Cách lắp một chiếc kích kê gạch
Đăng lúc: , Cập nhật
Khâu cuối cùng để lắp thành công một chiếc kích kê gạch
- Tổng chi phí vật tư ước tính: 46 800 VND
- Tổng thời lượng để làm: 7 phút 45 giây
- Thành quả: Một chiếc kích kê gạch
Một chiếc kích kê gạch không có quá nhiều chi tiết nhưng có một số chi tiết hay bị lẫn với nhau nên khi tháo ra và lắp lại có thể lắp nhầm dẫn đến kích không hoạt động, hoặc bị kẹt, hoặc bị trơn mất lực. Công Cụ Tốt sẽ hướng dẫn bạn một số bước để lắp đặt thành công một chiếc kích kê gạch, phòng tình huống như bạn muốn tháo ra để vệ sinh nhưng không chắc cách lắp lại thế nào.
Vật tư cần có để làm
Trước tiên, bạn hãy chuẩn bị sẵn sàng 14 món vật tư với số lượng tương ứng như danh sách dưới đây:
1. Đai ốc M6
Số lượng cần thiết: 7 con
Chi phí ước tính: 1400 VND
2. Đai ốc M5
Số lượng cần thiết: 4 cái
Chi phí ước tính: 800 VND
3. Bu lông M5
Số lượng cần thiết: 4 cái
Chi phí ước tính: 800 VND
4. Bu lông M6
Số lượng cần thiết: 1 cái
Chi phí ước tính: 500 VND
5. Bích đỡ gạch
Số lượng cần thiết: 1 cái
Chi phí ước tính: 4800 VND
Tham khảo tại kho linh kiện này
6. Tay bóp
Số lượng cần thiết: 1 cái
Chi phí ước tính: 11300 VND
Tham khảo tại nơi bán tay bóp kích kê gạch
7. Ốp đế
Số lượng cần thiết: 1 cái
Chi phí ước tính: 6200 VND
bạn có thể tự làm một cái ốp đế kích kê gạch dễ dàng từ những vật liệu bạn có. Thao khảo kích thước tại đây
8. Trục nhỏ phi 7 dài 205mm ren M5
Số lượng cần thiết: 2 cái
Chi phí ước tính: 5100 VND
Trục nhỏ chỉ có tác dụng đỡ mặt bích, các bạn có thể dùng thanh ty ren của thợ thạch cao nếu thiếu. Trục chỉ cần 2 đầu có ren M5 và dài 205mm. Hoặc đặt luôn tại đây
9. Trục lớn thân trơn 205mm phi 8 ren M6
Số lượng cần thiết: 1 cái
Chi phí ước tính: 6800 VND
Tương tự trục nhỏ, trục lớn có ren M6 nhưng đây là trục chịu ma sát bắt buộc phải là trục thân trơn. Tham khảo thêm
10. Cá dày
Số lượng cần thiết: 1 cái
Chi phí ước tính: 1300 VND
Đây là một chi tiết bé nhưng lại quan trọng nhất đến chất lượng của bộ kích. Nó ma sát với trục lớn để tạo độ nâng. Nếu làm được từ thép trắng là tốt nhất vì thép trắng ít bị mòn theo thời gian. Tham khảo các thông số ở bài viết này
11. Cá mỏng
Số lượng cần thiết: 1 cái
Chi phí ước tính: 1500 VND
Cá mỏng đơn giản chỉ đóng vai trò cái lẫy nhả cá dày ra khỏi trục, do đó bạn có nhiều cách để chế tạo. Tham khảo
12. Nắp đỉnh chắn vữa
Số lượng cần thiết: 1 cái
Chi phí ước tính: 1800 VND
nắp đỉnh để chắn vữa, bạn có thể tự chế theo ý mình. Thông số tại đây
13. Lò xo ngắn dài 15mm phi 12mm
Số lượng cần thiết: 1 cái
Chi phí ước tính: 1500 VND
14. Lò xo ngắn dài 42mm phi 12mm
Số lượng cần thiết: 1 cái
Chi phí ước tính: 3000 VND
Chuẩn bị dụng cụ
2. Tuýp vặn ốc lục giác số 10
Số lượng cần thiết: 1 cái
Tham khảo Đầu tuýp lục giác ngắn 1/2 LS+ số 10mm3. Dụng cụ vặn tuýp
Số lượng cần thiết: 1 cái
Bạn có thể chọn bất kỳ dụng cụ vặn tuýp nào để vặn được khẩu số 10, chúng tôi thường sùng máy vặn vít để vặn
4. Tô vít 4 cạnh PH2
Số lượng cần thiết: 1 cái
Các bước tiến hành
Trước khi bắt đầu làm, hãy dành khoảng 2 phút 10 giây để tập kết vật tư và dụng cụ kể trên đến nơi thuận tiện để làm
Bước 1: Lắp khối tay bóp
- Để ngửa tay bóp
- Xuyên trục lớn qua tay bóp
- Thả bu lông M6 vào tay bóp
- Lồng cá dày qua trục thả vào tay bóp
- Thả lò xo dài vào tay bóp
