Công Cụ Tốt

Nội dung

Qui trình sản xuất cây cảnh - Nguyễn Huy Trí

Đăng lúc: Thứ bảy - 30/03/2024 21:44, Cập nhật 30/03/2024 21:44

Cây cảnh (hoặc cây kiểng) là một số loại thực vật được chăm sóc, gieo trồng và tạo dáng công phu, thường dùng làm vật trang trí hay một chi tiết trong thuật phong thủy. Cây cảnh được bài trí có khi nhằm thể hiện một ý tưởng của người trồng qua cách xếp đặt mà vẫn giữ được vẻ tự nhiên của lá. Thân cây được uốn theo một hình dáng nào đó, còn gọi là thế, kết hợp với chậu, đất hay nước là môi trường dinh dưỡng cho thực vật ấy. Bên cạnh mục tiêu làm cảnh (vì lẽ này cây cảnh đã được tuyên lên thành nghệ thuật như ở Nhật Bản có bon-sai) cây cảnh còn là một loại hàng hóa được kinh doanh không theo một khung giá cố định nào mà phần nhiều tùy hứng của người bán và người mua hoặc tùy tâm của người bán.

Qui trình sản xuất cây cảnh

Các cây cảnh phổ thông bao gồm các loại sau :

- Tường vi

- Ngâu

- Có sống các loại (lá mứt, sừng dê, ruột gà, lá chanh, chìa vôi, đuôi lươn, vàng anh).

- Ngọc bút

- Tùng

- Dâm bụt kép, đơn -

- Trắc bách diệp

- Lưu cảnh

- Bạch tàn

- Cau bụi

- Tre

- Lá mòn

- Trúc

- Trà là

- Mẫu đơn

- Vạn tuế

- Đại

- Cau bung

- Sứ

- Huyết dụ

- La hán

I. CÁCH NHÂN GIỐNG

1. Thời vụ nhân giống

Yêu cầu đảm bảo lúc nhân giống phải có thời tiết thích hợp nhất để đạt tỷ lệ cây, cành sống cao.

Đối với các loại hom cành, cần dâm vào thời kỳ sau lập thu, để trung tuần tháng 12, để kịp ra ngôi vào khoảng 1 - 2 năm sau.

Các cành chiết, cần tập trung chiết vào sau lập thu đến tháng 11 để kịp hạ vào tháng 2 năm sau. Đối với những cây khó chiết có thể kéo dài thời vụ chiết sang mùa xuân.

- Tách cây, cần tách khi ngừng sinh trưởng tức là vào tháng 10 hàng năm.

Ghép cây : vào tháng 5 tháng 7.

Gieo hạt : các loại cây cành thường có dầu nên sau khi thu hái về, và chế biến phải gieo ngay.

2. Phương pháp nhân giống

a) Nhân giống vô tính

Dâm và chiết chia làm 3 loại

+ Loại khó nhân giống gồm :

- Ngọc lan

- Hồng trắng

- Bách tàn

- Trà

- Đỗ quyên

- Mộc

Tỷ lệ sống từ 25% á 30%

+ Loại nhân giống bình thường gồm :

- Ngọc bút

- Đôn

- Đại vàng

- Tùng

- Hồng đỏ

- Móc diễu

- Ngâu

Tỷ lệ sống từ 50% trở lên

+ Loại dễ nhân giống gồm :

- Sạch

- Si

- Cò tòng

- Đại

Tỷ lệ sống 70% trở lên

+ Nhân giống bằng cách tách cây, tách củ, ghép tách cây gồm :

- Cau bụi

- Đồng tiền

- Rạng đông

- Trúc

Tách củ gồm :

- Vạn tuế

- Loa kèn

Ghép gồm : Hồng và 1 số cây ăn quả hoặc cây hoa móc diều.

b) Nhân giống hữu tính (gieo hạt)

Chia làm 2 loại :

- Trắc bách diệp

- Cọ dầu, cau đẻ, lá nón, trà lá cảnh

II. KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG

1. Làm đất bón lót

- Đất được cày bừa, phay nhỏ vơ cỏ 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 - 7 ngày. Lên luống cao 20 - 25cm. Mặt luống rộng 1m, rãnh rộng 0,35m. Bón lót bằng phân bắc ủ, rải đều phân trên mặt luống, trộn đều với đất, cào phẳng, lượng phân bón là 1m³ 2 100m ^ 2 ,

2. Dâm cành, gieo hạt

a. Dâm cành

Tỷ lệ sống là 70%, cành dâm sẽ là cành bánh tẻ dài 12 - 15 cm, tối thiểu có 3 mắt.

