mảnh nhỏ và nhọn

2. Kính Bán Tôi (Heat Strengthened Glass)

Loại kính này còn được gọi là kính gia cường nhiệt hoặc là kính bán cường lực, đây là sản phẩm được làm từ kính ủ khi được nung lại trên nhiệt độ khoảng 650-700 độ C. Sau đó được làm nguội rất nhanh, điều này làm cho loại kính này có độ bền gấp đôi kính ủ. Loại kính này vẫn có thể vỡ thành nhiều mảnh nhọn nhưng có xu hướng dính liền với nhau hơn là kính ủ vỡ thành nhiều mảnh.

Hình ảnh của kính bán tôi

Kính bán tôi (Giữa) có xu hướng vỡ thành các mảnh lớn

3. Kính tôi nhiệt hoàn toàn (Fully Tempered Glass)

Loại kính này còn có tên gọi là kính cường lực. Đây là loại kính có độ bền cao hơn nhiều so với kính bán tôi, được sản xuất bằng cách được nung hoàn toàn. Loại kính này được làm nóng đều lên đến 700 độ C. Sau đó được làm nguội bằng cách tản nhiệt đều trên tất cả các bề mặt của kính. Quá trình làm mát không chỉ tập trung vào một phía hay một điểm cụ thể trên bề mặt của kính mà là làm mát trên tất cả các phía, bao gồm cả bề mặt và mép của kính. Việc làm mát đồng đều và nhanh chóng tạo ra áp lực lên bề mặt và mép của kính, làm cho kết cấu kính trở nên chặt chẽ hơn.

Hình ảnh kính tôi nhiệt hoàn toàn

Do việc làm mát từ toàn bộ mặt kính, bề mặt và bên trong thân của kính có tốc độ nguội khác nhau. Điều này tạo ra các lực căng khác nhau trong kính. Các lực căng trên bề mặt của kính được cân bằng bởi các lực căng bên trong thân kính, tạo ra một trạng thái cân bằng trên bề mặt và bên trong làm cho kính trở nên bền bỉ và chịu lực tốt hơn.

Kính tôi nhiệt hoàn toàn được làm mát toàn bộ bề mặt kính

Kết quả là, kính được nung hoàn toàn trở nên mạnh mẽ và an toàn hơn nhiều so với kính ủ hoặc kính bán tôi. Nó có khả năng chịu lực cao hơn và có khả năng chống vỡ tốt hơn, giảm rủi ro gây thương tích khi nó bị hỏng. Kính được tôi hoàn toàn có thể nói là mạnh mẽ và an toàn gấp 5 lần so với kính thông thường.

Kính tôi nhiệt hoàn toàn thường được sử dụng làm kính cho các tòa chung cư

Loại kính này có độ an toàn cao do khi chúng vỡ có xu hướng vỡ thành các mảnh nhỏ và vuông giảm thiểu nguy cơ thương tích cho người đứng gần. Ngoài ra loại kính này còn chịu được nhiệt độ ngoài trời và áp suất gió nên rất phù hợp để làm kính cửa sổ cho các khu trung cư cao tầng.

Mức độ vỡ giữa kính tôi nhiệt hoàn toàn (giữa), kính ủ (trái) và kính dán nhiều lớp (phải)

Phân biệt 4 loại kính phụ

1. Kính dán nhiều lớp (Laminated Glass)

Bất kỳ loại kính nào trong 3 loại kính trên đều có khả năng để làm thành kính dán nhiều lớp. Loại kính này được tạo ra bằng cách xếp nhiều tấm kính đã qua quá trình xử lý nhiệt trồng lên nhau và giữa chúng sẽ là các lớp vật liệu Polymer, các lớp vật liệu này giúp liên kết các tấm kính lại với nhau một cách mạnh mẽ. Ba loại vật liệu Polymer phổ biến được sử dụng trong sản xuất kính là polyvinyl butyral (PVB), SentryGuard Plus (SGP) và cast-in-place (CIP).

Kính dán nhiều lớp

Kính dán nhiều lớp có khả năng chống đạn, cách âm, lọc tia cực tím và có khả năng chống cháy. Khi bị va chạm, các lớp bên ngoài của kính có thể vỡ ra thành nhiều mảnh nhưng các lớp vật liệu polymer ở giữa sẽ giữ được các mảnh vỡ này lại giúp kính không bị bắn các mảnh kính ra xung quanh.

Kính dán nhiều lớp khi vỡ ít bị bắn các mảnh kính

- PVB (Polyvinyl Butyral): Áp lực và nhiệt độ được áp dụng lên chất liệu polymer này giữa hai lớp kính, làm cho chất liệu này bị nén lại thành một đơn vị chặt chẽ. Tạo ra một lớp chất liệu giữ chặt hai tấm kính với nhau, giảm nguy cơ mảnh vỡ rơi ra khi kính bị vỡ.

Lớp chất liệu PVB

- SGP (SentryGuard Plus): Đây là lớp chất liệu có độ chống rách gấp 5 lần và độ cứng gấp 100 lần so với lớp PVB. Có khả năng chịu đựng cả những thời tiết bão bùng mạnh, thậm chí là trong những cơn bão và xoáy lốc. Loại chất liệu này thường được áp dụng rộng rãi trong các khu vực thường xuyên phải đối mặt với cơn bão như bang Florida, Mỹ.