- 💡 Mẹo: Để ngửa tay bóp để khi thả cá dày vào thì nó nằm trên lẫy của cò
Bước 2: Lắp mặt bích đỡ gạch
- Lồng mặt bích qua trục lớn của khối tay bóp vừa lắp
- Bóp nén lò xo xuống
- Thả 4 bu lông M5 vào các lỗ ghép
- Xiết ốc lại
- 💡 Mẹo: Có thể dùng một tô vít PH2 để vặn bu lông cùng với cờ lê 8 để giữ đai ốc thì chặt nhanh hơn
Bước 3: Lắp cá mỏng
- Đặt úp khối tay bóp đẵ lắp lúc trước
- Lồng thả lò xo ngắn vào trục lớn để nó nằm trên lưng tay bóp
- Lòng cá mỏng nằm đè lên lò xo
- Dùng đai ốc M6 xiết vào bu lông để cố định cá mỏng
Bước 4: Lắp khối chân đế
- Cắm 2 trục nhỏ vào lỗ tương ứng trên nắp chân đế
- Dùng 2 đai ốc M6 xiết cố định hai trục nhỏ và nắp chân đế lại
- 💡 Mẹo: Các trục nhỏ đều đối xứng, đầu nào lắp vào mặt chân đế cũng được
Bước 5: Ghép khối tay bóp và khối chân đế thành sản phẩm
- Để khối đế thẳng đứng theo chiều thuận
- Lồng trục lớn của khối tay bóp vào lỗ tương ứng trên nắp đế và xiết ốc lại
- Lồng 3 lỗ của nắp che đỉnh với 3 đầu trục lớn trục nhỏ và xiết ốc lại
- 💡 Mẹo: Lắp xong phải bóp thử xem tay bóp có chuyển động tịnh tiến theo trục lớn không hay bị kẹt
Mẹo xếp linh kiện
Trên đây, ta đã lắp xong một chiếc kích kê gạch. Để làm cho tốt, ta nên chia các linh kiện thành nhóm
Người viết bài hướng dẫn cách làm
Nguyễn Thái Hà
Đừng bỏ lỡ
-
Những thương hiệu kích kê gạch nổi tiếng
Kích kê gạch nhanh chóng trở thành một trong những dụng cụ cần thiết của những đội thợ có tốc độ thi công ốp lát tường cao và ốp lát đẹp bởi khả năng cân chỉnh lề tường cực tốt cũng như khả năng chịu tải đáp ứng được trọng lượng những viên gạch men thông dụng. Không chỉ hàng Trung Quốc được biết đến rộng rãi mà những chiếc kích kê gạch xịn xò của châu Âu cũng được bán phổ biến. Thậm chí, ngay ở Việ Nam cũng có những đơn vị đầu tiên đã sản xuất kích kê gạch từ những năm 2019. Vậy hãy cùng Công Cụ Tốt điểm qua những thương hiệu này nhé
-
Kích kê gạch Viking Arm có gì hot mà được gọi là VUA CỦA KÍCH KÊ GẠCH ?
Nhiều năm kinh doanh Kích kê gạch nhưng nếu ai hỏi chúng tôi chiếc kích kê gạch nào xứng đáng gọi là Vua Của Kích Kê Gạch thì chúng tôi xin trả lời rằng đó chính là kích kê gạch Viking Arm , được thiết kế bởi Øivind Resch’s một người NaUy năm 2018 và nhanh chóng bán khắp thế giới, với những công dụng vượt trội mà những chiếc kích kê gạch thông thường không thể nào có được cũng như lực bóp 150kg ấn tượng thì nó xứng đáng là vua. Hãy cùng Công Cụ Tốt tìm hiểu nhé
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về lấy cốt ốp tường các loại ❤️❤️❤️
Cung cấp con đội gạch đường chân, kích kê gạch, kích kê lấy cốt gạch ốp tường, giúp nhanh chóng triển khai ốp tường mà không cần đóng đinh
-
Hỏi nhanh đáp gọi về con đội gạch vặn vít
Con đội gạch vặn vít là một dụng cụ nâng đỡ kê gạch ốp tường ít dùng nhưng có những lợi thế lớn hơn nhiều so với kích kê gạch, hãy cùng Công Cụ Tốt tìm hiểu và trả lời nhanh qua mục hỏi nhanh đáp gọn bạn nhé
-
Khắc phục lỗi kích kê gạch bị giảm hoặc mất lực đỡ, lỗi kích bị trượt
Sau một thời gian sử dụng, bạn cảm giác chiếc kích kê gạch của mình cứ yếu yếu dần, để gạch nặng lên là bị tụt, rồi một ngày mất hẳn lực nâng. Hãy khoan vứt nó đi. Công Cụ Tốt sẽ hướng dẫn bạn tìm hiểu cơ chế tạo ra lực đỡ của kích kê gạch và từ đó áp dụng để sửa chữa chiếc kích kê gạch một cách nhanh chóng nhé.