- Dâm cành theo cự ly : 10 x 10cm, dâm chặt gốc. Nếu dâm đúng vụ dâm sâu 2/3 cành ; nếu dâm trái vụ dâm 3/4 cành.

b. Gieo hạt

Tỷ lệ sống là 55%. Lượng hạt gieo 4kg / (m ^ 2) Hạt về đem gieo ngay; khi gieo phải đều, sau khi gieo xong phải phủ một lớp đất mỏng lên trên, sau đó tưới đẫm.

3. Chăm sóc

a. Dâm cành

Thời gian từ dâm đến xuất cây là 6 tháng.

Sau khi dâm xong phải tưới liên tục trong 15 mỗi ngày đầu, sau đó cứ 3 - 4 ngày tưới một lần.

Làm cỏ xới xáo: 10 lần/6tháng, khi làm không được lay gốc. Khi cây có sâu bệnh phải phun thuốc 1% kịp thời. Khi đánh xuất cây không được làm vỡ bầu, đứt rễ.

b. Gieo hạt

Thời gian từ khi gieo đến khi xuất cây là 6 tháng. Sau khi gieo xong phải tưới liên tục trong 15 ngày liền, sau đó cứ sau 3 - 4 ngày tưới một lần.

Dùng dầm làm cỏ xới phá váng 2 lần/tháng. Khi cây bị sâu bệnh phải phun thuốc phòng trừ.

Khi cây đủ kết lá thật, cứng cáp thì ra ngôi được, đánh cây không làm gẫy thân và rễ.

III. QUI TRÌNH SẢN XUẤT CÂY RA NGÔI

1. Thời vụ

Ra ngôi thích hợp nhất là vào tháng 1, 2 hàng năm.

2. Mật độ ra ngôi

Thường cây cảnh ra ngôi theo cự ly 0,4 x 0,4 m (6cay / (m ^ 2))

3. Làm đất lên luống

Đất phải được cày phay, đập nhỏ, vơ sạch cỏ 3 lần, mỗi lần 5 - 7 ngày.

Lên luống : rộng 1,2m; rãnh 0,35m; cao 20- 25cm; cào phẳng luống.

Bổ hố: các hố cách nhau theo kiểu nanh sấu, hố có kích cỡ là 0.2 * 0.2cm

Bón lót : Bón theo hố, phân lót 0,5 kg/hố.

4. Trồng và chăm sóc

Trồng thẳng cây, chặt gốc, trồng xong tưới đẫm, cây dâm thời gian từ ra ngôi cho đến xuất là 18 tháng; tỷ lệ hao 10%.

Tưới nước : 8 tháng đầu tưới 6 lần/tháng. 10 tháng sau tưới 4 lần/tháng. 1

Làm cỏ, phá váng, vét luống: 1 lần/tháng.

Phun thuốc sâu định kỳ : 2 lần/18 tháng.

Khi cành phát triển um tùm phải cắt tỉa tạo tán cho đẹp.

- Cây gieo hạt từ ra ngôi cho đến khi xuất cây là 30 tháng. Tỷ lệ hao là 15%.

- Tưới nước :

+ 6 tháng đầu tưới 6 lần/tháng.

+ 10 tháng tiếp tưới 4 lần/tháng.

+ 12 tháng sau tưới 2 lần/tháng.

+ Làm cỏ xới xáo 1 lần/tháng.

+ Phun thuốc sâu định kỳ 8 lần/30tháng.

5. Đánh xuất cây

Tiêu chuẩn cây xuất chia làm 4 nhóm :

Nhóm 1 : Cây bụi, phân cành nhiều, chiều rộng tán bằng 2/3 chiều cao cây, tán tròn, chiều cao dat 0, 6 + 0, 8m

Nhóm 2 : Cây phân cành ít, cây phải có 2-3 thân trở lên như trúc đào, huyết dụ.

Nhóm 3 : Cây không phân cành, phải có lá đẹp, cây cao 0, 6 + 0, 8 m như tùng, trắc bách diệp.

Nhóm 4 : Với các cây có nhiều thân như cau đẻ phải có 2 - 3 thân và có 7 - 8 lá.

Tiêu chuẩn kích cỡ bầu cây xuất :

+ Cây phân cành nhiều cỡ bầu 0.3 * 0.3I .

+ Cây phân cành ít hoặc không phân cành cỡ bầu 0.: 5 * 0 ,15 m .

Bầu phải buộc 4 sợi : 2 dọc 2 ngang để đảm bảo bầu không vỡ.

Sau khi đánh cây phải bồi đất vào cho vườn để tránh mất dần đất màu.

IV. ĐẶC ĐIỂM TRỒNG HOA CÂY CẢNH TRONG CHẬU

Trồng cây trong chậu là một yêu cầu không thể thiếu được đối với sản xuất hoa và cây cảnh. Đặc điểm của việc trồng cây trong chậu là dù cây to đến mấy, nhưng khi trồng vào chậu phải thu nhỏ kích thước đi nhiều lần, nhưng mô phỏng giống hệt trong tự nhiên về hình ảnh, dáng vẻ.