Chất liệu SGP có độ bền tốt hơn PVB

- CIP (Cast-in-Place): Chất liệu này còn được gọi là lớp keo nhựa. Quá trình này được thực hiện bằng cách giữ hai tấm kính gần nhau, rồi chất nhựa lỏng được đổ vào khoảng trống nhỏ giữa hai tấm kính và được làm khô bằng tia cực tím. Loại chất liệu này thích hợp để liên kết kính có bề mặt không đồng đều, như kính của xe ô tô.

Chất liệu CIP thường được dùng để sản xuất kính xe ô tô

2. Kính cách nhiệt (Insulated Glass)

Loại kính này có cách sản xuất na ná như kính dán nhiều lớp, nhưng thay vì dùng các lớp chất liệu nhựa ở giữa hai tấm kính thì loại kính này sẽ sử dụng các loại khí ở giữa các lớp kính như khí Argon để làm ảnh hưởng đến giá trị Ug của kính. Giá trị Ug là chỉ số đo tốc độ truyền nhiệt của vật liệu. Việc sử dụng không khí Argon giữa hai tấm kính giúp giảm giá trị Ug, nghĩa là chúng cản trở quá trình truyền nhiệt, làm tăng khả năng cách nhiệt của cửa sổ.

Kính cách nhiệt sử dụng các loại khí chuyên dụng giữa hai tấm kính

Đây là loại kính thích hợp để làm cửa sổ và có thể giúp bạn tiết kiệm được nhiều nhiều loại chi phí phát sinh khác. Loại kính này giúp tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí sưởi ấm bằng cách giữ lại nhiệt trong nhà vào mùa đông và ngăn chặn nhiệt từ bên ngoài vào mùa hè. Kính cách nhiệt giúp phản xạ tia UV, giúp bảo vệ nội thất khỏi tác động của tia tử ngoại đồng thời chống lại áp lực gió, giúp bảo vệ nhà bạn khỏi tác động của thời tiết ngoại vi.

Hình ảnh kính cách nhiệt

3. Kính phủ (Coated Glass)

Kính được phủ được sản xuất để có vẻ ngoại hình đặc biệt như nhiều màu sắc khác nhau, thường được trang bị khả năng chống trầy và chống ăn mòn! Trong quá trình sản xuất, bề mặt của tấm kính tiếp xúc với hơi nước khi nó vẫn còn ấm, sau đó hơi nước sẽ kết hợp với kính và tạo ra một lớp phủ vĩnh viễn.
Điều này tạo ra một chất liệu vô cùng bền bỉ, thích hợp để chịu đựng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Ngoài ra, khả năng chống tia UV xuất sắc của nó cũng là lý do loại chất liệu này hay được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Kính phủ

4. Kính mờ khắc axit (Acid-Etched Glass)

Và cuối cùng, nhưng quan trọng không kém, chúng ta có kính được xử lý hóa học bằng một chất axit. Quá trình này làm biến dạng bề mặt của kính và tạo ra một diện mạo mờ mịt như như tuyết. Mục tiêu của việc này là để làm phân tán ánh sáng khi đi qua kính, giúp giảm lóa và tạo ra một ánh sáng mềm mại khi qua kính.

Kính mờ khắc axit

Loại kính này thường được sử dụng nhiều trong các phòng tắm sang trọng, nó là một lựa chọn xuất sắc nếu bạn muốn có cửa sổ trong phòng tắm để đón nhận ánh sáng bên ngoài.

Câu hỏi thường gặp

Đâu là loại kính được dùng để sản xuất kính râm ?

Kính phủ là loại kính được dùng để sản xuất kính râm. Nó có khả năng chống ăn mòn và chống trầy, đồng thời có khả năng bảo vệ tuyệt vời chống lại tác động của tia UV.

Kính phủ được dùng để sản xuất kính râm

Loại kính nào thường được sử dụng cho kính ô tô ?

Kính dán nhiều lớp là loại kính thường được sử dụng để làm kính cho ô tô. Loại kính này cực kỳ bền bỉ và an toàn, đễn nỗi khi bị va chạm, hai lớp ngoài cùng của kính sẽ bị nứt nhưng lớp polymer ở giữa sẽ giữ các vụn kính lại giúp bảo vệ cho người lá xe. Đây là loại kính mạnh mẽ và an toàn nhất trong tất cả các loại kính.

Kính dán nhiều lớp thường được dùng để làm kính xe ô tô

Những loại kính nào có thể được dùng để tái chế ?

Tất cả các loại kính đều có thể được tái chế ngoại trừ gương

Loại kính nào có khả năng chịu được nhiệt độ cao ?

Kính bán tôi và kính tôi nhiệt hoàn toàn đều có khả năng chống chịu được nhiệt độ cao hơn so với kính ủ. Ngoài ra, có cách xử lý kính khác nhau nhằm tăng khả năng chịu nhiệt độ và đặc biệt trong số đó kính cách âm được thiết kế đặc biệt để kiểm soát và duy trì nhiệt độ trong không gian. Điều này giúp giảm tác động của nhiệt độ bên ngoài và làm cho kính trở nên chống nhiệt độ cao.

Nguồn tham khảo

Trong quá trình tìm hiểu thông tin để hoàn thiện bài viết này, chúng tôi có tham khảo một số dữ tiệu theo đường link dưới đây. Chúng tôi xin chân thành cám ơn các tác giả (tên được in đậm ngay sau tên tư liệu). Chúng tôi cũng không chịu bất cứ trách nhiệm gì nếu nội dung tham khảo bị thay đổi bởi bên thứ ba sau khi chúng tôi đăng bài viết này.

Bài viết liên quan