Trong chậu với một thể tích rất nhỏ nhưng phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cho cây trong một thời gian dài. Nước trong chậu cũng thường xuyên thiếu, nên hàng ngày phải cung cấp đủ nước cho cây trong chậu.

Chậu trồng phải thích hợp với yêu cầu của từng loại cây và mục đích sử dụng của con người, chậu thông thường là sứ, sành, xi măng, nhựa, gỗ...

Đất trong chậu

Nói chung đất cây cảnh trồng trong chậu phải tốt, nhiều mùn, tơi xốp, độ pH = 7, đất được xử lý các sâu nấm bệnh, tuyến trùng sạch sẽ trước khi dùng.

Người ta có thể phối hợp các thành phần đất + phân và các thành phần khác như sau :

- 7 phần đất thịt

- 2 phần rác mục

- 1 phần cát + N,P,K cho phù hợp từng loại cây Hoặc :

- Phân chuồng hoại mục : 25%

- Đất màu : 50%

- Tro trấu: 25%

Ngoài ra trộn thêm 1% phân vô cơ N, P, K.

Đối với cây cảnh trồng theo luống người ta bón phân như sau :

- Phân hữu cơ: 1 kg /m^2

- Tro bếp: 4 kg /m^2

- Phân lân: 0,1 kg /m^2

Hoặc:

- Đất thịt: 6 phần

- Mùn: 2 phần

- Trấu : 2 phần

Hỗn hợp phân hữu cơ và N, P, K cho thích hợp cho góc với từng loại cây.

Kỹ thuật trồng trong chậu

- Cây con được ươm bằng hạt, hom cành, chiết cành, chiết bụi, qua cây gây ở vườn ươm được bứng đầy đủ bộ rễ và bầu đất đem trồng vào chậu. Khi trồng không được làm cho rễ gãy, cong. Khi trồng phải để cho cổ rễ ngang mặt đất, trồng nén chặt gốc làm cho cây chóng bén rễ.

- Đối với những cây cảnh trồng trong chậu phải uốn : Chậu trồng phải lớn, để tạo cho cây có độ lớn. Độ cao 1 - 2m.

- Đối với cây cảnh Bonsai, chậu trồng phải nhỏ hơn, chất dinh dưỡng trong chậu phải ít hơn, trong quá trình chăm sóc cây chỉ nên duy trì ở mức cần thiết để hãm cây ở độ cao 0,2 - 0,5m.

Chăm sóc

- Tưới nước : cây mới trồng mỗi ngày tưới 2 lần, cây phải che mát. Sau 1 tháng cây chỉ cần tưới 1 lần. Tưới cây trong chậu nên tưới vào buổi sáng hay lúc mát trời. Luôn chú ý đừng để cát đất đọng trên lá:

- Xới xáo : Sau khi trồng 10 ngày cần xới phá váng cho gốc cây, sau 20 - 25 ngày làm cỏ, xới xáo 1 lần để cho cây sinh trưởng tốt.

- Bón thúc : Những cây trồng dài ngày trong chậu cần phải bón thúc 2 - 3 lần, phân phải được rải quanh gốc, liều lượng bón là :

+ Phân chuồng hoại : 0,5 - 1,5 kg/chậu.

+ Phân vô cơ : 2 - 4 gam/chậu (N-P-K).

Phòng chống sâu hại

Khi cây ra hoa, ra nụ, thường có nhiều loài côn trùng phá hoại. Hàng ngày khi tưới nước chăm sóc cây ta phải phát hiện và xử lý ngay. Không nên để cho sâu phá hại phát triển thành dịch, công việc phòng trừ sẽ rất khó khăn mà không mang lại hiệu quả kinh tế.



Trúc tam rừng


Phụ tử kế công khanh


 

 
Long dáng


Ngũ lão dánh đình


Huynh đệ đồng khoa


Lão tùng


Trực phân chi


Bạt phong hồi đầu


Tùng sương lão mai


Lão mai sinh quý tử

Song thu


Trúc quân tử


Tùng mọc


Long quấn thủy


Song tùng quy học


Long trì phương vũ


đảo địa huyền chi vân tùng


Lính quy xuất đông


Long hổ tranh hùng


Trúc tam tùng


Cắt tỉa cành, lá, rễ đối với cây cảnh


Phương pháp đốn dễ cho cây cảnh


Phương pháp vin cành tạo rễ



Kỹ thuật cuốn cây thép cho thân, cành


Kỹ thuật dãn dây, neo kéo cây cảnh
7a: bằng dây thép ; 7b : bằng khung


Kỹ thuật nêm tạo hình uốn cây





 


Bài viết liên quan